Âm Dương Giới

Hai người kéo nhau chạy một hồi, khi cách miệng hang khá xa mới dừng lại.

Hạ Lục vẫn chưa hết hốt hoảng, vừa đứng lại đã lật đật nhảy tránh qua một bên nấp sau một tảng đá lớn.

Văn Thiếu Côn định thần nhìn quanh, bốn mặt đâu đâu cũng thấy mây mù giăng mù mịt khắp trời, bao phủ cả những gộp đá, cành cây biến thành những bóng đen kỳ dị, tuyệt nhiên chẳng có một bóng người.

Thấy Hạ Lục hấp tấp chạy núi sau gộp đá, chàng cũng lật đật chạy theo hỏi nhỏ :

- Cô nương xin giải thích vì sao...

Hạ Lục vội vàng khoát tay ra dấu bảo im, rồi dùng truyền âm nhập mật nói :

- Nơi đây tuy vắng vẻ không người, nhưng thần thông của ngài Chí Tôn mầu nhiệm lắm. Thị thính của ngài vô cùng kỳ diệu, có thể nghe chúng mình nói ở xa hàng mấy dặm. Chúng ta phải cẩn thận hơn, để khỏi bị phát giác mà chết cả hai.

Văn Thiếu Côn nóng lòng muốn biết đầu đuôi câu chuyện như thế nào, nên lật đật đứng sát vào gần nàng rồi dùng truyền âm nhập mật khẽ nói :

- Cô nương cứ yên tâm, xin kể cho tôi nghe, chẳng hề chi đâu.

Hạ Lục thở dài nói :

- Thật ra câu chuyện sắp nói cho công tử không có gì dài dòng. Kẻ tiện tỳ này đến đây chỉ yêu cầu Văn công tử một chuyện.

Văn Thiếu Côn bùi ngùi đáp :

- Cô nương yên tâm, bất kỳ người việc gì tôi có thể làm được hay không cũng xin nguyện hết sức làm vừa lòng cô nương. Vậy xin cứ nói.

Hạ Lục gật đầu nói :

- Thiếp tin rằng một người anh hùng nghĩa hiệp như Văn công tử chắc chắn sẽ không bao giờ nhận làm việc này nên mới không quản ngại gian nguy mạo hiểm đến đây.

Nàng ngập ngừng một lát, liếc mắt khẽ nhìn chàng rồi trịnh trọng nói thêm :

- Ngài Chí Tôn đã yêu cầu công tử đi tìm cho bà loại cây quý Long Diên thảo. Việc này bất cứ thế nào công tử cũng đừng làm đấy nhé.

Văn Thiếu Côn bật ngửa vì kinh ngạc lật đật hỏi :

- Ủa! Sao lạ thế! Cô nương điên rồi sao? Chẳng lẽ cô nương muốn suốt đời sống mãi trong cảnh âm u của Vô Nhân cốc, không muốn trở về thế gian và nhìn bóng mặt trời hay sao?

Hạ Lục nói :

- Không ai muốn sống mãi trong hang âm u, người chẳng ra người, ma chẳng ra ma. Lẽ đương nhiên thiếp cũng nuôi hy vọng một ngày kia có lại những điều kiện của con người, không ngại gió thổi không sợ ánh mặt trời, nhưng chẳng qua...

Văn Thiếu Côn sốt ruột chận ngang nói :

- Ô kìa! Thế càng lạ hơn cô nương chẳng muốn ở mãi trong hang tại sao không bằng lòng để cho vị Chí Tôn chế ra thứ thuốc cho uống giúp các cô trở lại làm người như kẻ khác.

Nghĩ một lát, chàng bùi ngùi nói thêm :

- Nói cho cùng, sở dĩ tôi đáp ứng lời yêu cầu của vị Chí Tôn cốc chủ cũng vì muốn cứu mọi người đang sống trong hang như các cô.

Hạ Lục nóng nảy nói tiếp :

- Công tử chắc không biết nguyên nhân trọng đại của vấn đề đó, sở dĩ ngài Chí Tôn...

Đến đây nàng ngừng lại, mắt lơ láo nhìn quanh có vẻ sợ sệt nói tiếp :

- Văn công tử có biết mục đích chính của ngài Chí Tôn muốn nhờ công tử tìm ra Long Diệp Thảo để làm gì không?

Văn Thiếu Côn chú ý theo dõi hình dạng và thái độ của Hạ Lục, thấy nàng tuy đã mười sáu mười bảy tuổi đầu, nhưng còn đầy vẻ ngây thơ non nớt, bất giác tủm tỉm cười nói :

- Lẽ cố nhiên là vì các cô, các vị, các bà đều nóng lòng muốn rời bỏ hang này, tấm ánh nắng mặt trời sống chung với nhân thế.

