Ấn Quang Ðại Sư Gia Ngôn Lục


13.

Luận về xá-lợi* Xá-lợi là tiếng Phạn, Hán dịch là “thân cốt” (xương nơi thân), hoặc dịch là “linh cốt” (xương thiêng), do sức Giới - Định - Huệ của người tu hành tạo thành, chứ chẳng phải do luyện Tinh - Khí - Thần mà được.

Đấy chính là biểu tượng tâm hợp với đạo, tâm hợp với Phật vậy, chẳng phải chỉ chết đi đem thiêu mới có, mà [ngay khi còn sống] xương, thịt, tóc nơi thân đều có thể biến thành xá-lợi cả.Xưa có vị cao tăng nhân tắm gội mà được xá-lợi.

Ngài Tuyết Nham Khâm thiền sư cạo đầu, tóc biến thành xá-lợi.

Lại có người chí tâm niệm Phật, trong miệng có xá-lợi.

Lại có người khắc in sách Long Thư Tịnh Độ, tìm được xá-lợi trong bản khắc.

Lại có người thêu hình Phật, thêu kinh, nơi mũi kim đâm xuống liền được xá-lợi.

Lại có người chết đi, đem thiêu, xá-lợi vô số, môn nhân ai nấy đều được; có một người đi xa chưa về kịp, đến lúc trở về cúng quải trước tượng, cảm khái đau buồn, liền nhặt được xá-lợi trước tượng.

Ngày thiêu hóa Trường Khánh Nhàn thiền sư, trời nổi trận gió lớn, khói tỏa xa ba, bốn mươi dặm.

Khói bay đến đâu, chỗ đó đều có xá-lợi, nhặt gom lại được hơn bốn thạch.

Nên biết rằng xá-lợi do đạo lực cảm thành, kẻ luyện đan chẳng biết nguyên do cứ ức đoán lầm lạc là do Tinh - Khí - Thần cảm thành.14.

Luận về tý hương* “Tý hương” là đốt hương trên cánh tay.

Linh Phong lão nhân (tổ Trí Húc Ngẫu Ích) hằng ngày trì hai kinh Lăng Nghiêm, Phạm Võng, nên ngài thường đốt hương.

Chỉ vì hết thảy chúng sanh không ai chẳng tiếc thân mạng, bảo trọng thân mình; đối với những loài khác thì giết thân chúng, ăn thịt chúng, tâm càng vui vẻ, còn mình bị muỗi đốt, gai đâm sẽ khó chịu đựng được.

Trong các kinh Đại Thừa như Pháp Hoa, Lăng Nghiêm, Phạm Võng v.v.., đức Như Lai khen ngợi khổ hạnh, dạy đốt thân, cánh tay, ngón tay để cúng dường chưtý hươPhật hòng đối trị tâm tham và tâm yêu tiếc, bảo trọng tự thân.

Trong lục độ, pháp này thuộc về Bố Thí Độ.Bố thí có nội, ngoại bất đồng.

Ngoại bố thí là quốc thành, vợ con, nội bố thí là đầu, mắt, tủy, não.

Đốt hương, đốt thân đều gọi là Xả, phải chí tâm khẩn thiết, ngưỡng mong Tam Bảo gia hộ, chỉ mong mình lẫn người nghiệp tiêu, huệ sáng, tội diệt, phước tăng (nói là mình - người, nhưng thật ra là vì mình.

Lại đem công đức ấy hồi hướng cho pháp giới chúng sanh, nên gọi là mình - người); trọn chẳng được mảy may khởi tâm cầu tiếng tăm, cầu phước lạc nhân thiên thế gian, chỉ vì trên cầu Phật đạo, dưới hóa độ chúng sanh mà làm thì công đức sẽ vô lượng, vô biên, chẳng thể nghĩ bàn.

Đấy gọi là tam luân thể không , bao gồm trọn vẹn tứ hoằng thệ, do tâm nguyện nên công đức rộng lớn, do tâm nguyện nên chóng đạt được quả báo.Nếu như tâm chuộng hư danh, đem cái tâm chấp trước mà bắt chước hành hạnh trừ khử chấp trước thì đừng nói là đốt hương trên cánh tay, dù đốt cả toàn thân vẫn chỉ là khổ hạnh vô ích.

Ấy là vì do tâm chấp trước, vì mong được danh dự, chẳng hiểu nghĩa lý tam luân thể không, mà cũng chẳng gồm trọn bốn hoằng thệ nguyện; khiến pháp phá trừ thân kiến của Như Lai trở thành pháp khiến thân kiến càng thêm kiên cố.

Tội phước do tâm mà chia, quả báo do tâm mà khác.

Vì thế, kinh Hoa Nghiêm nói: “Bò uống nước thành sữa.

Rắn uống nước thành nọc độc.

Kẻ trí học thì chứng Niết Bàn, người ngu học đến càng tăng thêm sanh tử!”* Tâm Bồ Tát hệt như thái hư, không gì là chẳng bao quát, vì muốn lợi lạc chúng sanh nên bày mọi phương tiện, trước là dùng dục để lôi kéo, sau mới khiến nhập Phật trí.

Chớ dùng tri kiến phàm phu để suy lường lầm lạc.

Vì các ngài đã chứng Pháp Nhẫn, trọn không còn có nhân - ngã, chỉ muốn nhiếp thọ hết thảy chúng sanh vào biển pháp đại giác của Như Lai.

Nếu so đo, tính toán sẽ thuộc về tình kiến, chẳng thể ngầm khế hợp với đạo vô nhân ngã.Nói “bố thí đầu, mắt, tủy, não” là sự thật, còn nói [bố thí cả] kỹ nữ, thể nữ...!chẳng qua là để diễn tả tâm bố thí rộng lớn của Bồ Tát, chớ vì từ hại ý, chấp chết lời nói.

[Nếu chấp câu nguyện] “nguyện kỹ nữ đầy dẫy trong a tăng kỳ thế giới” [là sự thật] thì biết an bài họ vào đâu đây? Câu nói ấy hiển thị Bồ Tát bỏ cả trong lẫn ngoài, trọn chẳng tham tiếc, trong thì bỏ cả đầu, mắt, tủy, não, ngoài thì bỏ quốc thành, vợ con, chẳng sanh tham chấp với bất cứ một pháp nào.

Vì thế, ở trong sanh tử chỉ mình Bồ Tát được giải thoát.Những kẻ nhận bố thí kia do được nguyện lực của Bồ Tát nhiếp trì nên sẽ ngay trong lúc này hoặc trong đời sau không kẻ nào chẳng đích thân được hưởng lợi ích, liễu sanh thoát tử; như vua Ca Lợi cắt chặt thân thể [Nhẫn Nhục tiên nhân], sau này trở thành người được [Phật] độ đầu tiên là ngài Kiều Trần Như.

Phàm phu tiểu tri tiểu kiến há có thể suy lường được tâm đại Bồ Đề lượng như thái hư ư?Phải biết rằng: phàm phu chưa đắc Pháp Nhẫn, trong tâm ngưỡng mộ đạo Bồ Tát, nhưng hành sự phải thuận theo lý thường của phàm phu, nếu không sẽ có thể gây trở ngại cho việc gìn giữ, duy trì đạo pháp.

Nếu chưa chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn, dù chẳng duy trì pháp đạo, cũng chẳng nên học theo Bồ Tát bỏ đầu, mắt, tủy, não v.v...!bởi tự lực chẳng đủ, chẳng kham nhẫn thọ, cả mình lẫn người đều chẳng được lợi ích gì cả.

Phàm phu cứ căn cứ theo những điều phàm phu có thể làm được mà làm thì mới nên..


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui