Bách Khoa Toàn Thư Quỷ Học

Lễ trừ tà là cách để trục xuất quỷ dữ hoặc những linh hồn xấu ra khỏi một người hoặc một nơi. Nghi lễ trừ tà được thực hiện từ thời cổ đại như là một phương pháp cứu giúp con người khỏi sự ảnh hưởng tiêu cực, xấu xa của ma quỷ, chẳng hạn cảm thấy mình mắc bệnh, vướng phải điềm gở, bản thân gặp nhiều khó khăn, bị quấy phá và bị nhập.

Từ exorcism có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, exousia, có nghĩa là "lời tuyên thệ", được dịch thành adjuro hoặc "lời cầu nguyện" trong tiếng Latin và tiếng Anh. Từ exorcise không hoàn toàn có nghĩa là trục xuất mà nghiêng về nghĩa "tuyên thệ với con quỷ", thỉnh cầu một sức mạnh lớn hơn để trói buộc con quỷ, ép nó làm điều gì đó trái ngược với mong muốn của nó.

Trong Công giáo, trừ tà được thực hiện giáo hội nhà thờ hỏi công chúng và cùng với quyền năng dưới tên Chúa Jesus, một người hay đồ vật sẽ được bảo vệ khỏi sức mạnh của Kẻ Ác và tước đi sức mạnh của hắn.

Trong nhiều nền văn hóa, quỷ dữ bị trừ tà bởi tiếng động lớn, chẳng hạn như tiếng cồng và tiếng chuông, bằng cách đánh đập nạn nhân để bắt con quỷ thoát khỏi cơ thể. Trong vài phương pháp khác, nghi lễ trừ tà được thực hiện theo cách bớt khắc nghiệt hơn bằng các đồ vật được ban phước, cầu nguyện và ra lệnh.


Trừ tà được coi là vô cùng nguy hiểm cho cả nạn nhân lẫn nhà trừ tà, thậm chí những người chứng kiến bởi khi con quỷ bị trục xuất, nó sẽ ngay lập tức tìm vật chủ mới trừ khi bị trói buộc và đuổi đi theo đúng cách.


Theo truyền thống người Do Thái, quỷ dữ bị trừ tà bằng cách đuổi chúng sang một đồ vật hay con vật. Một lễ trừ tà theo thể thức của kinh Talmud nhằm chữa lành con quỷ, buộc phải triệu gọi con quỷ và mong nó tự nguyện rời thân thể nạn nhân đi, rồi đâm vào cầu mắt một con chó đã được chọn trước.

Nhà sử học Do Thái, Josephus, sinh ra sau Lễ đóng đinh của Chúa Jesus, đã viết về một nhà trừ tà nổi tiếng tên Eliezar – người mà ông tận mắt chứng kiến thực hiện trừ tà. Eliezar có một chiếc nhẫn được gắn với rễ cây, tương truyền là nhẫn của vua Solomon huyền thoại. Rễ cây gọi là Baaras, có lẽ là cây boara, là một loại rễ cực độc, nó cháy có màu giống lửa và tỏa ra những tia sáng giống sét. Eliezar đặt chiếc nhẫn dưới mũi một người bị quỷ ám, khiến con quỷ buộc phải rời đi bằng một hơi thở qua lỗ mũi. Eliezar chuyển con quỷ vào một bát nước, sau đó hất nó đi và khiến con quỷ biến mất. Phương pháp này phụ thuộc vào một niềm tin vốn rất thịnh hành thời ấy: rất nhiều bệnh tật là do quỷ nhập gây ra.

Trong Tân Ước, Jesusvà những tông đồ đã trục xuất ra vô số con quỷ, đặc biệt là những ác thần – quỷdữ bị Chúa Jesus biến từ người thành đàn lợn(Luke 8:30). Theo sách Phúc Âm vàsách Công vụ Tông Đồ, lễ trừ tà khá dễ thực hiện. Jesus hoặc một tông đồ yêu cầulinh hồn quỷ dữ biến mất, và ngay lập tức con quỷ làm theo. Phúc âm Luke 9:38–43kể về một trường hợp mà trong đó, một tín đồ đã không thể trục xuất con quỷ rakhỏi một cậu bé, nhưng Chúa Jesus đã trừ tà thành công bằng cách quở trách conquỷ.


Trong các nhà thờ thời đầu, tất cả tín đồ đều được dạy cách trừ tà. Những tu sĩ thực hiện trừ tà cho những ai tìm kiếm họ. Sau khi họ mất, những người khác tiếp tục công việc này. Không có lớp học đặc biệt nào về trừ tà hay giải tà, hay các phương pháp chính thống và có cấp bậc; tuy nhiên nó đòi hỏi người thực hiện đức tin mãnh liệt để có thể thành công. Origen, một cha xứ nhà thờ từng bị tước cấp vị và hành hình vì đạo vào năm 253 nói rằng kể cả những người bình thường nhất, kể cả kẻ không được giáo dục tử tế, cũng có thể thực hiện giải tà hay trừ tà.

Vào thế kỷ thứ ba, mối nguy hiểm từ trừ tà đã được nhận thức rõ, và nhà thờ bắt đầu chỉ nhận vài trường hợp cá biệt để trục xuất và chữa lành các nạn nhân quỷ ám bằng cách chạm tay. Vào giữa thế kỷ 3, Giáo hoàng Cornelius sử dụng thuật ngữ exorcist như là một mệnh lệnh với các giáo sĩ La Mã. Các giáo đoàn mục sư chuyên giải tà thắt chặt luật lệ của họ và vào thời Trung Cổ thì thực hiện nhiều nghi lễ trừ tà thông thường hơn. Thay vì cầu nguyện một cách tự phát trong các trường hợp cá biệt, giáo sĩ dựa vào cách cầu nguyện chuẩn mực và các phương pháp quy củ hơn. Người ta dành sự chú ý chủ yếu cho việc quỷ ám. Vai trò của một người trừ tà thuộc về các giáo sĩ. Nghi lễ trừ tà quy củ trở thành lễ thức chính thống chỉ có thể được thực hiện bởi giáo sĩ lên người bị ám và dưới sự cho phép của giám mục. Các lễ trừ tà kín được thực hiện bởi mục sư và thành viên trong nhà thờ với đa dạng trường hợp quỷ ám, được cho phép bởi truyền thống giáo hội nhà thờ.

Đạo Tin Lành hoặc coi trọng hoặc loại bỏ việc trừ tà, một số, chẳng hạn như thần học Calvin, tin rằng nghi lễ này thuộc về buổi đầu của Cơ Đốc Giáo. Trừ tà vẫn được vài giáo phái khác thực hiện, đôi khi dưới danh nghĩa giải tà.


Vào buổi đầu sự tàn bạo của Quan tòa dị giáo, Vatican đã cấm năm cách thực hiện trừ tà vào năm 1709 và 1725 để có thể giành quyền kiểm soát nhièu hơn. Cuối thế kỷ 19, Giáo hoàng Leo XIII (1878–1903) nói rằng ông đã gặp một điềm báo về việc quỷ dữ đang cố tấn công Rome. Ông viết một cuốn sách cầu nguyện, bấy giờ bao gồm Nghi lễ Romanum và nói rằng trong nhiều Lễ Thánh, tín đồ sẽ cầu nguyện tổng lãnh thiên thần Michael.   


Giáo hội nhà thờ vẫn luôn giữ sự nghi ngờ của mình cho những người bị quỷ ám, vì đó có thể chỉ là dàn dựng và trong thời hiện đại thì là các bệnh tâm lý có thể giải thích được, hoặc bản thân người đó đơn giản là độc ác. Tuy nhiên, năm 1972, Giáo hoàng Paul VI xác nhận sự tồn tại của Satan và nỗ lực của hắn để phá hoại nhân loại.

Giáo hoàng John Paul (1978–2005) vào năm 1987 đã khẳng định rằng, "quỷ dữ vẫn còn sống và hoạt động trong thế giới này", và bảo vệ phương pháp trừ tà. Ông đã từng tự thực hiện ba lễ trừ tà. Lần đầu là vào 1978 và chi tiết về buổi trừ tà đã được ghi chép lại. Lần thứ hai vào 1982, nạn nhân là một người phụ nữ tên Francesca F, bà đang co giật ngay trên sàn nhà trước khi được mang tới chỗ giáo hoàng. Ông nói, "Ngày mai, ta sẽ làm Lễ Thánh cho con", và bà đã tự do khỏi con quỷ. Lần thứ ba vào năm 2000, lễ trừ tà được thực hiện lên một người phụ nữ Ý gù lưng. Cô tham gia vào một trong những buổi thuyết giảng của giáo hoàng tại quảng trường St. Peter và thét lên báng bổ. Ông đưa cô tới chỗ kín đáo, cầu nguyện cho và ban phước cho cô, hứa sẽ thực hiện một Lễ Thánh. Tuy nhiên, người phụ nữ đã không thoát khỏi con qủy.

Benedict XVI, người lên chức Giáo hoàng vào tháng 4 năm 2005 thì có những phát ngôn thận trong hơn, nhưng ông cũng tán thành trừ tà và khích lệ các tu sĩ thực hiện nghi lễ này.


Trong truyền thống Công giáo thời hiện đại, nghi thức chính yếu của thực hiện trừ tà bao gồm yêu cầu con qủy buông tha cơ thể người bị ám dưới tên của Chúa Jesus. Các nghi lễ đơn giản hơn thường để trục xuất quỷ khỏi một nơi và giải thoát một người khỏi giai đoạn cưỡng chế (oppression). Dẫu con quỷ có mạnh đến mức nào, nó cuối cùng cũng phải chịu thua trước sức mạnh của Chúa. Lễ trừ tà cũng sử dụng tên của các vị thánh, Đức Mẹ Mary, các thiên thần – đặc biệt là tổng lãnh thiên thần Michael, kẻ thù xưa cũ của quỷ dữ.

Lễ trừ tà được thực hiện một khi người ta đã chắc chắn nạn nhân thực sự chịu tác động xấu của ma quỷ. Khả năng phán đoán của những tu sĩ trừ tà là vô cùng quan trọng. Thêm vào đó, giáo hội nhà thờ có thể hỏi ý kiến của các nhà khoa học hoặc chuyên gia y tế để loại bỏ các nguyên nhân tự nhiên; họ có thể tổ chức một buổi kiểm tra tâm lý, sức khỏe, nhưng điều này không phải lúc nào cũng cần thiết. Những nghi lễ trừ tà đơn giản và nhỏ hơn, gồm giải tà, có thể được thực hiện bởi giáo sĩ hay nhà quỷ học từng được huấn luyện làm giáo sĩ, nhưng các nghi lễ mang tính chính thống để trục xuất quỷ nhất định phải được thực hiện bởi giáo sĩ nhà thờ, dưới sự cho phép của giám mục. Nghi lễ này là một phần từ Rituale Rmanum, xuất hiện từ năm 1614. Một vài thay đổi được thực hiện trong phiên bản năm 1952. Dưới Hội đồng Vatian đệ nhị (1962 – 1965), nó được sửa đổi vài lần. Kể từ năm 1999, phần ghi chép về lễ trừ tà được tái bản thành tập tư liệu gồm 90 trang, De Exorcismus et Supplicationibus Quibusdam (Vấn đề trừ tà và các điều kiện cần thiết). Nghi lễ bao gồm cầu nguyện và trích đọc kinh thánh, gọi tên con quỷ, sử dụng tiếng Latin, trục xuất con quỷ bằng tên Chúa Jesus.

Một số nhà trừ tà đương thời thích sử dụng lễ trừ tà như là một cách chẩn đóan xem ai đó có bị quỷ ám, thiên về những nghi lễ mang tính truyền thống hơn (Gabriele Amorth).

Ngoài công giáo, giáo sĩ và mục sư có nhiệm vụ trừ tà, những người thấu thị và nhà tâm linh cũng có thể trục xuất ma quỷ. Trong truyền thống những vùng khác ngoài phương Tây, háp sư, nhà tinh thông, hay những người khác có chức sắc tương đương tu sĩ vẫn có thể trừ tà. Theo huyền học truyền thống, trừ tà được thực hiện qua những nghi lễ ma thuật.

Đánh đập và quất roi người bị ám để trục xuất quỷ là cách làm thường thấy, được người châu Âu thực hiện trong những lễ trừ tà ngày xưa. Cách làm này vẫm được sử dụng nhưng kín đáo hơn. Vào năm 2007, cảnh sát ở Phoenix, Arizona đã báo cáo lại một trường hợp sử dụng bạo lực trong trừ tà, họ tìm thấy một người đàn ông 49 tuổi đang bóp cổ đứa cháu 3 tuổi bị coi là quỷ ám của mình. Cảnh sát phải sử dụng một khẩu súng điện để cưỡng chế người đàn ông, ông ta rơi vào bất tỉnh và sau đó chết trong bệnh viện.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận