Tứ Đại Thần Vật


Đoạn Kết Năm 1010 sau khi cho sửa chữa thành đại la.

Để bảo vệ long mạch đế vương cuối cùng Thái Tổ đã quyết định dời đô về Đại La, ông ban chiếu xuống bá quan văn võ.Phụng thiên thừa vận Hoàng đế chiếu viết Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến đời Thành Vương ba lần dời đô, há phải các vua thời Tam Đại; ấy theo ý riêng tự tiện dời đô.

Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh.

Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp.

Trẫm rất đau đớn, không thể không dời.

Huống chi thành Đại La, ở vào nơi trung tâm trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước.

Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh.

Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.


Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, Khâm thử.Mùa thu năm đó Lý Công Uẩn cùng triều thần dời đô đi thuyền về Đại La.

Đoàn thuyền xuất phát từ bến Ghềnh Tháp (nay là khu vực trước phủ Vườn Thiên và nhà bia Lý Thái Tổ ở khu di tích cố đô Hoa Lư).

Rồi thuyền vào sông Sào Khê, qua cầu Đông, cầu Dền ở Hoa Lư để ra bến đò Trường Yên vào sông Hoàng Long xuôi về Gián Khẩu thì rẽ vào sông Đáy.

Từ sông Đáy lại xuôi dòng rẽ vào sông Châu Giang.

Cắt qua Hà Nam đoàn thuyền xuôi sông Hồng, rồi ra sông Tô Lịch sau cửa thành Đại La.

Đến gần thành chợt ông thấy chân Long lại bay lên lần nữa nên nhân đó mà đổi tên thành Thăng Long.

Từ đó về sau đây chính là kinh đô của Đại Việt cho đến thời nhà Lê.Đọc xong bức chiếu dời đô gắn ở cổng thành.

Một giọng nữ trong trẻo cất lên:- Bức chiếu này sao không thấy nhắc gì đến công lao của Vũ ca vậy.


Chúng ta chịu bao nguy hiểm vậy mà một câu cũng không được nhắc tới sao.

Ít nhất cũng phải phong cho chàng làm Vũ vương hay vũ hầu gì đó chứ..Người vừa lên tiếng không ai khác chính là Phan Phương Phương, nàng vừa nói vừa chu môi ra dễ thương vô cùng, Ánh Tuyết cười nói:- Chúng ta làm chuyện này chỉ vì muốn muôn dân an cư lạc nghiệp đâu phải muốn phòng hầu phong tước.

Muội cũng không cần bất bình thế đâu.Phan Vân cũng cười ha hả nói:- cái con nha đầu này, không phải ngươi cũng muốn hoàng đế cắt đất phong vương để ngươi làm vương phi đấy chứ.

Ha ha ha.Phương phương thấy không ai ủng hộ mình thì vội vã chạy đến bên Long Hoàng:- Vũ ca chàng nói xem thiếp nói có phải không.Long Hoàng cười nhẹ trả lời:- Việc chúng ta làm, ắt có trời đất chứng giám, sau này chúng ta sẽ ẩn cư.

không cần quyền thế chỉ cần một nhà chúng ta ở bên nhau vui vẻ là được rồi.môi chàng bỗng thoáng nhẹ nụ cười đưa mắt nhìn hai kẻ yêu chàng say đắm.

Rồi chầm chậm bước đi.

Ánh Tuyết và Phương Phương vội vã chạy theo không ngừng la gọi:- Chờ thiếp với - Tuyết tỉ, mau lên nào.- Thi xem ai nhanh hơn nhé..- Muội không thắng được ta đâu.

HìTiếng cười nói của giai nhân xen lẫn khung cảnh mùa thu của vùng đồng bằng vô cùng thơ mộng, tiếng cười nói ngày một xa dần.

Phan Vân ngửa mặt lên trời cười ha hả nói:- Ngày tháng của bọn chúng còn dài, sớm muộn ta cũng có cháu thôi.

Ha ha ha.Dứt lời lão vội vã phi thân hướng về phía tiếng cười lướt tới........HẾT....


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận