Chẳng biết từ khi nào mà trong mỗi tang lễ của người Đại Việt thường có nhiều thủ tục dành cho người đã khuất.
Nào là nghi thức tẩm liệm nhập quan , đặt bát cơm đầu nằm hay là cầm tấm áo người chết , rồi trèo lên mái nhà gọi hồn hú vía đặng cho vong hồn người chết trở về nhà.
Mỗi nghi lễ được tiến hành đều bắt nguồn từ nhiều ý nghĩa và đại kỵ khác nhau , nên cũng là tục lệ mà người Việt ta truyền từ đời này sang đời khác.Ngay từ khi còn bé , tôi vẫn thường thắc mắc rằng tại sao trong lễ tang , đặc biệt là trong thời gian tiến hành ma chay cho người chết.
Người ta không chỉ đặt bát cơm đôi đũa đầu nằm , mà còn giăng một cái mùng thật cao.
Có khi lại đi xung quanh nhà tìm mèo đen rồi nhốt chúng lại.
Tôi có hỏi thì người ta bảo rằng ấy là tránh việc mèo nhảy qua xác người chết.
Vì khi ấy còn nhỏ nên tôi chỉ biết có như thế , còn nguyên nhân làm vậy thì tôi không tài nào rõ .Mãi cho đến tận sau này , khi nhà tôi xảy ra quỷ sự , tôi mới ngỡ ra được rằng người Việt ta làm thế , âu là cũng có nhiều nguyên do sâu xa…Trong trí nhớ non nớt khi ấy của một đứa trẻ mới lên mười ba như tôi.
Làng tôi nằm nép gần khu rừng bạt ngàn , bao quanh là những rặng tre xanh rì rậm rạp.
Vì đất đai thời ấy đều là những bãi đất chưa khai hoang nên trong làng khi ấy chỉ lác đác vài chục căn nhà nằm thưa thớt , mỗi nhà cách nhau tầm trăm mét .Vốn làng nằm cạnh bìa rừng nên công việc thường ngày của người trong làng gắn liền với nó , khi thì đốn củi , khi thì hái nấm và cả tìm nhiều loại thuốc quý đem ra chợ bán.
Gia đình tôi cũng không ngoại lệ.
Khi ấy , căn nhà tranh sập sệ của gia đình tôi nằm ở cuối làng , đi một khoảng nữa sẽ đến bãi tha ma rồi tiếp giáp với cổng rừng.
Dẫu rằng nhà tôi nằm cách xa những căn nhà khác , lại cạnh bãi bồi dành cho người chết nhưng tuyệt nhiên tôi chưa nhìn thấy ma bao giờ .Bởi lẽ cứ mỗi khi trời vừa hừng sáng , bố tôi cùng người dân trong làng sẽ cùng nhau lên rừng làm việc.Nếu muốn đi , bắt buột phải đi ngang nhà tôi nên xem chừng không khí ở đây cũng không đến nỗi âm u rợn ngợp.
Công việc lên rừng dù khó khăn và heo hút đến như thế , nhưng người dân ở đây chẳng bao giờ than phiền , vẫn còn rau cháo nuôi nhau nên khi đó người ta sinh con nhiều lắm.
Đông nhất là nhà có bảy đứa , ít nhất là có hai đứa như gia đình tôi.
Bọn trẻ trong làng mỗi lần chơi chán lại kéo nhau qua nhà nghe bà tôi kể chuyện ma , bà kể nhiều lắm , toàn là về chiến tranh hồi ấy , đến độ khuya lắc khuya lơ mà bọn trẻ chưa chịu về , bố mẹ bọn nó còn phải chong đèn đi tìm.Lại nói , không biết bà tôi từ hồi còn trẻ đã chịu bao nhiêu là gai góc của chiến tranh mang lại mà trông bà bây giờ đã héo mòn theo năm tháng.
Mỗi lần nhàn rỗi , bà lại đem di vật của ông tôi để lại ra ngắm nghía , chốc chốc tôi thấy nước mắt lăn trên gò má bà.Nó là một cái hộp bằng gỗ , bên trong có một cái vòng bạc làm từ nanh Hổ ngà ngà.