Hạ Lục nói :

- Chúng tôi muốn thật đấy, nhưng bà ta còn nóng lòng hơn chúng tôi nữa.

Công tử có biết tại sao bà ta muốn rời cốc gấp rút như thế không?

Văn Thiếu Côn điềm tỉnh đáp :

- Câu hỏi của cô nương hình như thừa rồi. Vị Chí Tôn của các người hãy còn đầy nhân tính, cố nhiên bà ta không bao giờ muốn sống mãi trong hang. Sự nóng lòng muốn thoát khỏi chốn đọa đày này, là một điều hợp lý và hết sức tự nhiên.

Hạ Lục xua tay rối rít nói :

- Không, không đúng đâu! Vị Chí Tôn của chúng tôi không phải như anh đã nói. Bà ta nóng lòng muốn ra khỏi hang để đi trả thù.

Văn Thiếu Côn vừa sợ hãi vừa ngạc nhiên hỏi ngay :

- Cô nương có biết bà ta thù với ai chăng?

Hạ Lục nói :

- Bà ta có thù với tất cả nhân vật trong võ lâm. Ngày nào chế xong thứ linh dược đó và thoát khỏi hang rồi, thì với trình độ võ công vô thượng của bà ta, e rằng võ lâm đã đến hồi mạt vận.

Văn Thiếu Côn run lên vì xúc động, bất giác trong lòng chàng áy náy không yên.

Chàng thầm nghĩ :

- “Quả nhiên sự nhận xét của Hạ Lục rất đúng. Với trình độ võ công đáng sợ của Cốc chủ Chí Tôn mà đem ra phát động một trận sát phạt đi phục thù tiết hận nhất định phải một phen núi xương sông máu. Quả nhiên là một điều vô cùng tai hại”.

Trong khi chàng đang suy nghĩ, Hạ Lục nói tiếp :

- Chẳng hiểu vì sao bà ta nuôi một mối hận thù sâu sắc với tất cả đàn ông.

Đã có lần bà ta phát thệ sẽ giết sạch cả đàn ông trong đám võ lâm thiên hạ.

Văn Thiếu Côn kinh hãi nghĩ bụng :

- “Như thế hiển nhiên là vị Chí Tôn cốc chủ đã chịu đựng những hành vi phản bội của đàn ông nên mới nuôi mối hận thù ghê gớm ấy. Hiện nay vì kỵ ánh sáng mặt trời, chưa lìa được u cốc nên đám võ lâm còn được bình yên vô sự. Nếu một ngày nào đây, tìm được Long Diên thảo, chế xong linh dược, chừng đó sẽ... ồ, tai hại sẽ không lường trước nổi”.

Thấy chàng cứ lặng yên trầm ngâm mãi, Hạ Lục tha thiết nhắc :

- Văn công tử, chàng không nhận lời sao?

Qua một cơn xao xuyến trong tâm hồn, Văn Thiếu Côn khích động nói ngay :

- Cô nương còn quá trẻ trung mà đã dám hy sinh tính mạng mình từ bỏ hạnh phúc hiện tại để giúp cho hào kiệt, võ lâm tránh hồi mạt vận, thì Văn Thiếu Côn này tự nhiên không bao giờ dám làm trái ý cô nương đâu.

Hạ Lục mừng rỡ, nhoẻn miệng cười thật tươi, nói theo một niềm phấn khởi :

- Hay quá, thế là công tử đã nhận lời rồi.

Văn Thiếu Côn quả quyết, xác nhận :

- Phải, khi cô nương đã mách tôi điều đó thì tôi nhất định không bao giờ chịu để cho đám võ lâm phải xảy ra đẫm máu.

Rồi hào khí nóng bừng bốc lên, nét mặt đẹp tuyệt vời, chàng sôi động quả quyết nói :

- Tôi sẽ tìm cách khác để cứu cô nương ra khỏi hang này.

Hạ Lục nhìn chàng ứa lệ, nói :

- Thiếp đã biết rõ thân phận mình rồi, không có điều gì ân hận nữa. Thiếp đã hiểu rằng nếu chẳng may sự việc này bị phát giác, ngài Chí Tôn hay được thì thiếp chỉ còn chờ một cái chết vô cùng khốc liệt mà thôi.

Nàng đắn đo một lúc, đôi má ửng hồng tha thiết nói :

- Văn công tử, còn một chuyện nữa, nếu có dịp nào thuận tiện, mong được công tử nhận lời hứa giúp cho nhé!

Văn Thiếu Côn đáp ngay :

- Chưa rõ điều cô nương nhờ cậy là gì. Nhưng tôi xin hứa rằng dù khó nhọc vất vả tới đâu cũng xin cố gắng hoàn thành cho kỳ được.

