Ảo Vọng Du Học

Nhà An cũng ở thị trấn huyện nhưng trong một khu nghèo, xa trung tâm. Nhà có hai anh em. An là con trai cả. Mẹ ốm đau luôn, bố lại đi làm suốt ngày, có khi đến tận tối, có khi phải đi xa, cả tuần, cả tháng, mới đáo về nhà được. Đang là học sinh khá giỏi ở lớp 10, lớp 11, sang lớp 12 An trượt dần trong nhóm bạn với Bình. Chán đời, An không còn thấy hứng thú và trách nhiệm của mình trong học tập nữa. An bắt đầu để ý đến những bất công trong xã hội, đặc biệt là những sự việc đang hàng ngày hàng giờ diễn ra trước mắt An, trong khung cảnh của lớp, của trường. rồi do thiếu bản lĩnh, An đổ lỗi cho hoàn cảnh của gia đình. Trước đây mẹ An còn tâm tình, khuyên răn, nhắc nhở An. Khi An lên lớp 12 , mẹ An ốm quá đến mức suốt ngày nằm liệt giường và nói năng rất khó nhọc. Bố An cứ về đến nhà là lầm lũi làm hết việc nọ đến việc kia, không ngơi tay mà cũng chẳng dành cho anh em An lấy một phút để hỏi han việc học hành. Cũng may là An thi đỗ tốt nghiệp phổ thông trung học, dẫu chỉ mang về cái bằng hạng trung bình. Vụ hè năm đó, An đã phải trả giá cho những tháng ngày lười biếng học hành của mình: An trượt đại học. Sau khi Bình đi học xa, An rời dần nhóm bạn xấu, tập trung ôn thi vào đại học một năm nữa. Rồi An như hồi tỉnh lại sau cơn đau dạ dày dữ dội của mẹ.
Một buổi sáng, An cầm cái bay vốn của bố ra đầu nhà, trộn một ít xi măng, cát nhào cùng với nước, thử xây mảng tường nhỏ bằng đống gạch để ngổn ngang ngoài sân. Bỗng An nghe tiếng nước đổ tháo ra rất mạnh, rồi tiếng rên rỉ của mẹ. An chạy ngay vào nhà. Bên cạnh chiếc giường mẹ An vẫn nằm bấy lâu nay là một chậu máu. Mẹ An đang ôm bụng quằn quại. Bố không có nhà, em Trang đi học. Làm sao bây giờ? Không còn nghĩ được điều gì hơn nữa, An vội gọi bác Tung, chở xích lô ở đầu hẻm, đưa mẹ đi bệnh viện. đến nếu, An được biết mẹ bị xuất huyết dạ dày do một khối u ẩn trong đó. Không may lại là khối u ác tính, đã đến giai đoạn cuối.
Sau đó An phải đạp xe đi xa hơn 50 kilomét mới báo được cho bố cái tin dữ ấy. Ở cái thời đại mà các phương tiện thông tin, giao tiếp sẵn và tiện biết bao nhiêu, mà An chẳng có cách nào khác là phải đạp xe như thế vì nhà An không có điện thoại. cứ chìm vào hoàn cảnh của mình, nêN cô ũng chẳng nghĩ ra là xin số điện thoại của nhà chủ chỗ bố xây dựng để nhờ khi cần thiết. Lúc xểnh ra sự cố mới nghĩ ra.
Bố An bỏ việc về ngay. Đó là lần đầu tiên An được gần bố thực sự, cũng là lần đầu tiên An được nghe những lời tâm sự cuộc đời của bố mẹ, ước nguyện của bố về hai anh em An. Người đàn ông trầm lặng, lạnh lùng và khó gần đó hoá ra lại có trái tim nhân hậu lạ lùng. Chưa bao giờ An thấy bố cười hay thể hiện tình cảm. Vậy mà lần đó, lần đầu tiên trong đời mình, An thấy hai bên mắt của bố đọng lại những giọt nước mắt…Đó là khi bố ngồi cầm tay mẹ trên giường bệnh. Cả tuần, mẹ không ăn được gì, chỉ truyền nước biển. Mặt mẹ vốn đã hốc hác lại càng hốc hác, đôi mắt nhìn đờ đẫn.
Hồi An còn nhỏ, mẹ cũng đã ốm yếu. Song đi đâu, An cũng thấy mọi người bảo mẹ An trước đây là hoa khôi của cái thị trấn này.
Bố An kể, khi chiến tranh chống Mỹ xảy ra, gia đình mẹ An cũng như bao gia đình khác phải đi sơ tán. Lúc đó mẹ An mới 8 tuổi, là ocn một nhưng mẹ sống tự lập lắm. cuộc sống tuy khó khăn về mặt vật chất nhưng mẹ An được lớn lên trong sự yêu thương và chiều chuộng của ông bà. Càng lớn mẹ An càng xinh đẹp. Người dong dỏng cao. Khuôn mặt trái xoan. Ông ngoại An là thiếu tá, sĩ quan công an nhân dân, công tác tại ty công an tỉnh. Trong một lần đi công tác, xe chở ông cùng hai cán bộ khác bị trúng bom Mỹ. Tất cả bốn người đi trên xe không ai sống sót. Bà ngoại An cũng là cán bộ hậu cần của ty Công an, âm thầm chịu đựng nỗi đau mất mát để nuôi đứa con gái vừa tốt nghiệp cấp 3. Cuối năm đó, khi mẹ An bước vào năm thứ nhất của trường Đại học Sư phạm chưa được bao lâu, giặc Mỹ điên cuồng ném bom toàn miền Bắc, hòng uy hiếp tinh thần của nhân dân ta một lần nữa. thế rồi "hoạ đơn vô chí".
Hôm đó là thứ bảy. Mẹ về thăm bà ngoại An. Đêm đến, đang ngon lành giấc ngủ, bỗng máy bay Mỹ từ đâu ầm ầm kéo tới như một lũ quỷ gầm xé không trung. Pháo sáng chăng đầy, sáng cả một góc trời. Những chiếc máy bay rà thấp ngỡ sát ngọn tre như muốn nuốt chửng cả mấy trăm ngôi nhà vô tội. tiếng rú động cơ máy bay, xen lẫn tiếng kẻng báo động, tiếng trẻ em khóc thét, gào vì sợ, vì bị lôi dậy lúc nửa đêm. Rồi tiếng bom gầm, đạn réo. Mẹ An chẳng còn nghe thấy gì nữa, chẳng biết gì nữa. Khi tỉnh dậy, mẹ mới biết mình nằm trên giường bệnh ở một bệnh viện tỉnh. Một mảnh bom đã găm vào bụng mẹ. Các bác sĩ mổ gắp mảnh bom ra và đau đớn cắt mất của mẹ quả thận bên trái, cố giữ quả thận bên phải đã bị tổn thương. Mẹ hỏi thăm tình hình bà ngoại An nhưng chẳng ai nói ẹ biết bà ra sao, cứ bảo mẹ yên tâm điều trị. Lúc bình phục trở lại, mẹ mới nhận được tin đau đớn. Trong trận oanh tạc ấy của Mỹ, hơn bốn mươi người chết trong đó có bà ngoại của An, và khoảng trăm người bị thương. Ngôi nhà mà ông bà ngoại An chắt chiu cả đời mới có được nát tan trong cái hố bom to tướng.
Mẹ An đau buồn vô hạn. Vốn đã yếu lại càng ốm yếu hơn sau những nỗi đau tưởng như không vượt qua được. Mẹ cố gắng học xong chương trình đại học và sau khi tốt nghiệp xin về dạy ở trường cấp III huyện nhà.
Mẹ An muốn về quê dạy học bởi vì nơi đó, bên cạnh những ngôi mộ của họ hàng, có hai nấm mồ, dù bất động, cứ như hai cánh tay chìa đón, mở lòng khi cháu con mình gặp khó khăn.
Nhưng hậu quả của chiến tranh thật khôn lường. Mặc dù vết thương đã được mổ, sức khoẻ của mẹ An cứ đuối dần. rồi mẹ cũng chẳng nghĩ đến việc lập gia đình nữa, mặc dù có nhiều người tử tế đến đặt vấn đề. mẹ An đã chối từ tất cả. nhưng rồi tình yêu – điều muôn thuở trong đời sống con người – lại là điều gí đó thật khó cắt nghĩa. Tình yêu đến với mỗi người một kiểu và nó cũng ra đi với mỗi trường hợp một cách khác nhau. Chẳng tình yêu nào giống tình yêu nào cả!
Sau khi về quê dạy học, mẹ An được nhà trường phân ột gian nhà lá trong khu tập thể. Cũng như các đồng nghiệp thời ấy, mẹ An chẳng quan tâm gì mấy đến việc mình có hay không có cái gì. Thời đó, trong vô vàn khó khăn, vất vả đời thường vẫn còn điều gì đó thật trong sáng, đẹp đẽ. Đó là cái thời mà người ta còn cảm thấy hạnh phúc trong cái cảnh "một túp lều tranh, hai trái tim vàng".
Một hôm, khu nhà lá của mẹ An bị bốc hết mái sau một cơn bão. Trường phải thuê một tốp thợ ngoài vào sửa sang giúp. Trong khi những tay thợ khác cười nói ầm ĩ, vừa làm vừa văng tục, cứ như xung quanh họ chẳng có ai, một người đàn ông khoảng ba mươi tuổi nhưng trông mặt vẫn còn trẻ, cứ lặng lẽ làm. Anh ta làm không biết mệt hay sao ấy. Khi mọi người ngồi nghỉ uống nước hút thuốc, vẫn thấy anh mải miết xếp gọn đống tranh tre nát. Anh nói với các bạn đồng nghiệp của mình là hãy cố gắng làm nhanh để các thầy cô giáo chóng có chỗ ở. Tínn tình trầm lặng, ít nói nhưng chăm chỉ, cẩn thận, chu toàn, sự quan tâm tới mọi người, tới cuộc sống những người khác của anh đã chạm vào cõi lòng sâu thẳm của mẹ An.
Càng để ý, mẹ An càng thấy anh ta đúng là con người đáng kính. Cho đến ngày cuối cùng, khi tốp thợ ra về gần hết, anh ta vẫn còn ở lại dọn dẹp và xem thầy cô trong khi nhận lại các căn nhà của mình còn cần nhờ gì nữa không. Mẹ An từ từ đến gần anh ta và bảo:
- Các anh thật nhiệt tình. Chúng tôi sớm có chỗ ở để ổn định công việc cũng là nhờ công của các anh đó. Nếu không vội, mời anh vào nhà uống chén nước chè.
Nghe tới đó, anh ta ngẩng lên, trước mặt anh là một cô gái thật đẹp. ngoài những nét thanh tú trên khuôn mặt, vẻ buồn thăm thẳm đọng trong đôi mắt đen láy, như muốn nói với anh điều gì đó. Đôi mắt ấy làm anh nhớ đến vẻ đẹp của Đức Mẹ. Ôi, một vẻ đẹp thánh thiện! nhưng sao cô ấy gầy quá, trông yếu quá! Có lẽ phải cần một tấm lòng chân thành, đôi bàn tay đầy yêu thương chăm sóc mới vực cho cô sức khoẻ lại được chăng? Ngẩn ngơ một lúc, anh như chợt nhớ ra:
- À, cô bảo gì cơ?
- À, tôi muốn nói là nếu anh có chút thời gian, tôi mời anh chén nước.
- Cám ơn cô.
Vừa nói anh ta vừa bước vào nhà. Nhìn thấy đống bàn thờ, ảnh thờ, sách vở đồ đạc…chất đầy một góc, anh thấy ái ngại. Cám cảnh sức khoẻ của chủ nhà, anh rất muốn giúp nhưng cứ ngần ngại, không nói nên lời.
- Mời anh xơi nước cho khỏi nguội! – mẹ An lại nói.
Một lần nữa anh ta lúng túng.
- Vâng, cảm ơn cô.
Khi ra đến cửa, anh ta nói nhẹ, đủ để hai người nghe thấy:
- Nếu cô không ngại, ngày mai, tôi sẽ ghé qua giúp cô dọn dẹp.
Chẳng hiểu sao mẹ An đã đồng ý. Vừa sắp dọn đồ đạc, mẹ An vừa kể cho anh ta nghe về cái chết của ông bà ngoại An, về vết thương của mình và về việc muốn ở vậy để thờ bố mẹ mình.
Nhưng rồi ở đời vẫn vậy! Cái gì phải đến cuối cùng đã đến…
Sáu tháng sau, lễ cưới được tiến hành. Nhà trường và các bạn đồng nghiệp của hai bên giúp họ tổ chức một lễ tiệc ngọt giản dị, nhưng vô cùng ấm cúng. Bên nhà nội cũng chẳng còn ai. Bố An nói, ông nội An chẳng may bị chết vì tai nạn trong khi đi rừng, còn bà nội, sau đó mấy năm, lấy chồng xa, ông này không đồng ý cho bà mang bố An theo cùng, vậy là bố An được gửi vào một trại mồ côi.
Bốn năm sau, An ra đời. sau khi An ra đời, bố An nhất quyết không muốn mẹ An sinh thêm em nữa vì sức khoẻ của mẹ. nhưng sợ An buồn, không có anh có em như hoàn cảnh cô đơn của mình, mẹ làm công tác tư tưởng cho bố. chẳng hiểu mẹ to nhỏ thế nào mà đã làm cho bố xuôi lòng. Hai năm sau mẹ An sinh con gái, đặt tên là Trang. Và rồi hai lần sinh đó, mẹ An gần như không còn sức nữa, mẹ đã quỵ hẳn.
Khi An lên 10 tuổi, Trang 8 tuổi, thì mẹ An không còn sức khoẻ để đứng lớp nữa, mẹ làm đơn xin nghỉ việc. Nhà trường giải quyết cho ẹm An về hưu theo chế độ 176. Từ đó, một mình bố An vật lộn với công việc của người thợ để nuôi cả gia đình. Hai anh em An phải tự lực toàn bộ nhưng rất ngoan. Những năm học ở trường phổ thông cơ sở, trường phổ thông trung học, năm nào An cũng đạt danh hiệu học sinh giỏi hoặc chí ít cũng là học sinh tiên tiến.
Bố An ngày càng trầm lặng. Có những đợt bố phải lên tận trên tỉnh để nhận và làm công trình. Năm An bước vào trường phổ thông trung học, hầu như An không mấy khi được tiếp xúc với bố. Bên cạnh là người mẹ dịu hiền, tình cảm nhưng cứ ốm đau triền miên, An lại thấy buồn chán. Lẽ ra phải thương xót mẹ, lo và chăm sóc mẹ như trước đây, nay An để mặc em gái. cứ nghĩ mình đã là người lớn, An bỏ qua những lời than vãn, dặn dò của mẹ. Đặc biệt từ ngày rớt vào nhóm của Bình, An không còn thiết tha gì đến chuyện học hành nữa. Thay vào những lời khen ngợi An trước đây, các thầy cô giáo nay chỉ còn biết ca thán, gửi giấy về gia đình An. Những điều đó làm ẹ An phiền muộn thêm còn bố An đâu có thời gian để gặp gỡ thầy cô giáo của An. Mà có gặp ông cũng có biết phải nói gì đâu. Cả đời ông chỉ biết có lăn lưng ra làm từ sáng đến tối, mong kiếm được tiền đem về thuốc men cho vợ và nuôi cả nhà mà thôi. tất cả tình thương yêu của ông dành cho vợ con vốn ít được thể hiện ra ngoài, nay càng nén chặt vào trong. Ông càng ít nói.
Thấy mấy đứa bạn cùng lớp không học hành gì, vẫn đỗ đạt, vẫn sướng, chúng nó muốn cái gì có nấy, An nghĩ đời thật bất công. Từ đó, An càng chán đời. Đã nhiều lần, An tự nhủ là sẽ bỏ học, sẽ đi làm thợ như bố. Đời đã dành cho An như vậy thì An cứ thế, việc gì mà học cho khổ.
Nhìn những giọt nước mắt đọng trong khoé mắt bố, rồi từ từ chảy trên hai gò má, An không cầm nổi lòng mình. Bố yêu thương mẹ thật sự! Cả đời bố chỉ biết lăn vào công việc nhọc nhằn để lo cho vợ con. Bố không nói nhưng tình cảm của bố mới lớn lao, đằm thắm làm sao. Sau này, cứ mỗi lần nghĩ lại, chỉ còn đọng lại trong lòng An hình ảnh đó. Bàn tay sần sùi, chai sạn, đen đúa của bố cứ nắm lấy bàn tay mảnh mai, nhỏ nhắn trắng xanh của mẹ trong giờ phút mẹ hấp hối ấy. trước đây, An đã nhầm. Thấy thái độ lạnh lùng và khô cứng của bố, rồi những năm An lớn lên hầu như hai bố con chẳng tâm tình gì. An xa dần bố và mặc cảm. An đã nghĩ rằng bố chẳng có chút tình cảm gì với mình và nếu có với mẹ và em Trang cũng chỉ là những tình cảm nhạt nhẽo mà thôi. Giờ đây, điều có thật cứ hiện diện ra trước mặt. Ẩn trong con người có vẻ cằn cỗi đó là cả một tấm lòng dịu dàng, đầy yêu thương. Ẩn trong thân hình khô ráp đó là một trái tim nhân hậu.
Xong đám tang mẹ, ba bố con An lầm lũi trong căn nhà bé nhỏ. không khí vốn đã lặng lẽ lại càng lặng lẽ. Một buổi tối, trước khi chuẩn bị để ngày mai đi theo công trình ở xa, bố gọi an lại gần. Sau khi kể cho An nghe câu chuyện ngày xưa của bố mẹ An, bố An nói, giọng trầm buồn, từ tốn.
- Lâu nay, bố không có dịp nào cảm thấy thích hợp để nói chuyện cùng con. Phần thì quá bận, phần thì thấy mẹ con chẳng nói gì về tình hình của con năm học vừa rồi nên bố cứ nghĩ mọi việc vẫn tốt đẹp như những năm học trước . Hoá ra mẹ con sợ bố buồn khi biết chuyện nên đã một mình ngậm đắng nuốt cay, một mình chăm lo con cái để bố yên tâm với công việc của mình như bao nhiêu năm nay, quyết tâm làm gì đó để giúp con nhưng bất lực vì sức mẹ đã kiệt. Nay mẹ con không còn nữa, bố thấy bố thật vô tâm, thật đáng trách. Bố rất ân hận nhưng mọi sự đã muộn mằn. Bố nghĩ rằng con đã lớn, lại là con cả trong nhà, con nên biết mình phải làm gì để cuộc đời sau này của mình đỡ khổ. Em Trang của con đã có ý thức về việc đó. Bố không nghĩ là con lại thiếu nghị lực để có thể suy nghĩ thiếu nghiêm túc về những điều con đã, đang và sẽ làm. Bố tuy nghèo nhưng bố sẽ cố gắng để cho hai anh em con ăn học, có nghề nghiệp ổn định, thành người tử tế, để vong linh mẹ con được yên bình nơi chín suối.
Bố chỉ nói được bấy nhiêu thôi nhưng những lời nói tràn đầy tình cảm yêU thương của bố đã có tác động ghê gớm, chạm vào phần xấu lâu nay đọng lại trong An. An đã bẵng đi một thời gian lơ là chăm sóc mẹ, không chịu học hành để nhận thất bại thảm hại trong kỳ thi đại học. An đã làm mẹ buồn và ốm thêm. Vậy mà bố không trách mắng gì An, bố còn nhận hết trách nhiệm về bố và tự trách mình. Bố thật cao thượng! Những lời nói của bố giờ đây làm bừng lên trong An ngọn lửa tâm hồn mà nếu thiếu ngọn lửa đó, tất cả những gì mà An thu nhận được chỉ là vô nghĩa. Những lời nói ít ỏi, những cử chỉ giản dị, trong sáng của bố, bề ngoài thật nhẹ nhàng,đã làm rung lên sợi dây đàn ẩn giấu lâu nay trong sâu thẳm cõi lòng An. Nhờ điều đó, An đã biết trân trọng cái thiện, điều nhân nghĩa, biết hướng tới những điều lớn lao.
Từ lúc đó, An thấy mình như thành người lớn thật sự. Lời bố như vẫn văng vẳng bên tai An.
Bố đi rồi, An trở thành con người khác hẳn. An xa dần các bạn còn lại trong nhóm của Bình. An tự nhủ mình phải biết làm gì. An lao vào học ôn thi đại học. Miếng nhựa đen nhỏ ghi tang mẹ vẫn hiện diện trên ngực áo An mỗi ngày. Chưa bao giờ An thấy thương bố mẹ như lúc này. Nhất định An phải học, phải thành người tử tế. Lòng quyết tâm và sự cố gắng đó đã không phụ An. Năm đó, An thi đỗ vào trường Đại Học Bách khoa Hà Nội.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui