Editor: Lam
Cô vén tóc mai đến sau tai, mỉm cười ngồi nghe chị Lưu đối diện nói luyên thuyên khen ngợi không ngừng, “Nhà máy đó của bọn chị rất tốt, tiền lương mỗi tháng từ trước đến nay chưa từng thiếu bao giờ. Ngày ngày đều có thịt mỡ ăn, miệng đầy dầu!”
(Thời xưa thịt mỡ đắt hơn thịt nạc, ăn thịt mỡ sướng hơn thịt nạc)
“Chị gì ơi, chị làm việc ở nhà máy nào thế?” Có người ngồi bên cạnh nghe được, chen miệng hỏi.
“Nhà máy tơ lụa Thịnh Hưng, chính là nhà máy chuyên sản xuất tơ lụa, sản xuất những thứ chuyên xuất khẩu cho người nước ngoài ấy.”
“Ơ kìa, tôi cũng làm ở đó đấy!” Người phụ nữ trung niên nọ mặt đầy ngạc nhiên và mừng rỡ, vỗ bắp đùi.
“Chị cũng thế à? Chị ở phân xưởng nào?” Chị Lưu cảm thấy hứng thú.
Hỏi một hồi hóa ra là công nhân trong cùng một nhà máy, âu cũng là duyên phận. Hai người nồng nhiệt trò chuyện giết thời gian làm Đường Tâm Duyệt bị bỏ quên vắng vẻ ở một bên.
Cô yên lặng đọc sách.
Khi đó, phát triển kinh tế ở miền Tây còn rất lạc hậu. Nông dân công dân ở đất Thục* đi đến vùng duyên hải làm công nhiều vô cùng, số tiền gom góp được mang về quê xây nhà cưới vợ cũng xem như nở mày nở mặt. Giống như chị Lưu đây, hàng năm cũng chỉ dịp Tết mới trở về thăm con, bình thường chị đều đi làm ở Quảng Châu.
(đất Thục: chỉ vùng Tứ Xuyên)
Người thật sự phát đạt hoặc là có ý định đều dứt khoát nghĩ cách để ở lại nơi này. Họ kiếm tiền mua nhà dời hộ khẩu để hoàn toàn trở thành người thành phố, mang già trẻ cả nhà lên cùng, chỉ khi tới thời điểm tế mộ tổ tiên mới trở về.
Lúc ấy, từ Tứ Xuyên ngồi xe lửa đến Quảng Châu cần hơn 40 tiếng, gần 2 ngày 2 đêm. Vì để tiết kiếm tiền, ba người đều ‘ngồi cứng’.
(“Ngồi cứng” là ngồi ở toa ghế cứng, để phân biệt với toa nằm, hay “ngồi mềm”. “Ngồi cứng” là thứ hạng thấp nhất, có giá rẻ nhất và đương nhiên mức tiện nghi kém nhất.)
Khi đến trạm dừng tiếp theo thì đã tới giờ cơm. Đường Tâm Duyệt thấy ở sân ga có bán đủ loại thức ăn bình dân liền bỏ tiền mua hai hộp cơm mời chị Lưu và chị Mã ăn.
“Sao chị có thể không biết ngượng mà nhận chứ.” Chị Lưu khoát tay, ánh mắt không nhịn được mà quét qua hộp cơm đang bốc lên hơi nóng kia.
“Đúng vậy, sao có thể để bé gái như em tiêu tiền được.” Chị Mã thật sự ngại ngùng, chị liên tục từ chối.
Đường Tâm Duyệt tách đũa và nhét hộp cơm vào trong tay hai người, cô cười nói, “Đây là lần đầu tiên em đến nơi xa xôi thế này. May mà có chị Lưu dọc đường chiếu cố, hộp cơm này thay cho lòng biết ơn của em, chị vẫn từ chối nữa là ghét bỏ em đấy.”
Trên mặt chị Lưu hiện lên nụ cười, lúc này chị mới không chối từ nữa.
“Chị Mã cũng vậy.” Đường Tâm Duyệt quay đầu nói với chị Mã, “Em vừa tới nhà máy còn là người mới, còn phải nhờ mọi người dẫn dắt nhiều hơn mới được, chị cũng đừng khách khí nữa.”
Cô nói một hồi khiến trong lòng hai người thoải mái, họ hai mắt nhìn nhau, trong lòng lại càng thêm coi trọng Đường Tâm Duyệt.
Hộp cơm trong sạp buôn bán nhỏ ở sân ga năm đồng một phần, có thịt có rau, cơm cũng rất nhiều, so với hộp cơm mười đồng một hộp bán ở toa ăn uống trên xe lửa cũng không tính là ít.
Hai chị đi làm năm sáu năm cũng không phải không mua nổi hộp cơm, chẳng qua là không nỡ bỏ ra số tiền đó. Ban đầu hai người định ăn lương khô mang theo, nhiều nhất là ăn mì ăn liền thôi.
Không nghĩ tới Đường Tâm Duyệt lại chủ động mua cơm hộp cho hai người, không hổ đã từng được đi học, khác với người làm công ở chỗ biết đối nhân xử thế.
Nhìn Đường Tâm Duyệt nhường hộp cơm cho bọn họ ăn, còn chính mình thì gặm bánh bao khô, hai người không ngừng bận rộn thay phiên nhau lấy xúc xích mình mang theo nhưng không nỡ ăn và trứng gà luộc đưa cho Đường Tâm Duyệt, “Em ăn chút thịt đi, nhìn em gầy thế này.”
Đường Tâm Duyệt cười cong cả mắt, “Cám ơn chị Mã, cám ơn chị Lưu.”
Ngồi trên xe lửa hai ngày, ba người đều tán dóc để giết thời gian. Người từ sơn thôn đi ra chất phác nhiệt tình, trong lòng hai người họ có thiện cảm với Đường Tâm Duyệt nên càng chiếu cố cô nhiều hơn, cố ý nói rõ tình huống trong nhà máy cho Đường Tâm Duyệt.
Đường Tâm Duyệt còn chưa tới nhà máy ở Quảng Châu nhưng trong lòng đã hiểu rõ và có kế hoạch đối với tình huống công việc sau này.
Hai ngày sau, xe lửa màu xanh lá đã tới trạm xe lửa Quảng Châu.
Ba người xách hành lí túi lớn túi nhỏ, khó khăn rời khỏi trạm từ trong dòng người ồ ạt. Sau đó họ lại ngồi xe buýt chuyển từ xe này đến xe khác đi đến nhà máy may ở Thẩm Quyến.
Mấy chữ lớn ‘Nhà máy tơ lụa Thịnh Hưng’ được in trên cổng chính, các công nhân mặc đồng phục làm việc màu xanh, ra ra vào vào.
Đường Tâm Duyệt nhìn nơi sắp mở ra trước mắt cô một đoạn cuộc sống mới, cô nắm chặt nắm tay, thầm cổ động tinh thần của bản thân.
Cố gắng lên!
Cô bị hai người chị Lưu chị Mã kéo tới phòng nhân sự của nhà máy.
Lúc này chính là thời điểm sản xuất công nghiệp phát triển cực nhanh cần nhiều lao động, nhà máy mở rộng, họ đang rầu vì không tìm được công nhân, ban đầu người trong nhà máy cũng là do đồng hương đề cử, nay nhìn thấy Đường Tâm Duyệt trẻ tuổi, người cũng rất có sức sống liền lập tức nhận cô.
Tuy là nhà máy dệt tơ lụa và sản xuất áo, nhưng chủ yếu vẫn thiên về bên sản xuất áo hơn. Dẫu sao sản xuất áo sẵn có thể tăng giá thành càng nhiều hơn, có thể kiếm được nhiều tiền lời hơn. Quần áo tơ lụa dựa vào chi phí chất liệu tơ lụa chế tạo ra các loại quần áo, thuộc về loại vải mỏng trong quần áo đắt tiền, có danh xưng tao nhã là ‘ Hoàng hậu trong các loại vải.’
Đường Tâm Duyệt được phân đến xưởng may, đi theo chị Lưu bắt đầu làm việc từ khâu may áo.
Quá trình vải sau khi trải qua cắt may gia công thành áo may sẵn được gọi là công trình may. May là quá trình quan trọng để trang phục được thành hình.
Từ phần thô tự gia công đến quá trình hoàn tất cả bộ quần áo đại khái chia thành vài trình tự làm việc. Dựa theo thứ tự lần lượt gia công quần áo, mỗi một công nhân làm việc đều hoàn thành một ít thứ tự làm việc trong đó, cuối cùng đem từng phần quần áo ráp lại tạo ra thành phẩm.
Mà việc Đường Tâm Duyệt cần làm là bện nút áo trên sườn xám, cô học bện các loại nút áo hình bông hoa trên sườn xám dưới sự hướng dẫn của thợ may chính.
Các loại nút áo hình bông hoa tuy có nhiều nhưng dù thay đổi đến muôn lần thì bản chất vẫn không thay đổi. Sau khi học xong một động tác phải lặp đi lặp lại hơn ngàn lần cả ngày trời, mới bắt đầu tay cô mỏi đến độ không thể nhấc lên được. Càng về sau dần dần thành thói quen, ngón tay bắt đầu xuất hiện vết chai thật dày, cơ thể đã có thể dựa vào quán tính lặp đi lặp lại công việc máy móc này.
Vào tháng 12, cô nhận được thư hồi âm từ người nhà. Khi ấy, tốc độ gửi thư rất chậm. Cô đến nhà máy sau khi nghỉ ngơi liền gửi tin về nhà, kết quả đến tháng 12 mới nhận được thư hồi âm.
Nhận được thư, cô không chờ được nữa vội mở ra.
Trong thư, mẹ nói trong nhà mọi việc đều tốt, em trai em gái đi học cũng rất chăm chỉ. Mẹ lại hỏi cô tình hình ở bên này. Cuối cùng bà nhắc đến một chuyện.
Vào tháng trước, bà Lục đã qua đời.
Đường Tâm Duyệt nhìn chữ viết trong thư, nhớ đến bà lão hiền từ ôn hòa nhìn cô lớn lên, đôi mắt cô cay cay.
Cô hít một hơi, bình tĩnh cảm xúc lại, tiếp tục đọc thư.
Lục Tú Vân còn nói sau khi bà Lục qua đời, cha mẹ Lục Thành Vũ cũng không có trở về, là cậu ta lo liệu tất cả hậu sự của bà mình. Trong thôn có người hỏi, Lục Thành Vũ nói vài năm trước cha mẹ đã sớm cắt đứt liên lạc, phỏng chừng đã gặp phải bất trắc.
Sau khi cậu ta xử lý hậu sự của bà mình xong, liền dời hộ khẩu ra ngoài, muốn bán ruộng đất trong nhà cho Lục Tú Vân với giá cả rất ưu đãi.
Lục Tú Vân trái lại rất động tâm. Nhưng mấy năm này tiền Đường Tâm Duyệt làm người giúp việc dành dụm được đều để cho em trai em gái đi học, bà do dự mãi hết lần này tới lần khác vẫn không mua đất.
Lục Tú Vân bèn bán cho những người khác ở trong thôn, xem chừng sau này cũng không định mua lại.
“Lục Thành Vũ…” Cái tên này cách mấy năm lần nữa hiện lên trong trí nhớ, Đường Tâm Duyệt nhớ lần cuối cùng cô nhìn thấy Lục Thành Vũ là lúc cậu ta chạy ra ngoài từ chỗ của đồ tể Vương.
“Không biết mấy năm nay cậu ta đang làm gì nhỉ?” Ý nghĩ này vừa xoay quanh trong đầu liền bị gạt đi, hiện tại cô rất bận.
Cô bắt đầu bện nút áo rất nhanh, càng ngày càng thành thạo. Vào lúc rảnh rỗi, thời điểm các nữ công nhân khác đều tụm năm tụm ba ra ngoài xem phim dạo chơi thì cô lại nán lại ở trong nhà máy đọc sách học tập. Cô còn xin người thợ thêu già đã ở trong nhà máy hơn mười mấy năm chỉ dạy, bái sư học nghệ.
Một năm sau.
“Mặc dù trong xưởng có máy thêu…” Thợ thêu Vương ngồi thêu ở lán phía trước, tay trái cầm bản vẽ, tay phải khẽ kéo sợi tơ, chuyên tâm bận bịu vào công việc thêu của mình. Ngón tay bà thon dài linh hoạt xe chỉ luồn kim, bà cũng không ngẩng đầu lên giảng giải cho Đường Tâm Duyệt, “Nhưng máy thêu dù sao cũng không giống người thêu, rất cứng nhắc. Thêu ra hoàn toàn không có linh khí như thêu tay.”
“Đúng vậy.” Đường Tâm Duyệt gật đầu đồng ý. Cô ở trong xưởng làm hơn nửa năm nay, tơ lụa qua tay cũng không ít. Cô nhìn sơ là có thể phân biệt những thứ hoa văn thêu trên tơ lụa đâu là thêu tay, đâu là thêu máy. Hai cái này hoàn toàn khác nhau.
Trong đơn đặt hàng bộ phận ngoại thương của nhà máy tiếp nhận không thiếu những mặt hàng thêu gia công phẩm chất xa xỉ mắc tiền. Thợ thêu ở bộ phận này tuy ít nhưng quý ở chỗ tinh xảo, việc cần làm cũng là những việc hàm chứa kỹ thuật chân chính.
“Máy thêu từ Triều Tiên rẻ, sau này ắt sẽ tràn vào số lượng lớn, việc này cũng không còn cách nào khác.” Người thợ thêu già bỏ việc trong tay đã hoàn thành một phân đoạn xuống, lúc này bà mới gỡ mắt kính ra, nhìn về phía Đường Tâm Duyệt nghiêm mặt nói, “Muốn làm người thợ thêu có kỹ thuật cũng không phải là việc dễ, con nghĩ kĩ chưa?”
Đường Tâm Duyệt ngồi ngay ngắn, trịnh trọng gật đầu, “Vâng ạ.” Cô hiểu rõ tầm quan trọng khi có một món nghề trong người.
Cô Vương cười, “Khoảng thời gian qua, những căn bản cô dạy con cũng sắp gần hết rồi, cô đã nói chuyện với quản đốc nhà máy, ngày mai con sẽ được điều đến tổ chúng ta.”
Đường Tâm Duyệt mừng không kể xiết. “Cám ơn cô Vương!”
Nỗ lực một năm này cuối cùng cũng nhận được hồi báo, mặc dù điều đến tổ thêu là bắt đầu lại từ đầu nhưng có thợ thêu Vương dẫn dắt, vừa mới bắt đầu đã được làm trợ thủ, được tự mình học thêu thùa, Đường Tâm Duyệt tuy bận rộn nhưng rất có tinh thần.
Lúc này phần lớn công nhân trên dây chuyền sản xuất đều là người trẻ tuổi, làm việc thường thích tụ tập lại cười đùa, bầu không khí cũng hòa hợp.
Đường Tâm Duyệt còn nhỏ đã trổ mã duyên dáng yêu kiều, mặt đẹp da trắng, rất nhanh trong xưởng liền truyền ra cách nói Đường Tâm Duyệtở phân xưởng thứ hai là bông hoa của nhà máy.
Cũng không biết cách nói này bắt nguồn từ đâu, lúc này tư tưởng của mọi người cũng đã cởi mở, công nhân mong ngóng ngưỡng mộ mà tới từng đợt nối tiếp từng đợt, Đường Tâm Duyệt ở trong xưởng rất nhanh liền nổi tiếng, người người đều biết trong xưởng có một cô gái xinh đẹp. Khi cô bưng thau cơm đi dọc trên đường ở phòng ăn cũng sẽ có người cố ý tới bắt chuyện; ở bên ngoài kí túc xá lại đổi thành người tới tỏ tình hoặc tặng chút quà nhỏ gì đó.
Đối với chuyện này thái độ của Đường Tâm Duyệt là từ chối tỏ tình, không nhận quà tặng. Hai đời cộng lại, trên phương diện tình cảm Đường Tâm Duyệt từ trước đến giờ đều không thông suốt. Đối với người theo đuổi lũ lượt kéo tới, cô toàn tâm toàn ý dốc sức vào sự nghiệp cảm thấy rất phiền.
Thái độ có thể nói là lạnh lùng vô tình, tổn thương trái tim nhiệt tình của hàng tá thanh niên.
Do cô làm việc cần cù chăm chỉ, hơn nữa thái độ làm người cũng không tệ. Sau khi làm việc ở trong xưởng hai năm, cô được thăng lên làm tổ trưởng của nhóm nhỏ, được dọn ra khỏi kí túc xá tám người, tiến vào phòng hai người.
Đã làm qua nhiều quần áo, trình độ thuê thùa cũng xem như đã học thành nghề, cô không khỏi muốn tự mình học làm thiết kế thời trang.
Khi đó là năm 1997, Hồng Kông trở về, tiến vào cuối thế kỷ 20. Trình độ cuộc sống của mọi người được đề cao rất lớn, sự dư dật về vật chất có thể khiến mọi người theo đuổi thứ hưởng thụ cao sang hơn.
Tiệm uốn tóc trên đường dần dần được trùng tu sạch sẽ, nhà thiết kế kiểu tóc kiểu dáng thanh lịch tao nhã; Người có điều kiện khá một chút thì có thể mặc lông chồn da cừu, nhất là phong cách Châu Âu.
Quần áo trang sức được nhập khẩu, các cửa hàng bán lẻ dần dần hình thành, các loại quần áo trang sức bày la liệt, mọi người đối với ăn mặc càng ngày càng để ý.
Cô cũng chưa từng học vẽ bao giờ, lúc rãnh rỗi liền bắt đầu phác họa quần áo trang sức và kiểu tóc sau này sẽ lưu hành trong trí nhớ ra trên giấy. Ngay tại lúc Đường Tâm Duyệt dốc lòng học tập chuẩn bị lại lần nữa chuyển đổi hình thức thì có một vị khách lặng lẽ không mời mà đến…
Hết chương 22.Nút áo kiểu hoa