Trong ngắn hạn Lương An không muốn khai chiến với nước Thịnh mà muốn tập trung đánh vào hướng nước Lương.
Quân Lương bắt đầu di chuyển ngay sau khi Lương An ban hành mệnh lệnh cho các doanh.
Hiện tại lực lượng tuyến đầu của nước Lương gồm ba đại doanh Bắc Lương, Liên Đông và Đông Hải.
Lương An không định điều động họ bây giờ vì dễ gây sự chú ý của hai nước kia.
Vì thế mà lực lượng được điều động đi lần này là của Lạc Thành, Nam Giang.
Những đại doanh này hiện tại đang nằm phía trong nội địa cho nên việc biết được hành động của họ sẽ mất thời gian hơn so với 3 đại doanh bên ngoài.Thần Võ Doanh cũng không được điều động khi mà Lương An quyết tâm cho họ thời gian để tăng cường lực lượng cho đến khi đủ 10 vạn thì thôi.
Lực lượng của Thần Võ Doanh sẽ để cho những chiến dịch dài ngày ở nước Thịnh nơi có địa hình thích hợp cho những trận đánh lớn.Hai đại doanh của nước Lương cũng không điều tất cả lực lượng đi mà chỉ điều một nửa tức là chỉ có 3 vạn người ở cả hai doanh được điều đi.
Lực lượng này không di chuyển theo đường bộ mà đi về phía đông rồi được các tàu vận tải ở Cảng Bạch Sa chở lên phía bắc.
Cảng Bạch Sa bây giờ đã chuyển hẳn thành cảng vận tải và buôn bán.
Trụ sở cũ của Trấn Hải Doanh đã được di rời đi Cảng Nam Hải từ mấy năm trước rồi.
Hiện tại ở đây chỉ toàn các tàu chuyên chở cùng với một ít tàu chiến cỡ nhỏ để bảo vệ khu vực bến cảng khi cần mà thôi.
Lực lượng phòng vệ ở đây chủ yếu vẫn là phòng về trên bộ từ trên các tháp canh.Vì chỉ có 3 vạn người cho nên không cần quá nhiều tàu.
Những tàu vận tải này đều là tàu chở muối cho nên khoang rất rộng mỗi tàu chở được 400 lính bộ binh trang bị đầy đủ cho nên chỉ cần có 8 tàu là đã chở được hết 3 vạn người.
Hành trình cũng chỉ kéo dài có 7 ngày là đã đến được cảng Nam Hải.
Họ tạm thời được đóng quân ở đây cho quen với điều kiện thời tiết cũng như đợi bố trí chính thức của Lương An.Vậy là tính cả quân số thường trực ở cảng Nam Hải thì quân Lương ở đây đã có 4 vạn.
Cộng thêm 5 vạn ở Đông Hải Doanh đóng ở gần cảng Thiên Đông nữa là có 9 vạn người.
Lực lượng này tính ra là hơi ít so với những lần điều quân gần đây của nước Lương khi mà 2 lần gần nhất đều có trên 15 vạn quân được huy động.Từ cảng Nam Hải đi đường bộ thì mất khoảng 5 ngày là đên cảng Thiên Đông do tuyến đường mới đã được xây dựng xong còn đi theo đường biển thì mất 3 ngày.
Từ cảng Thiên Đông đi về hướng tây bắc khoảng 7 ngày theo hạ lưu sông Liên Giang là sẽ đến được thành Giang Đô.
Tuy nhiên dọc đường ngày có ít nhất 20 thành trì vững chắc của nước Giang làm các tuyến phòng ngự cho thành Giang Đô.
Dọc theo sông Liên Giang cũng có hàng loạt các thuỷ trại vòng ngoài để bảo vệ cho kinh thành nước Giang.
Lương An chưa định tấn công thành Giang Đô do chắc chắn nuốt không trôi được miếng lớn này.Lương An dự định sẽ dùng lực lượng này đi ngang theo hướng tây, đi vòng qua vùng Hạ Liên rồi hợp quân với Liên Đông Doanh đánh từ phía nam lên vượt qua lưu vực sông Đông Giang còn lại của nước Giang để đáng thành Giang Hải.
Mục tiêu rất rõ ràng là xẻ nước Giang ra làm hai khi cắt đứt hoàn toàn liên hệ trên bộ với vùng bán đảo.
Từ bao nhiêu đời này bất cứ khi nào tấn công nước Giang thì nước Thịnh và cả nước Lương đều muốn làm điều này.
Tuy nhiên là chưa có lần nào hai nước thành công.
Đến cả chiến dịch đột kích bất ngờ của nước Thịnh trước kia cũng bỏ qua nơi này chứ không hề muốn công hạ Giang Hải.Thành Giang Hải có thế mặt nhìn ra sông lưng tựa vào núi là thế phòng thủ vô địch.
Từ ngày được xây dựng đến nay chưa một lần nào thất thủ.
Quân sỹ trong thành lúc nào cũng có từ 4 đến 7 vạn người.
Chỉ cần có biến thì quân từ trong nội địa đi ra chỉ mất 2 ngày còn quân từ vùng bán đảo đổ xuống cũng chỉ mất từng ấy thời gian.
Sau lần trước bị vượt qua thì hiện tại bến tàu bến dưới thành Giang Hải cũng không còn là một nơi dễ bị tấn công nữa khi có một lực lượng thuỷ quân thường trực của nước Giang ở đây với 50 tàu chiến cùng với hệ thống tháp canh cùng một doanh trại bên ngoài phòng thủ.Nơi đây bây giờ chẳng khác nào cảng Nam Hải của nước Lương nhưng với quy mô lớn hơn nhiều.
Muốn công hạ được nơi này thì lực lượng mà Lương An huy động hiện tại vẫn là chưa đủ.
Và Lương An cũng không định dùng sức mạnh đánh nơi này mà vẫn tiếp tục dùng chiến lược vây lấn.
Quân Lương sẽ tấn công tất cả những khu vực xung quanh thành Giang Hải rồi cách ly nơi này với phần còn lại của nước Giang.Đúng theo kế hoạch đầu mùa đông năm Thái Bình thứ 13 quân Lương từ Đông Hải Doanh bắt đầu hành quân đi ngang theo hệ thống doanh trại của Đông Hải Doanh và Liên Đông Doanh đi về phía tây rồi tập hợp với lực lượng chính của Liên Đông Doanh tiến lên phía bắc.
Vùng cuối cùng của lưu vực sông Đông Giang là vùng dòng chính của sông Đông Giang chảy.
Chiều rộng lòng sông có chỗ rộng đến hơn 2 dặm.
Cách duy nhất có thể vượt sông chỉ có thể dùng tàu vận tải chở qua.
Vì thế mà lực lượng nước Lương đánh ngược từ phía nam lên dọc theo cả hai lưu vực sông Liên Giang và Đông Giang để mở đường thuỷ.Tất cả các thuỷ trại vòng ngoài của nước Giang đều bị quân Lương nhổ bỏ dọc theo đường tiến quân.
Lực lượng tàu vận tải đi ngược từ phía Liên Cực cảng lên cùng với đội tàu ở khu vực Bình Giang, Đông Giang đều đi theo sau quân bộ để hỗ trợ.
Tất nhiên là từ Liên Cực Cảng ngược dòng sông Liên Giang lên thì mất nhiều thời gian hơn nhiều do thế nước ngăn cản tố độ di chuyển của tàu thuyền.
Phía Bình Giang thì thuận lợi hơn nhiều do xuôi dòng.
Tuy nhiên ở Bình Giang đều là những tàu cỡ nhỏ chỉ chở được vài chục đến 100 người là cùng.
Cho nên muốn dựa vào họ để chuyển người vượt sông là rất mất thời gian.Quân Lương tiến quân được 5 ngày thì nước Giang bắt đầu phản ứng lại.
Nước Giang phát hiện ra đội tàu nước Lương đi ngược dòng sông Liên Giang lên trước vì thuỷ trại trên sông Liên Giang nhiều hơn cũng như có lực lượng đông đảo hơn.
Vì thế mà đội tàu của nước Lương bị chặn lại khá sớm so với đội ở phía sông Đông Giang.
Lương An chỉ còn cách là để cho đội này làm nhiệm vụ vận tải vòng ngoài do không có cách nào để chuẩn số tàu này sang sông Đông Giang được.Trong khi đó thì phía sông Đông Giang đội tàu cỡ nhỏ kia bắt đầu đưa các lực lượng đầu tiên của nước Lương sang sông Đông Giang.
Họ không phải bộ binh hay kỵ binh mà là một lực lượng của Công Bộ nước Lương làm cầu nổi vượt sông.
Hiện tại đang là mùa đông nước sông cao nhưng không chảy xiết mà dòng chảy khá hiền.
Vì thế mà việc làm cầu nổi không mấy khó khăn.
Đội tàu vận chuyển này giúp cho người của Công Bộ thiết lập được 3 cây cầu nổi vào những đoạn khá hẹp ở cuối lưu vực sông Đông Giang.
Gọi là hẹp nhưng những đoạn này cũng rộng đến cả dặm.
Tức là gấp đôi so với những chỗ mà nước Lương trước đó xây cầu.Bộ binh của Liên Đông Doanh tiến hành bảo vệ cho khu vực thi công cầu nổi.
Sau 5 ngày thì cầu nổi được thi công xong, tuy nhiên vì là cầu nổi cho nên không thể hành quân ồ ạt lên cầu được mà phải chia lực lượng ra đi từ từ qua cầu nếu không thì sẽ gây sập và toàn quân sẽ bị chìm xuống nước.
Việc hành quân của nước Lương bị chậm hơn hẳn dù dùng cả đường thuỷ để chở quân qua sông.
Vì thế mà quân ở Đông Hải Doanh đang tác chiến một mình ở phía đông mà không nhận được sự hỗ trợ nào.
Minh Võ đang rất cố gắng khi mà nước Giang bắt đầu đưa quân ra tấn công dưới sự chỉ huy của hai người Triệu Thường.Cũng vì gặp tình huống như vậy cho nên Lương An quyết định huy động thêm Hắc Long Quân đánh từ phần biên giới chạc ba vào.
Hắc Long Quân sẽ đi ngang theo bờ bắc sông Đông Giang để hội quân cùng với lực lượng của Liên Đông Doanh.
Đông Hải Doanh lúc này có thêm 3 vạn người hỗ trợ cho nên quân số của họ là 8 vạn đủ để chiến đấu cho đến lúc có lực lượng hỗ trợ đến kịp.
Tuy nhiên thiệt hại đang dần tăng lên ở phía này do một mình Minh Võ không thể nào đấu lại hai người Triệu Thường đặc biệt là Lĩnh Vực của Đại Hình Ngạc ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc chiến.Vì thế mà Hắc Long Quân buộc phải tăng tốc hành quân đánh thật nhanh vào bên trái vùng eo đất chỉ rộng trăm dặm của nước Lương.
Trong khi họ còn đang tiến quân thì lực lượng của Liên Đông Doanh cũng vượt sông thành công rồi tiến từ phía nam lên đánh về phía thành Giang Hải.
Lực lượng tàu chuyên chở cỡ nhỏ ở Bình Giang vẫn tiếp tục xuôi theo dòng sông đến cuối lưu vực.
Nơi cuối cùng đó cũng chính là thành Giang Hải.Nước Lương tấn côn từ ba hướng về thành Giang Hải thì chỉ có hướng đông là bị chặn còn hướng nam và hướng tây thì đều thuận lợi sau quá trinh đầu tiên khó khăn.
Đặc biệt là Hắc Long Quân họ tiến rất nhanh và nhanh chóng đánh đến eo đất của nước Lương.
Eo đất này chỉ rộng trăm dặm cho nên chỉ mấy một ngày là Hắc Long Quân đã chiếm được toàn bộ vùng này và cắt đứt liên hệ từ nước Giang đến vùng bán đảo trên bộ.Vì đang giao chiến ở phía đông cho nên nước Giang cũng không có đường để gửi quân tiếp viện đến thành Giang Hải mà chỉ có cách đi đường biển.
Vì thế mà từ ngoài bán đảo cũng như từ phía trong nước quân Giang được vận chuyển theo đường biển đến bên cảng ở thành Giang Hải.
Mọi hoạt động dân sự ở nơi này đều bị ngừng.
Người dân cũng được lệnh vào thành ngay lập tức để đản bảo an toàn cho bản thân.
Tất cả khu nhà cửa dân sự cũng như hàng quán ở khu vực cầu cảng đều bị phá bỏ để dọn chỗ cho một lực lượng lớn nước Giang cập bờ.Từ ngoài bán đảo có 4 vạn quân được đưa xuống.
Từ trong nước Giang có thêm 7 vạn quân nữa được chuyển vào dưới sự chỉ huy trực tiếp của Giang Hạo.
Trong khi đó thì hai người Triệu Thường ở phía đông cũng nhận được lệnh là không cần đến tập hợp và cố gắng gây ra thiệt hại tối đa cho quân Lương.Chiến trường phía đông trở nên khốc liệt hơn và Diệp Tinh Hà đã phải đến đây để giảm thiểu thiệt hại cho lực lượng của Đông Hải Doanh.
Còn Lương An thì chỉ huy quân từ Liên Đông Doanh đánh về phía thành Giang Hải từ phía nam.
Hiện tại quân Lương đã đến được trước thành Giang Hải và lực lượng tàu vận tải đang tiến hành chở quân sang sông để chuẩn bị công thành.
Doanh trại phía ngoài thành Giang Hải của nước Giang cũng đã cho quân ra chặn đánh nhưng đối thủ của họ là Lương An cho nên không có một ai quay về được.Sau khi Lương An xuất chiến thì nước Giang không cho quân ra ngoài nữa mà tập trung hoàn thành việc đổ bộ rồi chia quân ra hình thành thế một thành một trại trong ngoài bảo vệ lẫn nhau.
Tổng quân số của quân Giang tập trung về Giang Hải hiện tại là 18 vạn người cộng thêm 70 tàu chiến có thể hỗ trợ dưới nước.
Quân Giang đưa lực lượng tàu chiến này vào nhằm mục đích phá huỷ đội tàu vận tải của nước Lương để quân Lương không có cách nào rút lui.
Ý đồ của Giang Hạo rất rõ ràng là không định quyết chiến đến cùng ở nơi này.Thật ra Lương An cũng tính đến vấn đề này rồi khi mà đội tàu chiến của nước Lương cũng đã xuất phát từ ngoài biển.
Quãng đường đi vòng của họ rất xa cho nên hiện tại chắc là phải thêm vài ngày nữa họ mới đến được khu vực tác chiến.
Tàu của nước Lương chưa bao giờ đi lên quá xa phía bắc cho nên việc xác định hướng đi cũng cũng tránh các khu vực có thuỷ quân nước Giang canh phòng đều là nhờ vào bản đồ của thương nhân Hải Quốc đến nước Giang buôn bán.
Cảng ở thành Giang Hải là một trong những cảng lớn nhất nước Giang cho nên không ai bằng những thương nhân này về khoản biết rõ đường đi đến đây..