Trên đường Triệu Vân về nhà, tay vẫn luôn run rẩy, nét mặt nhợt nhạt. Bà ấy đột nhiên nói: “Nhan Nhan, xin lỗi, khi nhìn thấy em gái con, dì liền nghĩ đến hung thủ bắt nạt, giết chết con gái của dì. Loại cảm giác đó dì mãi mãi không thể quên được, dì cũng không giúp được em gái con.”
Tôi có thể nói gì chứ. Tôi nắm lấy tay của bà ấy, nổ lực sưởi ấm đôi bàn tay ấy.
“Dì không cần xin lỗi con đâu, chúng ta đều là nạn nhân thôi mà.”
Con đường cuối cùng của Yến Linh cũng bị chặn. Em ấy và mẹ tôi bây giờ bị cô lập, không có người nào muốn để ý đến bọn họ, cũng không có người nào muốn giúp đỡ bọn họ. Thế là em ấy quyết định cá chết lưới rách, chó cùng giứt rậu đi đến bước đường cùng. Tìm thấy phóng viên đưa tin lúc đầu, lật ngược câu chuyện gốc, phao tin rằng tất cả đều là kế hoạch của tôi giá họa cho em ấy. Tôi biết dự định này của em ấy, là bởi vì phóng viên gọi điện cho tôi. Yến Linh và chú ấy hẹn gặp nhau vào buổi chiều ở một quán cà phê ở trung tâm thành phố, nhưng phóng viên vẫn cứ ngồi đến buổi tối, cho đến lúc không còn người khác. Gọi vào điện thoại di động của cô ấy, cũng không ai nghe máy. Cho nên đành phải liên hệ với tôi. Không biết vì sao, sau khi tôi nghe thấy thông tin này, trong tâm nảy sinh một chút dự cảm chẳng lành. Thế là lập tức từ trong nhà của Triệu Vân ra ngoài, gặp phóng viên, đi dọc theo con đường Yến Linh quay về để tìm em ấy.
Hai chúng tôi mở đèn pin, tìm kiếm mọi góc ngách. Cuối cùng phát hiện em ấy ở trong một nhà kho bỏ hoang. Em ấy bị trói vào thùng dầu bằng một sợi dây gai dày, người bẩn thỉu, trên mặt có chút máu, trong miệng nhét một miếng giẻ.
“Này, đây là chuyện gì vậy?” Phóng viên hốt hoảng.
“Trước tiên đừng quản nhiều chuyện như thế, đến bệnh viên trước đã!” Tôi cởi trói cho Yến Linh, la lên.