Trong thần thoại Do Thái, một con quỷ hay ác linh có thể chiếm đọat cơ thể con người, nói chuyện thông qua miệng họ và khiến họ đau đớn, khổ sở, tới mức một nhân cách khác được sinh ra. Thuật ngữ "dybbuk" (hay "dibbuk") xuất hiện ở thế kỷ 17, bắt nguồn từ tiếng Đức và tiếng Do Thái Ba Lan. Nó viết tắt cho hai vế: "dibbuk me-ru'ah" (chia rẽ linh hồn) và "dibbuk min ha-hizonim" (mặt tối của con người). Trước thế kỷ 17, Dybbuk là một trong nhiều thực thể ma quỷ được gọi là "ibbur".
Trong truyện dân gian xưa, Dybbukim được coi là một giống loài thích cư ngụ bên trong cơ thể người bị bệnh. Những thực thể có khả năng chiếm đọat con người cũng được nhắc đến trong Cựu Ước. Ví dụ, sách Samuel I viết về vụ quỷ ám của Saul và cách mà David đã trục xuất con quỷ ra ngoài bằng cách chơi đàn hạc. Trong Sách Tobit, tổng lãnh thiên thần Raphael đã dạy Tobit cách để trừ tà. Trong văn học tôn giáo Do Thái thế kỷ đầu tiên, trừ tà sử dụng tro của bò cái tơ hoặc rễ thảo dược đốt dưới nạn nhân, xung quanh người đó phải toàn nước. Một phương pháp khác dùng cách tụng tên vua Solomon, nhắc lại những cái tên thánh của Chúa, đọc Thánh Vịn và đeo bùa thảo dược.
Trong thế kỷ 16, khái niệm quỷ ám thay đổi. Nhiều người Do Thái tin rằng chúng là những linh hồn không thể đầu thai vào cơ thể mới do từng phạm quá nhiều tội lỗi, nên chúng buộc phải chiếm đọat cơ thể của một người phạm tội nhưng vẫn còn sống. Những linh hồn này muốn nhập vào cơ thể người vì nếu không, chúng bị các thực thể xấu xa khác tra tấn. Một số người cho rằng Dubbukim là linh hồn của những người không được chôn cất đàng hoàng, do đó trở thành quỷ.
Trong Kabbalah bao gồm cả nghi lễ trừ tà một linh hồn Dybbuk, một số vẫn được sử dụng trong thời hiện đại. Việc trừ tà phải được thực hiện bởi "ba'al shem", một giáo sĩ Do Thái được ban phước. Tùy vào kết quả của buổi trừ tà mà Dybbuk đó có thể vẫn ở lại hoặc bị đày xuống địa ngục. Chúng thường trú ngụ trong cơ thể nạn nhân ở những chỗ nhỏ bé, ít chú ý như ngón chân, một cái lỗ nhỏ, rớm máu có thể là dấu hiệu ban đầu về chúng.