8.
Luận về đạo thầy trò* Những mối quan hệ lớn (ngũ luân) trong đời người tính ra chỉ có năm, tức là vua - tôi, cha - con, anh - em, vợ - chồng, bạn bè.
Cha sanh, thầy dạy, vua nuôi, ba mối quan hệ này tương đương nhau, sao trong Ngũ Luân chẳng kể đến thầy; chẳng biết rằng thầy có đức tánh giáo huấn ta thành người nên thầy cũng như cha.
Kế đến, có công khuyên dụ, khen thưởng, khuyến khích để ta được thành tài nên thầy cũng như anh.
Vì thế, Mạnh Tử nói: “Thầy là cha anh”.
Tiếp đó, thầy khiến ta mở mang, đôi bên cùng được lợi ích như hai vầng trăng chiếu lẫn nhau, hai tay vịn vào nhau nên thầy cũng như bạn (Trong chữ Bằng Hữu, Bằng gồm hai chữ Nguyệt ghép lại; chữ Hữu giống như hai tay vịn vào nhau).
Bởi thế nhà Phật hay nói: “Tầm sư phỏng hữu” (tìm thầy kiếm bạn).9.
Luận về Giới Luật* Pháp môn dù nhiều, nhưng tất cả gồm trọn chẳng sót trong ba môn Giới - Định - Huệ.
Vì thế kinh Lăng Nghiêm nói: “Nhiếp tâm là Giới, do Giới sanh Định, do Định phát Huệ.
Do vậy gọi là Tam Vô Lậu Học”.
Nhưng trong ba môn này, chỉ có Giới là trọng yếu nhất.
Bởi lẽ, trì giới chính là chẳng làm các điều ác, vâng làm các điều thiện.
Hạnh ấy gần với Phật, tâm ấy chẳng đến nỗi trái nghịch với Phật.Vì thế, trong kinh Phạm Võng, đức Như Lai vì chúng sanh nói lời bảo chứng rằng: “Ta là Phật đã thành, các ông là Phật chưa thành.
Nếu tin được như vậy thì giới phẩm đã đầy đủ”.
Ngài còn nói: “Chúng sanh nhận lãnh giới của Phật là nhập vào địa vị Phật; địa vị đã giống như Đại Giác rồi, thật sự là các con của Phật”.
Vì vậy, một pháp Trì Giới chính là đạo trọng yếu đệ nhất để siêu phàm nhập thánh, liễu sanh thoát tử vậy.* Chữ Luật chẳng chỉ riêng những hành vi thô phù mà thôi; nếu chẳng chú trọng lòng kính, giữ gìn lòng thành thì vẫn là phạm luật.
Nhân quả là cốt tủy của Luật.
Ai chẳng biết nhân quả và khinh mạn nhân quả đều là phạm luật.
Người niệm Phật khởi tâm động niệm thường phù hợp với Phật thì Luật, Giáo, Thiền, Tịnh đều cùng thực hành cả..