Bà bảo rằng ngày ông đi xông pha kháng chiến là ngày mà bà đương mang thai bố tôi.
Cứ ngỡ khi ông trở về bà sẽ có tin vui nói cho ông biết , nào ngờ ông đã tử trận trong lần kháng chiến năm ấy.
Đến khi chính tay đồng đội của ông trao lại di vật thì bà té ngửa , trong bụng quặn lên một nỗi đau xé lòng.
Cho đến khi mấy tháng sau , nỗi đau này chưa nguôi thì đến một cú sốc khác , bà hay tin lúc ông đi ra trận đã lén lút sau lưng bà quen một người đàn bà khác , nhưng người đó cũng đã chết trong một lần bị bom dội vào người nổ tan tác.
Bà vì quá đau buồn nên bà đã chuyển đến làng này mà sinh sống đến giờ , không trở về nơi cũ nữa.
Thế rồi bố tôi ra đời và lớn lên cưới mẹ cũng là người trong làng này.
Sau đó tròn thêm hai năm , mẹ sinh tôi và đứa em trai.
Nếu tính đến thời điểm hiện tại cũng đã ngót nghét mấy mươi năm.Chắc hẳn sinh sống ở ngôi làng cạnh bìa rừng thế này mà bố tôi có tài bắt rắn rất hay, dân làng trên xóm dưới ai ai cũng đều biết cả.
Ngặt một nỗi , người trong làng hay nói rằng trong tất cả các nghiệp hành hạ , giết chóc thú vật thì nghiệp bắt rắn là nặng nhất.
Vì thế mà gia đình tôi có bao giờ khá giả nỗi.
Bố tôi nghe người ngoài nói như thế thì chỉ lắc đầu cười trừ, giờ mà chuyển sang nghề khác thì làm gì lấy kế sinh nhai.Công việc của bố tôi kì thực nói đơn giản thì không đúng , khó khăn thì không phải.
Vào những ngày nắng gắt thì bố sẽ lên rừng kiếm ít củi , may mắn thì hái được một ít lá thuốc đem xuống chợ bán.
Còn khi nào trời sau khi đổ cơn mưa thì người trong làng chẳng ai bén mảng lên rừng , duy chỉ có bố tôi đi lần mò hang rắn mà bắt , bởi lẽ sau cơn mưa là thời điểm khí hậu ẩm thấp , tạo điều kiện cho nhiều loài bò sát sinh sôi nảy nở mà bò ra ngoài.Việc này khá nguy hiểm nhưng suy cho cùng bố hành nghề đã lâu nên quen tay , cũng không phức tạp gì mấy.
Cứ ngỡ rằng mọi chuyện trong gia đình tôi sẽ êm đẹp lắm , nào ngờ vào một ngày âm u của tiết trời tháng bảy, gia đình tôi đón một cái tin như sét đánh ngang tai rằng bố tôi tử nạn ở trên rừng.
Mọi chuyện bắt đầu từ tháng 7 âm lịch mưa dầm rả rích năm ấy.-------------------------------------------Tháng cô hồn năm ấy đến với làng tôi trong cơn mưa sùi sụt.
Mưa liên miên suốt mấy ngày liền vì thế mà người trong làng chẳng ai dám ló đầu ra ngoài.
Bởi lẽ vào rừng lúc này , phần vì con đường dốc trơn trượt , phần vì dễ bị lạc đường , đó là chưa kể đến những côn trùng có độc từ nơi rừng rậm theo đó mà chui rúc ra ngoài , lỡ ai chẳng may đi lên rừng bây giờ chẳng khác nào nộp mạng cho thần chết.Ấy thế mà , bố tôi nhân cơ hội này đã tất bật chuẩn bị sẵn một số dụng cụ bắt rắn.
Sau khi cơn mưa tạnh là lúc bố xuất phát từ mạn bìa rừng từ lúc sáng sớm.
Nhìn theo bóng lưng bố khuất sau rặng tre già Không biết vì sau mà cảm giác của tôi cả ngày hôm nay cứ bồn chồn lo lắng.Bà tôi như thường lệ sẽ đi thắp thẻ nhang lên bàn thờ ông rồi đi làm công việc nhà.
Khói nhang bốc lên nghi ngút cũng khiến phần nào tôi yên tâm , không suy nghĩ vẩn vơ nữa.
Ở cái làng này không có trường học như những vùng khác , thế nên từ lúc bọn trẻ được sinh ra , chúng phải dần làm theo những công việc mà bố mẹ chúng truyền lại.
Tôi nhìn đứa em trai nằm trong lòng mình rồi thở hắt ra.
Thằng bé ra đời cũng vào ngày mưa bão như thế này.
Bà bảo rằng lúc nó sinh ra , sấm chớp vang lên liên hồi lóe vào trong phòng , bà và mụ đỡ đẻ đang tất bật lo cho mẹ thì bà vô tình nhìn thấy bóng của một người đàn bà đứng ở đầu giường nhìn mẹ tôi cười khanh khách.
Vốn tính bà rất gan dạ , lại chẳng sợ ma nên bà nhanh chóng chạy ra sau nhà đem lên một con dao rỉ sét rồi khua loạn xạ bóng người đàn bà ấy.
Phải một lúc bà ta biến mất cùng lúc với đứa em trai tôi chào đời.
Đau đớn thay , mẹ tôi sau đó lên xuất huyết rồi qua đời , không kịp nhìn mặt thằng bé lấy một lần.Đương suy nghĩ , bỗng từ đâu một đám mây đen ùng ùng kéo đến làm tối cả một vùng trời.
Tiếng gió rít thổi thốc đập vào cánh cửa gỗ vang lên tiếng oang oang như người ta đương la hét dữ dội.
Tôi giật mình thảng thốt , đến giờ bố tôi vẫn chưa về nhà.
Nếu tính thời điểm này thì đã là trưa về chiều.
Tôi chưa kịp định thần thì một cơn mưa bất chợt ào ào đổ xuống.
Người đời vẫn thường bảo rằng “Đi biển sợ bão , đi rừng sợ mưa”.
Tôi đem nỗi bất an chạy ra sau nhà nói với bà , bà nghe xong thì lật đật chạy ra gian nhà trước thắp thẻ nhang khấn vái ông.
Tâm trạng của bà bây giờ cũng chẳng khác gì tôi.
Người trong làng từ trước đến nay họ có kinh nghiệm đi rừng , đặc biệt là có thể nhìn được sắc trời khi cơn mưa kéo đến bất kì lúc nào mà tranh thủ trở về nhà .Ngay cả bọn trẻ trong làng tôi cũng biết thì đừng nói đến những người đi rừng lâu năm như bố tôi.
Thế mà cơn mưa vẫn dai dẳng như thường , bố tôi thì chẳng thấy đâu.Cơn lo lắng kéo đến tràn ngập trong lòng khiến tôi đi đi lại lại trong nhà , trong đầu tôi luôn mườn tượng những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra nhưng tôi cố gạt phăng chúng ra ngoài.
Bà thấy vậy thì trấn an tôi rằng chắc có lẽ vì mưa quá lớn , lại không kịp trở về nhà nên bố có thể tạm trú ở đâu đó trong rừng.Một cơn sấm rền vang gạch ngang trên bầu trời , đúng lúc đó , cái li hương thờ trên bàn thờ ông đổ ập xuống đất, tàn tro vung vãi khắp nơi.
Bà tôi ngồi gần đó thì hoảng hốt , vội vội vàng vàng nhặt lên.
Li hương đổ xuống đồng nghĩa với việc sẽ có một điềm báo không lành sắp xảy ra.
Bà ngồi sụp xuống thất thần nhìn ra ngoài trời mưa đang vần vũ.
Trong thâm tâm bà dấy lên một linh tính bất an , thế là bà lao vội ra màn mưa mù mịt hô hoán người trong làng tìm sự giúp đỡ.
Phải một lúc sau , dân trong làng kéo đến rất đông.
Sau khi nghe sự tình được kể lại , dân trong làng cử một số trai tráng chia thành tóp người để đi tìm bố tôi.
Tôi biết bây giờ tình thế càng trở nên cấp bách , liền đòi theo nhóm người nhưng họ không cho tôi theo.
Thế là tôi đành ở nhà trông đứa em trong sự thấp thỏm không yên.
Bà tôi liên tục cầu trời khẩn phật mong sau bố trở về trong bình an vô sự.Mãi cho đến chiều gần sụp tối hôm ấy , người trong làng vẫn chưa tìm thấy bố.
Nghe họ nói đã tìm tất cả các ngóc nghách nhưng chẳng thấy đâu ngoài tiếng mưa ào ào trong không gian tối đen như hũ nút giữa rừng rậm bạt ngàn.
Bà cháu tôi nghe thấy thế thì ứa nước mắt.
Tôi biết rằng người trong làng đã cố gắng hết sức giúp đỡ nhưng trời đã sụp tối hẳn, giờ mà có lên rừng tìm đi chăng nữa cũng có thể vong mạng lúc nào không hay bởi rắn rết.
Người trong làng đành cắt cử một số người đàn bà đến trông nom , an ủi bà cháu tôi , còn lại họ tản ra trở về nhà.Cơn mưa bên ngoài vẫn không ngừng rơi lộp bộp trên mái nhà cuối làng.
Tháng bảy năm nay không biết làm sao mà thời tiết thất thường đến thế.
Em trai tôi sau khi uống một vốc nước cơm pha loãng rồi cũng thiêm thiếp ngủ.
Bà thì ngồi bên chõng tre ọp ẹp nhìn ra ngoài , hai mắt gần như đã sưng húp.
Tôi cũng vậy , chẳng thiết ăn uống gì cả , để cái bụng đói meo mà nhìn ra màn mưa mù mịt.
Tôi vẫn ngóng theo mong rằng bố sẽ bước vào nhà cất tiếng gọi tên tôi.
Bỗng một tiếng chim heo từ đâu kêu eng éc làm tôi giật mình đánh thót một cái.
Tôi ngồi chỏm dậy nghe nghóng , tiếng chim heo vẫn kêu lên tha thiết không ngừng.
Trong đầu tôi thoáng nhanh một tia suy nghĩ:“Qúai lạ , trời mưa thế này lấy đâu ra chim heo kêu ghê đến thế?”Chẳng để tôi kịp suy nghĩ gì cả , bất chợt tôi thấy bố mình lọ mọ bước vào trong sân nhà.
Trên tay còn cầm theo một cái bao mà bố dùng nó để bắt rắn.
Tôi mừng quýnh lên , vội vàng chạy nhanh ra sân đón bố nhưng rồi trong một tít tắt , một tia sét đi ngang bầu trời lóe sáng lên hệt như ban ngày , tôi nhìn thấy gương mặt bố xám ngắt , hai con mắt trũng đen , trên khuôn miệng đã trắng bệch như bị ngâm trong nước lâu ngày.
Tôi đứng khựng lại sững sờ nhìn bố trân trân , miệng không thốt được nên lời.
Bố tôi đứng đó , hai tay chìa cái bao đựng rắn về phía tôi , miệng mấp máy :“Bố chết rồi con ạ , con gắng ở lại đỡ đần cho bà nhé ….”Nói rồi bố vụt biến tan vào hư không , tôi thét lên một tiếng rồi ngã khuỵu xuống đất, tay chân run lên cầm cập.
Trong giây phút tôi đương bất thần , tôi nhìn thấy một người đàn bà với gương mặt bê bết toàn là máu đi lững thững quanh nhà cất tiếng cười khành khạch.
Bà ta đi đến đâu , mùi máu tanh tưởi xộc đến đó , tôi khẽ khịt mũi vài cái thì lợm giọng chực sắp nôn , trong cổ họng như có thứ gì đó cồn cào.
Hai mắt tôi bắt đầu díu lại.
Trước khi ngất đi , tôi còn nghe văng vẳng tiếng cười và cả tiếng hát của người đàn bà mặc tà áo trắng :“Chúng mày sẽ dần chết hết …chết hết…há há…hihihihi”Thế rồi tôi ngất đi giữa trời mưa mịt mùng không biết gì nữa ..