Hạ Lục ngập ngừng một lúc rồi thỏ thẻ :

- Thiếp cần nhắn tin cho một người. Người ấy thuộc phái Hoa Sơn, tên gọi là Lý Như Minh.

Văn Thiếu Côn thấy rõ Lý Như Minh quả là ý trung nhân của Hạ Lục.

Nàng có người yêu, lòng ước mong được gặp gở. Nếu như một kẻ khác, chỉ chờ khi nào Cốc chủ chế được linh dược rồi cũng có thể xin uống được để rồi rời Vô Nhân cốc đi gặp người yêu.

Nàng chỉ vì sự sống còn của anh hùng võ lâm, không muốn cho bà ta thoát ra được để giết hết mọi người, phục thù tiết hận trong số những nạn nhân thể nào cũng có Lý Như Minh của nàng.

Thầm phục tinh thần hy sinh cao quý của người tỳ nữ, Văn Thiếu Côn ân cần hỏi :

- Cô nương muốn nhờ đưa tin nhưng không biết tin gì?

Hạ Lục cúi đầu e thẹn, hai má ửng hồng như hoa anh đào ngần ngại một lúc rồi quả quyết nói :

- Xin công tử nhắn hộ cùng chàng là thiếp lúc nào cũng chỉ nhớ đến chàng mà thôi.

Văn Thiếu Côn cảm thấy xúc động trước tấm chân tình thơ ngây và chung thủy của nàng tỳ nữ này. Chàng đưa mắt nhìn nàng thấy má đào, mắt hạnh, mày liễu, da hồng, đôi môi đỏ mọng dưới chiếc mũi dọc dừa, quả là một trang quốc sắc.

Chỉ đáng tiếc vì bị tù hãm trong hang suốt đời không được nhìn mặt trời, vừa rồi nàng đã ra tay điểm huyệt Xuân Hồng, cùng mình trò chuyện khá lâu, thổ lộ lắm điều quan trọng. Việc này thật khó lòng giấu nhẹm. Nếu rủi lọt vào tai ngài Chí Tôn thì nhất định nàng phải lãnh Ngũ Hành đại hình hoặc Tam quang đại hình rồi.

Tuy thừa hiểu nàng đang lâm vào một nguy cơ vô cùng khốc liệt muốn tìm cách giải thoát để đưa đi, nhưng vì nàng không thể sống được dưới ánh mặt trời, nên tự mình không thể làm sao cứu nàng được.

Chàng băn khoăn ngẫm nghĩ chẳng tìm ra kế gì, bất giác thở dài ảo não.

Hạ Lục từ từ đứng dậy nói :

- Xin Văn công tử lấy tiền đồ võ lâm làm trọng, hãy bảo vệ lấy thân, thiếp phải về đây.

Văn Thiếu Côn ngập ngừng hỏi :

- Nếu việc hôm nay đến tai vị Chí Tôn Vô Nhân cốc, thì mạng nàng chắc không chu toàn được.

Hạ Lục hơi biến sắc, lắp bắp nói :

- Công tử bất tất phải lo nghĩ cho thiếp, xin tạm biệt.

Nói vừa dứt lời, Hạ Lục đã xoay mình lanh như chớp, chạy vào trong hang.

Văn Thiếu Côn muốn đuổi theo giữ lại, nhưng chàng ngần ngại rồi đứng yên, nhìn theo Hạ Lục đang khuất vào sau tấm thạch bia “Âm Dương giới”.

Lúc đó đã quá canh ba, cảnh tượng ngoài hang và trong hang khác nhau rất nhiều.

Sương đêm lẫn mây mù còn bao phủ dày đặc, gió lộng từng cơn, lá rừng kêu xào xạt. Vòm trời đen thăm thẳm, nhấp nhoáng ánh sao khuya, Văn Thiếu Côn chìm trong sự yên lặng rùng rợn của cõi chết.

Văn Thiếu Côn ôm cả một bầu thắc mắc, một tâm tình trắc ẩn không biết giãi bày cùng ai.

Chàng lặng thinh đứng nhìn xuyên qua bóng tối rồi thơ thẩn bước dần ra ngoài hang.

Theo dự đoán của chàng thì trên dãy Kỳ Liên sơn, trong suốt phạm vi một trăm dặm, các cao thủ thuộc năm đại môn phái đã bủa một màn lưới thật chặt chẽ, kiểm soát những kẻ ra vào.

Nhưng thật tế đã khác hẳn điều ấy.

Chàng đi thẳng một mạch hơn mười lăm dặm đường vẫn không thấy một bóng người xuất hiện.

Với khả năng thị thính của chàng hiện nay, trong vòng ba dặm, bất kỳ một tiếng động nhỏ nào cũng phát giác ra được. Như thế nếu có người ẩn núp, dù cẩn thận dè dặt tới đâu cũng không giấu nổi.

Thế mà trên suốt quảng đường dài chưa thấy xảy ra điều gì khác lạ.

Mặc dù không am tường lối đi, nhưng càng lâu bầu trời càng trở nên quang đãng, mảnh trăng hạ tuần đã lên, chiếu sáng vằng vặt, nên việc tìm phương định hướng cũng không khó gì.

Chàng cứ nhắm qua địa thế, rồi đi mãi về phương Bắc.

Rạng đông ngày sau, Văn Thiếu Côn đã ra khỏi dãy núi Kỳ Liên sơn, đến địa phận Cam Nương, một vùng nổi tiếng nhất của miền Tây bắc.

Lúc bấy giờ đã sang giờ mẹo, đường cái đã tấp nập, người ngựa xe cộ đi lại nhộn nhàng. Phong cảnh ồn ào phức tạp khiến chàng thấy khó chịu và thầm tính :

- Công việc đầu tiên của mình là đến Vân Mộng sơn, tìm hang Vọng Ngã gặp được Độc Nhãn Thần Cái để tìm thân thế của mình. Sau đó sẽ tính qua những việc khác.

Thế rồi chàng quả quyết đi thẳng về hướng mặt trời mọc.

Chưa được mấy ngày đã vượt qua biên giới đi dần vào nội địa.

Suốt quãng đường này cứ đêm nghỉ ngày đi, chả cần hỏi thăm đường sá nữa.

Từ thuở bé, sinh trưởng tại Lăng Vân sơn trang mười mấy năm trời chưa hề đi ra ngoài. Ngày nay lần đầu tiên xông pha trên giang hồ, như con chim con bỡ ngỡ trước bần trời mênh mông vô tận nên không khỏi có những cảm giác kỳ thú mới lạ.

Trên hành trình, thỉnh thoảng ghé lại một quán trà lâu để ăn uống hoặc tạm trú ngụ, Văn Thiếu Côn nghe thiên hạ đồn đãi về hai câu chuyện quan trọng vừa xảy ra cách đây không lâu.

Câu chuyện thứ nhứt là trên một trăm cao thủ võ lâm kéo nhau vào Vô Nhân cốc đã bị lửa thiêu chết sạch. Về vấn đề này thì một số đông cho rằng do địa hình địa thế khác biệt của Vô Nhân cốc, một nơi hoang vu từ trước không có người, quần hùng đã làm động đến ngọn lửa địa cực đến nỗi phát sinh ra điều thảm biến như vậy.

Đó là tấn bi kịch vô tiền khoán hậu đã xảy ra trong võ lâm.

Câu chuyện thứ hai là một biến cố bi thảm vừa xảy ra nơi phái Hoa Sơn.

Trước đây mấy hôm, có bốn người đã già, mặc thanh y, tự xưng là Truy Hồn sứ giả từ phương xa đến, yêu cầu gặp vị Chưởng môn của phái Hoa Sơn.

Vì bọn đệ tử Hoa Sơn không chịu cho tiếp kiến, dùng võ lực cản trở, khiến Truy Hồn sứ giả đã nổi giận xông bừa lên núi. Kết quả chẳng những vị Chưởng môn bị giết chết mà cả mười bảy tay cao thủ thượng thặng trong phái này cũng đều táng mạng hết.

Cửu Hoa lão nhân Hoắc Bá Khơi, vị Chưởng môn phái Hoa Sơn bị giết xong, bốn Truy Hồn sứ giả cũng đã rời núi Hoa Sơn, bỏ đi biệt tích.

Phái Hoa Sơn vừa trải qua một cơn đại biến xem như bị ngã gục không còn gượng lại nổi. Chưởng môn và mười bảy cao thủ bị giết, số đệ tử còn lại cũng như bầy rắn mất đầu, như chim trúng tên, không biết làm gì hơn là lo liệu công cuộc an táng ma chay. Ngoài ra chẳng còn một ai có đủ tư cách và gan dạ để đứng ra truy tầm hung thủ nữa.

Hai vấn đề cùng xảy ra một lúc, là hai cái tang chung cho toàn giới võ lâm.

Đâu đâu người ta cũng xôn xao bàn tán một thời rất sôi nổi. Bốn đại phái võ lâm còn lại là Thiếu Lâm, Võ Đang, Nga My và Vô Vi cũng ngày đêm nơm nớp lo sợ, chẳng biết ngày nào đến số phận mình.

Cứ như thế là sau khi vụ Vô Nhân cốc vừa tạm lắng dịu, vụ Hoa Sơn và bốn lão Truy Hồn sứ giả lại bùng lên sôi nổi. Đến nay chưa một manh mối nào được phanh phui ra ánh sáng. Chưa ai có thể biết nguyên nhân huyền bí.

Tất cả các đại môn phái tức khắc bủa người đi khắp nơi dò la điều tra tin tức.

Riêng bốn phái võ Nga My, Thiếu Lâm, Võ Đang và Vô Vi cùng gửi thông điệp cho các hạ tầng cơ cấu của mình, hạ lệnh nghiêm mật theo dõi thám thính tình hình các Truy Hồn sứ giả.

Cái chết của Văn Tử Ngọc, kế đến cái chết của Hoa Sơn Chưởng môn càng khiến cho Văn Thiếu Côn đi thêm vào rối rắm.

Cùng khi ấy, chàng bỗng nhớ đến hai nàng Tề Mãn Kiều và Chu Diệp Thanh, trên núi Tề Thiên Phong cũng như nàng Lệ Minh Nguyệt bị cầm chân trong Nghinh Xuân động, bây giờ chưa biết đi đến đâu.

Trăm mối tơ vô, càng suy nghĩ càng thắc mắc, gỡ mãi không ra.

Sau hết Văn Thiếu Côn sực nhớ đến lời căn dặn của ân sư Nhất Liêu :

- Bất luận trong đám giang hồ võ lâm, cho dù sóng gió đến đâu, dù nhân tâm thế sự có hiểm nguy ra sao, chỉ cần nhớ kỹ và thi hành đúng bốn câu phương châm của ân sư, luôn luôn đề cao cảnh giác làm tròn sứ mệnh của một trang hiệp sĩ là được rồi.

Từ khi rời hang Vô Nhân cốc đến nay tính đã bảy ngày. Dọc đường ngày đi đêm nghỉ, chỉ còn cách Vân Mộng sơn non ba trăm dặm. Nghĩa là chỉ hai ngày nữa là đến nơi.

Mãi đi tới, vừa bước vừa suy nghĩ, Văn Thiếu Côn đã lạc mất đường. Đến khi chợt biết ra thì đã lạc vào một vùng núi non trùng điệp.

Leo lên một cây cao, phóng tầm mắt nhìn quanh bốn phía, chàng chẳng phân biệt được đâu là đâu và chỗ mình đang ở thuộc địa hạt nào. Trong khi ấy đêm đã tối, tứ bề màn đêm bao phủ, kế đến một trận mưa giông nổi lên, khiến quần áo chàng ướt đẫm, chẳng một nơi nào tạm trú được.

Liên tiếp mấy ngày đi đường vất vả, chẳng đường nghỉ ngơi, ăn uống lại thất thường cho nên mặc dù công lực chàng thâm hậu đến đu cũng phải đuối sức.

Giữa lúc đêm tối, vừa đói vừa mệt nhọc, vừa dầm mưa ướt lạnh, Văn Thiếu Côn thấy trong người rất khó chịu.

Từng cơn gió Tây thổi hắt hạt mưa vào mặt như xát muối, đường núi đất dẻo trơn trợt khó đi vô cùng.

Trong lúc đang cố tâm tìm một nơi tạm trú, Văn Thiếu Côn lắng nghe văng vẳng từ xa đưa lại tiếng mỏ cốc cốc, đều đều.

Chàng vội dừng chân ngơ ngác nhìn quanh.

Tiếng mỏ đó cách xa trên hai dặm, rõ ràng của một nhà sư nào đó đang lúc tụng kinh.

Không chút ngần ngại, Văn Thiếu Côn tung mình phi thân lao vút trong mưa, bay về hướng đó, bụng nghĩ thầm :

- “Nếu có người tụng kinh ắt phải có chùa miếu. Ta có thể xin tạm trú một đêm để dưỡng sức, ngày mai lại lên đường”.

Hai dặm đường trôi qua, chớp mắt từ trong khu rừng thông trước mặt có ánh đèn le lói chiếu ra.

Chàng đinh ninh nếu không phải ngôi chùa thì cũng là một tòa cổ miếu nào đó. Nhưng khi đến gần thì mới biết là không đúng.

Nơi này chỉ là một căn nhà nhỏ, lợp lá, phên tre, nằm ẩn dưới một hang trông cao ngất nghêu.

Sau đó có nhiều căn nhà lá khác nối nhau kéo dài, lợp rất ngay ngắn, cửa phên đóng kín mít.

Trên cửa có treo một tấm biển đan bằng tre, có ba chữ lớn cũng dùng tre xếp lại. Nhìn kỹ ba chữ, chàng đọc :

“Vọng Tình lư”

Văn Thiếu Côn nhất thời không khỏi ngạc nhiên vì danh từ kỳ lạ này.

Chàng ngơ ngẩn nhìn kỹ xung quanh. Cứ như cảnh tượng người nếp nhà lá núp dưới bóng thông giữa khu rừng rậm, nơi đây quả là chỗ ẩn cư lý tưởng nhất.

Ánh đèn vẫn le lói xuyên qua cái khe chỗ của những tấm phên tre. Bên trong tiếng mõ vẫn điểm đều đều không ngớt.

Văn Thiếu Côn thầm đoán có lẽ người ẩn cư nơi đây là một kẻ ẩn sĩ muốn xa lánh cõi đời náo nhiệt hoặc một vị tu sĩ đang sống với tiếng kệ câu kinh.

Chàng muốn gõ cửa xin vào nhưng lại nghĩ bụng :

- “Nếu mình xông vào đường đột quá sẽ làm lỡ mất buổi kinh chiều của người ta, như thế quả là một hành vi thiếu lễ độ”.

Vì vậy nên chàng lẳng lặng đứng yên trước cửa hoặc thỉnh thoảng bước nhẹ nhẹ trên thềm chờ đợi.

Bên trong tiếng mõ “coong coong” vẫn dội đều. Quả nhiên kẻ này đang dồn hết tâm trí vào quyền kinh.

Thình lình tiếng mõ im, tiếng tụng kinh dứt hẳn.

Một lời nói rất nghiêm trang bỗng từ trong vọng ra rõ ràng :

- Buổi kinh chiều của lão phu đã dứt, người bạn nào đang chờ bên ngoài, xin cứ tự tiện bước vào trong nói chuyện.

Văn Thiếu Côn giật mình hoảng sợ, nghĩ thầm :

- “Ủa lạ nhỉ! Mình ngại phá rầy buổi kinh chiều của người nên đã cố gắng giữ yên lặng, đi lại hết sức dè dặt nhẹ nhàng, thế mà người ấy vẫn phát giác được, nhất là giữa lúc đang bận gõ mõ tụng kinh. Huống chi bên ngoài trời đang mưa gió, thông reo vù vù như sóng dậy, mà người ấy vẫn nghe được rõ ràng. Có lẽ vị này phải là một tay võ công siêu việt, bản lãnh đã vào hàng thượng đẳng rồi”.

Mải ngẫm nghĩ chàng lúng túng chưa biết trả lời ra sao?

Trong phòng lại có tiếng cười khà khà vọng ra :

- Ô hay, tại sao lặng thinh như thế? Có lẽ bạn muốn chờ lão phu ra rước vào sao?

Câu nói vừa dứt bỗng nghe tiếng áo quần phần phật, cánh cửa phên rít kẹt kẹt, một cụ già tác độ năm mươi đã đứng ngay tại ngưỡng cửa.

Văn Thiếu Côn vội vàng chấp tay vái dài một cái và cung kính nói :

- Thưa lão trượng, vãn sinh đi lầm đường bị lạc lối vào đây, đã làm rầy rà đến nếp sống thanh lịch của lão trượng, thật là đáng tội.

Ông ta liếc ngang một cái, đôi mắt chớp sáng ngời, ngắm nhìn chàng một lát rồi hỏi vấn tắt :

- Sao không nói đại ý muốn gì?

Văn Thiếu Côn đáp :

- Xin phép lão trượng cho nghỉ đỡ một đêm, sáng ngày mai sẽ đi ngay.

Ông già do dự một chập, lẩm nhẩm gật đầu nói :

- Hoàn cảnh đặc biệt, lão phu đồng ý cho bạn nghỉ nhờ một đêm, nhưng...

Ngừng một lát, lão nói tiếp :

- Nhưng... nếu bất luận đêm hôm nay có xảy ra điều gì bạn cũng không được hỏi han, tò mò hay nhúng tay vào đấy nhé! Nếu không bằng lòng, xin đi khỏi ngay nơi này lập tức.

Văn Thiếu Côn ngạc nhiên quá nhưng cũng không quan tâm suy nghĩ, cứ đáp :

- Vãn sinh xin tuân lời lão trượng, chỉ lo ngủ, chẳng quan tâm đến một điều gì khác nữa.

Ngoài miệng tuy đáp như thế để cho qua chuyện nhưng trong lòng chàng luôn luôn suy nghĩ thắc mắc :

- Một người tu sĩ ẩn cư trong núi, đã xa lánh sự đời rồi mà trong đêm khuya lại có điều gì xảy ra nữa đến nỗi phải căn dặn như vậy nhỉ? Lạ thật!

Thật là những câu nói của ông ta có vẻ gàn gàn mà cũng có vẻ thật tình.

Tuy nhiên vì tánh hiếu kỳ nổi lên chàng quả quyết :

- Ta cần dò xét sự thật ra sao, xem trong căn nhà này có điều gì bí mật.

Nếu lão này là người ẩn dật, tu hành thì ngày mai ta lên đường như đã dự định.

Nếu trái lại y có những hành vi bất chính, lẽ cố nhiên ta phải diệt trừ đúng như lời ân sư đã dặn.

Ông lão thấy chàng đã nhận lời tươi cười nói :

- Như vậy thì bạn hãy theo lão phu vào bên trong.

Nói xong ông rảo bước đi ngay vô nhà sau.

Bước theo vào nhà, thấy trong phòng bài trí tuy sơ sài nhưng tao nhã và sạch sẽ. Chính giữa nhà có đặt một cái bàn khá rộng. Trên bàn có một bệ cao thờ mấy vị tôn thần, nhưng không biết là vị thần nào.

Trước bàn có một đỉnh đồng khá kín. Trong đỉnh hương trầm đang tỏa lên ngào ngạt. Cạnh đó có đặt một nệm cỏ (bồ đoàn). Trên tường có treo một thanh kiếm dài. Ngoài ra chẳng còn bày biện một thứ gì khác.

Ông già vẫn chưa dừng bước, đi luôn ra sau.

Qua một sân hậu, ông chỉ vào một căn phòng nhỏ lợp lá, tường phên tre, cửa đóng hờ nửa khép nửa mở.

Chỉ vào căn phòng ấy, ông lão nói :

- Trong phòng này không có giường ghế bàn tủ gì cả. Đó chỉ là một nơi dùng chứa củi. Tuy nhiên nhờ có nhiều cỏ khô nên nằm rất êm và ấm lắm.

Phiền bạn nghỉ tạm một đêm.

Vừa nói vừa đưa tay đẩy cánh cửa và dặn thêm :

- Trên kệ có bọc lương khô để sẵn. Hay có đói lòng cứ lấy mà dùng tự nhiên.

Văn Thiếu Côn luôn miệng cảm ơn.

Dặn xong ông lão quay đi ra liền. Nhưng Văn Thiếu Côn gọi lớn :

- Lão trượng! Vãn sinh chưa hân hạnh được biết đại danh của lão trượng.

Ông lão nhìn chàng, nói :

- Khi bạn mới bước chân vào nhà có thấy tấm biển treo trước cửa không?

Chàng gật đầu đáp :

- Có, vãn sinh có nhìn thấy. Trên ấy có mấy chữ, hình như là “Vọng Tình lư”.

Ông lão gật đầu, nói :

- Phải, bạn nhớ đúng đấy. Lão phu là “Vọng Tình lư chủ”.

Lời nói có vẻ rầu rầu không được hồn nhiên vồn vã như lúc nãy, hình như có một ẩn tình gì bí mật bên trong.

Văn Thiếu Côn chẳng những ngạc nhiên vì cái tên Vọng Tình lư rất quái gở mà ngoài ra thái độ của Vọng Tình lư chủ càng lạ lùng hơn, khiến ai tiếp xúc cũng phải nghi ngờ thắc mắc.

Dưới ánh đèn, chàng để ý nhìn gương mặt của Vọng Tình lư chủ.

Ông ta mắt sáng mày rậm, mồm rộng mũi thẳng, cằm vuông, trông rất hiên ngang quắc thước. Ngày còn trẻ tuổi có lẽ phải là con người rất phong lưu tiêu sát.

Tuy nhiên, nhận xét cho kỹ thấy trên làn trán rộng và sau khóe mắt vành môi có ẩn nhiều vết nhăn, nơi lông mày vương vấn một khí sắc ưu sầu, có lẽ trong cuộc đời tình cảm cũng không được phong lưu cho lắm.

Sau khi nhìn kỹ tướng mạo, Văn Thiếu Côn nghĩ đến danh từ của ông lão, bỗng buồn cười, tủm tỉm nói :

- Thưa lão trượng, cháu thấy tên của lão trượng có vẻ kỳ quái khác thường.

Vọng Tình lư chủ tỏ vẻ ngạc nhiên hỏi :

- Kỳ quái chỗ nào, ông bạn nói rõ xem thử.

Chàng cảm thấy hối hận vì nói lỡ lời, đỏ mặt nhìn xuống đất. Tuy nhiên chàng nghiêm giọng nói lại :

- Vãn sinh không phải nói danh từ của lão tiền bối là kỳ quái, nhưng mà...

Ngập ngừng một lát, chàng nói luôn :

- Nhưng giữa danh dự và hoàn cảnh, thực tế có vài điểm không được phù hợp cho lắm.

Ông lão hỏi :

- Không được phù hợp ở chỗ nào bạn cứ nói đi.

Văn Thiếu Côn đưa tay chỉ khắp bốn phía trong ra ngoài để phân bua nói lớn :

- Nơi đây thông mọc um tùm, lá che kín cả. Ngay lúc ban ngày, bóng mặt trời cũng chưa hẳn xuyên qua được thì làm sao mà nhìn được ánh sao đêm. Như thế cái tên Vọng Tình lư chẳng phải là kỳ quái lắm sao?

Vọng Tình lư chủ gật gù rồi hòa hoãn nói :

- Điều đó bạn trách cũng phải, nhưng có điểm đặc biệt là lão phu chỉ cần nhìn một vì sao mà thôi!

Nói xong ông ta nắm tay phải Văn Thiếu Côn chạy ra phía sau chỉ một chiếc ghế đá, đặt trên một tảng đá khá to.

Vì trời mới mưa, mặt đá trủng chứa đầy cả nước. Hình như chẳng để ý gì hết, Vọng Tình lư chủ cứ điềm nhiên ngồi xuống rồi đưa tay chỉ lên trời cao nói một cách thân mật và tha thiết :

- Này ông bạn nhỏ, cứ ngồi nơi đây mà nhìn lên, chắc bạn cũng thấy một ngôi sao lớn đang nhấp nháy nơi lưng trời. Tia sáng rực rỡ của nó có thể làm cho bạn hoa cả mắt, nhưng khi đã quen rồi bạn không thể nào quên được nữa.

Tâm tình ông ta như bị khích động lẩm bẩm nói luôn :

- Đêm nào trời tạnh ráo, lão phu cũng ngồi đây suốt cả đêm trường, mê say ngắm nhìn ngôi sao sáng ấy. Lão nhìn mãi cho đến khi trời sáng, ngôi sao không còn trông thấy nữa mới thôi.

Văn Thiếu Côn đưa mắt nhìn theo ngón tay ông lão thấy trong đám cành cây rậm rạp um tùm kia, tựa hồ như từ dưới lên trên có khoét một lỗ dài thẳng tắp, lớn bằng một nắm tay.

Nhìn theo con đường ấy, rõ ràng có một vì sao sáng chói đang chớp nhoáng trên bầu trời đen vẫn còn mây mù.

Chàng mỉm cười hỏi :

- Chẳng hay lão tiền bối nhìn ngôi sao nào?

Lão đáp :

- Sao Chức nữ.

Rồi ông cứ lẩm bẩm đọc mãi nho nhỏ với một giọng tha thiết và trìu mến :

- Chức nữ, sao Chức nữ.

Từ lúc mới gặp gỡ, qua những lời nói chuyện cùng Vọng Tình lư chủ, Văn Thiếu Côn nhận thấy trong cuộc đời của ông hình như có một điều bí ẩn không được như ý. Chính những chuyện rắc rối ấy không may ấy đã ảnh hưởng rất nhiều đến tánh tình và hành động của ông ta bây giờ.

Chàng muốn biết vì sao ông lại thích ngắm sao, mà chỉ thích một ngôi sao Chức nữ. Riêng tên sao cũng đã tượng trưng một cái gì đặc biệt, lý do của bao sự sầu đau xáo trộn trong cuộc đời ông.

Chỉ một yếu tố này đã giúp chàng dám quả quyết là vị lão trượng này, lúc còn niên thiếu đã bị đau khổ nhiều trên tình trường.

Còn đang suy ngẫm bỗng nhiên ông già nói tiếp :

- Lão phu chỉ thích riêng một vì sao này. Đối với bao nhiêu sao khác, lão căm hận vô cùng. Nếu có thể được, lão phu sẽ đem tất cả sao trên vòm trời mà dập nát hết, chỉ dành lại một sao Chức nữ mà thôi.

Trong lúc tâm tư xúc động, hình như lâu lắm mới gặp được tri kỷ, Vọng Tình lư chủ quả quyết nói :

- Chẳng giấu gì bạn, lão phu này họ Thời, tên là Tư Tình.

Nghe giọng nói run run vì cảm động, Văn Thiếu Côn khẽ liếc nhìn thấy đôi mắt lão rươm rướm lệ. Lòng chàng cảm thấy bùi ngùi thương cảm và tự thấy ân hận vì mình vô tình làm khơi động những kỷ niệm đau lòng của đời ông.

Chàng vội chắp tay vái dài và nói lảng sang chuyện khác :

- Vãn sinh rất hân hạnh được lão tiền bối chiếu cố cho tạm ngủ một đêm. Bây giờ cũng đã khuya rồi, xin phép được đi nghỉ.

Thời Tư Tình buồn buồn khẽ gật đầu nói :

- Thôi, bạn đi nghỉ kẻo mệt. Đáng tiếc đêm nay trời mưa rừng đêm u ám không tiện ngồi lâu để ngắm sao cùng lão phu được nhiều thời giờ sao.

Nói đến đây giọng ông trở nên run run như muốn khóc.

Thật không ai ngờ con người đó chừng ấy tuổi mà đa cảm đa sầu. Văn Thiếu Côn nghĩ thầm :

- “Hay là ông lão đã điên rồi chăng? Nếu quả vậy, ta không nên nói chuyện nhiều”.

Rồi chàng thủng thỉnh quay vào phòng để nghỉ.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui