1980 Ba Sơn Săn Cày Ký


Trần An hiểu rõ, muốn để cho người nhà tránh được trận thiên tai kia, biện pháp tốt nhất là rời khỏi nhà cũ, tìm chỗ an toàn xây lại nhà.

Trên sườn núi sau nhà có rất nhiều cây và tre, bộ rễ có tác dụng giữ nước và đất rất mạnh nhưng đối mặt với lượng mưa cường độ cao như thế, sau khi bị nước mưa ngấm vào chính là một đống bùn nhão, rễ cây và tre không thể giữ nổi lượng bùn và đất đá khổng lồ.

Chưa kể dưới bùn đất là dốc đá.

Hắn không thể nghĩ ra cách nào hay để giữ được nhà cũ, chỉ có chuyển đi, cho dù vị trí nơi này rất tốt.

Bố mẹ muốn gia đình quây quần bên nhau sống vui vẻ, nhưng ngày vui ngắn chẳng tày gang, gia đình cũng thế.

Hồi nhỏ cả nhà sống cùng nhau, lớn lên đều lập gia đình rồi phải tách ra sống riêng.

Trong thôn, hiếm thấy nhà nào ba thế hệ mười mấy người cùng ăn, cùng làm, cùng sống.

Ban đầu còn có thể vui vẻ hòa thuận, dần dà cuộc sống gian khổ, làm nhiều làm ít, ăn nhiều ăn ít gì đó sẽ sinh ra vô số hiềm khích, oán giận, đừng nói giữa chị em dâu, mà giữa anh em ruột cũng thế.

Ở riêng là chuyện tất nhiên.


Cho dù bây giờ còn ở thời kỳ đội sản xuất, đất chưa phân đến hộ, cũng phải ở riêng.

Hơn nữa, lúc này ở riêng còn đơn giản hơn một chút.

Có mỗi nhà cửa, nông cụ, gia súc, lương thực, chăn màn, đồ dùng trong nhà, v.

v, đất chưa phân tới hộ nên tạm thời không cần quan tâm đến vấn đề lớn này.

Nhắc đến ở riêng, chỗ khó lớn nhất vẫn là nhà cửa và chu cấp cho bố mẹ lúc về già.

Sống ở nhà cũ bao nhiêu năm qua, dù là bố mẹ hay anh trai chị dâu đều có tình cảm sâu sắc với ngôi nhà nhất định phải bỏ đi này, khó có thể dứt bỏ, dù sao việc xây nhà cũng không dễ dàng gì.

Thật ra ý tưởng của Trần An rất đơn giản, chuyển nhà đến chỗ ở mới an toàn hơn, tiện thể dọn ra ở riêng.

Bản thân hắn chưa kết hôn, không có gia đình nhỏ thuộc về mình, đề nghị ở riêng không thích hợp lắm.

Vẫn phải nói rõ chuyện này với anh trai trước, sau đó bàn bạc.

Hai cháu gái lớn dần, bọn họ cũng muốn đẻ thêm con trai, phải cần ngôi nhà lớn hơn nữa.

Cả nhà túm tụm lại, chưa nói tới chuyện khác, riêng chuyện giữa vợ chồng thôi, động tác phải cẩn thận nhẹ nhàng, sợ gây ra tiếng động khiến bố mẹ ở phòng bên cạnh và em trai ở tầng trên nghe thấy, làm gì cũng không thoải mái, ở riêng rất tốt, có thể tránh rất nhiều mâu thuẫn.

Nhưng phải xả hết oán giận trong lòng Trần Bình mới nói chuyện đàng hoàng được.

Ngoài ra, còn một vấn đề lớn nhất: Tiền!
Phải nỗ lực kiếm tiền mới được, tiền mới là biện pháp giải quyết vấn đề tốt nhất.

Trên thực tế, Trần An hơi lười nhưng một năm qua thật sự đang học hái thuốc với người ta.

Nhưng ở trong mắt người khác, thường xuyên bỏ làm, giống hệt loại người dày ăn mỏng làm.


Nghề này, không phải ai cũng có thể làm ra thành quả.

Bây giờ ở trong thôn, công điểm mới quan trọng nhất, kiếm đủ công điểm mới là một cách bảo đảm cho già trẻ trong nhà không bị đói bụng.

Ở núi Mễ Thương, người hái thuốc thường cũng phải biết săn bắn, dù sao rất nhiều dược liệu quý giá như mật gấu, lộc nhung, xạ hương, xương báo, v.

v, vốn xuất xứ từ trên người con mồi.

Nếu học với người ta, tất nhiên phải bái làm thầy, phải biết tặng quà, tốt đến mức thầy thích mới được.

Ai cũng sợ dạy xong học trò hại thầy chết đói.

Không phải thì ai chịu dạy chứ? Dạy xong, chắc chắn sẽ cạnh tranh miếng ăn trên núi.

Đây là nguyên nhân suốt một năm hắn không có thu nhập gì, phần lớn dùng để biếu thầy.

Cũng chính vì biết điều, hắn đã học được rất nhiều bản lĩnh thật sự trong việc hái thuốc và săn bắn từ chỗ thầy.

Kiếp trước Trần An không có cơ hội dùng đến năng lực hái thuốc, đi săn, nhưng đời này lại có thể trở thành một trong những vốn liếng để hắn có gan cắm rễ trong núi.

Nếu không, chỉ dựa vào một ít công điểm nhờ làm việc quanh năm suốt tháng, và trồng ít ngô, khoai lang trên mảnh đất đồi be bé cằn cỗi sau khi được giao đất kia, không có cách kiếm tiền, muốn sống tốt ấy à, nói thì dễ làm mới khó.


Đây là ý tưởng ở đời trước của Trần An, giờ đi theo con đường này cũng coi như mãn nguyện.

Dù sao cũng là anh em ruột, tuy Trần Bình oán hắn, nhưng bình thường vẫn rất bao dung, chủ yếu là bất đắc dĩ muốn hắn tốt hơn mà thôi.

Trần An hiểu rõ.

Tục ngữ có câu, anh em như bát nước đầy, gà chung một mẹ chớ hoài đá nhau.

Anh em ruột cùng mẹ, bố mẹ sinh mình nuôi mình, phải xử lý tốt mối quan hệ với bọn họ mới được.

Máu mủ tình thâm, không gì thân thiết hơn.

Khó lắm mới sống lại, không còn âm dương hai ngả, phải quý trọng.

Còn người trong thôn, đời trước chân Trần An bị què, đã coi nhẹ chuyện người đi trà nguội.

Chẳng có gì phải nói nhiều, có ơn báo ơn, có oán báo oán!


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận