Ảo Tưởng Hôn Nhân


Đổng Du nói:
- Tớ cảm thấy cậu sẽ nhận được một chiếc điện thoại mới một ngày gần đây.
Đấy là Đổng Du đoán như vậy. Trên thực tế, chiếc điện thoại mới đang ở trên đường rồi. Giang Yến Ni và Đổng Du vừa nói chuyện xong thì người chuyển phát nhanh đến.
Đây là tình tiết thường gặp trong các bộ phim thần tượng, cũng chẳng phải chưa từng có trong các “thiên tình sử” của cô. Mỗi lần đều khiến áu trong người cô như sôi sục. Đàn bà quả nhiên là những động vật yêu vật chất.
Hơn nữa cái điện thoại lại rất đẹp, đúng nhãn hiệu và màu sắc mà cô yêu thích. Càng lớn tuổi, dường như Giang Yến Ni càng yêu thích những màu sắc trẻ trung, chỉ có những cô thiếu nữ mới thích mặc một “cây đen xì”, bởi vì sự thanh xuân không thể bị che lấp bởi màu sắc.
Điều khiến cho cô cảm động đó là Trịnh Tuyết Thành vẫn còn nhớ sở thích của cô.
Ngày nhận được chiếc điện thoại mới, Trịnh Tuyết Thành không hề gọi đến. Đến tận chiều tối mà vẫn chẳng thấy động tĩnh gì. Giang Yến Ni chợt phát hiện ra rằng mình đang chờ đợi.
Chờ đợi lại một lần nữa chìm vào trong vòng xoáy để không bao giờ có thể quay trở lại được.
Có lẽ là vậy.
Cũng có thể không phải như vậy. Chẳng phải có rất nhiều “lãng tử” đã quay đầu lại hay sao?
Đổng Du nói rất hay:
- Cậu chỉ là bị khát vọng chinh phục của mình kiểm soát rồi. Mỗi người đàn bà đều tin rằng mình là bến đỗ cuối cùng của đàn ông, cho dù có là một “lãng tử” bẩm sinh thì cuối cùng cũng sẽ vì cậu mà thay đổi, đây chính là nguồn dũng khí để cậu quay trở lại “giang hồ”.
Ai bảo phụ nữ có bầu sẽ trở nên ngu ngốc? Đổng Du đã là vợ, là mẹ, giờ bỗng nhiên trở nên cực kì thông minh, tâm trạng giống như một con linh dương đang chạy tung tăng trên đồng cỏ non.
Điều này chẳng có gì lạ cả, bất kì người phụ nữ nào tỏ ra sáng suốt khi phân tích tình cảm của người khác, nhưng họ lại cực kì hồ đồ khi phân tích tình cảm của mình.
Giang Yến Ni tha thứ cho cái đầu hồ đồ của mình, cô bắt đầu mày mò chức năng của chiếc điện thoại mới, tải về rất nhiều bản nhạc chuông ưa thích.
Bản nhạc mà cô cài đặt làm chuông báo điện thoại chẳng thấy vang lên.
Trước khi đi ngủ, Giang Yến Ni mới chợt sực tỉnh. Trịnh Tuyết Thành là ai? Cái phương pháp lạt mềm buộc chặt này anh ta thành thạo hơn ai hết.

Thế là Giang Yến Ni tắt máy, đi ngủ, cả đêm không mộng mị.
* * *
Sáng hôm sau Giang Yến Ni mở máy lên, thấy có hai tin nhắn, một là của Trịnh Tuyết Thành, một là của Chu Tiểu Hổ.
Trịnh Tuyết Thành nhắn: “Em tắt máy rồi hả cưng?”
Giang Yến Ni rùng mình, toàn thân nổi gai ốc. Cách xưng hô nghe đến ghê. Đã mười năm rồi cô không được ai gọi như vậy. Xem ra cái gã Trịnh Tuyết Thành này đúng là hết thuốc chữa rồi!
Chu Tiểu Hổ nhắn: “Anh bị Phùng Hán Trân bắt trói rồi. Cô ta nói nếu anh không lấy cô ta, cô ta sẽ đi chết, anh biết làm sao bây giờ?!!!”
Một câu hỏi, ba cái chấm thang. Chu Tiểu Hổ đã coi Giang Yến Ni là bồ tát để mà cầu xin, tưởng rằng cứ thành tâm là ước nguyện của mình sẽ linh nghiệm.
Hôm nay là chủ nhật, Giang Yến Ni có hẹn. Thực ra cô có hai cái hẹn, một cuộc hẹn là với bên vật liệu xây dựng, một là với Trịnh Tuyết Thành.
Người đại diện của bên đối tác đến gặp Giang Yến Ni là một người đàn ông góa vợ, có một cô con gái 5 tuổi. Anh ta thể hiện rất rõ thiện cảm dành cho Giang Yến Ni, anh ta còn không quên hết lời ca ngợi người vợ đã qua đời của mình.
Giang Yến Ni ăn với anh ta một bữa cơm. Nội dung chủ yếu mà anh ta nói đến trong suốt bữa cơm là ca tụng người vợ đã chết của mình. Giang Yến Ni cảm thấy kinh trọng đối tác. Thật sự là vậy, cô nghĩ cái mà người này cần chẳng qua chỉ là một đôi tai lắng nghe anh ta tâm sự. Nể mặt “bữa ăn ngon lành” này, Giang Yến Ni không ngại trở thành đôi tai ấy.
Nói chuyện yêu đương thì thôi xin miễn, một là cô không có đủ dũng khí để làm đôi tai lắng nghe suốt cả đời, hai là cô không đủ dũng khí để trở thành mẹ kế của một đứa bé 5 tuổi.
Xuất phát từ lí do này nên Giang Yến Ni đã lựa chọn: bỏ qua lòng tự tôn và sự nhục nhã của mình để đến gặp Trịnh Tuyết Thành.
Nếu đi bước này cô biết hoặc là lịch sử sẽ tái diễn, hoặc là sẽ mở ra một trang mới. Cho dù kết cục có thể nào thì Giang Yến Ni cũng sẵn sàng đón nhận.
* * *
Cuối cùng Đổng Du cũng thoát được Tả Gia Thanh, bởi vì Tả Gia Thanh không còn thấy đến công ty tìm cô nữa.
Hiện giờ, phiền phức lại đến từ mẹ cô.
Đổng Du không ngờ rằng mẹ cô lại gọi điện đến máy bàn nhà cô, bởi vì chưa đến ngày lĩnh lương nên hóa đơn điện thoại của cô chưa thanh toán, điện thoại bị cắt. Cô đã từng nói với Bác Đại Vĩ, muốn anh ta ứng trước 50 tệ tiền điện thoại. Là một bà bầu, công cụ liên lạc phải thông suốt mới được. Nhưng Bác Đại Vĩ lườm cô bảo:
- Công ty em chẳng phải cũng có điện thoại sao? Ở nhà lại đã có máy bàn, không dùng di động có sao đâu?

Câu này nói nghe cũng có lí, dù sao Bác Đại Vĩ từ xưa đến nay luôn tiết kiệm tất cả những khoản cần tiết kiệm, mà Đổng Du cũng chán chẳng muốn lí luận với anh ta làm gì.
Đúng vào thời điểm ấy thì mẹ Đổng Du gọi điện đến nhà cô. Đổng Du lúc ấy còn chưa đi làm về, thế là Bác Đại Vĩ liền nghe điện.
Sau khi kết hôn, số lần mẹ Đổng Du nghe thấy tiếng Bác Đại Vĩ trong điện thoại không quá ba lần. Bởi vì tính cách “hướng nội” của Bác Đại Vĩ khiến anh ta không muốn chào hỏi người nhà cô. Vì vậy Bac Đại Vĩ vừa nghe điện thoại, mẹ Đổng Du vừa thảng thốt, thậm chí là có phần căng thẳng. Mà khi căng thẳng thì người ta dễ nói lung tung. Mẹ Đổng Du nói:
- Tiểu Du đang mang bầu, có điều gì không phải con hãy rộng lòng một chút, đừng gây gổ với nó!
Bác Đại Vĩ nói:
- Vâng ạ, con biết rồi ạ!
Mẹ Đổng Du nói tiếp:
- 8.000 tệ lần trước các con gửi về bố mẹ chẳng dùng đến nên đã để dành đấy cho các con. Sau này nếu có cần đến thì cứ nói, đừng có ngại. Cuộc sống bây giờ đâu có dễ dàng gì!
Bác Đại Vĩ không thể ậm ừ được nữa.
Bác Đại Vĩ vừa cúp điện thoại thì Đổng Du bước vào, trong tay có xách một túi cam, vừa nhìn thấy Bác Đại Vĩ liền giơ túi cam lên nói:
- Dì ở tầng dưới cho đấy, bảo là của nhà trồng nên tươi ngon lắm!
Bác Đại Vĩ không nói gì, chỉ im lặng nhìn Đổng Du. Đổng Du nhìn thấy sắc mặt Bác Đại Vĩ có gì đó bất thường liền cố tình nhấn mạnh:
- Là của dì ở tầng dưới cho, không phải mua đâu!
Sau khi nhấn mạnh xong, cô mới cảm thấy sắc mặt của Bác Đại Vĩ sa sầm xuống, rõ ràng không phải là vì mấy quả cam này.
Bác Đại Vĩ từ từ đứng dậy, khoanh hai tay trước ngực, giống như bộ dạng của một thầy giáo vừa bắt được một học sinh gian lần ở trên giảng đường. Anh ta lạnh lùng hỏi:
- Chuyện gửi về 8.000 tệ ẹ là thế nào?
Đổng Du đầu óc mình chợt tối đi, ngay sau đó, thế giới trước mắt cô cũng sầm xuống.

* * *
Nếu như có người hỏi Đổng Du, một khẩu hiệu mà cô không tán đồng nhất là gì, cô sẽ chẳng chần chừ mà nói: “Thành thật khai báo sẽ được khoan hồng, cố tình che đậy sẽ bị phạt nặng.”
Trong thế giới pháp luật của Bác Đại Vĩ, thành thật chẳng bao giờ được được hưởng trái ngọt cả. Thế là Đổng Du đã lãnh đủ một bài giáo huấn của anh ta.
Ánh mắt Đổng Du hoang mang. Khi Bác Đại Vĩ lần nữa nhắc lại câu hỏi, cô liền buộc miệng:
- Đó là khoản tiền em dịch văn bản kiếm thêm được, vốn dĩ định nói cho anh biết, nhưng mẹ gọi điện, bảo là sức khỏe không tốt, em liền… Em xin lỗi, chuyện này nên nói với anh trước, nhưng em sợ anh phản đối… Sau này em sẽ không thế nữa!
Cho dù lời giải thích này có là thật đi chăng nữa thì nó cũng đã “chà đạp” nghiêm trọng lên giới hạn chịu đựng của Bác Đại Vĩ. Thế nhưng chỉ cần không phải lôi cái gã Tả Gia Thanh vào đây thì đã là điều may mắn lắm rồi.
Thực ra cô làm gì có tài năng dịch văn bản? Dù sao cô cũng đâu phải học chuyên ngành ngoại ngữ. Qua bốn năm học hùng hục như trâu, khả năng tiếng anh của cô cũng đủ để mang ra lừa gạt một thầy giáo dạy thể dục như Bác Đại Vĩ.
Bác Đại Vĩ có chút nghi hoặc, quên luôn vấn đề Đổng Du giấu mình gửi tiền về ẹ, mắt tròn mắt dẹt hỏi:
- Em có thể dịch văn bản để kiếm tiền á?
Đổng Du đành phải tiếp tục bịa chuyện:
- Đồng nghiệp của em rủ em làm chung, cô ấy làm không hết nên đưa em làm đỡ. Sau này em sẽ không như vậy nữa, em nghĩ mẹ… Em xin lỗi, sau này em sẽ không thế nữa!
Đổng Du vừa khẩn khoản cầu xin vừa cố ý ưỡn cái bụng lên, mặc dù cái bụng ba tháng của cô mới chỉ hơi lồi lên một chút, trông chăng có “sức tấn công” gì cả.
Cũng may là quá trình sau đó vẫn nằm trong phạm vi có thể chịu đựng được của Đổng Du. Bác Đại Vĩ sau khi hết kinh ngạc vẫn mắng mỏ Đổng Du thậm tệ, lên án Đổng Du ăn cây táo rào cây sung. Sau đó vì cảm thấy cần phải phát tiết ra ngoài mới đỡ thiệt thòi cho cái tâm hồn đã bị “tổn thương” của mình, Bác Đại Vĩ liền đạp cửa lao ra ngoài, đi mãi đến nửa đêm mới về.
* * *
Đổng Du nghĩ rằng chuyện này mình không giải quyết thỏa đáng nên Bác Đại Vĩ giận dữ cũng là phải. Ít nhất cô cũng nên giải quyết ổn thỏa vấn đề, ví dụ sau khi gửi tiền ẹ nên gọi điện nhắc nhở mẹ chớ có nhắc đến món tiền này trước mặt Bác Đại Vĩ.
Thế nhưng Đổng Du dám nói với mẹ như vậy? Là một người mẹ, mẹ cô hy vọng biết bao có được một người con rể biết quan tâm, cho dù Bác Đại Vĩ không làm được điều đó thì cô cũng nên có trách nhiệm lấp liếm giúp anh ta.
Điều cô không ngờ tới là, “di chứng” của chuyện này nhanh chóng xuất hiện, bởi vì Bác Đại Vĩ đã có một trông chờ mới trong cuộc đời. Anh ta ngày ngày truy hỏi Đổng Du dạo này có tài liệu dịch mới không?
