Quân Quân là mẹ của một nhóc tì ba tuổi, trước khi có con, tình cảm của cô ấy và chồng kháổn nhưng từ sau khi có con, cô ấy đón mẹ chồng lên sống cùng, mâu thuẫn bắt đầu nãy sinh.Ban đầu chồng cô ấy còn đứng ra giảng hòa nhưng rồi anh ta cũng cảm thấy phiền, nên cứđóng cửa ở trong phòng vò như không biết để mặc mẹ chồng và nàng dâu lời qua tiếng lại.Phần lớn mâu thuẫn giữa Quân Quân và mẹ chồng nảy sinh từ việc chăm trẻ con, phươngpháp chăm trẻ của hau người quá khác biệt.
Quân Quân rất muốn chồng đứng về phía mìnhnên thường xuyên nói xấu cách chăm cháu của mẹ chồng anh ta.
Cô ấy làm vậy là mongchồng có thể nhắc nhở nhưng chồng cô ấy không những không làm vậy mà còn trách ngượclại vợ.
Tình cảm vợ chồng cũng không còn được như trước, nên cô ấy cảm thấy rất tủi thânphiền muộn.Nghe người ta nói, những lúc thế này thù nên trao đổi với chồng mình nhiều hơn, cô ấy thấycó lý, nhưng trao đổi với chồng nhiều lần mà kết quả hoàn toàn đứng về phía mẹ anh ta, QuânQuân nghĩ mãi mà không thể hiểu nổi tại sao lại như vậy.Bởi gì thế cô ấy tới hỏi tôi " Vãn Tình ơi, cậu không biết mẹ chồng tớ kỳ cục tới mức nàođâu, bình thường cho cháu ăn toàn bà một thìa cháu một thìa, mất vệ sinh chết đi được!Người già vốn đã nhiều bệnh, bác sĩ, chuyên gia đều không tán thành hành vi này, tớ nhắc bàấy nhiều lần rồi mà bà ấy vẫn chẳng chịu nghe.Tôi hỏi cô ấy " Thế cậu có giải thích rõ lý do với nà ấy không ? Giải thích một cách nhẹnhàng từ tốn ấy?"Quân Quân đáp có, cô ấy nói cô ấy không những giải thích rồi mà còn giải thích đi giải thíchlại, nhưng mẹ chồng vẫn chẳng thèm để ý.
Thậm chí hôm trước, lúc cô ấy về nhà còn pháthiện con trai ngủ trên sàn cô ấy bực bội hỏi tôi " Sao lại có con người như thế chứ ? Cho trẻcon ngủ trên sàn nhà thì chỉ có ốm thôi, trong nhà có bao nhiêu là giường sao bà ấy không bếcháu lên giường mà ngủ ?"Suốt nửa tiếng sau, Quân Quân liệt kê ra rất nhiều hành vi của mẹ chồng mà cô ấy không thểchấp nhận được.Nghe cô ấy kể xong, tôi mới hỏi " Nếu cậu thấy mẹ chồng cậu không chăm cháu tốt, mà nhắcnhở cũng không có tác dụng, vậy sao cậu không tự đi mà chăm ?"Cô ấy liền phản đối ngay " Tớ còn phải đi làm nữa mà, lấy đâu thời gian bây giờ ? Tớ khôngnghỉ việc đâu, phụ nữ mà ở nhà chăm thì làm gì còn địa vị gì nữa chứ ?"Tôi lại cho cô ấy thêm một lời đề nghị " Nếu mẹ chồng chăm cháu không đúng ý cậu, cậu lạikhông muốn tự chăm, thế thì thuê người giúp việc đi, để người ta chăm con theo ý của cậu"Cô ấy vẫn phản đối " Với cậu thì thuê người giúp việc là chuyện đơn giản nhưng nhà tớkhông có điều kiện kinh tế, nuôi con đã tốn kém lắm rồi, không thì tớ cũng chẳng đón mẹchồng tới ở cùng đâu"Tôi lại nói ra phương án khác " Hay cậu gửi con đi vào nhà trẻ, lúc tan ca cậu đón nó về"Cô ấy tỏ ra không chấp nhận được " Con tớ còn nhỏ thế mà, sao tớ lại nhẫn tâm làm như vậyđược chứ ? Bây giờ gửi nhà trẻ có cả tá vụ ngược đãi trẻ con, chỉ nghĩ thôi tớ đã không yêntâm rồi"Trong giây phút đó, cuối cùng thì tôi cũng hiểu tại sao cô ấy không thể trao đổi được với mẹchồng của mình.
Bởi vì cô ấy chỉ muốn người ta tiếp thu ý kiến của mình, thay đổi theo ý côấy, nhưng chính cô ấy vừa không muốn thay đổi vừa không muốn thỏa hiệp.
Ví dụ như trongtruyện này, cô ấy muốn mẹ chồng chăm cháu theo ý mình chứ chẳng hề suy xét tới phươngpháp khác.
Thế nhưng sự thật là gần như không thể thay đổi phương pháp cố hữu của mộtngười lớn tuổi.
Cô ấy không làm được, tôi cũng không làm được, cho dù làm được thật thì cókhi lúc ấy đứa bé cũng đã lớn rồi.Thực ra có ít nhất ba phương pháp để giải quyết vấn đề này, nhưng cô ấy cứ đòi người khácphải thay đổi theo yêu cầu của mình, mà người ta lại không muốn thay đổi, vậy thì mọichuyện lại đâm vào ngõ cụt.Trong chuyện chăm con này, Quân Quân có hai lựa chọn : Nếu không thích cách chăm concủa mẹ chồng vậy thì tự mình chăm hoặc thuê giúp việc khỏi lo con mình ăn uống mất vệsinh, cũng không sợ con mình bị ngủ trên sàn, hoặc ngầm ngừa nhận cách chăm của mẹchồng, nếu đã muốn mẹ chồng chăm giúp thì cũng đừng soi mói oán trách vì như vậy cũngkhông thể khiến người ra làm theo ý mình được đâu.Có lẽ trong cuộc sống có rất nhiều phụ nữ chọn cách thứ ba, đó là không thể thay đổi thực tạinhưng cũng không muốn chấp nhận thực tại, bởi vậy họ vừa để mặc mọi chuyện, lại vừa thantrời trách đất, không những không giải quyết được vấn đề mà còn đắc tội với tất cả mọi ngườixung quanh.Dạo trước, cô bạn Như Nghiên của tôi tâm sự với tôi, vì cô ấy từng phạm sai lầm vài lần khimới nhậm chức, nên lãnh đạo rất ghét cô ấy.
Mấy năm qua cô ấy đã tiến bộ rất nhiều, songlãnh đạo vẫn giữ thành kiến, thái độ vô cùng tồi tệ, chỉ cần cô ấy mắc một sai lầm nhỏ là sẽ bịphê bình nặng nề trước mặt mọi người khiến cô ấy uất ức vô cùng.Cô ấy nói với tôi " Sao lại có đàn ông nhỏ mọn như vậy chứ ? Chẳng qua hồi mới vào làm tớnhầm anh ta là văn thư thôi mà, lúc đó mới tớ, đâu có biết người nào với người nào, ai bảoanh ta đứng cạnh máy in.
Có thế thôi mà anh ta thù tới tận bây giờ, thỉnh thoảng lại làm tớxấu hổ, làm cấp dưới của một kẻ như vậy thật khổ."Thấy vậy cô ấy bực bội như vậy, tôi bèn hỏi cô ấy có muốn đổi việc không, tuy Như Nghiênnói cô ấy rất ghét lãnh đạo nhưng mối quan hệ với đồng nghiệp khá tốt, cô không nỡ bỏ đi.Tôi nói, biết đâu đồng nghiệp của công ty mới còn hòa hợp hơn thì sao, Như Nhiên lắc đầucó ấy thấy công ty hiện tại lương thưởng rất tốt, lại gần nhà, bỏ đi thì chưa chắc đã tìm đượcchỗ khác tốt hơn.
Tôi đành đề nghị cô ấy chuyển bộ phận xem sao, cô ấy rầu rĩ nói chuyênmôn khác biệt, chuyển đi cũng chưa biết có làm được hay khôngĐiều Như Nhiên muốn là đột nhiên lãnh đạo thay đổi thái độ, tôn trọng mình hơn, còn nhữngđề nghị khác cô ấy chẳng hề quan hệ.
Nhưng mấy năm qua, nếu cô ấy có cách để thay đổithái độ của lãnh đạo thì cô ấy đã làm từ lâu rồi.Tôi từng giả lập một tình huống thú vị để giải thích cho vấn đề này: Một người thích mộtmón trang sức ở trung tâm thương mại, món đồ ấy có giá một trăm ngàn tệ nhưng trong taycô ta chỉ có mười ngàn tệ, thế là cô ấy bèn thương lượng với chủ cửa hàng "Anh có thể bán rẻcho tôi không ?"Chủ cửa hàng " Được thôi, chín mươi ngàn nhé!" Nhưng cô ta chỉ có mười ngàn bèn nói"Anh bán cho tôi với giá mười ngàn nhé"Chủ cửa hàng nói " Không được, hay là cô kiếm tiền đi, bao giờ có đủ tiền quay lại mua"Nhưng cô ta chỉ muốn chủ cửa hàng bán món trang sức đó cho mình với giá mười ngàn,đương nhiên chủ cửa hàng không chịu.
Trong tình huống này, cô ấy chỉ có hai lựa chọn, mộtlà nghĩ cách kiếm thêm tám mươi, chín mươi ngàn tệ nữa rồi quay lại thương lượng với chủcửa hàng.
Hai là từ bỏ món trang sức này.
Nhưng cô ta không chịu kiếm thêm tiền, cũngkhông muốn từ bỏ, chỉ nằng nặc đòi chủ cửa hàng bán cho mình với giá mười ngàn tệ.
Vậy làlâm vào ngỏ cụt.Trong đời chúng ta sẽ gặp rất nhiều vấn đề, cố gắng giải quyết vấn đề là một thái độ sống tíchcực, chấp nhận thực tại cũng là một thái độ sống tồ, còn loại người kém cỏi nhất là loại khôngcó năng lực giải quyết vấn đề cũng không muốn chấp nhận thực tại, ngày ngày than thântrách phận, tự đi vào ngõ cụt của đời mình..