Bắc Tống Phong Lưu

Những thần tử mới lên đảm nhiệm đó thấy Tần Cối đứng lên thể hiện thái độ, cũng hiểu chuyện này không phải đơn giản như vậy, lần lượt ngẩng đầu lên, xem những đại lão này biểu diễn.

Triệu Giai ừ một tiếng, tỏ ý tán đồng, lại quay sang Lý Kỳ nói:

- Lý Kỳ, ngươi có ý kiến gì không?

Lý Kỳ liền nói:

- Vi thần không có ý kiến gì.

Triệu Giai lại hỏi:

- Nhưng nên là ai đứng ra đảm nhiệm Kinh tế sử đây?

Quần thần thì ngươi nhìn ta, ta nhìn hắn, chính là không có ai dám tự cung phong đứng lên. Dù sao chức vụ này quá quan trong, nếu không có khả năng, họ tuyệt đối không dám đứng lên làm con chim đầu đàn.

Trịnh Dật lén nhìn những người còn lại, âm thâm tự nhủ, nếu mình nói ra người này liệu có thể trở thành nơi chỉ trích của mọi người không nhi! Không khỏi cảm thấy lo sợ, do dự một chút, y cũng bước lên, chắp tay nói:

- Khởi bẩm Hoàng thượng, vi thần có một người có thể tiến cử.

Không ngờ y ngay cả Trịnh gia cũng đều thuyết phục được. Triệu Giai không lộ thanh sắc, nói:

- Hở? Mau nói ra đi.

Không biết Lý Kỳ chỉ là thuyết phục Trịnh Dật mà thôi.

Trịnh Dật nói:

- Người này chính là vợ của Xu Mật Sứ, Bạch Thiển Dạ.

Thoáng chốc đã dấy lên tiếng xì xào.

Quần thần đều trợn trừng mắt nhìn Trịnh Dật, giống như là đang nhìn kẻ điên vậy. Mặc dù là người của Trịnh gia, cũng cảm thấy kinh ngạc.

Triệu Giai nhíu mày nói:

- Bạch Thiển Dạ? Nàng ta là nữ tử sao?

Trịnh Dật nói:

- Vi thần biết, nhưng Hoàng thượng vừa rồi hỏi là ứng cử viên tốt nhất, không nói rõ nam nữ. Luận về tài năng, vi thần cho rằng sau Xu Mật Sứ, Bạch Thiển Dạ chính là ứng cử viên sáng giá nhất. Về phần thích hợp hay không, thần không dám vọng ngôn.

Không hổ là Trịnh Nhị Lang đấy, vẫn còn có chỗ cho ta lợi dụng. Hơn nữa còn đẩy trách nhiệm lên người Triệu Giai. Lý Kỳ nghe thấy thế thầm mỉm cười. Y đây chính là muốn chơi chữ với Triệu Giai. Dù sao nhiệm vụ của y chính là đưa ra một ý kiến này. Những việc khác không phải là việc của y nữa rồi.

Trần Đông bỗng bước lên nói:

- Mặc dù Trịnh ti sứ nói có lý, Bạch Thiển Dạ quả thực rất am hiểu tân pháp. Hơn nữa còn có quan niệm kinh tế của Xu Mật Sứ. Ta cũng thẹn không bằng, nói là ứng cử viên sáng giá nhất, quả không quá chút nào. Nhưng vấn đề là Bạch Thiển Dạ dù sao cũng là một người phụ nữ. Trong lịch sử Đại Tống ta không có tiền lệ phụ nữ làm quan, xin Hoàng thượng suy nghĩ kỹ.

Y vừa mở lời lập tức có không ít người đứng lên phản đối. Trong số những người này, bộ phận nhỏ là vì tư tưởng cũ kỹ mà phản đối. Nhưng đại đa số còn vì lợi ích. Suy xét chi tiết mà nói, chính là vì lợi ích của người đàn ông. Đó là xã hội nam quyền, sao có thể để phụ nữ cưỡi lên đầu chúng ta được? Tiền lệ này không thể mở ra được.

Triệu Giai gật đầu, nhưng cũng không nói nhiều về chuyện này. Y dù sớm đã nói rồi, ta có thể phê chuẩn, nhưng tiền đề là Lý Kỳ người phải thuyết phục quần thần.

Tần Cối bỗng nhiên đứng lên nói:

- Hoàng thượng, kỳ thực nói một cách nghiêm túc, phụ nữ làm quan triều ta sớm đã không phải là chuyện hiếm có nữa rồi.

Triệu Giai nói:

- Lời này của ái khanh khiến Trẫm hồ đồ rồi. Trẫm không nhớ Đại Tống ta đã từng có chuyện phụ nữ làm quan.

Tần Cối vuốt cằm nói:

- Trong quá trình đánh lui quân Kim, Chiết gia quân và quân Kim đã từng đánh nhau một trận ở Vân Gia Bảo.

Triệu Giai nói:

- Trận này Trẫm cũng có nghe nói. Khi đó Chiết gia quân nguy trong sớm tối, may mà Chủng nhị tướng quân lĩnh quân đuổi tới, mới đánh lui được quân Kim.

- Chủng nhị tướng quân có thể tới kịp thời, quả thực là nguyên nhân chính. Nhưng, trong đó còn có một người cũng đã đóng vai trò quan trọng. Nếu không có nàng hiến kế, Chiết gia quân chưa chắc đã tới cứu viện kịp.

- Người này là ai?

- Chính là con gái thứ ba của lão tướng quân Chiết Khả Thích ban đầu đã khiến cho lính Tây Hạ sợ mất mật mà qua đời, Chiết Mỹ Nguyệt.

Triệu Giai vừa nghe nhắc tới đại danh của Chiết Khả Thích. Đó là một vẻ mặt sùng kính nói:

- Uy danh của Chiết lão tướng quân, từ nhỏ Trẫm đã nghe như sấm đánh bên tai. Mà Chiết Mỹ Nguyệt đã hiến kế trong cuộc chiến đánh quân Kim lần này, Trẫm cũng đã nghe nói, thật đúng là tướng môn vô khuyển tử.

Tần Cối nói:

- Hoàng thượng nói đúng. Kỳ thực ở Chiết gia quân, sớm đã bắt đầu dùng phụ nữ làm tướng rồi. Hơn nữa còn có không ít nữ danh tướng. Điều này ở Đại Tống chúng ta cũng chẳng có gì là mới mẻ. Nếu phụ nữ đều có thể thống soái đại quân, ra trận đánh địch, vậy vì sao không thể lên điện làm quan chứ?

Lời này của y nói ra, quần thần đều im lặng. Bởi vì điều này vốn chính là sự thật. Triều Tống không ít Hoàng đế đều tán tưởng nữ tướng Chiết gia. Thậm chí còn tiếp kiến không ít vị nữ tướng Chiết gia. Mặc dù không có quan chức chính thức cho họ, nhưng đã chính thức ban cho đãi ngộ như quan chức. Hơn nữa trong nội bộ Chiết gia quân, nữ tướng Chiết gia có quyền binh thực sự. Binh lính cũng tôn xưng họ là tướng quân. Hơn nữa phàm là một người Tống có lương tri, đối với nữ nhân của Chiết gia đều kính phục.

Nên nhớ quan võ có lẽ còn có tâm huyết hơn quan văn, càng nam tính hơn. Nữ nhân đều có thể làm tướng quân, lẽ nào lại không thể làm quan văn? Điều này không nói cũng quá là không thông rồi.

Kỳ thực Chu Hi Nam Tống trước đây, địa vị của người phụ nữ triều Tống cũng đã vô cùng tốt hơn rồi, e là cũng không thấp hơn thời Võ Tắc Thiên. Phụ nữ triều Tống không chỉ có thể ngao du khắp nơi, đạp thanh, so tài cùng những tài tử, có năng lực ra trận giết đích, có thể gọi là văn võ song toàn.

Căn bản không có thuyết pháp chó má gì là “phụ nữ vô tài mà là đức”.

Những người giống như danh nhân Tư Mã Quang này trong lịch sử đã từng nói:

- Là con người đều không thể không học. Há giữa nam nữ có sự khác thường sao?

Lời này rất có lý, vì sao phụ nữ không thể học?

Chính là vì như vậy, triều Tống mới xuất hiện hàng loạt phụ nữ ưu tú đại diện như Lý Thanh Chiếu, Chu Thục Chân, Ngô Thục Cơ, Lương Hồng Ngọc, Chiết Thái Quân, mặc dù là Lý Sư Sư, đó cũng là người hiểu giá trị con người và âm luật.

Chỉ có sau này cùng với sự biến chất của nho giáo, tam cương ngũ thường nâng cao quan điểm mới bắt đầu cấm tư tưởng nữ nhân. Giống như triều Thanh tuyệt đối không thể xuất hiện nữ thiên tài lo cho dân cho nước như Lý Thanh Chiếu.

- Ngươi nói cũng rất có lý.

Triệu Giai nói xong, bỗng nhìn về phía Lý Kỳ nói:

- Lý Kỳ, Bạch Thiển Dạ này là thê tử của ngươi, lẽ nào người không nên nói vài câu sao?

Lý Kỳ hơi giật mình, nói:

- Khởi bẩm Hoàng thượng, vi thần mới chỉ là đang suy nghĩ một vấn đề.

Triệu Giai có chút buồn bực nói:

- Nói ra nghe xem.

Y biết tiết tấu đã bị Lý Kỳ khống chế rồi. Chuyện này cũng đã thành hơn phân nửa rồi.

Lý Kỳ nói:

- Vi thần đang nghĩ, ban đầu khi quân Kim xuống phía nam, rất nhiều đại thần đều chạy về phía nam. Còn đám người Lý Bang Nhạn và Ngô Mẫn lại chọn nhục cầu hòa, bán nước. Về phần Nhiếp Hạo càng nói tới càng xấu hổ. Những người này bọn họ không những là đàn ông, hơn nữa lại là trụ cột của triều đình ta. Nhưng khi họ đối mặt với cái khó khăn của quốc gia, lựa chọn đầu tiên chính là cái gì? Ngược lại nhìn đám phụ nữ Lý Thanh Chiếu, Lương Hồng Ngọc, ai nấy cũng nguyện một lòng sống chết cùng Đông Kinh, phát biểu bao nhiêu văn chương khơi dậy sĩ khí, cổ vũ lòng dân, là vì bảo vệ kinh thành mà lập được công lớn. Trên sông Hoàng Hà khi đánh quân Kim dưới nước, chúng ta thấy đàn ông chúng ta nên vì vậy mà xấu hổ. Ta muốn nói là nếu chỉ có hai người ứng cử chọn Tể tướng, một là Lý Thanh Chiếu, một là Lý Bang Ngạn, các vị sẽ chọn ai?

Đây là câu hỏi phản vấn kiểu Lý Kỳ điển hình. Không ai dám tiếp nhận câu hỏi này. Bởi vì dù ngươi trả lời thế nào, cũng đều sai.

Cho dù là ngươi thức thời đi nữa. Lý Kỳ cười thầm, ngoài miệng lại nói:

- Dù nói chọn hiền không tránh thân. Nhưng Bạch Thiển Dạ là thê tử của ta. Ta thực sự là xấu hổ để cử. Nếu các ngươi có ứng cử viên tốt hơn, vậy ta cũng giơ tay tán thành. Nhưng, nếu không có, thì dù các ngươi cảm thấy lợi ích quốc gia và phát triển là quan trọng, hay là sự tôn nghiêm của đàn ông quan trọng? Tuy nhiên ta cảm thấy cái thứ tôn nghiêm này là sự vào đôi bàn tay mình mà có được, mà không phải vì nịnh nọt của ngươi …. Ồ không, tính quyết định.

Đều nói thành ra như vậy rồi, ngươi còn xấu hổ? Triệu Giai tỏ ý khinh bỉ Lý Kỳ.

Tần Cối liền tiếp lời nói:

- Vi thần cho rằng lời của Xu Mật Sứ rất có lý, để Bạch Thiển Dạ đảm nhiệm Kinh tế sử, một là có thể thể hiện được trái tim khao khát cầu tài của Hoàng thượng. Nếu nữ nhân có tài năng đều có thể được Hoàng thượng trọng dụng, càng huống hồ là nam nhân. Chỉ cần ngươi có bản lĩnh, bất luận xuất thân đều có thể trọng dụng. Điều này nhất định có thể khiến cho hàn môn tử đệ thiên hạ thích thú. Hai là cũng có thể cổ vũ sỹ tử thiên hạ, vì sao một vị trí như vậy, trên dưới toàn quốc duy có một người phụ nữ thích hợp làm? Điều này không thể không khiến cho đám đàn ông chúng ta thấy hổ thẹn, hẳn là phải tu tỉnh lại. Đây cũng có thể khiến cho kinh tế học của Xu Mật Sứ được quảng bá rộng rãi. Khiến cho nhiều người tập trung vào đó. Vì Đại Tống chúng ta mà bồi dưỡng lên một lượng lớn nhân tài mới. Hiện giờ Đại Tống ta rất hiếm nhân tài như vậy. Ba là, triều đình hiện giờ thiếu nhân tài, thời kỳ phi thường, dùng thủ đoạn phi thường mới là cách duy nhất, làm dứt khoát hẳn hoi. Phân công một nữ nhân làm quan, cũng là cần thiết của thế cục, mà không phải vì nguyên nhân nào khác.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui