Xong xuôi tất cả hai người gùi hai sọt măng lớn đi về, Chân Cái chỉ bị thọt thôi chứ sức vóc rất lớn, hắn dùng một cây tre chống đi băng băng theo sau Kỳ Phong.
Hắn chỉ hận không bay về bộ lạc ngay để thầy cúng chữa chân cho mình.
Kỳ Phong vừa đi vừa không ngừng quan sát, hắn tách được một chút vỏ của cây gai, loại cây tưởng như vô ích sống trong rừng lại cho ra hiệu quả kỳ diệu, hái thêm lá "thé" mọc hoang đầy đường mòn mới yên tâm về hang.
Tới nơi Kỳ Phong liền đi ngâm vỏ của cây gai vừa tách, lấy được phần sợi trắng mới là thứ hữu dụng.
Tiếp đó hắn gọi những người có mặt tại Hang Dơi lúc này lại nhóm một đống lửa lớn, đem hai sọt măng ném hết vô đống lửa rồi lớn giọng " mọi người nghe đây: măng tre này ăn sống có độc, vừa đắng vừa đau bụng, nhưng nướng lên là sẽ hết độc, măng nướng ăn với muối ớt rừng và thịt khô sẽ no bụng"
Bóc một cây măng đã cháy đen bên ngoài bên trong bốc khói nghi ngút, nước ngọt rỉ ra kích thích cảm giác thèm ăn, Kỳ Phong đương nhiên phải thử trước chứng minh cho mọi người thấy măng nướng ăn được.
Hắn gọi Chân Cái đến thử măng nướng.
Dưới ánh mắt tò mò của mọi người Chân Cái cắn một miếng lớn, măng mềm không có đắng, vị ngọt nhẫn nhẫn chút thôi nhưng bù lại giòn giòn nhiều nước, quả thực đã cắn rồi lại muốn ăn tiếp.
" Ngon lắm! Ngon lắm!"
"Chưa đâu, mọi người giã nát đá muối với ớt rừng ra chấm với măng này ăn kèm thịt khô nữa mới tốt.
Tạm thời ăn thế, sau này ta sẽ làm muối trắng cho mọi người sau.
"
Tất cả mắt tròn mắt dẹt làm theo lời Thầy Cúng, kết quả là hai sọt măng đều không đủ để ăn, lục đục kéo nhau đi bẻ măng về ăn tiếp, đã lâu chưa được bữa no rồi.
Ồn ào thoáng cái chỉ còn Kỳ Phong và Chân Cái, hắn chỉ cho Chân Cái cắt khúc tre luồng già theo chiều dài của cây cung chừng 1,5m, sau đó chia cây tre chẻ làm 3 phần bằng nhau là được, Chân Cái vốn khéo tay, làm xong thì lại được phân công chẻ tre với độ dài một cánh tay, độ dầy bằng một ngón tay
Kỳ Phong se sợi gai.
Sợi gai trắng lại tiếp tục được chuốt lá "thé" cho ngấm nhựa chuyển sang thành màu đen thẫm.
Lúc này Kỳ Phong khá vừa ý độ dai của dây, dùng sức cảm nhận độ dẻo dai có đàn hồi.
Tiếp đến là thân cung, phần tre luồng già này độ cứng và đàn hồi tuyệt phẩm, lõi tre đã cứng gần đặc như cật tre.
Kỳ Phong dùng dao xương cẩn thận vót tạo hình cây cung, chỗ tay cầm cung là để nguyên độ dày, chỉ vót bo tròn các góc cạnh sau đó từ giữa vót mỏng dần ra hai đầu cánh cung.
Sau một lần vội quá vuốt đầu cánh cung quá mỏng, lực đàn hồi không đủ làm hắn phải cẩn thận tỉ mỉ mà điều chỉnh lại.
Liền tới là khấc khuyết hai đầu để giữ dây cung, điểm này cũng chú ý không cắt vào lưng cây cung, không cắt quá sâu và khấc này vuốt thật tròn để tránh cứa vô dây cung.
Hắn thắt nút “thòng lọng kép” vào một đầu dây, rồi tròng vào một đầu cánh cung và siết lại. Sau đó để đầu cánh đã buộc dây xuống đất, một tay cầm đầu cánh kia, một tay cầm dây.
Với sự hỗ trợ của đầu gối, hắn uốn cong cây cung và buộc dây vào đầu cánh còn lại bằng nút “kéo gỗ” hay “một vòng hai khóa”.
Khoảng cách tiêu chuẩn của cây cung và dây cung là một nắm tay công với ngón cát (tương đương 15 cm).
Như vậy hắn đã hoàn thành xong phần cây cung.
Độ dai của dây cung và đàn hồi thân cung đều vừa ý Kỳ Phong.
Còn bước cuối cùng là mũi tên, phôi tên đã được Chân Cái chẻ sẵn, hắn hướng dẫn Chân Cái làm tiếp vì còn bận đi xung quanh kiếm mấy sợi lông gà.
Chỉ cần vót cho thật tròn và to khoảng 6-8 mm là được.
Sau khi vót thân tên xong, kiểm tra độ nhẵn, độ đồng đều của tên rồi đưa lên ngắm xem thân tên đã thẳng chưa.
Nếu tên chưa thẳng thì vùi thân tên vào lớp tro nóng trong bếp, đợi một lát rồi rút nhanh ra uốn lại, khi nào thật thẳng thì thôi.
Chỉnh thân tên xong thì vót nhọn đầu mũi tên.
Không nên vót quá thuôn nhọn, vì dễ bị gãy mà nên vót nhọn hơi tù.
Bước cuối cùng dùng dao cắt một khe ở phía sau cuôi tên, sâu khoảng 5-6 mm.
Độ rộng phù hợp với dây dung, sao cho khi cài dây cung là vừa khít nhưng hơi lỏng một tí.
Gắn lông gà định hướng vào chuôi tên xong đã chiều muộn.
Dưới bóng chiều hoàng hôn của một ngày kết thúc nhưng lại là bình mình trong đời của Chân Cái, hắn đi theo sau Kỳ Phong đi thử cung.