Đổng Du dở khóc dở cười, đành phải hết lần này đến lần khác nhấn mạnh rằng món tiền lần trước kiếm được chỉ là một sự tình cờ, sẽ không có lần thứ hai.
Bác Đại Vĩ vẫn không chịu buông tha:
- Nếu như em đã có khả năng này, tại sao không chủ động đi tìm tài liệu để dịch? Em thật là người không biết cầu tiến!
Nói đến thái độ không cầu tiến của Bác Đại Vĩ, rõ ràng cái “đức tính” ấy đã ăn sâu vào trong cốt tủy của anh ta. Trước đây đến phòng tập làm giáo viên hướng dẫn, kiếm thêm được một khoản với nhận được sự ngưỡng mộ của các bà các cô, vốn dĩ Bác Đại Vĩ rất hài lòng. Nhưng được một thời gian dài, anh ta liền cảm thấy chán, cảm thấy đi làm về ngồi ở nhà xem ti vi vẫn là thoải mái hơn cả. Thế là Bác Đại Vĩ cứ đi buổi đực buổi cái, gần đây còn thản nhiên xin nghỉ dạy ở phòng tập.

Bác Đại Vĩ không làm giáo viên hướng dẫn ở phòng tập nữa cũng không nói cho Đổng Du biết, thế nhưng thời gian anh ta ở nhà nhiều hơn bình thường rõ rệt, Đổng Du có phát hiện ra nhưng không hỏi.
Bác Đại Vĩ sau khi phê bình Đổng Du chán rồi liền chuyển chủ đề, thản nhiên nói:
- Thực ra 8.000 tệ ấy mẹ không dùng đến. Chúng ta sinh con cần dùng đến tiền, hay là lấy lại?
Đổng Du giật nẩy mình, cao giọng nói:
- Bình thường anh đối xử với em thế nào cũng được, nhưng nếu anh định đòi lại số tiền ấy từ chỗ mẹ thì em nhất quyết không đồng ý!
Đổng Du thật sự lo lắng, mặt trắng bệch ra. Bác Đại Vĩ lập tức cười giả lả:
- Nhìn em kìa, anh chỉ nói đùa thôi, thế mà em tưởng thật à?
Đổng Du thấy thái độ của Bác Đại Vĩ vẫn có thể chấp nhận được liền dịu lại, kéo tay Bác Đại Vĩ nói:
- Số tiền ấy cứ coi như em nợ anh, sau này em sẽ bù, anh đừng tìm mẹ em đòi lại là được!
Bác Đại Vĩ thờ ơ gạt tay Đổng Du ra:
- Nực cười, đó là tiền em kiếm được, em đưa ẹ là điều nên làm, em nói thế hóa ra anh là loại người thế nào hả?
Đổng Du cười tươi như hoa. Người ta đều nói đàn ông cần phải uốn nắn, thế mà sau khi cô lấy Bác Đại Vĩ, không những không uốn nắn được anh ta mà còn bị anh ta uốn nắn lại. Nhưng ai ngờ sau khi Đổng Du có thai, Bác Đại Vĩ bỗng nhiên trở nên dễ nói chuyện, không biết sau khi sinh con xong anh ta có thay đổi hơn không?
* * *
Hôm này Đổng Du ở nhà tiếp Giang Yến Ni và Thẩm Anh Nam. Cả ba người hiện giờ đều đang ở trạng thái tương đối bình ổn. Đổng Du đang đảm đương vai trò bà mẹ tương lai, Giang Yến Ni nồng nàn trở lại với người tình cũ, còn Thẩm Anh Nam trở thành một bà vợ ăn no không có việc gì làm.
Thực ra nhà Đổng Du chẳng thích hợp để ngồi tán gẫu. Không có cà phê, vì Bác Đại Vĩ không uống cà phê; không có trà, vì Bác Đại Vĩ không uống trà; trong tủ lạnh có cô ca, tất cả những thức uống có chứa ga đều là cái mạng của Bác Đại Vĩ, vì vậy đương nhiên những loại phụ nữ như Giang Yến Ni đều rất căm ghét.
Thế là Giang Yến Ni liền đề nghị đi Thượng Đảo, thế nhưng Đổng Du xua xua tay nói:
- Đừng đi, ở đó đắt lắm!
Nếu như là trước đây thì chắc chắn Thẩm Anh Nam cũng sẽ đồng ý với Đổng Du, nhưng hiện giờ đang là một “quý phu nhân” an nhàn, thế nên Thẩm Anh Nam liền trách bạn:
- Cậu sống cuộc sống nghèo nàn đó thành quen rồi đấy!


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận