Ở bên phòng mình, Xuyến cũng không sao chợp mắt nỗi, nghĩ tới ông chồng của mình thì cô lại buồn tủi, chạnh lòng, ấm ức mà rưng rức suốt đêm.
Lúc này.
2 giờ sáng
Ở một ngôi nhà hoang ngoại thành.
– Đại ca, anh muốn chia chát thế nào.
Tên Năm Sẹo, mặt mày bặm trợn, cứng rắn tuyên bố với ba thằng đàn em khác của mình rằng:
– Đứa nào cũng vất vả hết, chia đều.
Trong lúc chia tiền vàng mà bọn chúng kiếm được vài ba hôm trước, một trong số ba tên đàn em của Năm Sẹo, buộc miệng nói:
– Đại ca khỏi chia vàng cho em đi.
Hôm trước ba em bị bệnh em bán hết số vàng của mình lấy tiền trị bệnh cho ba rồi.
Thằng ấy vừa dứt câu là cả bọn nhìn nhau hoang mang, gương mặt biến sắc trở nên trắng bệch.
Năm Sẹo hốt hoảng lên tiếng:
– Mày bán ở đâu?
Tên đàn em ấy ấp úng nói:
– Em bán ở gần nhà…lúc… lúc… ấy ba em bị đột qụy em không có thời gian suy nghĩ nhiều… em…
– Chát…chát… Sao mày không nói cho tao biết để tao đưa tiền? Trời ơi tao đã dặn mày không được để lộ bất cứ cái gì rồi mà, mày đem một mớ vàng đi bán thì chẳng khác nào nói cho bọn công an biết lạy ông tui ở bụi này.
Năm Sẹo tức giận vả bôm bốp vào mặt tên đàn em, nó đau điếng người ôm mặt, cả bọn bắt đầu lo sợ, riêng nó mặt mày tái xanh, nó mới 18 tuổi lần đầu đi làm ăn cướp vậy mà… lẽ nào.
Linh tính một dự cảm không lành làm mồ hôi nó bắt đầu túa ra.
Nó không muốn ở tù đâu, ở tù rồi ai lo cho ba nó bây giờ.
Cả bọn nhìn nhau, mặt đứa nào đứa nấy căng như dây đàn.
– Chuồn lẹ.
Bị bắt hết cả lũ bây giờ, chuồn nhanh.
Nam Sẹo vừa gom tiền vàng vừa hớt hải ra lệnh.
Vừa đứng lên đi được vài ba bước, đã nghe tiếng súng "pằng pằng" rền vang bên tai, tiếp sau đó là giọng nói cứng rắn, hăm dọa vang lên:
– Các anh đã bị bao vây, các anh hãy buông tay đầu hàng, nếu chống cự chúng tôi sẽ không khoan nhượng.
Gia Bách cùng đồng nghiệp của mình bao vây căn nhà, anh cầm chiếc loa không ngừng lập đi lặp lại lời nói:
– Các anh đã bị bao vây, buông tay đầu hàng sẽ được hưởng sự khoan hồng của pháp luật.
Bên trong ngôi nhà hoang lúc này, bọn người Năm Sẹo bắt đầu luống cuống, từng người từng người bắt đầu lộ vẻ mặt căng thẳng và bất an, riêng Năm Sẹo thì vẫn bình thản như thường thậm chí hắn còn đứng thừ người ra đăm chiêu như đang nghỉ ngơi điều gì đó.
Khoảng chừng một phút sau, hắn ta nảy sinh ý định khống chế con tin hồng tìm đường trốn thoát.
Hắn không cam tâm bị bắt trở lại trong khi vừa mới ra tù cách đây có một tháng, càng không nuốt trôi cục tức này khi bị một thằng nhãi con miệng còn hôi sữa hại chết, việc hối hận nhất trong cuộc đời hắn lúc này là nhận gói xôi của nó, rồi làm anh em của nó rồi bày mưu tính kế đi ăn trộm, rồi đưa vàng cho nó giữ, trời ơi hắn bị chính cái tình nghĩa ấy hại cho thảm rồi.
Ánh mắt sắc như dao của Năm Sẹo nhìn nó như muốn ăn tươi nuốt sống khiến nó sợ hãi vô cùng, còn chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra thì Năm Sẹo đã lao đến chỗ nó đang đứng, không nói không rằng túm lấy cổ áo nó kéo mạnh, cánh tay thô ráp của Năm Sẹo dễ dàng khóa chặt cái cổ của nó.
Nó sợ hãi khóc, nói:
– Anh Năm anh làm gì vậy?
Hai thằng đàn em còn lại nhìn nhau hoang mang.
Giọng Năm Sẹo rít lên giận dữ.
– Tao ngu nên mới dẫn mày đi theo, tao ngu nên giờ mới bị công an nó dồn vào đường cùng thế này này.
Hắn gào thêm một câu:
– Mày có chết cũng đừng trách tao, có trách thì hãy trách mày ngu.
Nói rồi Năm Sẹo nhìn hai tên đàn em còn lại, quát:
– Theo tao.
Năm Sẹo rút trong túi quần một cây súng ngắn, một tay khóa cổ nó, một tay chĩa vào thái dương nó.
Hắn cẩn thận bước từng bậc cầu thang xuống dưới tầng trệt, hai tên đàn em còn lại đi theo phía sau mà trống ngực đập liên hồi.
Gia Bách không nghĩ tới Năm Sẹo có thể dùng con tin để uy hiếp lực lượng chức năng thi hành công vụ.
Nhìn thấy đứa em bị Năm Sẹo bắt làm con tin, ánh mắt Gia Bách không chút dao động hay khó xử, anh vẫn cứng rắn bình thản đối mặt, ngoài mặt như vậy nhưng bên trong cảm thấy vô cùng day dứt.
Nó nhìn thấy Gia Bách thì nghẹn ngào thốt lên:
– Anh Bách ơi cứu em với.
Đồng Hưng khóc nghẹn trong tay của Năm Sẹo, nước mắt nó lã chã rơi xuống hai bên gò má, đến giờ khắc này nó mới thấy mình khờ dại và ngu ngốc, nó bị tiền che mở mắt.
Năm Sẹo nghe nó gọi Gia Bách bằng cái giọng nỉ non tha thiết như đã quen biết từ lâu thì tự dưng điên tiết, lực đạo siết cổ Đồng Hưng càng thêm chặt.
Có vẻ như Năm Sẹo bắt đầu thấm thía cái sự ngu ngốc của mình nên điên cuồng siết cổ của Đồng Hưng.
Đồng Hưng khó thở, cổ họng thiếu ô xi chỉ biết thở gấp.
Gia Bách thấy vậy liền giơ tay lên trước mặt, ánh mắt kiên định nhìn Đồng Hưng, ý bảo Đồng Hưng đừng lo lắng, anh sẽ cứu em mà.
– Bọn mày lui xuống hết, nếu không tao bắn nó, hôm nay tao mà bị bắt thì bọn mày đừng hòng cứu mạng nọ.
Năm Sẹo dùng hết sức lực bình sinh mà quát lớn, gương mặt giang hồ bặm trợn của hắn vốn đã dữ tợn nay càng trở nên hung hăng hơn rất nhiều.
– Lũ chúng mày lui xuống hết cho tao.
Hắn đột nhiên kích động, ánh mắt hung tàn như một con mãnh thú, liên tục dí sát khẩu súng vào thái dương của Hưng khiến đầu của cậu nhóc nghiêng sang một bên, gương mặt của Hưng trắng bệch, miệng mếu máo liên tục gọi "cứu em anh Bách ơi" bằng chất giọng khàn đặc như thở không nỗi.
Lực lượng cảnh sát ở hiện trường lúc ấy có Gia Bách, Trinh, Sơn và một số anh em trong đội cảnh sát cơ động, bên ngoài ngôi nhà đồng nghiệp của anh cũng ẩn nấp ở một nơi kín đáo phòng hờ trường hợp bất trắc xảy ra.
– Anh không thoát được đâu, đầu hàng để được hưởng khoan hồng của pháp luật.
– Anh vừa ra tù, nếu hôm nay một mạng người nằm xuống thì anh cũng không còn cơ hội làm lại cuộc đời, anh không có ước mơ, hoài bão nào theo đuổi hay sao.
Anh hãy suy nghĩ kĩ.
– Cái lũ chúng mày câm mẹ hết cho tao.
Bố mày không cần ai dạy đời hết.
Hắn thét lên, gương mặt dữ tợn đã không giữ được sự bình tĩnh nữa, hắn đột nhiên giơ súng lên trời rơi bắn ba phát đạn, như thể nói với tất cả rằng ông đây không có nói đùa.
– Lui xuống hết cho tao.
Hắn gào lên, mặt hắn đỏ bừng, ánh mắt lộ rõ quyết tâm chạy trốn đến cùng, Hưng ở trong tay hắn im lặng, gương mặt tột cùng sợ hãi trở nên trắng xanh.
Lực lượng chức năng vì muốn bảo toàn mạng sống của con tin nên không dám manh động, họ chủ động dạt sang hai bên nhường chỗ cho Năm Sẹo.
Hắn lôi sòng sọc thằng nhỏ ra sân, hai tên đầu gấu run rẩy bước đi theo sau Năm Sẹo.
Gương mặt hai tên đó trắng dã kinh sợ, vì sợ bị bắt nên nhất quyết nghe theo tên Năm Sẹo chứ không chịu đầu hàng.
Bọn chúng nhanh chóng leo lên xe tẩu thoát, Hưng vẫn bị Năm Sẹo dí súng vào đầu bắt buộc phải leo lên cùng.
Ngồi lên xe bọn chúng phóng bạt mạng, Gia Bách, Trinh, Sơn cùng đồng đội đuổi theo phía sau.
Ngôi nhà hoang này cách đường lớn tầm một kilomet, trước khi hành động mọi người đã bàn bạc kĩ lưỡng thống nhất với nhau sẽ giải quyết tên Năm Sẹo trước khi hắn tẩu thoát ra đường lớn.
Chúng vừa rời khỏi, đồng đội của anh mai phục hai bên đường đã nhận được thông tin.
Vì không muốn bị Hưng làm vướng bận nên Năm Sẹo đã xô ngã Hưng xuống đường, khi Gia Bách cùng đồng đội chạy đến nơi thì cậu nhóc đã ngất xỉu.
Thấy vậy, đồng đội của Gia Bách đang mai phục hai bên đường, theo kế hoạch đã định sẵn mà nổ súng bắn vào lốp xe của Năm Sẹo và đàn em của hắn.
Mặc dù ở cự ly gần lại đang trong đêm tối, chỉ nhờ ánh trăng vàng làm đèn soi sáng nên phát súng không được chính xác mà đi chệch hướng tạo một tiếng nổ lớn, tiếng súng làm bọn người Năm Sẹo giật mình lạc tay lái mà ngã xuống đường.
Hắn lò cò bò dậy, cây súng giơ ra khỏi tay, đồng bọn của hắn bỏ chạy tán loạn, mất đi vũ khí hắn rút dao bấm từ trong túi quần ra, điên cuồng chĩa về phía trước.
Lực lượng chức năng đã kịp bắt sống hai tên kia.
Riêng Năm Sẹo thì bị bao vây bởi Đình Bách, Sơn và Trinh.
–Bỏ dao xuống đầu hàng đi.
Anh không chạy thoát được đâu?
Gia Bách vừa nói vừa lấn tới áp sát hắn.
Năm Sẹo nhanh chóng lộ rõ vẻ kinh sợ, hắn loay hoay tìm đường trốn, nhưng rồi khi nhận ra bản thân đã không còn đường nào trốn chạy nữa thì hắn bất ngờ cười sảng như phát điên, bị dồn vào thế không còn gì để mất lại không muốn phải ngồi tù thêm một giây một phút nào nữa khiến lý trí của hắn muốn làm liều, hắn cầm con dao trong tay trong khi đôi chân lại vô tình giẫm phải cây súng, trong một khoảnh khắc chớp nhoáng, hắn cúi xuống nhặt khẩu súng lên, không nghĩ gì nhiều liền nhắm ngay Gia Bách mà bắn.
Hành động của hắn nhanh đến mức khiến mọi người không kịp trở tay, đến khi nhận ra thì không gian tĩnh mịch đang êm ắng lại vang lên một tiếng "pằng" rất lớn, với cái trình độ nghiệp dư của tên Sẹo thì làm sao làm khó Gia Bách cho được, khi tiếng súng đầu tiên vang lên, anh đã kịp thời khống chế Năm Sẹo bằng máy đường quyền thượng thừa của mình, cây súng trong tay hắn chưa kịp bóp cò thêm lần nữa đã bị Gia Bách tung một cước văng ra ba mét.
Sau cùng Năm Sẹo cũng chịu chung số phận với đồng bọn của hắn.
Riêng về Đồng Hưng, được đưa vào bệnh viện điều trị vết thương, sau khi tỉnh lại anh sẽ lấy lời khai sau.
Sau khi đã sắp xếp ổn thỏa đâu vào đấy, Gia Bách mới lái xe trở về nhà.
Lúc này trời vẫn còn tờ mờ sáng, trên đường đi chỉ có lác đác vài chiếc xe con chạy trên quốc lộ, từng hàng quán bắt đầu bày biện chuẩn bị cho một ngày làm việc mới, cái lạnh buổi sớm khiến Gia Bách rùng mình, gương mặt hốc hác tiều tuỵ của anh lộ vẻ mệt mỏi, đôi mắt rủ xuống vì thiếu ngủ vẫn cố mở to, nhưng rồi một cảm giác đau đớn đột nhiên kéo đến làm anh cau mày, buộc lòng anh phải dừng xe lại xem thử.
Sau khi kiểm tra một lượt thân thể từ trên xuống dưới anh mới phát hiện bắp tay của mình chảy máu, áo cũng bị rách một chút, viên đạn của Năm Sẹo đã trượt qua bắp tay anh, may ma chỉ bị ngoài da.
Cơn đau rát ngày một rõ ràng khiến Gia Bách sắp không trụ vững nữa.
Chạy xe trở về mà anh cứ sợ mình sẽ ngất giữa đường.
Đoạn đường về nhà không quá dài vậy mà Gia Bách có cảm giác như xa tận chân trời.
Đến khi đứng trước cổng lớn biệt thự thì trời cũng đã sáng bửng.
Đậu xe trước cổng, anh bước xuống loạng choạng đi về phía trước mấy bước, gương mặt tái nhợt tự dưng tái xanh, mồ hôi lạnh tuôn ra như tắm, hiện tại đối với anh mà nói ấn chuông cửa thôi cũng vô cùng khó khăn.
Gia Bách cảm giác cả người mình không còn một chút sức lực nào, anh thấy trời đất quay cuồng, xung quanh tự dưng tối sầm lại, rồi cơ thể của anh bắt đầu mất dần ý thức rồi ngã quỵ xuống.
Xuyến đang cùng bà Lệ nấu bữa sáng ở trong bếp, thì bất ngờ nghe tiếng động ở ngoài cửa, ngỡ Gia Bách về cô buông bát đũa chạy ra, cô điếng người tại chỗ khi thấy anh nằm sõng soài dưới đất, cả người bất động.
– Mẹ ơi, ba ơi, Hân ơi anh Bách bị làm sao vậy nè…Anh Bách ơi.
Xuyến hoảng hốt, hét toáng lên theo bản năng rồi hớt hải chạy ra mở cửa, nhanh chóng đỡ Gia Bách ngồi dậy.
– Mẹ ơi, ba ơi, anh Bách bị gì rồi nè mẹ ơi…
Mấy giây rồi mà không thấy mọi người có động tĩnh gì, Xuyến quýnh quáng hét to hơn lúc nãy.
Hét xong đau cả họng Xuyến mới nhìn xuống gương mặt tiều tụy của chồng, bất giác không ngăn được nước mắt, cô lay bả vai anh thì phát hiện vết thương ở bắp tay của anh đang chảy máu.
Mọi người ở trong nhà nghe tiếng hét thất thanh của Xuyến thì hốt hoảng chạy ra.
Thấy Bách nằm dưới đất, bắp tay dính máu thấm ướt một mảng lớn quần áo, thì bản năng làm mẹ của bà Lệ trỗi dậy bà lao nhanh ra cửa, ông Nam thấy vậy thì vội vã chạy ra sau nhà lấy xe hơi, Gia Hân thì luống cuống không biết làm gì chỉ biết đứng một bên khóc thút thít, bà nội tuổi cao chỉ biết đứng trong nhà cầu trời khấn phật mong thằng cháu trai tai qua nạn khỏi.
Bà Lệ chạy ra, không nghĩ nhiều liền đẩy Xuyến khỏi người của Gia Bách, Xuyến chới với ngã ngồi ra sau, bà Lệ liền thế chỗ của Xuyến.
Cảm giác trống vắng ập tới khiến Xuyến cảm thấy chạnh lòng, tủi thân vô cùng, cô hiểu trong lúc cấp bách người làm mẹ như mẹ chồng cô là người lo lắng nhất, cô hiểu hết nhưng vẫn không tránh khỏi cảm giác đau lòng.
Gia Bách được mọi người khiêng lên xe đưa tới bệnh viện.
Xuyến cũng muốn lên theo nhưng bị mẹ chồng ngăn lại:
– Con ở nhà đi, đi theo cũng không làm được gì.
Giữ điện thoại đó khi nào mẹ gọi thì nghe máy liền.
Nghe bà Lệ nói Xuyến dừng lại bước chân, mắt rủ xuống nén lại tiếng khóc, ngậm ngùi nói:
– Dạ.
Con biết rồi.
Xuyến nhìn theo chiếc xe vừa lăn bánh mà không kìm nổi nước mắt, hoá ra cái nghề cảnh sát nhìn oai phong lẫm liệt là vậy chứ vất vả lắm, mạng sống đôi khi không nằm trong tay mình nữa rồi, nghĩ vậy Xuyến thấy xót xa cho Gia Bách vô cùng.
Nhà anh giàu thế, sao anh không làm giám đốc mà lại theo đuổi cái nghề này.
Bao nhiêu câu hỏi chẳng biết hỏi ai, lại chẳng có câu trả lời khiến Xuyến càng thêm buồn bã, cô quay mặt đi vào trong nhà, cầm điện thoại trong tay ngồi trên sofa mà lòng như lửa đốt.
Hai tiếng sau.
Chuông điện thoại reo lên inh ỏi, Xuyến vội vàng ấn kết nối:
–Anh Bách có sao không mẹ?
– Không sao? Bị suy nhược cơ thể, vết thương ở bắp tay chạy tí máu nhưng không đáng kể, bác sĩ bảo ngày mai có thể xuất viện rồi, tối đêm nay con ở bệnh viện với nó nhé, nhân cơ hội tranh thủ bồi dưỡng tình cảm rồi sinh cho mẹ thằng cháu.
Trong điện thoại Xuyến nghe được tiếng thở dài như trút đi gánh nặng của mẹ chồng thì tâm trạng cũng vui vẻ hơn rất nhiều.
Chỉ là lời nói của bà khiến cô không được tự nhiên cho lắm, lỡ anh Bách nghe được cô biết giấu mặt đi đâu bây giờ.
Xuyến phân vân chưa biết trả lời thế nào thì trong điện thoại vang lên tiếng trầm khàn mệt mỏi của Gia Bách:
– Anh không sao em đừng đến?
– con chuẩn bị đi chiều nay mẹ về đón con vào viện.
Trong điện thoại Xuyến lại nghe Gia Bách càu nhàu:
– Sao mẹ lại nói mấy lời đó, Xuyến còn nhỏ có biết gì đâu, mà mẹ bảo cô ấy vào đây làm gì?
–Vào chăm chồng chứ còn làm gì?
Ba tiếng tụt tụt tụt vang lên rồi Xuyến không còn nghe thấy gì nữa, cô có chút hụt hẫng, vẻ mặt không vui của chị dâu đã bị Gia Hân nhìn thấy, nó bảo:
– Anh Bách không tốt với chị à.
Thôi đừng buồn, để bữa nào em rảnh em dẫn chị đi tút lại nhan sắc, đảm bảo chị đẹp hơn hot girl luôn.
Lúc đó anh Bách không chết mê chết mệt mới lạ.
Nghe Gia Hân nói Xuyến mỉm cười, tâm trạng đỡ hơn đôi chút, nhưng buồn thì vẫn cứ buồn.
Nếu đã ghét cô như vậy sao lại cưới cô làm gì.
Hay là anh xem cô như một cái bình phong để che mắt ba mẹ, chứ thật ra anh đã có người yêu rồi.
Càng nghĩ Xuyến cảm thấy nhức đầu, đầu óc như muốn nổ tung ra rồi.
Xuyến đáp lại cô em chồng bằng một nụ cười duyên hết nấc, ngoài mặt Xuyến tỏ vẻ bình thường không có chuyện gì chứ bên trong không biết đã khóc biết bao nhiêu lần rồi.
Đầu giờ chiều, Gia Hân có tiết học ở trường nên Xuyến lại vào bếp chuẩn bị cơm trưa.
Cô không biết nấu những món cầu kì nên bữa ăn cũng chỉ có canh chua, cá kho tộ ấy vậy mà bà nội và Gia Hân lại khen ngon, Xuyến thấy trong lòng dễ chịu hơn hẳn.
Biểu chiều còn phải vào viện chăm anh Bách nên sau khi ăn cơm xong là cô lên phòng, chuẩn bị cho anh ấy một bộ quần áo, bàn chải đánh răng còn có laptop nữa.
Nói là làm, Xuyến chạy một mạch lên phòng, vừa mở cửa ra là sốt sắng đi đến cái tủ đựng quần áo, đồ của anh ở ngăn bên phải, đồ của cô ở bên trái.
Xuyến hồ hởi mở ngăn tủ bên phải ra, mùi hương của nước xả vải xộc thẳng vào mũi, lẫn trong mùi hương quen thuộc ấy có một mùi nam tính thoang thoảng thật dễ chịu.
Mấy phút sau, Xuyến chọn được cái áo sơ mi trắng, quần bò đen, đến quần lót thì tìm mãi không thấy.
Cho tới khi nhìn xuống ngăn tủ phía dưới, Xuyến kéo nó ra theo bản năng thì thật sự bị choáng ngợp bởi bên trong có quá nhiều đồ lót nam, cỡ mấy chục cái chứ chẳng ít, lần đầu nhìn thấy nhiều như thế Xuyến đỏ mặt ngượng ngùng.
Lúc cô nghĩ đến mấy thứ này thì nó đơn giản và hồn nhiên lắm, tới khi nhìn thấy quần áo riêng tư của anh lại ngượng chín mặt đụng cũng chẳng dám đụng, mắt nhắm mắt mở tuỳ tiện chộp một cái xong rồi quấn vào trong cái áo, nhồi vào chiếc ba lô nhỏ của mình, tiếp theo cô chạy vào nhà tắm lấy bàn chải kem đánh răng của hai đứa, rồi tới laptop bỏ hết vào ba lô.
Xuyến cứ đinh ninh rằng chỉ ở lại bệnh viện có một đêm nên không đem theo quần áo của mình.
Bởi vì lần đầu được ra ngoài nên Xuyến vừa hồi hộp lại vừa phấn khởi.
Ba giờ chiều, mẹ chồng Xuyến lại gọi về bảo:
– Con đi hầm một ít canh thịt bò, cơm, thịt kho mang vào cho thằng Bách nhé, không biết nấu thì hỏi bà nội.
Làm xong thì gọi cho mẹ, mẹ về đón con vào bệnh viện.
Xuyến phấn khởi gật đầu lia lịa:
– Dạ dạ con biết rồi.
Buông điện thoại xuống, Xuyến đi tìm bà nội nhờ bà chỉ cô cách nấu canh thịt bò nấu như thế nào.
Xuyến rất sáng dạ nên học cái là biết liền, còn thịt kho thì quá dễ cô có thể tự làm được.
Tầm 16 giờ 30 phút là cô đã chuẩn bị xong hết.
Xuyến chạy lên phòng tắm rửa thì mới ngỡ ngàng phát hiện dưới đáy quần lót của mình có dính máu.
Cô đến tháng rồi.
Xuyến lật đật đi tìm băng vệ sinh, tìm tất cả vẫn không thấy, cô nhớ lúc kết hôn mẹ có bỏ vào cho cô, mà không biết đã lạc đi đâu mất.
Xuyến lấy điện thoại ra gọi cho Gia Hân, điện thoại reo một lúc mới kết nối, giọng của Gia Hân lảnh lót vang lên:
– Gọi em có gì vậy chị, em đang chạy xe.
– Hân ơi.
Em còn băng vệ sinh không? Cho chị xin một miếng.
– Trong phòng của em, ngăn bàn còn một miếng, chị vào lấy đi.
Xuyến lật đật buông điện thoại xuống, rồi lao nhanh ra cửa.
Sau một lúc, Xuyến cũng đã lấy được thứ mình cần.
Tắm rửa xong, Xuyến cẩn thận "trải nệm cho em nằm" sau đó mới thay quần áo, vừa mặc vào êm ái vô cùng, con gái nhà giàu có khác đến cả miếng băng vệ sinh cũng thuộc hàng ngoại nhập mới chịu.
Giải quyết được chuyện khó nói Xuyến cảm thấy an tâm hơn phần nào.
Xuyến đem theo một ít tiền lẻ để phòng thân, cô có tình lo xa vậy thôi chứ thừa biết mẹ chồng cô đã chuẩn bị chu toàn hết rồi.
Chuẩn bị xong hết cô khép hờ cửa phòng lại, chạy xuống phòng khách, ngồi trên sofa lấy điện thoại ra gọi cho mẹ chồng.
– Xong rồi hả con?
– Dạ còn xong rồi mẹ ơi.
Cúp máy, Xuyến vọt ra sân trước ngồi đợi mẹ chồng.
Đã một ngày một đêm không gặp chồng, giờ sắp được gặp nhau nên Xuyến rất mong chờ biểu cảm của Gia Bách khi nhìn thấy mình sẽ như thế nào.
Có khi nào anh ấy sẽ đuổi mình về không ta, không nghĩ thì thôi, nghĩ tới cái bộ dạng lạnh lùng hờ hững của anh là Xuyến lại muốn khóc.
Nửa tiếng sau.
Mẹ chồng và ba chồng cũng về đến nơi.
– Em cho nó vào trong đó, có được không vậy? Con bé dưới quê mới lên thằng Bách thì bị bệnh, lỡ có gì làm sao ăn nói với thông gia đây.
Từ trên xe bước xuống, Ông Nam thấy bộ dạng ngô nghê của Xuyến thì không nhịn được quay sang vợ nói.
Bà Lệ biết chồng lo lắng, nên cười xòa cho qua rồi đáp:
– Nuôi bệnh có một đêm thôi, anh làm gì mà lo xa quá vậy, chẳng lẽ đi lạc trong bệnh viện được hay sao.
Bà thấy ông cau mày, định phản bác thì nhanh miệng bồi thêm một câu:
– Theo như cái tính khí của thằng Bách thì nó chưa có đụng vào còn nhỏ đâu, ngay cả nắm tay cũng chưa.
Ông không tìm cơ hội bồi dưỡng tình cảm cho chúng nó thì biết khi nào mới có cháu bồng đây.
Nghe vợ nói ông đơ ra như tượng, nghe thì cũng có lý nên ông không nói thêm mà lẳng lặng đi vào trong.
Xuyến nghe được cuộc trò chuyện của bố mẹ chồng, thì chỉ ước trước mắt mình có cái lỗ để chui xuống cho nhanh, chứ xấu hổ quá không chịu được.
Bà Lệ quay sang cô con dâu, thấy con bé ngượng ngùng thì vỗ vai ăn ủi:
– Có gì đâu mà ngại, mẹ sẽ giúp con.
Xuyến ngượng ngùng đáp:
– Dạ.
Mẹ chồng lái xe chở Xuyến đến bệnh viện, lần đầu được ngồi xe sang Xuyến còn lạ lẫm nên không biết thắt dây an toàn, mẹ chồng đích thân làm cho cô.
Xe đi được nửa tiếng thì đến bệnh viện, thì ra đây là bệnh viện Nguyễn Tri Phương, hồi ở quê cô có nghe người ta nói nhưng chưa có dịp đến đây bao giờ.
Lần đầu đặt chân đến, mọi thứ trong cô còn lạ lẫm quá.
Bà Lệ dẫn cô con dâu đến trước cửa phòng bệnh của con trai, coi như việc đã hoàn thành, bà bảo:
– Con vào trong đó đi, thằng Bách nó đang ở bên trong đấy.
Mẹ về nhé, sáng nay chừng nào làm xong thủ tục xuất viện thì gọi cho mẹ đến rước về.
Trong ngăn bàn có mấy trăm ngàn, con muốn ăn gì thì cứ mua ăn, giờ còn sớm tranh thủ mua đi, lát trời tối bất tiện lắm.
Bà Lệ cẩn thận dặn dò, Xuyến đứng cạnh chăm chú lắng nghe, tưởng rằng sẽ chẳng có gì làm khó được cô, nhưng không cô đã đánh giá mình quá cao rồi, chỉ khi mẹ chồng ngoảnh đầu bước đi Xuyến lại có cảm giác mất mát, cô khóc tức tưởi như chịu nhiều điều uất ức lắm.
Ngay khi những giọt nước mắt Xuyến rơi xuống thì cô cũng ngỡ ngàng phát hiện ra mình còn chưa đủ trưởng thành, chín chắn, vẫn là một cô nhóc ăn chưa no lo chưa tới, vẫn rất cần người lớn bên cạnh những lúc yếu lòng như thế này.
Thấy con dâu khóc bà Lệ cười thầm trong bụng, cứ thế này thì anh hùng làm sao qua được ải mỹ nhân, khóc to lên, to nữa lên đến khi nào cái thằng ôn dịch bên trong nó nghe thấy thì thôi.
Bà Lệ làm bộ nghiêm túc quay mặt lại, cất giọng khó chịu:
– Trời đất ơi, đi chăm chồng chứ có phải đi chăm người dưng đâu mà khóc.
Người ta thấy người ta cười đấy.
Thôi vào đi, phòng này là phòng dịch vụ chỉ có hai giường thôi, mà hôm nay chỉ có mình thằng Bách thôi, người còn lại vừa xuất viện sáng nay rồi.
Bà Lệ vừa nói vừa đẩy Xuyến vào bên trong, đúng lúc cửa vừa mở ra, Xuyến chới với ngã gọn vào vòm ngực rắn chắc của Gia Bách.
Bà Lệ thấy cảnh này thì nháy mắt một cái với Xuyến rồi vội vàng chuồn cho nhanh.
Gia Bách nhìn xuống cô gái trong ngực mình mà muốn cười cũng không nỗi, muốn khóc cũng chẳng xong, muốn đánh muốn mắng muốn chửi cũng chẳng được, muốn tống ra ngoài thì càng không thể.
Anh thở dài, giọng càu nhàu, gương mặt lạnh tanh chẳng có tí cảm xúc nào, anh nói:
– Rồi định giữ tư thế như vậy cho đến khi nào?
Nghe giọng anh, Xuyến mới biết mình đang ở đâu, cô bối rối vội vàng tránh khỏi người anh.
Thấy hai má cô vợ ửng hồng, Gia Bách vội vàng rời đi ánh mắt bối rối của mình, anh nói:
– Anh đã nói đừng có đến, anh còn đi đứng được, anh có thể tự chăm sóc mình, không cần em quan tâm.
Đến đây lạ nước lạ cái ngủ không quên thì làm sao.
Gia Bách nằm trong phòng nghe hết cuộc nói chuyện đã đủ phiền rồi, đằng này tiếng khóc thút thít của Xuyến cứ văng vẳng bên tai mãi khiến anh cầm lòng không đặng, nên anh mới bước xuống giường kéo theo theo dây truyền nước đi ra ngoài.
Nghe anh nói Xuyến cảm thấy mình chẳng phải là vợ mà là em gái thì đúng hơn, cô khó chịu nhìn theo bóng anh mà hai mắt rưng rưng.
Gia Bách vừa càu nhàu vừa bước chậm rãi trở lại giường, khi anh ngồi xuống theo quán tính, vừa ngước mắt lên đã thấy cách đó ba mét Xuyến đứng chôn chân tại chỗ không nói năng gì, ánh mắt nhìn anh như đang oán trách.
Gia Bách mặc kệ, định nằm xuống giường thì bên tai giọng của Xuyến bất ngờ vang lên:
– Anh ghét em đến vậy sao? Em đã làm gì sai để anh đối xử như vậy? Anh không thích em sao lại đồng ý lấy em, đêm tân hôn còn cố tình hôn em, còn ôm em ngủ.
Anh có người yêu rồi phải không? Lấy em để đối phó với ba mẹ và bà nội thôi chứ gì.
Anh xem chẳng khác nào một đứa con nít, không nhõng nhẽo là may mắn rồi.
Gia Bách quay đầu lại theo bản năng đã thấy cái miệng nhỏ nhắn của Xuyến tuôn ra một tràng dài, cô nàng vừa nói vừa nấc nghẹn, giọng nói đứt quãng khó nghe, nhưng Gia Bách hiểu hết.
Biểu cảm trên gương mặt của Gia Bách không tránh khỏi sự ngỡ ngàng, lần đầu thấy cô vợ nhỏ vì chịu ấm ức mà khóc, Gia Bách cảm thấy có lỗi vô cùng.
Anh bối rối nói:
– ờ thì đến rồi thì thôi mau lại đây đi, đừng đứng ở đó nữa.
– Anh trả lời em đi.
– Lại đây anh sẽ trả lời em.
Nghe chồng nói vậy, Xuyến từ từ đi lại.
Ngồi xuống cạnh anh, còn chưa kịp mở miệng nói chuyện, anh Bách đã đưa tay lên lau nhẹ hàng nước mắt còn vương trên má cô, hành động của anh làm Xuyến ngỡ ngàng, cả người phút chốc đơ cứng, cô mở to mắt nhìn anh, thâm tâm không tin Gia Bách còn có một mặt dịu dàng như thế.
Mãi nhìn anh, nên Xuyến quên mất mình muốn hỏi anh cái gì, mãi tới khi cô nhớ ra thì bản thân cũng chẳng còn dũng khí để hỏi nữa.
Đang mơ màng suy nghĩ bên tai Xuyên bất ngờ vang lên giọng nói trầm ấm của anh:
– Không phải anh cố tình hắt hủi em, mà là anh sợ em vất vã thôi, một cô gái mười tám tuổi đầu không nên đến mấy cái nơi thế này, em nên ở nhà ngủ cho thẳng cẳng, đến đây chỉ chuốt khổ vào thân thôi.
Nghe Gia Bách nói Xuyến thấy tim mình ấm lại như có một dòng nước ấm chảy qua.
– Thật không vậy.
– Thật, anh gạt em làm gì.
–Nhưng anh là chồng em, dù anh có chối bỏ thì em vẫn là vợ anh, vợ lo lắng cho chồng là điều hiển nhiên.
Đang nói chuyện với chồng, Xuyên chợt nhớ đến số đồ ăn mà mình mang tới, cô vội vàng nhìn ra ngoài cửa, bóng tối đã bao trùm khắp nơi, nhìn lên đồng hồ thời gian đã điểm 19 giờ.
– Để em lấy đồ ăn cho anh.
Nói rồi Xuyến không đợi Gia Bách trả lời đã đứng phắt dậy lấy đồ ăn bày biện ra.
Lúc này, cái bụng của cô bất ngờ kêu lên, Xuyến bối rối nhìn Giá Bách cười hề hề:
– Lúc chiều em cũng chưa ăn gì, hay là mình cùng ăn đi, đồ ăn tự tay em làm hết đó.
Nhìn cô vợ nhỏ Gia Bách không nhìn được mà cười mỉm.
Xuyến thấy anh cười thì lên tiếng:
– Anh phải cười thường xuyên như vậy mới đẹp.
Nghe Xuyến nói Gia Bách bối rối mà nụ cười trên môi tắt ngúm, anh đáp:
– Thôi làm công chuyện đi, nhìn anh làm gì.
Sau khi bài biện đâu vào đấy, Xuyến kéo ghế cho anh ngồi.
Giá Bách nhìn thấy đồ ăn liền trở nên hào hứng anh cầm đũa lên gấp ăn ngon lành.
Xuyến gắp đồ ăn cho anh, anh gắp lại cho Xuyến, cả hai vợ chồng chia nhau quất sạch.
Ăn Xong Gia Bách cùng Xuyến đứng ngoài ban công hóng mát.
Gió thổi hiu hiu mát lạnh cả người, không gian tĩnh mịch thích hợp để đôi lứa tâm sự, nhìn chồng Xuyến không nhịn được mà nói:
– Lúc vừa lên cấp 3, trong lúc đi chợ em bị cướp giật túi xách, may mắn gần đó có một chú công an lấy lại túi xách cho em.
Xuyến đang tâm sự ngon ơ, thì bị Gia Bách cắt ngang.
Anh nói với vẻ mặt đắc ý:
– Từ đó trở đi em thích lấy chồng công an, thế nên em đã không suy nghĩ gì mà đồng ý lấy anh ngay.
Anh nói xong thì nhìn Xuyến cười tươi.
Xuyến ngại ngùng, bẽn lẽn cúi đầu.
Cô nói khe khẽ:
– Bà nội đưa cho em xem tấm ảnh của anh.
– Thấy anh đẹp trai phong độ quá sợ người ta cuỗm mất nên đồng ý lấy anh luôn.
Gia Bách lại cắt ngang lời cô, Xuyến bực mình quát:
– Anh có cần nói huỵch toẹt ra như vậy không? Chừa sĩ diện cho người ta với chứ.
Xuyến giận dỗi đi vào trong, lúc này có cô y tá đi vào, rút kim truyền cho anh Bách.
Anh và cô cùng nhau đánh răng, cô đưa quần áo cho chồng thay.
Một lúc sau, anh trong nhà vệ sinh bước ra.
Nhìn thấy Xuyến, anh liền cười nói:
– Em cũng khéo chọn quần lót quá nhỉ, chọn đúng cái quần Đôrêmon mà bà nội mua cho anh lúc anh còn học cấp ba, màu sặc sỡ lại mặc không vừa.
Nói rồi Gia Bách vứt cái quần về hướng cô, trớ trêu thay nó lại trúng ngay cái đầu Xuyến.
Xuyến theo bản năng đưa tay lên lấy nó xuống, vừa nhìn thấy thôi là suýt chút nữa Xuyến kêu trời, nghe anh nói Xuyến còn tưởng anh trêu mình, giờ thấy tận mắt cái quần Xuyến xấu hổ hai má nóng bừng, muốn độn thổ mà chui xuống đất cho rồi, mất mặt chết đi được.
– Cũng tại anh cái quần đâu hồi đời Pháp thuộc nào mà còn giữ là sao.
– Quần bà nội mua cho, giữ lại làm kỉ niệm.
Xuyến nghe được mà ngán ngẩm thở dài, chưa kịp đáp lại, đã nghe giọng anh:
– Lúc lấy em không mở mắt à, người mù còn biết cái quần đó anh mặc không vừa.
Thẹn quá hóa giận, Xuyến quát lên:
– Thôi anh đừng nói nữa.
Xuyến xấu hổ lấy tay che mặt.
Lúc này cũng gần 22 giờ nên anh Bách tắt đèn đi ngủ.
Anh ngủ giường bên này, cô ngủ giường bên cạnh đối diện giường của anh.
Xuyến thuộc tuýp người khó ngủ, cộng với việc đang tới ngày rụng dâu, cái bụng nó cứ đau âm ỉ làm cô không thoải mái.
Xuyến trăn trở mãi không ngủ được, quay sang Gia Bách đã thấy anh thở đều đều.
Xuyến cố gắng nhắm mắt, một lúc sau cũng chìm vào giấc ngủ.
Đến nửa đêm, Gia Bách giật mình thức giấc vì nghe tiếng sột soạt bên tai, nghiêng đầu sang một bên, thấy cô vợ nằm lăn qua lộn lại.
Anh hốt hoảng bật dậy.
– Xuyến, em bị đau ở đâu à?
Xuyến vẫn rất tỉnh táo, cô nghe giọng anh rất rõ, nhưng vì cái bụng nó cứ đau âm ĩ khiến cô không buồn trả lời.
Gia Bách thấy cô như vậy thì lòng như lửa đốt, anh vội vàng bước xuống giường chạy lại chỗ cô đang nằm, không nghĩ nhiều mà bế thóc Xuyến lên đặt lên giường mình.
Thấy Xuyến một mực ôm bụng, gương mặt tái nhợt lấm tấm mồ hôi, như hiểu ra vấn đề, anh hỏi:
– Em đau bụng đến tháng à.
Xuyến đau đến chảy nước mắt, không trả lời anh mà chỉ gật đầu.
Gia Bách chạy vọt ra cửa, anh đi thang máy xuống phòng cấp cứu.
Thấy cô y tá trực, anh không ngại mở miệng xin một viên thuốc đau bụng kinh.
Cô y tá không làm khó gì anh mà vui vẻ đi lấy thuốc.
Có thuốc rồi, anh chạy như bay lên phòng bệnh.
Lấy nước, đỡ Xuyến dậy, cử chỉ ân cần cho vợ uống thuốc.
Uống xong, anh đỡ Xuyến nằm xuống giường, còn mình thì nằm cạnh.
Sau khi đỡ đau một chút Xuyến ngủ mê man, nhưng cảm giác như có ai đó đang vén áo mình lên, thoa thoa cái gì đó rất dễ chịu rất ấm.
Nửa đêm giật mình thức giấc, cô cảm nhận rất rõ bàn tay của anh đang để lên bụng mình..