1980 Ba Sơn Săn Cày Ký


Trần An vác cuốc, vừa đi dọc theo đường núi quanh co, vừa suy tính trong lòng, cuối cùng nhận ra không khí trong lành không sánh bằng mùi mực in tiền.

Nhiệt độ ban đêm giảm tạo một lớp sương dày phủ lên đám cỏ dại và bụi cây ven đường, khi mặt trời mọc, nó tan dần rồi chảy xuống.

Sương băng rơi xuống hai bên đường núi, thỉnh thoảng có thể nghe thấy tiếng rơi lách cách hai bên.

Ánh mặt trời chiếu xuống, sương băng tan ra, hơi nước bốc lên khiến sương mù tràn ngập núi rừng dày hơn một chút.

Cho dù nhìn thấy mặt trời đỏ rực xuyên qua lớp sương mù dày đặc, cũng khó xác định thời tiết tốt hay xấu, khi mây bay sương tan sẽ sáng sủa không mây hoặc trở nên mù mịt.

Trần An không có ý thưởng thức cảnh mây sương vờn quanh như thể bọc trong sữa, hắn giơ đôi tay lạnh cóng lên miệng hà hơi ấm, xoanh mạnh vài cái rồi bước nhanh hơn, hy vọng có thể bắt được mấy con chuột tre về sớm hơn.

Không thể kịp buổi trưa, nhưng buổi tối khi cả nhà về, hắn hy vọng cả nhà có thể được ăn món ngon do hắn mang về.

Là con mồi dễ bắt nhất, chuột tre rất khó có không gian tồn tại ở gần thôn, lũ trẻ choai choai trong thôn cũng có năng lực bắt được chúng nó.

Trần An phải đi xa hơn.

Đời trước chống nạng, nhảy lò cò chăn dê, thường xuyên lên núi, có thấy nơi nhiều chuột tre, muốn tìm chúng nó không phải việc khó khăn gì với Trần An.

Chuột tre, vì ăn tre nên được gọi thế.

Vì vậy tre là đồ ăn tốt nhất của chuột tre.

Chúng nó thường xuyên đào hang dưới đất, gặm rễ tre, măng, rễ cỏ, rễ cây.

Chỉ cần đi vào rừng tre, rừng thông và bãi cỏ ở sườn dốc theo hướng mặt trời là có thể tìm thấy.

Đi gần một tiếng, Trần An đã rời xa thôn 8 ~ 9 cây số, lúc này mây mù trong núi mới dần tản đi, ánh nắng ấm áp chiếu vào mặt, hắn cũng đến nơi mình cần đến.

Trên đỉnh con đường nhỏ gồ ghề có một bãi cỏ ven đồi hướng về phía mặt trời, cỏ tranh mọc thành đám.

Lá cỏ tranh đã khô vàng, hạt trên bông ở đầu cọng cũng đã rụng theo lông mềm, bay đi theo gió, chẳng còn lại mấy.

Cỏ tranh này có khả năng chịu hạn và ngập úng rất tốt, giống như có thể sinh trưởng ở bất cứ nơi nào, ngoài việc có thể dùng để lợp mái nhà tranh che mưa, cũng làm thức ăn cho gia súc, nếu mọc trên đồng thì chính là thảm họa.

Muốn diệt cỏ tranh trong ruộng rất tốn công, có thể nói là "Trừ mãi không hết, cây đứt rễ lại mọc", sức sống mãnh liệt ngoài sức tưởng tượng, kể cả rễ cỏ tranh khô quắt gặp được đất ẩm cũng có thể sống, ngoan cường vô cùng.

Thân và lá trên mặt đất khô héo, nhưng thân rễ già cỗi ăn sâu dưới đất vẫn mọng nước, là món ăn tuyệt vời của chuột tre.

Chuột tre thích ăn rễ cỏ tranh, người cũng có thể ăn, rễ cỏ tranh tươi mới được đào ra trông rất giống tai cụp, ăn có vị ngọt, không chỉ là đồ ăn vặt khi còn nhỏ của Trần An, cũng là món trẻ con nông thôn hiện giờ thích ăn, kể cả người lớn, nhổ được ở trên đồng cũng hay lau bùn đi, sau đó nhét luôn vào miệng, thưởng thức vị ngọt này.

Đây vốn là một loại thuốc, khi chảy máu mũi có thể lấy đun nước uống, có người dùng để nấu canh, thậm chí thầy lang cũng thường dùng làm thuốc, còn từng thu mua, nhưng quá thường thấy nên không đáng tiền.

Mặt khác, những sợi lông mềm vừa mọc ra của cỏ tranh có thể ăn trực tiếp, cũng rất ngọt.

Tuy rằng cỏ tranh hơi đáng ghét, lại cũng có rất nhiều niềm vui thời thơ ấu.

Sườn núi mọc nhiều cỏ tranh như thế, trước kia Trần An thường xuyên nhìn thấy bên trong có, hiện giờ hắn dám cá chỉ cần tìm quanh đó là có thể tìm thấy hang của chuột tre, mà chắc còn có tận vài cái.

Nhưng không biết có người tới đây đào bới chưa, nếu có thì phải đổi chỗ khác.

Cho dù thế nào, phải đi vào tìm mới biết có hay không.

Hắc vác cuốc chui vào trong đám cỏ tranh không thấp hơn hắn là mấy, dùng cuốc phát cỏ, đè cỏ tranh xuống, tìm hang chuột tre trong khoảng trống lộ ra.

Chuột tre hoạt động về đêm, ban ngày rúc trong hang ngủ, dù có mạnh tay hơn nữa cũng không sợ dọa chúng nó chạy mất.

Động tác của Trần An dứt khoát, tiếng phát cỏ xào xạc.

Chẳng mấy chốc, hắn tìm thấy một gò đất ở trong bụi cỏ tranh.

Gò đất là đống bùn đất chất lên do chuột tre đào hang đẩy ra, bên dưới có cửa hang.

Trần An nhìn kỹ, bùn đất còn rất mới, hắn lập tức kết luận có chuột tre sống trong hang.

Nếu gò đất khô ráo hoặc bên trên phủ đầy lá cây, mọc rêu xanh và thực vật khác thì có thể khẳng định trong hang không có chuột tre.

Quan sát xung quanh hang có các thứ chuột tre có thể ăn như thân tre, cọng cỏ, v.

v bị nó cắn đứt hay không để tiến hành phán đoán trong hang có chuột tre không.

Nếu như quanh cửa hang có dấu vết thực vật bị cắn đứt thì có thể kết luận trong hang có chuột tre.

Chuột tre không chỉ thích ăn rễ cây trong hang, còn thường ra ngoài vào ban đêm, cắn đứt thân tre, nhánh cây, v.

v kéo vào trong hang để gặm.

Đây là kiến thức thông thường đối với người sống trên núi.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui