44. Cố Phù Châu muốn ói máu.
Từ lúc bản tấu sớ đầu tiên của Cố Phù Châu được đưa đến kinh thành thì Hoàng đế và trọng thần tâm phúc đã thương nghị việc này trong thời gian dài. Có người cho rằng Cố Phù Châu cầm quân nhiều năm, rất được lòng người trong quân đội, có uy vọng rất cao. Về lâu về dài chỉ sợ chúng tướng sĩ chỉ nghe quân lệnh, không nghe hoàng mệnh. Nếu Cố Phù Châu đã tự xin về kinh buông bỏ binh quyền vậy cũng coi như đã trừ được một tai họa ngầm của Đại Du.
Một phe khác do Tiêu Tranh cầm đầu khịt mũi coi thường cách nói này. Bây giờ chiến sự ở Tây Bắc đang giằng co, để Cố Phù Châu quay về sẽ chỉ làm dao động quân tâm, để cho kẻ địch có cơ hội lợi dụng. Cố Phù Châu đóng giữ biên giới Tây Bắc lâu dài, đánh thắng vô số trận. Chỉ riêng tên của hắn cũng đủ để uy hiếp một phần quân địch. Nếu Cố Phù Châu không ở Tây Bắc, quân Tây Hạ sẽ thừa cơ công thành nhổ trại. Để Triệu Minh Uy đi giữ, hắn giữ nổi hay sao.
Hoàng đế mãi vẫn chưa có quyết định, tấu sớ của Cố Phù Châu từ năm ngày một sớ thành ba ngày một sớ, gần đây thì hầu như mỗi ngày một sớ. Cùng lúc đó, Triệu Minh Uy dâng sớ vạch tội hắn từ năm ngày một sớ thành mười ngày một sớ rồi im luôn không vạch tội nữa, thậm chí còn dâng sớ lên nói: Dù tướng quân rất lười nhưng có thể mang quân ta đánh thắng nhiều trận. Vậy thì đừng buộc tội nữa.
4
Khi người đưa tin giữa kinh thành và Ung Lương liều mạng bôn ba thì quân Tây Hạ cũng không nhàn rỗi, trong một tháng công thành ba lần. Tin chuẩn tấu của Hoàng đế một ngày còn chưa đến, Cố Phù Châu vẫn là Chinh Tây đại tướng quân một ngày. Mỗi lần quân địch tiến công hắn luôn hùng hổ oán trời trách đất một lần rồi sau đó miễn cưỡng lết thân dậy khỏi giường, đứng ở sa bàn bày mưu tính kế, phân định thắng bại.
Sao cơ, Thánh thượng hỏi vì sao Cố đại tướng quân không tự thân ra trận giết địch á? Chuyện này không được đâu. Là thế này, cây thương Thanh Vân Cửu Châu ngự tứ ban cho đã nhét trong góc đóng bụi từ lâu, hãn huyết bảo mã trăm năm khó gặp cũng bị hắn thồn đồ ăn cho mập thù lù, còn đặt một biệt danh khó nghe.
8
Điều khiến người ta khó hiểu là lần nào Cố Phù Châu cũng có thể dẫn bọn họ thắng trận. Chẳng những thắng còn thắng rất đẹp. Thậm chí có một lần Cố Phù Châu chỉ huy thủ thành, đồng thời còn điều một đội tinh binh, lợi dụng quân địch đang tấn công toàn diện đánh lén thành trì cất giữ quân lương của chúng, không ai biết làm sao Cố Phù Châu biết được quân lương của quân địch để ở một thành nhỏ cách Ung Lương một ngày ngựa chạy. Tóm lại quân địch công thành được một nửa thì hậu phương truyền tin tức quân lương bị trộm. Bọn chúng muốn tiến không được, muốn lùi cũng không xong, cuối cùng chỉ có thể mất cả chì lẫn chài.
Đây là lần đầu tiên Cố Phù Châu chủ động xuất kích sau khi loại bỏ dư độc. Mọi người cho là hắn đổi tính, Cố đại tướng quân đức cao vọng trọng, sáng tỉnh đêm mơ của bọn họ sắp quay về. Ai mà ngờ tới Cố Phù Châu chăm chỉ được một ngày, sau khi chiến thắng thì thả một câu 'mọi người nghỉ ngơi hai ngày đã rồi tính', rồi quay lại nằm dài trong trướng hai ngày.
Các tướng lĩnh hoang mang cảm thấy đau lòng nhức óc nhưng lại không thể nào không tâm phục khẩu phục. Dù như thế nào đối với các tướng sĩ ra trận mà nói, có thể ít thương vong mấy người huynh đệ là quan trọng nhất. Lúc này Triệu Minh Uy mới lại dâng sớ viết: Thôi thôi, chúng ta không muốn vạch tội, bệ hạ cũng đừng truy cứu nữa.
2
Nhưng nào có ngờ sau khi Cố Phù Châu biết được việc này còn cố ý đến tìm hắn, giọng điệu nghiêm túc: "Triệu tướng quân à anh không thể bỏ cuộc giữa chừng như vậy. Một trăm bước anh đã đi được hơn chín mươi, nói không chừng anh dâng một sớ lên nữa là có thể vạch tội thành công."
2
Triệu Minh Uy ngượng ngùng: "Đại tướng quân dẫn bọn ta thắng nhiều trận như vậy, tuy nói cách thắng rất khác với trước kia nhưng có thể thắng là được, chúng ta cũng không đòi hỏi gì nhiều."
Cố Phù Châu trách cứ nhìn hắn, chỉ tiếc mài sắt không thành thép: "Anh không chịu cầu tiến quá rồi. Chẳng lẽ anh không muốn đá tôi ra rồi thượng vị hay sao?"
Triệu Minh Uy thở dài, chắp tay nói: "Cố đại tướng quân tài trí hơn người, mạt tướng mặc cảm. Vị trí đại tướng quân này vẫn nên để ngài ngồi thì hơn."
Cố Phù Châu muốn ói máu: "Các anh... không thể... đối với tôi... như vậy."
3
Tin chiến thắng truyền vào trong kinh, Hoàng đế quả quyết bác bỏ sớ từ quan của Cố Phù Châu. Đừng thấy Cố Phù Châu mở miệng là không muốn đánh giặc, chỉ muốn hồi kinh dưỡng lão nhưng nếu thật sự ép hắn lên chiến trường thì hắn có thể đánh thắng trận cho tất cả mọi người cùng xem. Nếu đã thế, vậy cứ để hắn ở Ung Lương đi. Hoàng đế còn cố ý hạ chỉ, mệnh Lâm Viện phán theo cạnh bảo đảm đại tướng quân được an toàn, thuận tiện tìm nguyên nhân làm tính tình hắn thay đổi.
Cứ thế, Cố Phù Châu vừa tâm không cam tình không nguyện đánh giặc, vừa tiếp tục muốn từ biệt Hoàng đế. Trên long án của Hoàng đế có một nửa là sớ của hắn, đến khi không chịu được nữa lão ta mới triệu tập chúng thần ở Cần Chính điện để thương nghị việc này.
Dưới cơn thịnh nộ của thiên tử, đám người câm như hến không ai dám sờ đến cái cục xui xẻo này.
Hoàng đế trừng mắt lạnh giọng: "Đương nhiên trẫm đã bác bỏ sổ con của Cố Phù Châu, nhưng hắn cứ liên tục nói mãi với trẫm một chuyện đó. Hắn kiêu ngạo cho rằng trẫm không dám động đến hắn hay sao!"
Chúng thần kêu than trong lòng không ngừng. Chiến sự ở Tây Bắc ác liệt, trước mắt quả thật không ai dám động đến Cố Phù Châu, nhưng giờ ai lại có gan dám nói thật với Hoàng thượng cơ chứ.
Cuối cùng vẫn là Thái tử đứng dậy. Tiêu Tranh nhặt sớ dâng rơi lả tả dưới đất lên, sắp xếp lại rồi để lên bàn: "Phụ hoàng bớt giận. Nhi thần cho rằng nếu Cố Phù Châu có thể thắng thì vẫn nên để hắn ở Ung Lương cho thỏa đáng. Bây giờ là lúc dùng người, người có thể dùng đương nhiên là phải trọng dụng."
Hoàng đế đập bàn: "Lòng hắn chỉ muốn về thì sao có thể giúp trẫm bảo vệ Tây Bắc cho tốt được!"
"Vậy thì chờ hắn thua rồi đổi người cũng không muộn."
Chúng thần trao đổi ánh mắt đầy ẩn ý với nhau. Binh bộ Thượng thư nói: "Nếu Cố đại tướng quân không về không được thì có khi nào cố ý để thua quân địch hay không?"
Tiêu Tranh cong môi cười: "Nếu hắn cố ý thua làm mất thành, làm tướng sĩ dưới trướng thương vong không ngừng thì sao còn chỗ đứng trong quân? Đến lúc đó phụ hoàng muốn thu hồi binh quyền về tay, trong các võ tướng sẽ còn ai lên tiếng giúp hắn."
Hoàng đế chậm rãi ngồi xuống long ỷ: "Đây cũng là một cách."
"Hơn nữa Cố Phù Châu vội vàng muốn về kinh như vậy chắc hẳn không chỉ đơn giản là muốn dưỡng lão." Tiêu Tranh nói, "Nhi thần khẩn cầu phụ hoàng cho Thiên Cơ doanh tra nguyên nhân trong đó."
Hoàng đế cảm thấy vui mừng, xoa trán bảo: "Việc này cứ giao cho Thái tử đi làm."
Tiêu Tranh thấy thế thì lo lắng hỏi: "Long thể phụ hoàng không an sao?"
Hoàng đế nhắm mắt: "Bệnh cũ thôi, không sao."
Đám người đồng thanh: "Mong bệ hạ bảo trọng long thể."
Hoàng đế phất tay ra hiệu cho bọn họ lui xuống. Tiêu Tranh đi ra Cần Chính điện gọi Tiết Anh, "Gần đây phụ hoàng thường đau đầu à?"
Tiết Anh đáp: "Cũng không phải, bệ hạ lo lắng chiến sự Tây Bắc."
"Vậy thì gọi Chử Chính Đức đến xem cho phụ hoàng đi."
Tiết Anh nói: "Nô tài phái người đi ngay."
Chử Chính Đức là phó Viện phán của Thái y viện, đã sáu mươi lăm tuổi, ông ta là người có lý lịch lâu nhất Thái y viện nhưng vẫn luôn bị Lâm Viện phán đè đầu, đứng ở vị trí phó Viện phán đã hơn mười lăm năm.
Y thuật cũng giống như thơ từ kiếm pháp có những phái khác nhau. Chử Chính Đức và Lâm Viện phán là hai phe khác nhau, bất đồng chính kiến đã lâu nên trong lòng cũng khó tránh khỏi có phê bình kín đáo. Vì duyên cớ này, ông ta cũng chẳng bày ra vẻ vui vẻ gì với con trai của Lâm Viện phán.
Sau khi Lâm Thanh Vũ đến Thái y viện, Hồ Cát dẫn y đến gặp các tiền bối đồng nghiệp. Không cần biết trong lòng người ngoài nhìn y thế nào nhưng ngoài mặt vẫn lịch sự với y, chỉ có mỗi mình Chử Chính Đức vừa đến đã nhân tiện nói: "Ngươi là thằng nhóc miệng còn hôi sữa viết đơn thuốc dịch bệnh kia à?"
3
Lâm Thanh Vũ nói: "Vâng."
Chử Chính Đức vuốt râu, lắc đầu thở dài: "Người bên ngoài muốn vào Thái y viện không ai không học hành gian khổ mấy chục năm, tham gia cuộc thi một ngàn chọn một của Thái y thự, sau đó phải thực tập ít nhất ba năm ở Thái y thự. Ngươi thì hay rồi, một nam thê vừa chết chồng dựa vào một đơn thuốc không biết thật giả, thi thố cũng không thi, chưa đến nhược quán đã vào Thái y viện... Thói đời ngày sau, hầy."
Hồ Cát nói: "Lời này của Chử thái y sai rồi. Từ xưa anh hùng xuất thiếu niên, lúc Lâm Viện phán vào Thái y viện cũng chỉ vừa mới hai mươi. Huống chi đơn thuốc của Lâm thái y không phải là không biết thật giả mà là nó thật sự có hiệu quả với bệnh dịch."
Chử Chính Đức cười lạnh: "Mọi việc đều phải làm từng bước, tác dụng càng thần kỳ càng đáng lo ngại. Ta chỉ sợ đơn thuốc của Lâm thái y chữa được bệnh dịchnhưng lại mang đến không ít mầm họa khác."
Lâm Thanh Vũ nói: "Điều kiện tiên quyết để có mầm họa là người bệnh còn sống."
2
Chử Chính Đức sầm mặt, đang muốn nói lại đã được Tiểu Tùng tử ở Cần Chính điện kêu đi. Hồ Cát nói: "Chử thái y là vậy đấy, ngươi chớ để trong lòng."
Lâm Thanh Vũ gật đầu: "Dù sao cũng làm phó Viện phán mười năm, có thể hiểu được."
3
Lúc trước y đã nghe phụ thân mình nhắc tới Chử Chính Đức. Lâm phụ tán thành y thuật của Chử Chính Đức, ông cũng cho rằng luận theo lý lịch thì Chử Chính Đức hẳn phải ngồi ở vị trí Viện phán. Nhưng vào mười năm trước Chử Chính Đức phụng mệnh giữ thai cho một vị sủng phi. Con nối dõi của Hoàng đế ít ỏi lại sủng ái nữ tử mang thai cho nên rất coi trọng cái thai này. Như dự đoán sủng phi được Chử Chính Đức chăm sóc tỉ mỉ nhưng vẫn sảy thai. Chử Chính Đức bị hỏi tội thất trách nên dù cho y thuật có cao minh thì cũng chỉ có thể ngồi mãi ở cái ghế phó Viện phán.
Cảm xúc của Chử Chính Đức viết hết lên mặt nên không có gì để quá để ý. Nhưng ngược lại là những đồng liêu tươi cười với y, càng đáng để y phải cảnh giác hơn.
Lâm Thanh Vũ mới đến nên ngày hôm nay cũng coi như nhàn rỗi. Sau khi kết thúc nhiệm vụ ở Thái y viện, y từ cửa bắc đi ra khỏi cung, đi vào Thái y thự đến thẳng Tàng thư lâu.
Bây giờ trời đã khuya, trong Tàng thư lâu không có ai chỉ có hai thị vệ giữ cửa. Hoàng đế cho Lâm Thanh Vũ tư cách tự do ra vào Thái y thự nên dù có đến giờ giới nghiêm ban đêm thì thị vệ vẫn mở cửa cho Lâm Thanh Vũ, đưa đèn lồng: "Lâm thái y có gì cần cứ gọi chúng ta là được."
Lâm Thanh Vũ đẩy cửa bước vào, trước mặt xuất hiện một dãy sách hai tầng nhìn không thấy cuối. Truyền rằng muốn đọc hết sách trong Tàng thư lâu phải mất hơn mười năm. Lâm Thanh Vũ giơ cao đèn lồng, sau khi đi dạo hai vòng thì tìm thấy được mấy quyển sách dân gian thất truyền đã lâu do tiền triều sáng tác.
Cuối Tàng thư lâu có một cửa sắt bị khóa, trong đó hẳn là hồ sơ mạch chứng mấy trăm năm của hoàng thất Đại Du từ khi kiến triều. Đối diện Tàng thư lâu là Thiên thảo đường, nơi có thể tìm thấy bất kỳ thực vật quý hiếm kỳ lạ nào mà mình muốn.
Đây là Thái y thự tập hợp những gì giỏi nhất trong thiên hạ.
Lâm Thanh Vũ ở trong Tàng thư lâu một canh giờ, lúc ra ngoài đã là canh bốn. Y nhớ mình còn một vị thuốc tìm khắp kinh thành cũng không tìm được nên đi một chuyến đến Thiên thảo đường.
Vừa vào cửa đã thấy một người từ bên trong đâm đầu đi ra. Người này hẳn không phải là học sinh của Thái y thự nhưng nhìn bước chân thong thả của hắn cũng không giống như phường trộm cắp.
Người kia cũng phát hiện ra y, trầm giọng hỏi: "Ai đó?"
Lâm Thanh Vũ chỉ cảm thấy giọng này có hơi quen tai. Y ngửi được được mùi máu nồng nặc thì biết người này đang bị trọng thương. "Thái y của Thái y viện, Lâm Thanh Vũ."
Người nọ bỗng dừng bước.
Lâm Thanh Vũ nâng đèn lồng lên nhìn hắn, thứ đầu tiên nhìn thấy là một bộ quần áo đen dính máu và một thanh đao nhuốm máu.
Chờ khi thấy rõ mặt người kia, lòng Lâm Thanh Vũ khẽ động đậy: "Là ngươi."
4