Ông lái buôn ấy bấu víu tai của Lân thét lên:
- Thế u của cậu không đưa cậu đi học bơi từ hồi nhỏ hay sao? Biết kéo mỗi sợi dây thừng để cứu bà cụ thôi hả? Đứa con gái thì ả vợ của cậu lo rồi con gì! Sao không tự mình bê thùng rượu đi? Vợ mới để thì yếu, mẹ thì già, phải biết lo cho người thân cơ chứ! Đáng đời! Cái nhà lão phú ông năm xưa tưởng giàu thế nào, hoá ra chưa giàu đến nỗi để đưa con trai đi học bơi.
Đấy! Bà con nhìn
đi! Thằng Lân cháu nội của lão phú ông cái làng này khi xưa đấy! Đúng là thằng con vừa bất hiếu vừa vô dụng! Ai đẻ ra cậu, hả cậu Lân kia? Nếu bà cụ ấy không sinh thành ra cậu, thì bây giờ cậu có vợ con chứ hả, còn đi lái buôn làm ăn chứ hả? Còn...còn...
Ông ta nôn túi bụi (hình như ông ta có bệnh nặng sẵn), người ta phải lôi ông ta đi cho thầy lang.
Những kẻ khác lại hùa theo:
- Đúng đấy! Lân phải lo tang cho bà cụ đi! – Kẻ khác mắng.
- Mấy lão có im đi không! Rồi tôi sẽ làm tang, được chưa?
- Lân bật khóc.
Có lẽ lần này hắn khóc vì thương mẹ thật.
Hắn ném cả con thuyền lái buôn của mình xuống sông.
Con thuyền vì chở nhiều nên bị thủng lỗ lớn, và chẳng bao lâu, con thuyền mất xác.
Tên Lân bị áp lực của mọi người làng ấy phải bỏ việc lái buôn của mình về làng làm tang cho u.
Nhưng từ nhỏ đến giờ, hắn đã đi thăm tang ai đâu mà biết làm? Thế là Lân đến gõ cửa nhà Đán báo tin dữ.
- Chú Đán ơi! – Lân khóc lóc – U tôi...u tôi..
- Trời ơi, lại chuyện gì xảy a với u vậy nữa? – Đán hốt hoảng
- U tôi...u tôi...!vừa mới bị té sông, không...!không ai cứu được u tôi lên! Khốn khổ u tôi!
- Cái gì? Anh vừa nói gì? – Đán sửng sốt.
Suýt nữa thì anh ngất đi ngay trước cửa nhà, nằm dài tên sàn, rồi tóc lấm bùn.
Không, anh không bị như thế, nhưng anh cảm giác cứ như là anh đang ngất thật.
Đầu óc anh choáng váng như muốn ngất đi đến nơi.
Anh không thể tin là bà của thằng Cửu đã mất ngay hôm ấy được, bà cụ mà anh thường thấy lội sông bắt tôm bắt cua ngày nào lại bị một dòng sống chảy xiết nhấn chìm trong vô vọng...
Lân sụt sịt kể lại mọi sự việc, rồi hắn ra sức cầu xin:
- Đán ơi! Xin chú...xin chú tha thứ cho tôi đi! Chú lo tang hộ tôi được không? Hãy giúp tôi...!giúp tôi lo tang lần này, u tôi cũng là u nuôi của chú mà! Thế chú không lo tang cho u nuôi của chú à?
- Vâng...vâng! Em...em sẽ lo tang cho u! - Đán vừa thở vừa nó i- Nhưng anh có biết tại sao u của anh tha thiết muốn được đi lái buôn với anh hôm nay không hả?
Và rồi anh thét lớn, vì anh căm ghét những kẻ nghiện rượu, anh căm hai tên Ung và Hên, nhưng tên Lân thì anh căm hắn hơn nhiều.
Dù đó là con trai ruột của u nuôi anh, những hành động của hắn dường như đã in sâu trong trí óc của anh.
Lân đáp cho qua, vì hắn hình như nghe thấy tiếng con gái khóc:
- Trời ơi! Do bà cụ tuổi già đãng trí, vì lí do linh tinh quỷ quái nào đó mà muốn đi, thế thôi!
Đán không chịu được nữa! Anh xô cái cửa nhà anh làm nó gãy tan thành hai miếng gỗ to lớn ngay trước mặt tên Lân.
Đôi mắt anh đỏ ngầu (đây là lần đầu tiên cũng là duy nhất Lân thấy sợ Đán đến như thế, hắn vốn dĩ coi thường kẻ nghèo hơn mình như Đán), anh bức xúc đáp:
- Em nói cho anh biết, u nhớ thằng Cửu phải đi học Vật ở chốn xa, nhưng u chắc nịnh là u nuôi được Hậu con gái anh.
Đó không phải là lí do linh tinh! Thế bao năm qua, anh đối xử với mẹ anh thế
nào? Đã đền ơn đáp nghĩa với bà cụ chưa? Anh hay chỉ uống rượu để làm phiền u của anh, bây giờ anh mất u thì anh cảm giác được thế nào rồi đấy! Em làm sao biết nên tha thứ hay không tha thứ cho anh được bây giờ đây?
Nói xong, anh kiệt sức, đổ người xuống sàn nhà và khóc, đến khi ông bà thầy lang Vương, cô Trúc và tên Lân lay anh dậy:
- Giời ơi! Có chuyện gì vậy?– Bà Vương, bà mẹ vợ của Đán sốt sẳng hỏi anh.
Anh nhắm mắt không đáp.
Lệ vẫn tuôn từ trong mắt anh ra.
- Bà của thằng Cửu, u của tôi...!- Lân đau đớn nhắc lại - đã...đã mất rồi!
Cả nhà ông thầy lang Vương nghe cái tin sét đáng ngang tai đócũng sững người, họ không dám tin đó là sự thực.
Tiếng bật khóc của Đán làm họ phải quay lại.
- Giời ơi, mình ơi! Đứng dậy đi! Đừng khóc nữa! Tôi xót cho mình quá! Mình vào nhà nằm nghỉ đi, còn tôi đứng dậy lo tang!
– Trúc vội chạy ra ôm lấy khuôn mặt thô ráp, đầy mụn và mồ hôi của Đán.
- Gì cơ? - Đán ngẩng mặt lên nhìn vợ - Thôi mình ơi! Tang cho u tôi thì mình cứ để tôi lo cả! Mọi người đừng có lo cho con nữa! Con dậy ngay đây! Mà...mình này...- Anh lại bảo cô Trúc - Mình ơi, ra đóng cửa vào, đừng tiếp ông Lân vào nhà nữa!
Trúc, khóe mắt đẫm lệ, liền chạy ra cửa bảo với Lân:
- Ông Lân à, ảnh nhà tôi lo tang hết rồi, ông về lo tiếp chuyện nhà ông đi! Ma chay của u, ông lo được đồng nào thì lo nốt đi! Đừng làm phiền nhà tôi nữa chứ, ông còn có con gái nhỏ nữa kìa!
Rồi Trúc đóng cửa tre lại.
Nhìn cánh cửa dần dần khép lại, rồi yên tĩnh khi gió không còn lung lay nhiều nữa, Lân gạt nước mắt thở dài, hắn quay đầu về nhà xem vợ con thế nào.
Thế là một hôm sau cái ngày bà cụ chết đuối, người làng kéo đầy đến nhà tên Lân để làm lễ tang.
Bầu không khí ảm đạm bao trùm.
Ai ai cũng than khóc:
- Bà cụ đáng thương ơi! Hãy yên nghĩ nơi suối vàng nhé!
- Chúng tôi cầu cho linh hồn của cụ được siêu thoát, cụ hãy ra đi thật thanh thản, bà cụ đáng thương nhé!
Bức tranh vẽ chân dung bà cụ mà Đán để lại được nhân dịp anh lấy cô Trúc làm vợ, hương khói bay lên mù mịt đến muốn nghẹt
thở.
Thậm chí, cái ả con dâu vừa mới đi đẻ xong còn chẳng còn hơi sức để thở nữa.
Ả cất cô con gái cho thầy lang Bạch lang kia nuôi hộ vài hôm.
Sau cái đợt đẻ này, bụng của ả để lại một vết thương lớn, cái tên Lân thì không quan tâm đến vết thương của vợ, hắn còn làm đồ lễ cho bà cụ.
Thế là ả tự chạy đến nhà thầy lang Bạch kêu lớn:
- Thầy ơi! Thầy nuôi con gái con vài ngày đi nhá!
Thầy băng bó vết thương này cho con, hôm nọ con để con quên bảo thầy băng bó vết thương cho con mất rồi! Với cả nỗi đâu u ổng nhà con vừa mất nữa kìa! Khổ nhà con quá! Mãi mới có nơi nương tựa, thế mà u ổng nhà con bị chết đuối, con chẳng còn hơi sức nuôi đứa con gái này nữa đâu! - Ả vợ Lân thở hổn hển.
Và sau đó, ả vợ Lân để lại vết sẹo, mà chính khi ả nhìn lại vết sẹo đó sau này, ả cũng rùng mình nhớ lại cái chết của bà mẹ chồng.
Vài tháng sau, thầy u ruột của thằng Cửu cũng đã biết tin bà cụ mất.
Họ khóc lóc cầu khấn với trời đất rằng:
- Cụ ơi! Cụ thật đáng thương! Chúng con quả là có lỗi khi chưa đền công ơn cụ nuôi đứa con trai út của chúng con! Nay cụ đi xa rồi, chúng con nhất quyết phải bồi thường cho vợ chồng con trai cụ nhiều tiền để họ có thể gửi tiền cho thằng Cửu ăn học nữa!
Cứ như một thứ màu đen nào đó bao trùm kín cả nhà bà cụ Lân.
Vợ chồng tên Lân như có lỗi lầm.
Mấy hôm liền họ tự nhốt mình trong nhà, không đi ra lái buôn.
Buồn thay, tên Lân rất hay quên ngày giỗ bà cụ, chỉ có khi ả vợ Lân nói ra (có thể coi ả là người con dâu hiếu thảo khi chúng ta bỏ mặc cái thói nói nhiều của ả) là tên Lân hoảng hốt làm lễ giỗcho bà cụ.
Thoa - vợ Lân còn buộc phải mời cả Đán và ông bà thầy lang Vương sang giỗ nữa...
(Còn tiếp)