Bàn Tay Định Mệnh

Một tuần khác lại trôi qua. Bà khách trẻ đó không trở lại nhưng cũng không vì thế mà công việc của Nadia gặp trở ngại. Có điều là nàng cảm thấy mệt mỏi, không còn hứng thú trong công việc hằng ngày; có gắng giải thoát những nỗi băn khoăn lo ngại cho người khác dù khẩn thiết hay không thường là thuộc về lĩnh vực tâm tình. Còn những lo nghĩ của chính nàng thì chẳng có ai ngó ngàng tới bao giờ trừ người bà mà nàng cùng chung sống. Đôi khi bà thân mật bảo nàng:

− Nhưng mà, cháu yêu bà, cháu không thể sống mãi như thế này được! Cháu hãy còn trẻ, lại ngày càng xinh đẹp, duyên dáng, là niềm ao ước của bao chàng trai. Ngoài ra cháu còn thông minh sắc sảo, tóm lại là cháu có tất cả. Vậy thì có đều gì không ổn? Tự giam mình cùng với một bà già trong căn nhà như thế này, đó không phải là cuộc sống của một người ở lứa tuổi cháu, nhất là suốt ngày này qua ngày khác ngồi trong phòng đoán vận mệnh để lắng nghe những đều bất hạnh hoặc những niềm ước mơ của bao người xa lạ đối với cháu. Thật là vô nghĩa! Và họ thì cũng chẳng bao giờ thèm đếm xỉa đến những gì xảy ra trong cuộc đời của cháu! Bà cũng biết rất rõ là nếu cháu tìm được một người chồng hợp với cháu hoặc dù là chỉ một chàng trai mà cháu ưa thích thì bà sẽ mất cháu, chắc chắn là bà cháu ta sẽ chẳng được cùng sống bên nhau như bao năm nay, nhưng đều đó không quan trọng. Chỉ có hạnh phúc của người phụ nữ trẻ như cháu là đáng kể chứ không phải cái già nua tuổi tác của bà! Với cái tuổi ngoài bảy chục, người ta đã quá quen với cảnh cô đơn. Đó là số phận của tất cả những người như bà đã từng dày dạn trong cuộc sống nhất là trong tình trường khi chúng ta còn ở cái tuổi của các cháu nội cháu ngoại bây giờ. Chúng ta không đòi hỏi và thật không xứng đáng với sự hi sinh của chúng vì chúng ta. Cháu cũng biết đấy: bà chẳng phải là một bà già yếu đuối, què lê liệt bại gì mà còn mạnh chân khỏe tay, mắt tinh tai sáng, bà có thể một mình xoay xở rất tốt. Thỉnh thoảng cháu đến thăm bà cùng người bạn đời của cháu, đối với bà như thế là hạnh phúc rồi. Bà sẽ thật sự sung sướng khi được nói với cháu: "Thế là con bé cũng hạnh phúc như mình ngày xưa ở bên Nga với ông nó khi mình còn trẻ và xinh đẹp"

− Bà ơi, xin bà đừng tìm cách làm cháu xiêu lòng; cháu chỉ thất thật sự hạnh phúc khi được sống gần bà. Cháu không muốn và sẽ không bao giờ muốn sống với một người đàn ông nào khác.

− Cháu Nadia thân yêu của bà, cháu nói dối! Thật không xứng đáng với một cô gái trung thực như cháu! Nếu khách của cháu mà biết là cháu đã có thể không nói lên sự thật thì cháu sẽ mất tất cả! Bà biết là năm mười tám tuổi cháu đã yêu nhưng sự việc đã không được xếp đặt như ý muốn của cháu, vì vậy cháu đinh ninh trong đầu là không bao giờ cháu lại có thể yêu được nũa. Để quên đi, cháu đã lẩn trốn vào nghề bói toán, tưởng rằng vai trò của cháu từ nay là giúp đồng loại đi tìm thấy cái hạnh phúc mà hình như đối với cháu đã xa vời rồi. Có đúng thế không? Đúng hay không chắc là cháu cũng không dám trả lời. Cháu cũng sẽ nhận thấy là chưa bao giờ bà nói với cháu về chuyện này cả nhưng bây giờ bà thấy đã đến lúc phải làm việc đó. Nếu cháu biết là bà đã tự trách mình, tự giận mình như thế nào vì phải chờ đợi quá lâu! Bà cảm thấy trong thâm tâm là có tội đối với cháu.

− Cháu xin bà đừng nói nữa! Lúc này chỉ riêng có công việc mới làm cháu say mê ham thích mà thôi.

− Công việc của cháu! Rất tốt đẹp đấy! Nhưng ngay cả chuyện nếu có mang cho ta cái ảo giác là làm cho cuộc sống phong phú dồi dào thì cũng không thể che lấp hết được mọi khoảng trống! Nếu bà không có trong tim những kỷ niệm của một thời son trẻ huy hoàng, thì hàng bao năm nay làm sao bà có thể đứng vững được, như cháu thấy đó! Khi bà không còn ở trên đời này nữa thì ít nhất bà cũng đã từng có cái may mắn đó. Nhưng còn cháu? Trơ trọi một mình không có những kỷ niệm loại đó. Oâi, thật khủng khiếp!

− Cháu không cô độc vì cháu vẫn tiếp tục tiếp khách suốt cả ngày.

− Thế cháu định hành nghề đoán vận số này đến hết đời hết đời sao?

− Phải chăng đây là thiên chức của cháu? Chính bà chẳng đã khuyến khích cháu đó ư?

− Đúng thật là cũng đáng tiếc khi có một năng khiếu thiên bẩm như vậy mà không đem phục vụ mọi người. Nhưng cháu ạ, tất cả đều có chung cục của nó. Bà biết: nhờ có năng khiếu đó mà cháu đã kiếm được rất nhiều tiền, tất nhiên là vì nghe theo lời khuyên của bà. Cháu chẳng còn phải lo nghĩ gì về mặt tiền nong, cả bà cũng thế nhờ có cháu. Nhưng cũng không phải thế là cháu đã hạnh phúc. Cháu cũng đừng vội bảo: tiền tài đối với cháu không phải là vấn đề quan trọng vì cháu có một tâm hồn thật trong sáng và trung thực. Cháu cũng quan niệm như bà: tiền là cần thiết nhưng đó là phương tiện chứ không phải là mục đích! Vậy thì cháu hãy để cho con người của cháu sống và tận dụng hết cuộc sống khi cháu đang còn có thời gian trước mắt. Cháu phải ra ngoài, vui chơi, đi du lịch, thoát ra khỏi vòng xích mà cháu tự nguyện trói mình vào. Tại sao lại không đóng cửa phòng chiêm lý này lại trong một thời gian, với lý do đi nghỉ hè?

− Cháu không có quyền đóng cửa, bà đã biết quá đi. Một phòng đoán vận số mà đóng cửa thì mất hết khách rất nhanh: đám quần chúng đông đảo cần một nhà ngoại cảm nam hoặc nữ quen thuộc để đoán xem vận mệnh sẽ lập tức đi tìm đến những nơi khác.

Họ không thể chờ đợi và, khi cháu trở về thì sẽ không còn ai nữa. Họ sẽ không tha thứ vì cháu đã bỏ mặc họ. Đóng cửa dù chỉ một ngày cũng sẽ là đóng cửa mãi mãi.

− Tại sao cháu lại không tìm người thay thế tạm thời?

− Có thể bà cho là cháu rất tự kiêu khi cháu nói thế này: cháu chỉ tin ở mội mình cháu trong nghề này thôi. Nếu cháu đi thì phòng đoán vận số của Phu nhân Nadia sẽ trở thành một nơi khai thác tính dễ tin và sự đần độn của mọi người. Điều đó, cháu chẳng muốn chút nào!

− Và... nếu chính bà thay khi cháu đi vắng? Từ khi bà được chứng kiến công việc của cháu hàng ngày và qua những cuộc chuyện trò trao đổi tâm sự giữa hai bà cháu, bà cũng nắm được nhiều bí ẩn trong nghề. Bà tin chắc là có thể xoay xở được tốt và có đủ tri thức để có thể ít nhất là giữ khách lại cho cháu.

− Nếu cháu đi nghỉ ngơi ở đâu đó thì nhất thiết là phải có bà cùng đi. Cháu cũng cảm thấy chính bà không chịu nổi khi cứ phải ở lì một chỗ.

− Đúng, cái đó đúng! Bà rất muốn thay đổi không khí một chút. Thú thật là bà đã chán ngấy việc mở đóng cửa cho tất cả bọn người khát khao hạnh phúc đó. Bà cũng chán ngấy cả cái việc quan sát và bước đầu nhận xét về họ: ngày nọ qua ngày kia lâu dần bà có cảm tưởng là tất cả bọn họ đều giống nhau như đúc! Chúng ta hãy đi đi, Nadia!

− Chỉ có một chổ duy nhất mà cháu muốn tới: đó là Cố trang. Đã bao năm nay rồi, bà cháu ta chưa về thăm.

− Không biết bây giờ nó ra sao nhỉ, Cố trang thân thương của chúng ta.

− Cháu chắc chắn là nó vẫn còn nguyên vẹn. Gia đình nhà Levasseur nhất định sẽ trông nom chu đáo và bảo quản nó với một niềm tin và hi vọng là một ngày nào đó sẽ trông thấy bà cháu ta trở lại... Hơn nữa, họ vẫn thư từ cho cháu đều đặn và thỉnh thoảng cháu lại gửi một khoản tiền về đủ để chi vào việc tu sửa, bảo quản. Tháng trước tất cả ngói bên mái cánh tả đã được thay. Bà thấy dù ở xa nhưng cháu đâu có kém phần quan tâm đến Cố trang thân thương của chúng ta. Bà thấy thế nào khi lại được hít thở bầu không khí miền Sologne? Lại được nhìn thấy những ao hồ và những cách rừng nhỏ đầy muôn thú mà khá lâu rồi không bị ai săn bắt?

− Thôi đi, Nadia! Bà có cảm tưởng như đang ở đó rồi... Thế bao giờ chúng ta đi nào?

− Nhưng cháu xin nhắc lại: Phòng chiêm ký sẽ ra sao?

− Có thể cứ đóng cửa một vài tháng.

− Không.

− Bà có một ý: trong thời gian đi vắng tại sao không nói với ông thuật sĩ bạn cháu đó tạm thời đảm nhiệm giúp.

− Oâng Raphael hả bà?

− Đúng đấy! Oâng ta chả đúng là ông thầy của cháu là gì? Có phải chính ông ấy đã dạy cháu những bí quyết nghề nghiệp và giúp cho cháu hành nghề thông thạo? Cháu rất quý trọng ông ta, đúng không? Chỉ cần ghim ở trước cửa một dòng chữ nhã nhặn chỉ cho khách tìm tới ông ta khi thật cần thiết không thể chờ đợi được đồng thời thời thông báo ngày mở cửa lại cho cháu.

− Cháu không thể ghi lý do vắng mặt của cháu là để nghỉ ngơi! Cháu nhắc lại: Một nhà ngoại cảm không có quyền đi nghỉ hè... Cô ta phải luôn ở đó, tĩnh táo và mạnh mẽ. Nếu không người ta sẽ cho là cô ta mất hết khả năng thiên bẩm, đó là điều tồi tệ nhất!

− Vậy thì chỉ cần ghi "vì việc gia đình". Mà chẳng phải là rất hợp lý một khi cả hai bà cháu ta thấy thật cần thiết phải sống cùng nhau trong một bầu không khí trong lành, xa sự vào ra ồn ào không dứt của khách hàng ư?

− Có thể bà có lý đấy bà ạ? Để cháu gọi điện thoại cho ông Raphael nhé!

− Cuối cùng thì cháu cũng nghe ra đấy! Khi cháu trở lại với công việc, cháu sẽ hoàn toàn khỏe khoắn. Dù là trong thời gian nghỉ ngơi, cháu có mất đi một vài người khách thì cũng sẽ chiếm lại được mau chóng thôi. Không có gì thú vị hơn là một cuộc trở về với thiên nhiên.

Bà già Vêra biết rất rõ việc mình làm và hiểu cháu gái mình hơn bất cứ ai trên cõi đời này. Đã nhiều năm nay bà biết vào năm mười tám tuổi Nadia đã phải hứng chịu một vết thương lòng cho đến nay chưa liền sẹo và co thể chẳng bao giờ thôi rỉ máu. Nadia không bao giờ nói đến vết thương đó, nàng muốn quên đi bằng cách vùi đầu vào công việc hằng ngày. Các cuộc chuyện trò trao đổi vớ khách về số may, vận rủi nối tiếp nhau liên tục đối với nàng đã trở thành một phương thuốc linh nghiệm nó làm dịu nỗi đau. Dường như sự cuồn nhiệt say mê lao vào việc cố gắng làm dịu đi những nỗi buồn đau bất hạnh của người khác bằng những lời khuyên nhủ chí tình, đối với nàng là phương cách mạnh mẽ ngất chắc chắn nhất để quên đi nỗi đau thấm kín của chính mình.

Nhưng bà già Vêra biết còn có một phương thuốc khác để làm cho cô cháu yêu quý của bà khuây khỏa hơn là những giờ dài dằng dặc trôi trong phòng bói toán căng thẳng đấu óc không tránh khỏi sẽ dẫn đến suy nhược thần kinh.

Nếu Nadia thất mệt mỏi, như thời gian gần đây, thì chẳng qua đó chỉ là vì có quá nhiều khách bất mãn với số phận mà Nadia không đủ sức để giải thích, để khuyên răn mà thôi. Nhưng thật không thể tưởng tượng nổi là chỉ ba lần tiếp người khách nữ trẻ ca lạ kia mà đã làm cho nàng suy sụp đến vậy. Phải chăng đó là hiện tượng cuối cùng của bộ máy đang chuyển động bắt đầu rệu rã. Nếu còn để nó tiếp tục vận hành dù là chỉ là tý chút, thì cách duy nhất để hạn chế sự tàn phá là phải tổ chức một đợt nghỉ ngơi thoải mái có lợi cho sức khỏe và như Nadia đã chọn nơi về nghỉ để lấy lại sự yên tĩnh và thăng trầm trong tâm hồn. Bà Vêra cũng thấy đó là một việc tối cần thiết. Hai bà cháu phải đi ẩn náu và nếu cần, lẫn tránh mọi người trong một thời gian để về với Cố trang hầu như bị chôn vùi trong lòng miền Sologne mà cả hai đã sống qua những năm tháng tuyệt vời trong đời trước khi đến định cư ở Thủ đô Pari hoa lệ.

Ba hôm sau, được nhà thuật sỹ Raphael bằng lòng tạm thay cô gái mà ông coi như học trò giỏi nhất của ông, hai bà cháu đã thấy lại tòa kiến trúc cổ khiêm tốn với kiểu dáng kiến trúc thuần khiết vùng Sologne: Cả hai người tự nhiên đều có một cảm giác diệu hỳ là hình như được trẻ lại đến hàng chục tuổi. Khi người ta cảm thấy bớt già đi thì đó là lúc người ta thấy yêu đời, thấy phấn chấn lạ lùng. Và nhất là ở Cố trang không còn nghe thấy những hồi chuông đáng ghét cứ nủa giờ một lại reo vang báo hiệu có khách mới.

Cuối cùng yên tĩnh đã được thấy lại.

Đó là những cuộc dạo chơi kéo dài trong ngày và các buổi tối quây quần trước lò sưởi lớn mà "cha" Levasseur cẩn thận nhóm lửa bằng những thanh củi gỗ thơm nổ lép bép đã làm cho mọi người sảng khoái. Vợ ông, "mẹ" Levasseur, phụ trách việc bếp núc và sưởi ấm các giường nằm. Đều lạ lùng là không bao giờ bà Vêra và Nadia gọi nhà Levasseur bằng tên riêng. Đối với hai bà cháu, thì họ là những nông dân địa phương được trao nhiệm vụ chăm nom trang trại sát liền với tòa nhà cổ và là những người thân luôn được gọi một cách gần gũi là "cha Levasseur" và "mẹ Levasseur". Ở địa phương, hễ nói tới Cố trang là người ta nghĩ ngay đến nhà Levasseur mà hầu như rất ít nhớ đến "những bà chủ đích thực" của tòa nhà cổ đã bao năm qua họ không nhìn thấy mặt.

Những buổi tối yên tĩnh trong lúc đó bà Vêra thêu thùa may vá thì Nadia cảm thấy thực sự thích thú vùi đầu vào bộ sư tập các tranh ảnh cổ. Đó là những buổi tối tuyệt vời. Thời gian như dừng lại, cuộc sống mệt phờ trong phòng chiêm ký dường như không còn nữa.

Một buổi tối, tình cờ Nadia lần giở mấy trang của tờ tuần san thời sự mà theo yêu cầu của bà Vêra "cha" Levasseur mới mua buổi sáng ở thị trấn Salbris đem về. Nàng như bị một cú sốc dữ dội khi trông thấy, trong số rất nhiều ảnh chụp ngững khách đến dự lễ khánh thành một phòng triển lãm ở Pari, ảnh một cặp nam nữ bên dưới có ghi dòng chữ: Oâng và bà Marc Davault. Cặp này trông thật xứng đôi: người vợ đẹp và lịch sự, người chồng trang nhã. Và cả hai đều mỉm cười rất tươi tỏ ra thật hạnh phúc.

− Thật không sao tin được! – Nadia thốt lên và chìa tờ báo cho bà Vêra – Bà trông này: đây chính là người đàn bà đã tới gặp cháu ba lần. Và người đàn ông, chồng chị ta theo như chú thích dưới bức ảnh đó chính là Marc!

Sau khi nhìn thật kỹ tấm ảnh, bà Vêra trả lại tờ báo và chậm rãi nói:

− Và chúng ta phải về tận đây ẩn lánh để mà khám phá ra đều đó! Cháu không lầm: đúng là người phụ nữ tóc nâu đó mà bà đã thấy trong phòng đợi nhưng ở đây có vẻ tươi tắn hơn... Còn Marc, thì đúng là anh ta rồi. Đều đáng ngạc nhiên là họ đã lấy nhau.

Nadia thốt lên:

− Bây giờ thì cháu hiểu sao mình thấy có một cái gì đó thôi thúc về nghỉ tại nơi Cố trang này... Phải chăng gần đây thôi mọi việc không hay đã bắt đầu đối với cháu? Cháu cũng hiểu là tại sao chị ta chỉ mới bước vào phòng cháu ở Pari thôi mà đã làm cháu khó chịu... Bà đừng nói gì cả, bà ơi, cháu xin bà! Cháu về phòng đây.

Nàng không sao chợp mắt được. Cả bà Vêra cũng vậy: một bà Vêra thất vọng tự trách mình sao không đọc trước để giấu biệt cái tờ báo khốn khổ ấy đi, sao lại đồng ý với cháu trở về cái xứ Sologne này và bà biết rằng từ giờ phút này trở đi sẽ chẳng còn là chốn nghỉ ngơi yên tĩnh nữa mà sẽ là nơi gợi lại nỗi đau thực sự cho cháu bé bỏng của bà. Lúc này, giam mình trong buồn ngủ, chắc là cô đang gom lại trong trí nhớ những nỗi ưu phiền đầu tiên của một thời trẻ trung và nỗi đau buồn to lớn cô đã vượt qua từ cái ngày mà Marc, gặp gỡ từ mười năm trước nơi cách Cố – trang chưa đầy một cây số rồi biệt tăm luôn.

Toàn bộ ý nghĩ đầu tiên ám ảnh đầu óc Nadia: "Nếu Marc la chồng của người đàn bà mà lần thứ ba đến gặp mình để hỏi la liệu chị ta có sớm trở thành quả phụ không, cái đó có nghĩa chàng sẽ là nạn nhân và là người chồng bị phản bội!" Nếu không có bức ảnh đó trên báo, có lẽ nàng sẽ không bao giờ biết rõ được sự thật. Nàng cũng nhận thấy là mặc dù, thời gian và sự xa cách, tất cả những gì xảy ra và có thể xày ra với Marc nàng không thể hững hờ. Và nếu con đầm cơ đó, hiện ra ở hàng cuối cỗ bài trong cả ba lần gieo quẻ của người phụ nữ tóc nâu, phải chăng đó chính là nàng, là Nadia? Nếu thật thế thì quả là một điều kỳ diệu!

Số phận đã dẫn dắt nàng đi vào cuộc đời của Marc để cho nàng cứu chàng một lần nữa! Nàng sẽ phải làm tất cả để tách chàng ra khỏi cái con người đang mong chờ cái chết của chàng! Nhưng ngay tức khắc nàng hiểu ra là chỉ có thể thành công nếu nàng có đủ nghị lực để kiềm chế xúc động bản thân. Cách tốt nhất để tìm lại được sự bình tĩnh phải chăng trước tiên là cố gắng thử nhìn lại các giai đoạn chính của quá khứ và bắt đầu cũng chính trong căn nhà cổ nơi tỉnh lẽ này, nơi mà nàng đã cất tiếng khóc chào đời hai mươi tám năm trước? Nếu cần thiết, nàng sẽ thức suốt đêm để gợi nhớ, để hồi ức lại cả giai đoạn đã qua, linh cảm la khi bình minh hé rạng, sương mù dần tan, nàng sẽ sáng suốt hơn trong hành động.

Nàng đã chào đời ra sao nhỉ? Tất cả những gì nàng biết là mẹ nàng đã chết khi sinh nàng ra trong gian buồn này, trên chính chiếc giường nàng đang nằm đây.

Sau đó nàng được bà ngoại Vêra gốc Nga, nuôi dạy trong Cố trang. Đôi khi, cha nàng, một kỹ nghệ gia, phần lớn thời gian sống ở Hoa Kỳ, về thăm. Vì vậy nàng rất biết ít về người cha này. Một người cha bao giờ cũng gây cho nàng xúng động nhưng nàng không sao thực sự yêu quý được: ông chỉ là một người khách lạ mà thời gian lưu lại ngắn ngủi bên con gái và mẹ vợ, ông coi như những ngày khổ sai bắt buộc. Người thân độc nhất trong gia đình, người mà nữ tính tràn đầy và cũng đầy tình thương yêu, người nghiêng xuống những mộng mơ cũng như những phản phất âu lo thiếu nữ của nàng chính là bà ngoại Vêra, người thực sự đã trở thành người mẹ hiền yêu dấu của nàng.

Năm lên sáu, Nadia nhớ rất rõ, nàng bị mắc một căn bệnh hiểm nghèo mà tên bệnh nàng nghe được ở những người xung quanh thì thào và nàng nhớ rất kỹ, mãi hai mươi năm sau nàng còn kinh sợ: đó là bệnh bại liệt, lúc đầu nằm liệt, sau đó dần dần nhúc nhích được bằng đôi nạng gỗ qua một thời gian dài rèn luyện phục hồi chức năng trong các bệnh viện chuyên khoa. Giai đoạn cực kỳ đau khổ nhưng qua đó nàng bắt đầu khám phá ra một kho báu về tình yêu thương hiền diệu của người bà ngoại. Bà Vêra hầu như không lúc nào rời cô cháu gái bé nhỏ. Cũng chính trong thời kỳ bệnh hoạn như thế, một lần trong lúc nằm dài trên giường nữa thức nữa ngủ, ngàng bỗng thấy một ảo ảnh kinh hoàng... Cái ông mà nàng gọi là "cha" ấy, cứ mỗi lần về cũng thật hiếm hoi, lại mang cho nàng một con búp bê mà nàng rất ghét nên khi ông đi thì nàng ném ngay xuống đất... Người "cha" ấy bỗng nhiên xuất hiện trước mắc nàng. Khuông mặt trắng bệch nhuốm máu; ông ta nhìn nàng với đôi mắt không chớp như mắt những con búp bê, và chẳng nói chẳng rằng. Cũng từ ngày đó Nadia cứ thấy máu là hoảng sợ, và mỗi lần trong quẻ bói mà thấy xuất hiện màu của máu là nàng lại thấy có thể ngất xỉu. Chính máu đã dùng để viết lên cát hai chữ QUẢ PHỤ khi người vợ của Marc tới gặp và nhờ nàng xem quẻ ở Pari... Đó cũng là lần đầu tiên mà cô bé Nadia có phép thấu thị mà chính cô cũng không hiểu đó là cái gì.

Cơn ác mộng lần đầu đó, cô không dám nói với bà ngoại, nhưng chỉ ít ngày sau đó bà cho biết là cô sẽ chẳng bao giờ thấy người cha mang đến cho cô những con búp bê ấy nữa. Oâng đã bị chết trong một tai nạn xe cộ. Thật là khủng khiếp nhưng cô bé lại hầu như dễ chịu vì cô chẳng còn gì liên quan đến người khách lạ đó trong khi đã có cái may mắn là bà Vêra "của cô" luôn luôn ở bên cạnh.

Khỏi bệnh, quẳng được đôi nạng đáng ghét đi, nàng lại chạy nhảy trong khu vườn của Cố trang mà bà Vêra đã biết sửa sang và duy trì một không khí hỳ diệu nửa thực nửa hư giúp cho trí tưởng tượng của đứa trẻ phát triển và đâm hoa kết trái. Cũng không chắc là ngay đêm đó cô bé đã không mơ mộng trong phòng mình... Cả bà Vêra cũng vậy. Bà chẳng phải là đến từ một xứ sở đầy mơ mộng nhuốm chút ảo huyền đó sao? Đó là quê hương Nga yêu dấu của bà. Phải chăng định mệnh đã uỷ thác cho bà lôi cuốn Nadia vào những chặng đường phi ngựa trên xe tam mã xuyên thảo nguyên mênh mông tuyết trắng trong âm thanh trầm bổng của một điệu ca di-gan mà mỗi buổi tối bà khe khẽ hát bên nôi để ru cháu ngủ. Với Nadia, bà là một bà tiên và mãi mãi là một bà tiên trong các câu chuyện cổ tích. Vào thời kỳ đó, bà Vêra chưa bận vào việc dệt thảm, vá may: bà rút và ngắm nghía những quân bài trong khi nàng giở xem những trang sách tranh ảnh... Nhưng nhiều khi nàng dứt bỏ sự ham say đó mà sán tới gần bà ngoại:

− Bà thấy gì trong những quân bài đó?

− Rất nhiều đều kỳ lạ và đặc biệt có đều này: cháu sẽ là một cô gái khác thường ở tuổi trưởng thành.

− Khi lớn thì cháu sẽ thế nào?

− Cháu sẽ nhìn nhận sự vật một cách khác hẳn. Vì vậy nên chẳng vội lớn làm gì.

Nadia như bị thôi miên bởi những quân Vua, quân Hoàng hậu, quân Bồi trong cỗ bài tây. Những quân bài này hình như nói với cô: "Chúng tôi chờ để đến một ngày nào đó cô sẽ khám phá ra lý do tồn tại của chúng tôi".

Nàng còn có một bạn chơi khác: đó là cậu Jacques, con trai người tá điền, hơn cô một tuổi. Một chàng trai chắc nịnh của ruộng đồng chỉ biết yêu thích những gì cậu nhìn thấy xung quanh: những cách rừng, ao hồ, thú săn bắt và súc vật của trang trại. Hình như cậu ta cũng phải lòng cô bé có những búp tóc màu hung mà người trong vùng thường gọi là: "Cô tiểu thư của Cố trang". Sau này,cả Jacques và Nadia là biết cậu ta sẽ trông nom trang trại cũng như hiện nay cha mẹ cậu đang làm, đó là số phận của dòng họ nhà Levasseur... còn Nadia thì sẽ trở thành "Bà chủ trang trại". Tuy nhiên, vào cái tuổi của hai người vào lúc đó, chưa có sự chênh lệch về địa vị xã hội. Khi vui chơi, họ tin là trò chơi đó sẽ vĩnh cửu. Sự hồn nhiên vui vẻ kéo dài được hai năm.

Một đêm, khi đó Nadia mới mười một tuổi và không còn là một em bé nữa,bà Vêra thức giấc vì có tiếng kêu khóc ở buồng bên cạnh vẳng sang. Bà vội vàng chạy tới và thấy Nadia nhổm dậy ngồi trên giường mặt mày ngơ ngác và chan hòa nước mắt.

− Cháu làm sao thế, cháu gái yêu của bà?

− Cháu không biết... Cháu không biết nữa...

− Chắc là một cơn ác mộng đó thôi. Chẳng có gì quan trọng! Cháu nằm ngủ tiếp đi!

− Bà ơi, vì sao người ta lại nằm mơ?

− Không ai có thể giải thích cho cháu một cách thấu đáo được... Đó là những kỷ niệm hoặc là những dự cảm về việc xắp xảy ra lướt qua não bộ khi người ta đang ngủ. Có hiện tượng này là vì bộ não không bao giờ ngừng làm việc cả. Ngày xưa, tổ tiên chúng ta tin ở sức mạnh của những giấc mơ... Vì vậy các cụ luôn có những nhà thuật sĩ bên cạnh để đoán điềm giải mộng.

− Thuật sĩ là người như thế nào, bà?

− Cũng như mọi người thôi nhưng ông ta đoán nhận được những đều mà mọi người không thấy.

− Cháu thích trở thành nhà thuật sĩ!

− Còn lúc này cháu chỉ là cô cháu gái nhỏ bé của bà và ngoan ngoãn nằm xuống ngủ đi.

− Bà thân yêu ơi, lúc nãy bà bảo những giấc mộng là những kỷ niệm. Nhưng những cái cháu thấy trong mơ chua từng có trong trí nhớ của cháu:

− Thế thì cháu mơ thấy gì nào?

− Cháu chẳng còn nhớ nữa.

− Vậy thì cháu hãy bình tĩnh lại và ngủ đi.

− Và những dự cảm, đó là cái gì hả bà?

− Đó là một hiện tượng về tâm linh cảnh báo cho ta bằng trực giác một sự kiện nảy sinh hoặc sẽ tới từ xa... Nadia, cháu phải ngủ đi! Cháu có muốn bà hát bằng tiếng Nga, một điệu hát quê hương của bà để ru cháu ngủ không?

− Có cháu rất thích bài bà hát hôm nọ và bà bảo đó là bài mà các bà mẹ Kiev thường hát ru con ngủ...

− Cháu nhớ cả tên tỉnh kia à! Trí nhớ của cháu thật tuyệt vời! Bây giờ cháu hãy yên lặng nghe bài hát nhé!

Khi đôi mắt của Nadia đã ngắm nghiền, bà Vêra nhẹ nhàng rời khỏi phòng ngủ.

Điều mà bà không thể biết được là Nadia đã giả vờ ngủ, không phải là để đánh lừa bà mà là để cho bà yên tâm cũng như lúc cô nói với bà là cô chẳng nhớ những gì đã thấy trong giấc mơ cả. Khi còn lại một mình trong bóng tối, cô lại mở to đôi mắt. Điều mà cô nhìn thấy cũng khủng khiếp như bộ mặt nhợt nhạt của người đàn ông đã từng là cha cô. Điều đáng sợ hơn cả là không chắc là đã nhìn thấy lại cái ảo ảnh lần thứ hai đó trong giấc ngủ... Thân thể của anh bạn Jacques của cô nổi bập bềnh trên mặt nước.

Cô thấy rất rõ là đôi mắt của Jacques cũng bất động như đôi mắt của cha và của những con búp bê. Và cô cũng tự trông thấy mình giơ hai cánh tay bất lực về phía cái cơ thể mà cô không thể với tới được để lôi nó lên khỏi mặt nước.

Tám ngày sau Nadia cùng với Jacques dạo chơi cạnh hồ nước ở phía sau những toà nhà của trang trại, ở đó có đàn vịt trời non tơ đang vùng vẫy không biết là mùa săn sắp tới. Cô chỉ tay về phía những bông sen bập bềnh ở giữa hồ và nói:

− Em rất thích làm sao mà hái được vài bông đem về cắm trong phòng khách.

− Dễ thôi, bằng chiếc thuyền này. Rồi em xem... Nói rồi cậu ta cởi dây buộc quanh cọc, chiếc thuyền cũ nát đầy rêu. Cầm lấy bơi chèo, cậu từ từ cho thuyền trôi xa rồi tới cụm hoa sen và cất tiếng vui vẻ:

− Chẳng phải là một vài bông mà cả một rừng hoa anh sẽ đem về cho em cắm đầy phòng!

Bao giờ cậu cũng chiều chuộng Nadia và sẳn sàng thỏa mãn mọi yêu cầu dù là nhỏ nhất của cô: trèo một cây cao, vượt hàng rào chỉ bằng một cú nhẩy để hái một đoá hoa, vừa co cẳng chạy vừa cười rút rít sau một chú thỏ đang hốt hoảng phóng nhanh... Cũng vì thế mà cô rất mến cậu! Nhưng, bất ngờ, giữa lúc chiếc thuyền lướt gần tới cụm hoa sen thì nó bổng chao đi và chìm dần trong tiếng rú của Jacques:

− Cứu, cứu tôi với, Nadia! Anh không biết bơi! Nhưng Nadia cũng không biết bơi. Vả lại người trong trang trại luôn cấm mọi người không được trèo vào trong chiếc thuyền đó. Lúc này, Nadia rụng rời khi nhìn thấy nó chìm dần chìm dần. Aûo ảnh cuối cùng mà cô đã nhìn thấy là cánh tay của Jacques giơ cao chiếc bơi chèo lên trời. Rồi yên lặng, chỉ đôi lúc bị ngắt quảng bởi tiếng kêu của một con vịt trời nào đó.

Người ta tìm thấy Nadia nằm ngất lịm bên bờ ao. Thi hài của Jacques bị vướn vào những rễ sen không nổi lên được. Đến đêm hôm đó dưới ánh sáng của những ngọn đuốc cậu ta mới được vớt lên.

Nadia ốm nặng, mê sảng suốt ba ngày đêm. Khi cô tỉnh, bà Vêra hết sức thận trọng, cho cô biết là cũng như với cha cô ít năm về trước, cô sẽ không bao giờ còn nhìn thấy anh bạn Jacques của cô nữa. Và bà cầu nguyện cho chàng trai đó. Cũng từ ngày đó, trong hồi ức của Nadia, người đã ra đi chỉ là Jacques, còn bố mẹ bất hạnh của anh, với cô, trở thành "cha" và "mẹ" Levasseur. Khi hai ông bà bị mất đi người con trai duy nhất của mình thì họ già xọm đi một cách kinh khủng.

Mọi người không còn nhắc đến Jacques ở Cố trang nữa. Bà Vêra hiểu là một trong những sức mạnh to lớn của tuổi trẻ là quên đi quá khứ để hướng về tương lai. Bà cũng thấy bình thường khi Nadia không bao giờ trở lại gần bờ ao, nơi đã làm cho cô kinh sợ, và hết sức tránh gặp ông bố và bà mẹ của người đã khuất. Nếu bất ngờ đụng phải thì cô trốn chạy, không biết phải nói gì với họ cả.

Trong trái tim thiếu nữ của cô, mặc dù tất cả những gì bà ngoại đã cố gắng nói cho cô hiểu là tai nạn đó xảy ra là do định mệnh khắc nghiệt, nhưng cô vẫn thấy chính mình và duy nhất chỉ có mình là người chịu trách nhiệm về tất cả những gì đã xảy ra. Nếu cô không tỏ ý muốn có những bông sen đó thì không bao giờ cậu thiếu niên lại mạo hiểm trèo lên chiếc thuyền cũ đã bị cấm sử dụng nhưng tại sao người ta lại không hủy ngay chiếc thuyền đáng bị nguyền rủa đó đi? Những người lớn tất là những đàn anh, đàn chị, cả họ nữa cũng là những thủ phạm vì đã sơ suất. Cảm giác hối hận nặng nề và sâu sắc đã dày vò Nadia, làm cô không sao chợp mắt được trọn đêm: mười lần, một trăm lần cảnh tượng đó cứ hiện ra trước mắt làm cô xúc động mãnh liệt, đến nỗi tối nào bà Vêra cũng thấy cô nước mắt chan hoà.

Năm, tháng lặng lẽ trôi qua. Không còn bạn chơi, Nadia một mình lủi thủi lần bước hàng tiếng đồng hồ dọc theo bìa rừng già hoặc khu rừng nhỏ liền kề vói đồng ruộng. Một trong những buổi tối đó, cũng như tất cả những ngày sau bữa ăn chiều, nàng ngồi trước lò sưởi lớn, hết nhìn những lưỡi trong lò lại nhìn bà Vêra – bà đã bỏ công việc dệt thảm cố hữu – đang bày những quân của cỗ bài tây để làm một quẻ bói, nàng nói bằng một giọng nghiêm trang không còn là giọng của một cô bé mà là một người con gái đã trưởng thành.

− Có một chuyện bà ạ, cháu chưa bao giờ nói với bà vì cháu không chắc là có đúng không... Nhưng bây giờ sau khi cháu đã có một thời gian nghiền ngẫm, cháu biết là mình đã không lầm. Cái đêm mà bà thấy cháu khóc ròng ấy, ít ngày trước cái chết của Jacques, trái với bà đã tưởng, cháu không ngủ. Cháu thức rõ ràng và cháu nhìn thấy thi thể của Jacques bập bềnh trôi trên mặt nước nhưng cháu không dám nói vì sợ bà kinh hãi, và cũng có thể cháu sợ rằng bà nghĩ là cháu điên rồ. Điều đáng sợ là không phải cháu trông thấy hình ảnh trong một cơn ác mộng mà là lúc mắt cháu đang mở to.

− Chúng ta đừng nói đến tất cả những cái đó nữa. Hãy cố gắng quên đi cháu ạ.

− Nhưng thật khủng khiếp đối với cháu vì cháu đã nhìn thấy cái đó trước khi nó xảy ra.

− Cái này chỉ đơn giản là có thể cháu có một năng khiếu đặc biệt mà người khác không có. Dù sao thì cũng không có gì nghiêm trọng cả và biết đâu cái đó có thể giúp ít cho cháu sau này. Biết trước sự việc, có thể giúp ta tránh nó, không để cho nó xảy ra... Tóm lại, cũng như tất cả những người rất nhạy cảm, cháu tưởng tượng quá nhiều đấy. Phải cảnh giác với nó! Bà không có cái đó vì vậy, bà phải dùng đến những quân bài. Còn bây giờ cháu phải đi ngủ thôi. Đừng quên ngày mai là chủ nhật, chúng ta phải dậy sớm để đi nhà thờ.

Còn lại một mình, bà Vêra thấy thật sự lo ngại: phải chăng cô cháu gái của bà được thừa hưởng cái khả năng thấu thị mà người mẹ sinh ra bà đã có ngày xưa? Bà mẹ tuyệt vời người Slave ấy tên là Natacha cứ ỗi tối lại tới gần chiếc giường trẻ em trong căn nhà ấm cúng của gia đình ở Kiev để kể cho cô cháu nghe những câu chuyện lạ kỳ cốt để ru cho cháu ngủ. Bà Natacha có năng khiếu bẩm sinh về tài tiên tri mà cả vùng đều biết tiếng. Những người dân từ những nơi rất xa cũng tìm đến nhờ bà xem và rất kính trọng bà vì bà giúp đỡ mọi người không phải vì tiền bạc. Chính tấm lòng nhân ái đã chỉ đạo hành vi của bà. Bà đã tiên đoán được biết bao sự kiện. Và đặc biệt là tới một ngày, cũng chưa xa lắm, có những thay đổi nghiêm trọng xảy ra trên đất nước Đại – Nga: Những sự kiện mà nhiều người không ngờ nhưng đã ập tới... Và nếu cái năng khiếu bí ẩn đó được truyền cho Nadia sau khi đã bỏ qua hai thế hệ: bà và con gái bà, mẹ của Nadia đã chết lúc lâm bồn? Khả năng thấu thị rất có thể, trong một số gia đình, là một tính cách duy truyền lắm chứ! Nếu những gì mà Nadia vừa tâm sự với bà là sự thật – và thật ra cũng chẳng có ký do gì để nghi ngờ – thì cháu gái của bà, đúng vậy, cả con bé này đã sở hữu một năng khiếu mà không một phạm vi ảnh hưởng nào, không một sức mạnh nào của nhân loại có thể chống lại. Cần phải chấp nhận đồng thời phải hết sức tránh không cho con bé biết là nó có năng khiếu đó. Nó chưa biết tác hại rất lớn và nguy hiểm đến mức nào khi nhìn trước được tương lại. Muốn vậy thì chỉ có một cánh: cười cợt coi thường những ảo ảnh mà nó đã thấy. Nếu cần thì làm như chế nhạo nó. Chỉ có như thế mới làm cho nó đừng quá xúc động và cuối cùng là nó sẽ không chú ý tới, không cho là quan trọng nữa. Đó là lập luận sai lầm của người bà. Nhất là bà đã hiểu không đúng về Nadia.

Bà Vêra quyết định không bao giờ đem cỗ bài ra bói nữa mặc dù nó vẫn nằm lù lù trên chiếc bàn tròn. Những quân bài cũng chẳng mách bảo bà được đều gì nhưng nó lại tiếp tục khiêu gợi tính hiếu kỳ của cô bé khi nhìn thấy. Cần phải gạt bỏ ra ngoài cái tầm hiểu biết còn non trẻ của cô bé tất cả những gì thuộc về lĩnh vực thấu thị! Lập tức bà xếp những quân bài lại, giấu vào một trong những ngăn kéo bàn viết, dưới một chồng giấy tờ với ý định là sẽ không bao giờ lôi nó ra khỏi chỗ đó nữa. Các buổi tối, bà lại quay lại công việc cũ là tiếp tục dệt thảm.

Nadia vẫn lớn lên và có thể lấy ại được niềm hạnh phúc không có mây che nếu bà không đặt nàng, đã hai năm nay dưới sự dạy dỗ của một cô giáo già, cô giáo Bạch mà nàng không thấy mến yêu; nhưng bà Vêra chỉ còn có nàng trên cỏi đời này nên không nỡ đưa nàng đến một trường lưu trú, để phải xa cách cô cháu ngây thơ, lẽ sống duy nhất của bà.

Với vẻ bề ngoài nghiêm khắc cô giáo Bạch không phải là một phụ nữ xấu. Rất mau chóng, cô đã tỏ ra là một nhà giáo dục suất sắc. Nhờ có cô mà Nadia tiến bộ vững vàng. Ba năm trời đủ để biến cải một cô gái nhỏ: mười bốn tuổi thành một thiếu nữ mà tri thức về văn hoá và kể về nghệ thuật đã vượt xa các bạn cùng lứa tuổi. Thế nhưng ngoài bà Vêra và cô giáo Bạch ra thì nàng chỉ được tiếp xúc với rất ít người trong Cố trang.

Tình trạng nửa cô đơn đó cũng chẳng đè nặng lên nàng lắm. Bởi vì nàng đã biết cách loại trừ nó. Ngoài những giờ học kiến thức văn hóa xen với giờ học nhạc và học vẽ, Nadia rất thích chơi Pianô đặc biệt là chơi những tác phẩm của Chopin. Còn về hội họa, một trong những niềm vui của nàng là đi, cùng với giá vẽ và hộp màu, tới những vùng thôn giã bao quanh lâu đài để vẽ cảnh vật thiên nhiên. Trong tiếng hót líu lo của các loài chim, nàng vẽ một bức tranh phong cảnh và nàng gọi là bức tranh "ngẫu hứng". Đặc biệt yêu thích cảnh quan vùng Sologne mà nàng cho là nó thuộc về mình, khi cầm lấy bút vẽ nàng cảm thấy một vái gì đó êm dịu nhẹ nhàng làm tâm trí nàng bay bổng. Nàng chỉ còn nghĩ đến tác phẩm bắt đầu sự sống với màu sắc trên khung vải. Lúc ấy nàng quên đi tất cả Cố trang, cô giáo Bạch và cả bà Vêra. Cứ như thế mà dần dần, con người thật, một tâm hồn hoang dại, mộng mơ phát triển và tự khẳng định. Khi tở về lâu đài, nàng lên thẳng buồn riêng, nhìn một lần cuối khung vải đã vẽ xong hoặc còn bỏ dở, cất nó vào tấm màng che hốc tường trong bóng tối cùng với những tấm đã vẽ trước. Và mỗi lần bà Vêra hỏi:

− Tại sao không cho bà xem những bức họa của cháu? Thì nàng trả lời lần nào cũng vậy:

− Vì cháu thấy xấu hổ! Chúng chẳng có giá trị gì... Không phải là cháu vẽ cho mọi người xem mà chỉ để cho một mình cháu thôi. Cháu không được cái quyền là có những bí mật nhỏ cho riêng mình sao.

− Hãy cẩn thận đấy, cháu yêu ạ! Cứ xử sự như thế ở vào cái tuổi cháu bây giờ thì về sau cháu sẽ trở thành... Một khuyết điểm xấu, đó là thói vị kỷ! Không nên vùi sâu tất cả những điều bí mật trong trái tim mình... Có những nỗi buồn nếu chỉ một mình mình biết, một mình mình hay thì không ổn, tốt hơn hết là hãy trúc bầu tâm sự với một người bạn chí cốt hoặc với bà ngoại thân yêu của cháu đây chẳng hạn thì nỗi buồn sẽ vợi đi.

Nadia im lặng.

− Tiện đây, bà hỏi cháu, dường như trong khoảng ba năm nay cháu không còn thấy những ảo ảnh khủng khiếp đó nữa phải không?

− Hội họa đúng là một phương thuốc màu nhiệm đối với cháu bàạ. Mỗi lần thấy ảo ảnh mà cháu căm ghét xuất hiện, cháu lại vội vàng lấy những bức vẽ ra xem lại với cảm tưởng là đang ngắm nghía một cái gì thất đối với cháu. Việc làm này đã làm tan biến đi những ảo ảnh chỉ có thể là những hình ảnh sai lầm. Đúng là bà có lý: cháu đã tưởng tượng thái quá... Cách tốt nhất phải chăng là thay thế ngay tức khắc sự mộng mơ bằng nhìn thấy cái gì thực sự tồn tại?

Lời bộc bạch của Nadia chỉ làm cho bà Vêra yên tâm một phần vì nó chỉ ra bằng khả năng thấu thị vẫn tiếp tục tồn tại mặc dù nàng có thiện ý rõ ràng là muốn thoát khỏi nó.

− Nhưng cháu thích vẽ gì hơn cả: hoa quả, cây cối, những bức rào?

− Tất cả những gì thuộc về thiên nhiên đều đáng vẽ, cháu đều thích cả bà ạ.

Nàng không dám thú nhận với bà là có một phong cảnh duy nhất mà nàng không bao giờ đặt bút vẽ, đó là khung cảnh mà trong đó có hồ ao. Nàng trốn chạy những dòng suối, những con sông hình như đối với nàng chúng có thể mang lại sự chết chóc.

Một buổi trưa, vừa lúc xong bài học tiếng Anh, cô giáo Bạch, vốn rất tiết kiệm lời khen tặng, bảo nàng:

− Nadia thân mến, cô rất hài lòng. Em phát âm rất chuẩn. Cũng vì vậy cô muốn là mùa xuân sau sẽ gửi em sang Anh ở đó một vài tháng trong một gia đình chỉ nói toàn tiếng Anh. Khi trở về, em sẽ nói tiến Anh như một người Anh chính cống, cô phải nói dự kiến này với bà em mới được.

− Chả cần vội vã thế đâu, thưa cô. Em chẳng thích ra nước ngoài một tý nào. Em thấy ở đây thật thoải mái... Nếu em có quyền quyết định thì không bao giờ em rời khỏi quê hương Sologne của em.

− Thôi thì cái đó để sau sẽ hay. Còn bây giờ cô sẽ phải vắng mặt khoảng một tiếng đồng hồ. Nhất thiết cô phải đi đến bưu điện xã gửi một lá thư trước giờ họ mở hộp thư.Chị gái của cô đang chờ tin của cô đấy.

− Cô có chị gái à? Sao chẳng bao giờ thấy cô nói cả.

− Cố đã nói với em từ hôm mới tới đây. Nếu như không mấy khi nói tới nữa là vì cô nghĩ cái đó đối với em cũng chả có gì đáng quan tâm.

− Bà ấy cũng dạy học như cô chứ?

− Ồ không! Chị ấy không thể dạy học cũng như không thể làm một cái gì khác... Chị ấy bị bại liệt từ nhỏ và hiện đang sống trong một học viện chuyên khoa cách xa đây.

Đó là một khám phá mới của Nadia. Như vậy là cũng có những người như cô giáo Bạch đây chẳng hạn có nỗi bất hạnh trong gia đình mà không bao giờ nói ra. Có những người, như nàng, Nadia, cũng có những điều bí mật của riêng mình.

− Cô còn có những người thân nào khác nữa không?

− Cô chỉ có mình chị ấy. Cũng vì phải chu cấp cho chị mà cô bắt buộc phải làm phải làm việc nhiều.

− Cô có muốn em đi cùng cô vào làng không?

− Chả cần, em Nadia của cô ạ. Em thật dễ thương khi đưa ra ý kiến đó nhưng cô biết là em sẽ vất vả đấy. Em ở nhà tập nhạc đi. Đến hàng tuần nay rồi em không đụng đến pianô và em biết rất rõ là bà em thích nghe em đàn. Em có biết hôm qua bà em nói với cô như thế nào không? "Mỗi lần nghe vang lên tiếng pianô của Nadia tôi lại có cảm tưởng là tất cả Cố trang cất lên tiếng hát".

− Bà em đã nói thế hả cô? Thế thì em sẽ làm cho bà vui thích ngay đây... Nhưng, về cái hư đó, cô không để lại được đến ngày mai ư? Thời tiết đang thay đổi: em sợ trời sắp có cơn giông.

− Chân cô còn kỏe, cô sẽ quay về trước khi bão tới... Và lại, đôi khi cô cũng không thấy sợ mưa gió lắm.

− Còn em thì em chỉ thích cái mùa đất ẩm bốc lên khi mưa gió đả chấm dứt. Nhưng, cô đi mau lên thôi!

− Hẹn sau một tiếng nhé!

Qua cửa sổ phòng khách Nadia trầm ngâm nhìn cô bước đi mỗi lúc một xa. Thấy cô giáo già một mình ra đi như vậy, nàng thấy vô cùng bứt rứt. Nàng cũng không hiểu tại sao nữa: đây là lần đầu tiên nàng cảm thấy băn khoăn lo lắng cho người mà nàng không yêu thích. Có thể là qua những trao đổi vừa rồi, nàng đã khám phá ra là cô giáo già nghiêm nghị và khô khan đó, cũng là một con người đã biết giấu đi nỗi đau khổ riêng tư? Hay là vì nàng biết ơn cô về những lời khen tặng sự tiến bộ trong việc học tiếng Anh? Tuyệt đối không phải vậy: Nadia không thích những lời khen. Có cái gì khác đang làm cho lòng nàng nặng thắt: nàng thực sự lo lắng khi thấy cô một mình ra đi và tự nhủ thầm là bất cứ tai nạn nào cũng có thể xảy đến với cô. Ngày hôm kia, nàng lại chẳng thấy một ảo ảnh đó sao? Nàng trông thấy rõ cô giáo Bạch nằm bất động, gương mặt như làm bằng sáp. Và nàng nhìn thấy cái đó, không phải là trong giấc ngủ! Ngay lúc ấy – thật là khủng khiếp mà thú nhận – nàng lại thấy hầu như thích thú: thế là đã nhổ bỏ được cái gai trước mắt! Nhưng lúc này đây khi cô giáo đã ra đi, Nadia lại thấy cô vô cùng sợ hãi. Tất nhiên là bí mật này nàng không hề hé môi với bà Vêra, càng không nói gì với cô giáo. Để quên đi cái ảo ảnh đáng sợ đó, nàng nhanh nhẹn chạy đến chỗ để pianô và lẫn trốn trong một điệu valse của Chopin đồng thời tìm cách át đi tiếng rơi hung hãn của những giọt mưa to lớn của trận bảo đang bắt đầu. Nàng cũng hiểu là âm nhạc sẽ làm cho quên đi tất cả.

Không phải chỉ là một tiếng đồng hồ đã trôi qua từ lúc cô giáo Bạch ra đi mà là đã ba tiếng rồi vẫn chưa thấy cô về. Trận bão đã chấm dứt để lại cảnh vật ướt sũng. Đêm ập xuống mang đến bao đều lo lắng băn khoăn. Theo yêu cầu của bà Vêra, "cha" Levasseur phải đi tìm bằng được cô giáo. Như thường lệ trong các buổi tối quanh lò sưởi, Nadia ngồi co ro lọt thỏm trong chiếc ghế bành có trải nệm mà nàng yêu thích. Tối nay nàng im lặng. Đôi mắt lơ đãng như đang nhìn vào khoảng hư vô. Chẳng còn gì để khám phá sự việc xảy ra lúc này đã được thấy trước bốn mươi tám tiếng đồng hồ. Nàng biết chắc chắn là cô giáo Bạch đã chết rồi nhưng không dám nói với bà ngoại.

Sau một tiếng đồng hồ, người tá điền trở về, có người giúp việc đi theo, báo là đã tìm thấy thi thể của cô giáo bị sét đánh ở đầu con đường đi về phía lâu đài dưới một cây bách hương, chắc là cô đã núp ở đó để tránh mưa.Nghe lời xét nhận đều mình đã nhìn thấy, Nadia bật khóc: những giọt nước mắt thầm lặng.

− Cháu yêu cô ấy đến thế kia à? Bà Vêra hỏi.

Không có lời đáp: cô gái nhỏ đã lên phòng riêng đóng kín cửa lại. Nói với bà làm gì cái việc mà lúc này nàng có chứng cứ không thể chối cãi được là có khả năng biết trước những biến cố sẽ xảy ra mà những người khác không linh cảm đuợc. Phát hiện này đã làm nàng kinh hoàng sửng sốt.

Ở Cố trang chẳng ai còn nhắc tới cô giáo Bạch đã mất cũng như chẳng ai đả động tới người cha nàng và anh bạn Jacques nữa. Nadia không ra khỏi nhà. Nàng chẳng còn thích thú vẽ những lùm cây ngoạn mục trong mục cũng như ngồi trước hàng phím đàn pianô. Nàng khước từ cả việc đi vào trong làng để khỏi phài đi qua gốc cây đổ vì sét đánh. Cũng như cái ao sen, chỗ gốc cây đổ đối với nàng đã trở thành một nơi quái đản. Chỗ ẩn trốn của nàng cũng chẳng còn phải là buồng riêng mà là trên tầng gác nhỏ sát mái mà nàng ở đó suốt ngày nọ sang ngày kia.

Một buổi tối bà Vêra hỏi nàng:

− Nhưng cháu làm gì ở trên đó mới được chứ?

− Cháu tiếp tục học bà ạ. Bà không biết là ở trên gác ấy có chồng sách đầy bụi bám nhưng thật hấp dẫn ư?

− Bà biết, nhưng thú thật với cháu là chẳng bao giờ bà mở ra xem cả. Nhược điểm lớn nhất trong đời bà là không ham mê đọc sách: bà chỉ thích kim chỉ giá may.

− Những tấm thảm bất tận của bà! Và cả những quẻ bói của bà nữa chứ? Nhưng có lẽ cũng đã lâu rồi, cháu không thấy bà sử dụng cỗ bài.

− Những quẻ bói bài ấy chẳng đi đến đâu cả! Có thể là bà không có năng khiếu... và nếu có thông thạo đi chăng nữa thì những quẻ bói cũng chẳng có nghĩa gì! Người ta không thể bắt những quân bài nói lên bất cứ cái gì người ta muốn.

− Bà cho là thế ư?

Nếu bà Vêra nảy ra ý định tìm lại cỗ bài mà bà đã giấu ở đáy ngăn kéo thì bà sẽ chẳng bao giờ thấy nữa. Đã mấy tuần nay, Nadia chiếm giữ và giấu kỹ vào một chỗ khác, ter6n tầng gác hẹp, sau những cuốn sách đầy sức quyến rũ mê hoặc, trong số đó có một cuốn dạy cách rút tỉa các quân bài và làm cho chúng nói lên những đều bí ẩn. Cỗ bài đã giúp nàng thực hành những trường hợp nêu ra trong cuốn sách và nhất là – đối với nàng phải chăng là quan trọng hơn cả – dần dần nàng khám phá ra sự tương quan giữa những quân bài và khả năng thấu thị bí ẩn mà nàng đang có. Những hình ảnh báo trước về những sự kiện trong cuộc sống đời thường này hầu như xảy ra thường xuyên hàng ngày, khá bình thường, chẳng có chút gì là bi tráng nhưng rồi trong thực tế đã diễn ra y như nàng đã thấy trước. Hiện tượng này đã giúp nàng kiểm tra được tính chân thật của những ảo ảnh nối tiếp trong trí óc của nàng. Một công việc kỳ lạ đòi hỏi tính kiên trì đã lôi cuốn nàng, làm nàng say mê. Những cuốn sách khác chuyên về lĩnh vực khoa học huyền bí đã mang đến cho nàng rất nhiều khám phá mới. Tầng gác sát mái mà nàng không thể rời xa được đã trở thành bối cảnh trong đó nàng đã sống một cách vô cùng phong phú.

Một buổi trưa bà Vêra bất chợt gặp nàng ở nơi ẩn trú, bà vui vẻ nói:

− Với những mạng nhện chằng chịt như thế này người ta dễ tưởng đây là lãnh địa của một đạo sĩ luyện đan hoặc phù thủy Merlin. ( Và thấy cỗ bài rải ra trên sàn): Nhưng đây là cỗ bài của bà, cháu đã lấy lúc nào vậy? Thế ra bây giờ cháu cũng quan tâm đến những quân bài?

− Không phải cho cháu đâu... mà qua chúng, cháu có thể biết những gì về người khác.

− Và cháu đã dũng cảm đọc hết những cuốn sách vớ vẩn này mà hồi ở tuổi cháu bà thấy chán phè? Cháu biết đấy, cháu yêu ạ, không phải là bất cứ thứ gì được in ra là mang tâm lý của Kinh Thánh! Đi sâu vào cái mớ lộn xộn này cháu thấy thế nào?

− Rất hay bà ạ.

− Cháu làm cho bà càng ngày càng nhớ tới bà cụ đã sinh ra bà... Tất cả cái đó đều rất hay nhưng dù sao thì cháu cũng phải tiếp tục học, trước hết là qua trung học. Rồi sau đó sẽ tính tiếp.

− Tất cả đã được định trước rồi bà thân yêu ạ. Bà chẳng cần lo lắng gì cả: cháu biết rõ sau này cháu làm gì... Cháu sẽ tiên đoán tương lai cho mọi người.

− Nhà nữ tiên tri ư?

− Bà muốn gọi là gì cũng được nhưng chắc chắn cháu sẽ thành đạt.

− Nhưng cháu không có ý định coi đó là nghề nghiệp suốt đời chứ?

− Tất nhiên là không rồi... Nhưng cháu có thể giúp ích nhiều cho mọi người đấy.

− Bây giờ chúng ta nói chuyện thật nghiêm túc nhé: cháu không thể tiếp tục học mà không có thầy dạy được. Bà chỉ có hai giải pháp: hoặc là chúng ta tìm một cô giáo Bạch khác...

− Ồ không! Cháu xin bà: không cần cô giáo nào nữa!

− Hoặc cháu học hàm thụ... Nhưng cách này không đem lại kết quả tốt lắm đâu! Nếu có thể thì... có lẽ là hay hơn cả, nếu cháu xin vào học một trường lưu trú?

− Không bao giờ bà thân yêu ơi, nếu như vậy bà sẽ xa cháu ư?

− Thú thật là không bao giờ bà muốn như thế cả... Có thể còn có cách thứ tư nữa: hay là chúng ta chuyển về sống ở Pari. Cháu sẽ xin vào học ở một trường trung học cạnh đó và bà cháu ta vẫn sống gần nhau.

− Thế còn Cố – trang của chúng ta sẽ ra sao?

− Còn có những người khác chứ. Cố trang sẽ chờ đó chúng ta trở về, vào những kỳ nghỉ hè hoặc bất cứ lúc nào cũng được. Gia đình Levasseur sẽ chăm nom săn sóc nó.

− Cháu thất rất buồn một khi phải rời bỏ miền Sologne dù chỉ là tạm thời. Cháu cảm thấy như có tội bỏ phế gia sản vậy.

− Cần phải biết suy nghĩ một chút cháu ạ. Bây giờ cháu đã là một cô gái chẳng còn bé bỏng gì, cần phải có điều kiện để học hành thật tốt và cũng không thể sống ẩn dật trong sự tách biệt với thế giới bên ngoài và có mỗi mình bà là bạn được!

− Nhất thiết là cháu phải có sự giao lưu với bạn bè cùng lứa tuổi.

− Cháu chẳng muốn chơi bời giao lưu với ai cả.

− Bây giờ thì cháu nói thế đấy, nhưng khi đến Pari, cháu sẽ thay đổi ý kiến ngay. Thế là quyết định nhé: chúng ta sẽ đi thủ đô Pari ngay khi tìm thấy một chỗ ở ưng ý trong một khu vực dễ chịu. Ngày mai bà sẽ gọi điện cho người nhà của chúng ta đi tìm: đó là một người tinh nhanh tháo vát chắc sẽ tìm thấy ngay thôi. Hẹn cháu trong buổi ăn tối nhé. Bà để mặt cháu với những cuốn sách vớ vẩn này nhưng bà nhắc lại: chớ vội đánh giá cao năng lực huyền bí của những quân bài!

Bà Vêra lấy làm hài lòng về cuộc trò chuyện này. Lý do theo đuổi việc học hành thật tuyệt diệu. Điều bà không nói ra và chẳng bao giờ nói thật với cô cháu gái là, đã lâu lắm rồi, bà thấy Nadia cần phải rời xa cái Cố trang này, nơi chồng chất bao nhiêu phiền muộn mà nàng phải chiệu đựng trong sự cô đơn vô bổ. Bà cũng không muốn thấy nàng say mê đọc những cuốn sách về khoa học huyền bí cũng như không tin là nghề nghiệp tương lai của cháu bà lại là một nhà nữ tiên tri. Bói bài là một cách giải trí không có hiệu quả kéo dài, nhưng đóng chốt cả một cuộc đời vào những gì mà quân bài nói hoặc không nói là một sự điên rồ không hơn không kém. Cũng có thể là sống xa trang trại, năng khiếu thấu thị – đều bà rất lo ngại sẽ gây hậu quả xấu đến với cô gái ở tuổi như cháu bà – có thể giảm rồi mất hẳn? Thủ đô với những phương tiện giải trí đầy hấp dẫn sẽ vô cùng cuốn hút đối với một đầu óc còn non trẻ. Cần phải đến Pari thôi!

Bà ngoại đã nhìn nhận đúng. Cuộc sống ở thủ đô Pari đã trôi qua được bốn năm và Nadia đã học xong bậc trung học. Nàng đã có nhiều bạn trai và bạn gái cùng lứa tuổi. Năm mười tám tuổi, nàng đã trở thành một cô gái có vẻ đẹp dịu dàng: đều này đã góp thêm thắng lợi cho nàng về mọi mặt. Nàng cũng tỏ vẻ rất ham thích cuộc sống ồn ào, vui chơi giải trí làm cho bà Vêra thích thú và yên tâm. Như vậy cái năng khiếu thấu thị của cô cháu chẳng thành vấn đề gì nữa! Và khi người bà ngoại đáng kính đó hỏi cháu gái:

− Bây giờ cháu đã là cô tú rồi, cháu có ý định sẽ làm gì? Nghành nghề nào cháu yêu thích nhất?

Câu trả lời là:

− Thực ra thì cháu cũng không biết nữa. Cháu thích tất cả... có lẽ cháu muốn trở thành một nữ luật sư...

− Thế còn ngành y?

− Chỉ có một loại ngành y mà cháu cảm thấy thoải mái để hành nghề: đó chăm sóc và đều trị bệnh về tư tưởng.

− Thầy thuốc khoa thần kinh ư?

− Đúng vậy. Đau đớn về thể xác cháu coi là phụ, bệnh hoạn về thần kinh mới là quan trọng... Nhưng bà hãy để cháu suy nghĩ trong thời gian nghỉ hè này. Các chuyên khoa chỉ bắt đầu khi khai giảng niên khoá mới.

Trưa hôm sau, nàng tiếp một bạn gái thân đã cùng học một trường và cũng vừa tốt nghiệp trung học. Mỗi lần Béatrice tới, hai cô gái lại cùng nhau chuyện trò tâm sự chẳng liên tới một ai, trong buồn riêng của Nadia.

Béatrice là một cô gái xinh đẹp, duyên dáng, không giống Nadia một chút nào: một cô tóc nâu, cô kia tóc vàng. Song có lẽ sự khác biệt rõ ràng nhất giữa hai cô gái là phong cách ứng xử: Béatrice thẳng tính, hơi nóng nảy và ham thích thể thao: cô chơi tennít, cưởi ngựa, bơi lội và trượt tuyết rất giỏi. Còn Nadia thì kín đáo trầm mặc hơn và cũng bí ẩn hơn, thích những thú vui của những phụ nữ sống nhiều về nội tâm. Cô tóc nâu thì ruột để ngoài da còn cô tóc vàng thì thâm trầm mơ mộng. Có lẽ vì vậy mà họ bổ sung cho nhau, rất ý hợp tâm đầu.

Ngày hôm đó Béatrice nói chắc nịch:

− Nhất thiết là cậu phải bói cho mình một quẻ bằng cỗ bài tây của cậu.

− Tại sao vậy?

− Nó sẽ giúp mình chọn một nghề. Bố mẹ mình thì muốn mình trở thành một dược sĩ. Các cụ nói đó là một nghề vẻ vang nhưng mình thì thấy chẳng có gì thú vị! Cậu sẽ trông thấy mình ngập giữa ống chai lọ hoặc chúi mũi đọc những đơn thuốc, những công thức pha chế ư? Và mình lại chúa ghét cái mùi của các hiệu bào chế! Những quân bài có thể nói cho mình biết tương lai đích thật của mình là ở đâu. Mỗi lần mà cậu rút bài bói cho mình, mọi việc đều xảy ra đúng y như đều cậu đã thấy.

Việc này bà Vêra cũng không biết: khi từ Cố trang ra đi, Nadia đã đem theo cả cỗ bài và kể từ đó, chưa bao giờ nàng rời khỏi nó. Lúc này nàng rất thông thạo trong việc sử dụng để bắt nó nói lên những đều cần nói và nàng tận dụng để giúp đỡ những cô bạn người Pari và cả những bạn trai nữa. Mỗi một khi cô này hoặc cậu kia gặp một mối phiền muộn nào đó thì một ý nghĩ cứu rỗi nảy ra tức thì: "Ta phải đến yêu cầu Nadia làm một quẻ bói bài và sẽ tìm thấy ngay giải pháp". Với họ, cô cháu gái của bà Vêra không chỉ là một người bạn mà còn là nàng "Nadia – huyền diệu"

Vậy thì làm sao từ chối được Béatrice? Cỗ bài được lấy ra từ một chỗ giấu kín được trang kỹ, được đảo lên trộn xuống rồi rải ra mặt bàn... và hầu như ngay lập tức, đôi mày Nadia cau lại.

− Cậu nhìn thấy gì vậy? – Cô bạn hỏi.

− Về nghề nghiệp của cậu, chẳng có gì rõ rệt cả. Nhưng đều mà mình lo sợ là nhìn thấy một hiểm hoạ đang ập tới cậu... Khiếp quá, Béatrice! Lửa bao vây cậu, ở chỗ cậu... Có một cái gì đấy đang xảy ra lúc này ở nhà cậu. Nhưng yên tâm mình không thấy cậu bị thiêu cháy.

− Thế còn cha mẹ mình?

− Mình không biết... Mình không nhìn thấy bố mẹ cậu... cậu hãy về ngay đi và gọi điện cho mình.

Một giờ sau Béatrice gọi điện cho Nadia:

− Cậu biết không, cậu thật là phi thường? Khi mình về nhà mở cửa thì thấy mùi cháy khét ngẹt và trong nhà tràn ngập khói. Không có ai cả. Bố mẹ mình đều đi vắng và chị hầu gái trước khi ra khỏi nhà để đi mua bán gì đó đã quên không tắt bếp ga và đó là nguyên nhân gay ra vụ cháy. Mình đã kịp gọi đội cứu hỏa. Đám cháy đã bị dập tắt, nhưng nếu cậu nhìn được sự tổn thất! Mà đó mới chỉ là một sự báo động, báo động nóng hổi! Quái thật. Cậu làm thế nào mà thấy được tất cả những cái đó trong những quân bài?

− Mình cũng không biết nữa... khi cỗ bài vừa rải ra xong thì mình nhìn thấy ngay, và rõ ràng những lưởi lửa quấn quanh mình cậu. Tất cả chỉ có thế thôi.

− Cậu hãy nghe đây, Nadia: mình chẳng biết ước muốn suốt đời của cậu là gì, nhưng nếu ở vào địa vị của cậu, mình sẽ mở một phòng xem vận số bằng cỗ bài: không những cậu giúp ích cho mọi người mà cón có thể làm giàu nữa.

− Mình cho là cậu có ký, có đều là tiền bạc đối với mình là không quan trọng, mà cái chính là giúp ích cho người khác, mới đó là xu hướng đích thực của mình.

Vào đúng lúc nàng đặt ống nghe xuống giá, nàng hiểu rằng ý nghĩ lẩn quất trong đầu óc nàng hàng bao năm nay là duy nhất phù hợp với mình mặc dầu có những khẳng định trái ngược của bà ngoại. Nàng phải trở thành một nhà ngoại cảm! Cú điện thoại của Béatrice vừa rồi phải chăng cũng chứng tỏ là năng khiếu thấu thị của nàng không phải lúc nào cũng mang lại điều không hay mà còn có thể phát hiện kịp thời những điều tốt lành với đều kiện là nàng không được ngại ngần lưỡng lự – vì nhút nhát hoặc quá khiêm tốn – để báo ngay cho người khác biết những gì liên quan tới họ, trước khi sự việc xảy ra. Nếu, hồi đó nàng không phải là một đứa trẻ, và có thể nói cho cha biết là nàng nhìn thấy trên khuôn mặt ông màu nhợt nhạt của cái chết, thì rất có thể là cha nàng sẽ thận trọng hơn và tránh được tai nạn giao thông đã làm ông qua đời? Giá như khi đã trông thấy thân thể anh bạn Jacques bập bềnh trên mặt nước hồ, nàng không để cho anh ta trèo lên chiếc thuyền nát để đi lấy hoa sen cho mình thì rất có thể anh ta không bị chết đuối? Nếu, thay vì đề nghị đi cùng cô giáo vào trong làng, nàng cương quyết bảo cô: "Cô không được đi ra ngoài trong lúc này, sấm sét đang đe dọa cô đấy!" thì rất có thể cô giáo Bạch hãy còn sống? Với những cái "nếu" như thế, người ta có thể giải quyết tốt tất cả mọi điều có lợi ích chung cho tất cả... Nhưng Nadia hãy còn chưa biết một đều, mà chỉ sau này qua nhiều năm dày dạn trong nghề nàng mới nhận ra là một nhà tiên tri dù tài giỏi đến đâu cũng không thể nào làm thay đổi được quy luật bất di bất dịch của số mệnh. Vai trò của họ chỉ giới hạn ở chỗ là thông báo cho những người phải hứng chịu quy luật đó hay để ít ra người ấy biết cái gì sẽ đến với mình.

Vào năm mười tám tuổi, Nadia cảm thấy năng khiếu của mình phát triển rất mạnh nhưng chưa từng biết đến tình yêu. Cũng chẳng phải lâu la gì: tình yêu đó đã tới ngay sát cạnh Cố trang miền Sologne mà ở đó hình như đã khẳng định sẵn: tất cả những sự kiện ghi sâu vào ký ức của cả mộ thời son trẻ của nàng sẽ phải xảy ra tại đây.

Chính là bà Vêra, một cách vô thức đã làm cho nàng nảy ra ý muốn trở lại quê hương khi bà nói:

− Bây giờ ta sẽ nghỉ hè ở đâu đây trước khi cháu quyết định chọn cho mình một nghề nào đấy? Đợt nghỉ hè này bà thấy vô cùng cần thiết để cháu lấy lại thăng bằng trí óc sau một năm làm việc căn thẳng.

− Chỉ có một nơi duy nhất mà cháu có thể thật sự được nghỉ ngơi và suy nghĩ trong yên tĩnh được. Đó là Cố trang của chúng ta.

− Cháu thích trở về nơi đó lắm ư?

− Thế là đã tròn bốn năm Cố trang không thấy chúng ta! Chắc nó cho là bà cháu ta đã ruồng bỏ nó rồi và giận chúng ta lắm... Khi bà cháu ta trở về, chua chắc nó đã nhận ra! Cả vụ hè này bà cháu ta sẽ ở cùng với nó.

− Thế cháu không sợ buồn chán ư, lúc này cháu đã quen nhịp sống ở thủ đô? Cháu có muốn chúng ta mời một vài bạn gái của cháu về đây chơi như Béatrice chẳng hạn. Họ sẽ đem theo về không khí ồn ào náo nhiệt.

− Chẳng cần đâu bà ạ. Cố trang với cháu là quá đủ rồi! Cháu lại thấy chiếc đàn pianô chắc là phải lên lại dây cháu sẽ lại ôm theo giá vẽ và những bút vẽ của cháu. Từ ngày bà cháu ta lên Pari, cháu hoàn toàn chểnh mảng với âm nhạc và hội họa. Đó là một sai lầm lớn! Cháu sẽ lơi dụng đợt nghỉ xả hơi này để ôn lại tất cả. Đối với cháu, đây là đợt nghỉ tuyệt vời.

− Có thể cháu nói đúng.

Aâm thanh của chiếc đàn pianô không được chuẩn nhưng không quan trọng. Cái chính là phải chăng nó làm cho trang trại cổ hồi sinh? Ngay hôm sau ngày trở về, sau bữa ăn sáng, Nadia đi ra ngoài mang theo giá và dụng cụ vẽ. Nadia nói với bà ngoại:

− Thời tiết và ánh sáng lúc này thật là lý tưởng để vẽ một lùm cây. Cháu đi gặp lại những hàng cây thân thiết của cháu đây bà ạ! Chỉ có chúng mới cho cháu lấy lại hứng thú vẽ: khi đã phát họa một vài cây lá trên tấm toan cháu sẽ có cảm tưởng như chưa từng xa chúng cả.

Nửa giờ sau, ngồi trên ghế gấp, trước khung vẽ còn trinh nguyên đặt trên giá vẽ, nàng bắt đầu chọn màu trong tiếng hót líu lo của bầy chim rộn ràng mừng đón sự trỏ về của nàng. Dần dần hình khối của dạng cây bắt đầu hình thành và dường như chúng được sinh ra một lần nữa qua cây bút vẽ của nàng. Không khí nhẹ nhàng, Pari ở tít xa, thời gian và bạn hữu chẳng làm vương vấn: chỉ có thiên nhiên với dòng chảy êm đềm của cuộc sống. Bị nghệ thuật hội họa mà nàng cố làm cho sống lại từng nét từng nét một cuốn hút, nên Nadia không nhận thấy có một sự hiện diện lặng lẽ đang tới gần và cất tiếng ở phía sau:

− Tôi nghĩ là bức tranh này sẽ rất đẹp...

Bị bất ngờ, nhà nghệ sĩ lặng đi một vài giây. Tiếng nói trong trẻo và náo nức; một giọng nói nghe thật dễ thương. Cuối cùng nàng quay đầu lại: chàng trai hé miệng cười là một bóng người cao mảnh, tóc nâu, trạc tuổi hai mươi lăm. Chàng mặc bờ lu dông vải và quần đi săn màu sáng hai ống quần nhét vào đôi ủng cao; một khẩu súng khoác lủng lẳng bên vai phải.

− Oâng đi săn ư? – Nadia ngạc nhiên hỏi – Tôi nghĩ là mùa săn chưa bắt đầu kia mà.

− Cô nói đúng. Còn thời gian này chỉ để diệt những con thú làm hại. Cô nên hiểu đó là những con vật hay tấn công vào các chỗ có trứng ấp hoặc con mồi nhỏ chưa đủ sức tự vệ, chạy trốn hoặc bay đi... Phải nói thật là tôi chỉ dạo chơi, nhưng nếu gặp may mà một chú chồn chẳng hạn xuất hiện thì xin thú thực tôi chẳng lưỡng lự chút nào! Về khoản con chồn ấy mà...

− Thì chưa thấy mà lại thấy tôi phải không? Thật không may tí nào! Tôi đâu phải con mồi mà ông thích.

Chàng trai không đáp và tiếp tục mỉm cười. Một nụ cười như muốn bảo: "Biết đâu đấy!" Rồi chàng trai tự giới thiệu: "Marc Davault".

Trong một khu rừng thưa, ở miền Sologne, Nadia đã làm quen như thế với con người mà sau này đã trở thành chồng của người đàn bà đã tới gặp nàng ba lần liền tại phòng chiêm lý. Thôi mỉm cười, chàng hỏi:

− Chưa từng bao giờ được hân hạnh gặp cô trong vùng này, liệu tôi có thể biết được là mình đang có vinh dự được nói chuyện với ai đây?

− Tôi là Nadia Derlon.

Tên họ của chàng trai như muốn nói với nàng điều gì:

− Có phải là các ông mới mua trang trại la Sablière, một dinh cơ sát cạnh chỗ chúng tôi không? Chiều hôm qua những người coi sóc Cố trang của chúng tôi đã nói vậy.

− Đúng là cha mẹ tôi đã về sống tại đó với ý định kiên quyết sẽ ở vĩnh viễn ở đó trong sự yên tĩnh. Mẹ tôi vốn sinh tại vùng này.

− Cũng như cha tôi vậy. Nhưng ông không còn nữa, cả mẹ tôi cũng thế. Tôi sống với bà ngoại Vêra.

− Tôi đã nghe người ta nói ở đây có hai phụ nữ, một còn rất trẻ và một đã nhiều tuổi là những chủ nhân của Cố trang này, nhưng đã lâu không thấy họ về.

− Chúng tôi mới về đây chiều hôm qua để nghỉ hè.

− Và cô đã không bỏ phí thời gian: ngay lậpp tức dành cho hội họa. Phải chăng đó là nghệ thuật chính mà cô say mê.

− Tôi còn yêu thích cả âm nhạc nữa và nói chung, tất cả những gì thiên vè cái đẹp. Còn ông, môn giải trí yêu thích nhất, phải chăn là săn bắn?

− Cũng chưa hẳn như vậy, nhưng còn biết làm gì khác ở cái xó xỉnh Sologne này?

− Cũng như tất cả mọi nơi, người ta có thể có nhiều công việc bận rộn mà không phải đi tìm giết thú vật. Tôi chúa ghét trò săn bắn và... những người đi săn!

− Thế là đã rõ! Vậy thì tôi đi nhé!

− Tôi không thích khi đang vẽ, lại có người đứng sau để nhìn xem vẽ như thế nào... Nhất là khi tôi mới chỉ là một nghệ sĩ tài tử tí hon và đã bốn năm ròng không cầm đến cây bút vẽ.

− Người ta không tin như vậy khi nhìn thấy những gì cô đã phác họa lên tấm toan... Tôi đi đây, nhưng rất mong một ngày nào đó chúng ta có thể gặp lại trong những đều kiện không đến nỗi quá bất lợi cho mỗi chúng ta hôm nay: Cô đứng trước giá vẽ, còn tôi, khẩu súng săn trong tay! Tôi sẽ không nói "chúc cô vẽ đẹp!" và cô sẽ không đáp "chúc đi săn gặp may!". Lời chúc tụng không nên có bao giờ... Mong gặp lại, có thế chứ?

Nàng không trả lời và cũng không nhìn chàng bước đi. Nàng lại châm chú nhìn vào tấm toan đang vẽ dở coi như chưa hề bị quấy nhiễu. Nhưng dù ánh mắt của nàng hết đặt vào khung vải lại trông ra cảnh vật nàng đang muốn miêu tả và chú ý đến cả những màu đã pha trộn bôi thử trên tấm gỗ nhỏ, nàng cũng chẳng nhìn thấy gì, hay đúng hơn là chỉ thấy bóng dáng của chàng trai đang dần dần tái hiện trên tấm toan trùm lên những nét phác thảo cảng vật. Một khuân mặt tươi cười có cái gì như nhìn xoáy vào nàng với vẻ tò mà thích thú trong khi giọng nói trong trẻo cất lên ở phía sau:

"Tôi nghĩ là bức tranh sẽ rất đẹp"... Một điệu nhạc êm dịu chẳng khác gì chim hót.

Sau một lúc biết là chẳng làm được cái gì ra hồn nữa, nàng đứng lên, thu dụng cụ trở về Cố trang. Bà Vêra đón nàng, hỏi:

− Bức vẽ đã xong rồi cơ à?

− Chưa đâu, bà ạ nhưng cháu cảm thấy nó sẽ là bức vẽ đẹp nhất của cháu đấy.

− Bà chẳng lấy làm lạ... Mỗi lần mà người ta trở lại một môn nghệ thuật đã bị bỏ dở một thời gian, thường người ta làm tốt hơn. Không gì sánh bằng sự nghỉ ngơi thư giản. Tối qua, ngay với cây đàn pianô chưa được lên dây thật chuẩn, cháu chơi cũng rất hay.

Buổi tối, trong bữa ăn Nadia rất trầm lặng.

− Cháu suy nghĩ gì vậy? – Bà Vêra hỏi.

− Cháu không bao giờ tưởng tượng được là cuộc trở về Cố trang lần này lại gây cho cháu xúc động như vậy... Có thể bà sẽ cho cháu là ngốc nghếch, nhưng thật sự cháu không muốn rời xa nó nữa đâu. Bà sẽ không giận nếu cháu đi ngủ ngay bây giờ chứ? Không khí Sologne làm cháu như kiệt sức.

− Cái đó cũng là tất nhiên thôi cháu ạ.

Vào phòng riêng, đóng cửa lại, Nadia gặp tại khu rừng thưa, ở đó, không thể nào lầm lẫn được trong cỗ bài của nàng. Nhưng anh chàng không phải chỉ có một mình. Nàng còn thấy có hai người đàn bá nối tiếp nhau, một hầu như ở ngay hàng đầu, còn người kia ở hàng dưới: con ĐầmT"rép và con Đầm Pic. Còn nàng, Nadia, xuất hiện mãi tận dưới cùng cỗ bài! Điều này muốn nói lên cái gì đây?

Ngay từ phút đầu tiên lúc nàng ngoảnh lại và trông thấy chàng, một đều kỳ lạ đã xảy ra: ngay lập tức nàng thấy thích anh chàng, thích tới mức mà một vài tiếng đồng hồ sau nàng phải tự hỏi: nàng đã yêu rồi ư?... Và nếu thật như thế, nàng sẽ làm tất cả để giúp chàng gạt bỏ được hai kẻ tình địch kia. Theo quẻ bói, kẻ thứ nhất, con Đầm T"rép ra đi khá sớm khỏi cuộc đời chàng, có thể do mưu mô của kẻ thứ hai, con Đầm Pic? Từ một lúc nào đó, nàng không thấy Đầm T"rép trong cỗ bài: hệt như nó tan biến đi trong khi con Đầm Pic vẫn tồn tại dài dài. Với đối tượng này cuộc chiến chắc chắn sẽ gay go quyết liệt nhưng Nadia, bằng linh tính cảm thấy tình yêu của nàng tới mức cuối cùng nàng sẽ chiến thắng. Nàng ngủ thiếp đi đinh ninh là nếu đêm có nằm mơ thì cũng là một giấc mơ kỳ diệu: trên nền nhạc những tiếng chim hát véo von, nàng thấy một hoàng tử xuất hiện. Chàng không mang theo súng săn, còn nàng là một nàng tiên ngủ mười tám năm trong một khu rừng ở sâu tít mãi tận cùng miền Sologne.

Nàng đã gặp lại anh chàng trên quảng trường trước cửa nhà thờ vào ngày chủ nhật khi tan buổi lễ. Chàng đi cùng với cha mẹ còn nàng đi cùng với bà Vêra. Khi chỉ còn lại hai bà cháu, bà Vêra cũng như tất cả những người có trái tim của một người mẹ đã nhận biết rất nhanh tình cảm thực sự của cô cháu, nói những lời thật lạ:

− Bà có cảm tưởng rất tốt đối với những người này... Chàng trai thật dễ mến. Anh ta có một cái nhìn thẳng thắn và một nụ cười hấp dẫn... Rất có thể đó là người bạn mới của cháu. Tại sao cháu lại không thể mời anh ta tới nhà mình dùng bữa trưa một ngày nào đó nhỉ, cái đó sẽ mang đến sự trẻ trung cho Cố trang chúng ta.

Anh chàng được mời ăn trưa và sau đó... cái gì phải tới sẽ tới trong trường hợp như thế: họ gặp nhau hàng ngày. Kỷ niệm về chàng trai Jacques bị xoá nhòa, chỉ còn lại Marc.

Dần dàn, tính hiếu kỳ của giới nữ đã giúp cho nàng biết những gì cần biết: chàng năm nay hai mươi ba tuổi, đang theo học kỹ sư và là người con độc nhất trong gia đình. Mỗi lần họ chia tay, Nadia lại thấy một sự trống trải cô đơn. Bất ngờ, cuộc sống nàng đi theo một hướng hoàn toàn khác trước, không phải là chuyện cô đơn tự nguyện nữa. Bốn ăm sống ở Pari đã xua đi không ít những đều còn vương vấn nhưng chẳng có nghĩ gì so với cuộc sống hiện tại một khi có sự hiện diện của Marc. Tất cả những thứ đó dường như đã lướt trên tấm toan trong cuộc gặp gỡ lần đầu, khi mà nụ cười của chàng trai chồn lên trên những nét khẳng khiu của những thân cây, các bạn trai và bạn gái trường trung học chỉ còn là những bóng mờ.

Tháng chín tới với những sắc màu nhuốm vẻ tư hương tô điểm cho vùng quê một vẻ đẹp hiển nhiên, hồn hậu. Marc phải trở về Pari để học tiếp. Nadia không dám nói với bà ngoại Vêra là nếu Marc đi thì miền Sologne sẽ kém đi phần quyến rũ, khi bà hỏi:

− Cháu đã nghĩ kỹ về nghề nào cháu yêu thích chưa?

Nàng trả lời:

− Cháu chưa có thời gian để suy nghĩ. Đợt nghỉ hè này sao mà ngắn ngủi! Mhu7ng dù sao cũng không có gì khác biệt lắm so với bốn năm trước đây khi bà cháu ta chuyển đấy Pari. Hồi đó bà đã cho ý kiến của cháu, sự lựa chọn của cháu chỉ là một giấc mơ không tưởng... Lúc này đây cháu thấy là cháu có quyền quyết định tương lai của chính mình: cháu sẽ là một nhà tiên tri.

− Cháu lại quay về cái ý tưởng kỳ hoặc đó ư?

− Cái ý tưởng này không lúc nào rời cháu, và không phải là kỳ quặc như bà tưởng đâu! Bà đã từng bao lần bảo cháu là nếu chúng ta biết chi tiêu tằn tiện thì cũng đủ sống với khoản tiền thừa kế của cha cháu để lại. Vậy thì sao nào? Tại sao bà lại cứ bắt cháu là nhất thiết phải lao vào các môn học chuyên khoa mà cháu thấy thật là chán ngắt để cuối cùng, sau biết bao thời gian, những cánh cửa mở ra đối với cháu thật vô cùng tầm thường và vô vị.

Dù cho thiện hạ bao người chen chúc vào các nghề như luật sư, bác sĩ, dược sĩ... như bà mẹ Béatrice ước mong cho con gái mình là phóng viên báo chí, giao dịch viên, hoặc thư ký giám đốc... tất cả những cái đó, cháu đã thấy trước, chỉ đem đến cho cháu sự chán ngán và buồn chết đi được. Còn nếu trở thành một nhà tiên tri đoán vận số thì đó lại hoàn toàn là một việc khác! Bởi vì cháu đã may mắn có được cái năng khiếu thiên bẩm đó thì tại sao không hoàn thiện nó?

− Hoàn thiện bằng cách nào?

− Bằng cánh nghiêm cứu sâu tất cả các phương pháp cho phép tận dụng được một năng khiếu sẵn có để phục vụ giúp ích cho mọi người... Vì vậy cháu thấy việc bắt mọi người trả tiền cho mỗi lần xem, có một cái gì đó không được lương thiện lắm. Cháu làm việc duy nhất chỉ vì nghệ thuật thôi chứ không phải để kiếm ăn! Khi nào cháu bắt đầu hành nghề và có một văn phòng riêng, bà sẽ thấy sự không vụ lợi của cháu sẽ mau chóng được mọi người biết tới và khắp bốn phương họ sẽ kéo về đông đảo.

− Đã lâu rồi bà biết cháu là một cô gái kỳ lạ nhưng bà thật không ngờ là cháu lại có thể hành động khinh suất đến như vậy! Cháu có thấy đều cháu vừa nói hệ trong như thế nào không? Cháu sẽ bị mọi người quấy rầy và xin xỏ nhũng nhiễu suốt ngày!

− Càng hay! Cái đó cho phép cháu hiểu biết được nhiều hạng người! Từ ngày bà cho cháu nếm trải cuộc sống ở Pari, cháu thấy ghê sợ sự cô đơn.

− Cháu thay đổi nhiều đấy, Nadia ạ.

− Cháu không thấy tiếc đều đó. Chính bà, bà chẳng đã nhắc đi nhắc lại là cháu cần phải có sự giao du rộng rãi ư? Cháu đã có bà rồi, rõ ràng là như vậy nhưng cháu để riêng ra một bên, bà là người thân trong gia đình... Bà đã nói rất đúng là: người ta không chỉ sống duy nhất với những người trong gia đình! Bây giờ đây cháu thấy cần có những bạn bè khác.

− Cháu đã nghĩ đến vấn đề hôn nhân chưa?

− Cháu nghĩ là hãy còn quá sớm. Trong thời gian chờ đợi, cháu sẽ lao vào công việc xem tướng số: nó sẽ làm cháu bận rộn và biết đâu có thể giúp cháu dễ dàng chọn được một người chồng tốt.

− Bà sẽ ngạc nhiên nếu có một chàng trai đứng đắn nào đó lại ưng kết hôn với một cô gái làm nghề bói toán! Đàn ông, họ rất ghét có bạn đời là một phụ nữ nhìn xa hơn họ... Nếu cháu thật sự muốn có hạnh phúc trong cuộc sống vợ chồng, lúc nào cháu cũng phải làm cho người đàn ông mà cháu đã chọn lựa có cảm giác là anh ta tinh khôn và thông minh hơn cháu dù sự thật không phải là như vậy.

− Nhưng, tại sao chứ, nếu may mắn mà cháu gặp được người đàn ông đúng như mong ước, được thú nhận với anh ấy cháu là nhà tiên tri. Khi đã cùng nhau chung sống cháu sẽ là người trợ giúp đắc lực trong công việc mà anh không hề ngờ tới. Anh ấy sẽ có một người bạn đời là một bà tiên thời hiện đại luôn ở bên cạnh: như thế chẳng phải là điều diệu kỳ ư?

− Sẽ vô cùng phiền toái, nếu giả dụ một ngày nào đó, anh ta lừa dối cháu mà cháu cũng thấy trước và thấy ngay tức thì!

− Cái đó chẳng thể làm cho tình yêu của chúng cháu đổi thay. Vì thấy trước nên cháu sẽ biết cách đề phòng trước khi xảy ra tình trạng vô phương cứu vãn.

− Cháu tin như vậy ư?

− Cháu tin, vì bây giờ cháu biết rõ sức mạnh và sự chính xác khả năng thấu thị của cháu. Cháu không bao giờ nói với bà, sợ bà lo lắng và cho cháu là cháu gái bé bỏng của bà loạn trí, nhưng trong suốt bốn năm trời bà cháu ta sống ở Pari, chấu vẫn vụng trộm đem khả năng thấu thị của mình ra thực hành và học cách đọc trong các quân bài mà bà chua bao giờ nắm được cách thức phải làm. Cuối cùng cháu đã hiểu rõ – thời gian gần đây thôi – là khi cháu thấy một ảo ảnh thì ảo ảnh đó có thể đem đến sự tai hại nếu cháu không kịp thời báo trước cho người có liên quan, và sẽ tốt lành nếu cháu can thiệp trước khi sự việc xảy ra.

− Tốt lành ư?

Bà Vêra cười mỉm:

− Hãy nói cho bà rõ: phải chăng ccu4ng có một ảo ảnh nào đó xui cháu về nghỉ hè tại Cố trang vì cháu biết ở đó, trong khu rừng ở miền Sologne, cháu sẽ gặp một chàng trai tên là Marc?

Câu hỏi của bà làm Nadia ngẩn người, nhưng rất nhanh, nàng khẽ nói:

− Cái đó thì không bà ạ! Cháu thú thực... Nhưng cũng bình thường thôi: đã lâu rồi cháu cũng hiểu là năng khiếu thiên bẩm chỉ cho phép cháu thấy những gì xảy ra với mọi người chứ không phải với bản thân cháu... Có lẽ thế lại hay đấy, nếu không thật là khủng khiếp! Cuộc sống của cháu sẽ trở thành địa ngục, nếu biết trước những gì sẽ xảy ra với bản thân. Cháu sẽ chẳng dám làm gì cả cững như chẳng dám dự định gì cả, cháu chỉ còn như một loại người chết khi đang còn sống để hồi hộp chờ đợi cái giây phút sự biến xuất hiện và lo lắng về sự biến đó... Tuy nhiên đôi lúc cháu tự hỏi: tất cả những người có khả năng thấy trước có giống như cháu không? Cháu chúc mừng họ, nếu không thì cháu thực sự ái ngại cho họ. Làm thế nào mà họ có thể hành nghề đó một cách sáng suốt, phục vụ cho mọi người một khi mà chính họ còn đang bị ám ảnh bởi những gì sắp xảy ra với bản thân họ? Cháu gần như chắc chắn một nhà ngoại cảm không thể nào đoán biết được số phận của chính mình, nếu không thì họ không bao giờ làm nghề này. Cũng vì thế nên khi bà nói với cháu về hôn nhân, cháu phải tỏ ra rất thận trọng, chỉ nhận làm chồng, một người đàn ông mà cháu biết rất rõ và đã bí mật tìm hiểu quá khứ của người đó trước khi xem tới những gì có thể xảy ra với anh ta khi cùng nhau chung sống. Còn những gì sẽ đến với cháu mà chính cháu cũng không sao biết được trước khi nó xảy ra thì cháu hoàn toàn chẳng quan tâm.

− Nếu cháu trù tính việc hôn nhân dưới góc độ đó thì bà e rằng nó sẽ không bao giờ tới!

− Có thể như vậy, nhưng rồi... cuối cùng cháu cũng tư an ủi, cam phận vậy thôi.

− Càng ngày cháu càng trở nên điên rồ!

− Còn về bà, bà thân yêu của cháu, có phải bà vẫn giữ một kỷ niệm thật đẹp về cuộc sống riêng tư?

− Bà đã rất hạnh phúc cháu ạ nhưng thật là ngắn ngủi! Bà tôn sùng ông mà cháu chua từng biết mặt. Bà cũng yêu tha thiết mẹ cháu. Cháu có biết kỷ niệm ngọt ngào nhất trong cuộc chung sống với ông mà bà vẫn giữ đến tận bây giờ là cái gì không?... Cháu...

− Cháu rất yêu bà, bà ngoại ạ. Cháu yêu bà như chưa từng có một người nào trên đời này đã yêu và sẽ yêu như thế!

− Phải đấy, với tuổi ấu thơ của cháu bà đã gắng sức ấp ủ nâng niu, với tuổi hoa niên bắt đầu nở rộ của cháu và cả với ý tưởng điên rồ về năng khiếu ngoại cảm của mình – bà chưa bao giờ nói với cháu trước khi cháu tự nguyện thú nhận với bà. Cả bà nữa, đã từ lâu bà biết là cháu cũng có cái năng khiếu mà mẹ của bà đã có. Đó là di sản của dòng máu Slave, khá lạ lùng và phi thường nhưng cũng thật là đáng ngại mà cụ đã để lại và truyền cho con cháu... Bà đã bí mật tự nhủ "Miễn là cái đó không phải là sự thật!" Khốn thay, đó lại là sự thật: Cháu là một nhà ngoại cảm bẩm sinh... Trời đất ơi! Rồi chúng ta sẽ ra sao đây?

− Có thể là có những điều đáng tiếc xảy ra! Nhưng đáng lẽ bà phải lấy làm tự hào mới đúng chứ, sao lại cho là một đều tai hại! Có phải ai muốn là một nhà ngoại cảm cũng được cả đâu! Rồi đây cháu gái bé bỏng của bà sẽ nổi tiếng... Điều đó không làm bà phấn khởi sao?

− Chẳng phấn khởi lắm đâu... Nhưng nếu thực là cháu không thay đổi ý kiến thì về phần bà, bà cũng phải lo liệu. Vừa rồi cháu nói là cần phải có một ông thầy để học hỏi thật nghiêm túc... Cháu tưởng là dễ ư? Làm sao có một "giáo sư về bói toán"?

− Có thể chẳng phải là một giáo sư nhưng phải là một người đã hành nghề lâu năm và có tiếng tăm. Người này sẽ dạy cháu tất cả những gì mà cháu không thể một mình khám phá ra để có thể tận dụng một cách tốt nhất những khả năng vốn có của mình. Nhưng cháu không muốn người thầy đó là một phụ nữ! Thoạt thấy là bà ta sẽ ghen tị ngay vì cháu trẻ hơn và chắc chắn là xinh đẹp hơn và từ đó bà ta sẽ bố trí để là cho cháu chán nghề!

− Cháu nói gì lạ vậy? Có những nhà nữ ngoại cảm rất lịch thiệp và rất xinh đẹp cơ mà? Mẹ của bà là một phụ nữ xinh đẹp nổi tiếng.

− Nhưng cụ chỉ sử dụng khả năng của mình một cách tài tử chứ không phải là chuyên nghiệp! Tất cả những nhà nữ ngoại cảm mà cháu thấy chân dung đăng trên các tờ báo chuyên ngành cho tới nay trừ những trường hợp thật hãn hữu, đều già và xấu xí... Trông như những con cú mèo! Ngay khi tới Pari, cháu sẽ đi săn lùng – đúng là như vậy – không phải để tìm những loài chim ăn đêm nhưng đã là một nhà chuyên môn trước hết phải có một vẻ ngoài dễ ưa. Rồi sau đó mới tiến hành việc học hỏi thật sự.

− Khóa học thật lạ lùng! Thôi được... Nhưng cháu sẽ nói thế nào với nhửng bạn bè ở Pari? Họ sẽ cho là cháu hết sức tào lao!

− Cháu sẽ làm cho họ tưởng là cháu học khoa "Tâm thần kinh". Đó là một từ lúc nào cũng gây được hiệu quả lớn... Hầu hết mọi người sẽ không ngờ vực, do đó khi họ cảm thấy có cái gì đó trục trặc hoặc tâm trí bất ổn, họ sẽ thoải mái trong việc tìm đến và hỏi han một nhà tiên tri đích thực và cháu sẽ trở thành người đó, hơn là mắc vào sự dỗ ngon ngọt của các thầy thuốc tâm thần mà tất cả là một bọn điên khùng. Họ dùng những phương pháp có tên gọi là những trắc nghiệm để mê hoặc họ.

− Thế còn Marc, cháu sẽ quên anh chàng nay chú?

− Không đâu bà ạ. Anh ta ngày mai cũng trở lại Pari để học tiếp, vì chúng cháu đã định gặp lại nhau cho nên cháu chẳng thấy một chút gì là phiền toái nếu cũng trở lại Pari như anh ấy.

Điều mà Nadia không thổ lộ với bà Vêra là chính Marc mới là động lực cuối cùng, động lực mạnh nhất đã làm cho nàng dứt khoát quyết định lao sâu vào nghề lý số mà nàng đinh ninh là nhờ vậy nàng sẽ bảo đảm được hạnh phúc tương lai. Ngày này qua ngày khác, nàng nhìn vào những quân bài để khám phá ra những điều lành điều dữ có thể đến với người mà nàng yêu say đắm. Một tình yêu lớn, phải được bảo vệ hàng ngày hàng giờ chứ! Nếu không thế thì tiêu ngay.

"Người thầy" được Nadia tìm thấy mau chóng: Đó là thuật sĩ Raphael. Oâng đã nổi tiếng và có nhiều khách quen vững chắc và trung thành. Danh tiếng của ông rất lớn. Tất nhiên là ông lấy tiền, một thuật sĩ cũng cần phải sống chứ! Dù chỉ đủ để có thể tiếp tục vục vụ mọi người, khi ông không có tiền của dồi dào, cũng như trường hợp của Nadia? Thuật sĩ Raphael còn có lợi thế là nhờ có mái tóc trắng bông, và chòm râu muối tiêu mà mọi người thấy là rất khó đoán được tuổi: ông có thể sánh với ông nội và thậm chí có thể ngang với cụ nội của Nadia. Oâng đón tiếp Nadia rất lịch thiệp và lắng nghe nàng nói. Với tất cả niềm tin sâu sắc là mình có năng khiếu thấu thị và có ý muốn kiên định đi sâu vào cái nghề độc nhất mà nàng cảm thấy có đầy năng lực. Nàng nói lên cả lòng mong mỏi nồng nhiệt muốn hiểu thật sâu cái nghề khó khăn này và sự cần thiết phải tìm một ông thầy để được dìu dắt dạy bảo. Khi nàng dứt lời, ông mỉm cười.

− Ít ra đậy cũng là cuộc thăm hỏi khác hẳn với những cuộc thăm hỏi bình thường ở đây! Thật là vô cùng phấn khởi khi ngồi trước mặt mình là một phụ nữ trẻ trung và duyên dáng không phải đến để yêu cầu cho những lời khuyên về các vấn đề thuộc lĩnh vực tâm tình mà ngược lại để mơ tới việc được chăm sóc mọi người trong lĩnh vực đó... Ta cũng xin thú thật đây là một sự kiện làm ta rất xúc động. Khi mỗi tuổi một già, ta thường tự hỏi liệu một ngày nào đó có thể tìm được một người nào mong muốn được thay ta, kế tục sự nghiệp của ta chăng. Như tuổi gác ấy mà...

− Tham vọng của cháu rất hạn chế bác ạ và cháu không mảy may có ý đồ kiếm ăn bằng nghề đó. Cháu sống với bà ngoại mà cháu vô cùng yêu kính. Cả bà cháu và cháu đều không phải lo lắng gì về cuộc sống vật chất. Điều mà cháu mong ước là làm sao trao dồi được tất cả những kiến thức của một nhà chuyên môn để giúp ích cho bạn bè và những người thân... mà không lấy tiền.

− Đó là một tình cảm cao quí làm cho ta phải nghĩ là cháu thực sự có năng khiếu như cháu đã nói. Một khi không có nó thì chẳng làm nên trò trống gì. Phải nói là trời đã phú cho cháu năng khiếu quý báu đó. Nhưng chúng ta phải cảnh giác với tính cách tài tử đấy!

− Và cháu cũng biết là không bao giờ cháu có thể thay thế được một nhà thuật số có tài như bác.

− Đó là việc chúng ta sẽ xem đến sau này, khi cháu đã được huấn luyện.

− Cháu cũng biết rõ là thì giờ của bác rất hạn hẹp.

− Đúng như vậy, cháu ạ! Ta không có được cái may mắn như cháu là có một tài sản riêng để sinh sống: vì vậy buộc ta phải lấy tiền của khách.

− Nếu bác đồng ý nhận cháu làm môn đồ, thì bác phải đòi ở cháu một khoản học phí thỏa đáng về những bài học bác dạy cháu. Tất cả các môn, học phí đều rất cao, rõ ràng như vậy. Thay vì cho việc theo học ở một trường đại học hoặc một học viện như các bạn cùng lứa tuổi, thì cháu theo học tại nhà bác.

− Chẳng nên nói chuyện đó nữa cháu ạ. Cháu có biết là thật vô cùng hiếm có gặp được một người ở thế hệ cháu mà lại muốn ôm lấy một nghề như nghề của ta? Bọn trẻ bây giờ chẳng tin vào cái gì cả: họ rất thực dụng, rất tầm thường, chỉ nghĩ tới tiền bạc và đã sớm nghĩ đến sự nghỉ ngơi sau này lúc họ chưa đến hai chục tuổi đời! Người ta đã làm đủ mọi cách để làm cho họ chán ngán về mộng mơ và về những môn khoa học huyền bí... Như vậy thì bằng cách nào mà làm cho họ có thiện ý và đồng cảm với những vấn đề thuộc lĩnh vực trái tim của người khác? Cháu có may mắn là đã có ngọn lửa nhiệt tình. Đó là điều kiện quan trọng hàng đầu. Nếu ta thành công trong việc bổ sung vào cái huyết khí bồng bột của tuổi trẻ đó những quả chín kinh nghiệm của ta thì rất có thể cháu sẽ trở thành một trong những nhà tiên tri rạng rỡ nhất trong thời đại chúng ta.

− Nền tảng cơ bản của nghề nghiệp là gì thưa bác?

− Để có thể hành nghề và đạt được một vài cơ may để thành công, trước hết cháu phải nghiêm túc, thẳng thắn và trung thật. Ngoài năng khiếu thấu thị ra, cần phải có một năng khiếu nữa mà ta gọi là "năng khiếu giao tiếp". Có thể cháu chưa thấy đầy đủ tầm quan trọng trong thái độ của một nhà tiên tri hay một nhà thuật sĩ là phải luôn luôn hòa nhã ôn tồn với khách của mình như thế nào. Phần lớn khách đến đây là những người bất hạnh hoặc đang bồn chồn lo lắng cần có sự an ủi khích lệ ngay tức khắc. Họ cầu phải tìm thấy một cái gì đó làm cho dịu đi phần nào ngay từ phút đầu tiên khi bước vào phòng chiêm lý. Đều này chỉ có thể có được nhờ vào chính bản thân cháu. An ủi, khích lệ toát ra từ cái nhìn, nụ cười mỉm, vẻ thông cảm của cháu... Cháu hãy nhớ và suy nghĩ lại những gì đã xảy ra vừa rồi khi chúng ta gặp nhau lần đầu. Ta hiểu ngay là ta đã gieo cho cháu một niềm tin, nếu không thì cháu đã không nói liền một mạch cho ta nghe tất cả những ảo ảnh mà năng khiếu thấu thị của cháu mà không phải là đã có nhiều người được cháu cho biết những cái đó. Có phải đúng như vậy không?

− Đúng thế bác ạ.

− Đối lại ta cũng vậy, ngay giây phút đầu tiên ta đã thấy có một mối đồng cảm giữa cháu và ta. Ta tự bảo: "Ít ra thì đây cũng là một bạn trẻ không đến quấy rầy mình". Cũng vì thế mà chúng ta đã cảm thông không đến nỗi tồi lắm... Khi mà bắt đầu không khí đồng cảm với nhau đã được thiết lập, thì người ta có thể làm việc dễ dàng và có lợi hơn. Khi đứng trước một vị khách nam hoặc nữ mà thiếu cái không khí đó thì sẽ chẳng có một dòng điện nào chạy qua. Dù cháu có sử dụng mọi cách thức, mọi biện pháp về thuật số cháu cũng sẽ chẳng thấy được những gì đang xảy ra hoặc sẽ xảy ra trong cuộc đời bí ẩn của những người thực ra là đang cần tới cháu. Trí óc của cháu sẽ bị che phủ bởi một thứ gì đó như một đám sương mù dày đặc... Cháu sẽ cảm thấy buồn bực ghê gớm khi ở trong tình trạng ấy dù cố gắng thế nào cũng hoàn toàn vô ích thôi, lúc đó tốt hơn hết là bỏ dở cuộc xem dù phải mất khách và rất có thể cũng vì thế mà biến người khách đó thành kẻ thù của mình. Cháu hiểu rõ chứ?

− Vâng ạ.

− Và cháu vẫn kiên quyết gia nhập nghiệp đoàn kỳ lạ của chúng ta?

− Đó là đều mong ước thiết tha nhất của cháu.

− Thôi được! Nếu cháu muốn vậy thì đưa tay đây cho ta!

Khi bàn tay nhỏ bé thanh mảnh nằm gọn trong bàn tay to bè nhưng mềm mại của ông già, ông bóp mạnh làm như sắp nghiền nát nó. Oâng nói:

− Hiệp nghị đã được ký kết. Ta sẽ gắng sức huấn luyện cho cháu trở thành một người biết cách nhìn thấy... Ta hứa sẽ làm cho cháu trở thành một đều kỳ diệu vào những ngày cuối của cuộc đời ta! Ta muốn tạo cháu thành một tác phẩm bất hủ... Nhưng cháu phải nhất nhất tuân theo lời ta.

− Cháu xin hứa.

− Thế bao giờ chúng ta bắt đầu nào?

− Ngay bây giờ nếu bác muốn.

− Ta còn rất nhiều khác đang chờ. Ngày mai cháu sẽ đến vào lúc 19 giờ khi các quẻ xem trong ngày đã chấm dứt. Rồi sau đó hàng ngày cháu đến cũng vào giờ đó, trừ ngày chủ nhật. Không phải là ta có một sự tôn trọng đặc biệt cho ngày của Chúa, nhưng chủ nhật là ngày nghỉ. Nó sẽ giúp ta nạp lại bình điện tâm linh già nua của mình. Số giờ ngủ, cũng rất quan trọng trong nghề lý số. Nhưng ta nghĩ ở lứa tuổi cháu thì khía cạnh này không thành vấn đề phải không?

− Vâng ạ.

− Với ta thì khác đấy. Khi ta bảo cháu là: "Ta ngủ ngày chủ nhật" thì đúng hơn là phải nói: "Ta cố ngủ..." Hẹn mai nhé.

− Chào tạm biệt, bác Raphael... và cảm ơn bác.

Điều đầu tiên mà Nadia thổ lộ với bà ngoại Vêra khi trở về là:

− Bà thân yêu, cháu tin là cháu đã gặp được một đồng minh lớn sẽ giúp cháu thành đạt.

− Nhà thuật số đó thế nào?

− Đúng là một người ông với chòm râu đốm bạc tuyệt đẹp. Có thể đó cũng là ông già Noel của cháu trong tương lai? Chiều mai ông sẽ dạy cháu bài học đầu tiên.

− Cháu hoàn toàn tin tưởng ông ấy chứ?

− Vâng.

− Vậy thì, chúc cháu may mắn!

"Bài học", đúng ra là lời độc thoại của ông già đáng kính mà cô học trò chăm chú lắng nghe:

− Công việc trước tiên phải làm khi có một người khách nam hoặc nữ đến nhờ xem là phải định vị bằng được người khách đó về phương diện tâm lý. Và ta chỉ có thể đạt được bằng cách hỏi han. Làm sao cho họ tự thú mà chính họ cũng không ngờ. Việc này phải tiến hành từng bước nhỏ nhưng liên tục, bằng một vài câu hỏi có vẻ như tầm thường và nhẹ nhàng vô hại đặt ra một cách vô tình không có một chút gì là hệ trọng. Thủ thuật này sẽ tránh cho khách co mình lại ngay từ phút đầu trong một hệ thống phòng thủ kiên cố. Cháu luôn phải nhớ là họ đến với ta hầu hết là còn đầy rẫy sự ngờ vực. Với họ, trong cuộc xem lần đầu, nếu cháu không tìm được một hoặc hai lời giải đáp khả dĩ có thể đáp ứng được yêu cầu của họ, làm dịu đi sự lo lắng bồn chồn thì đó là một quẻ xem không có ngày mai và họ sẽ không bao giờ tới nữa! Họ sẽ đi tìm một nhà tiên tri khác, kém trung thật và kém thận trọng hơn cháu để được nghe nói lăng nhăng bất cứ điều gì miễn là làm cho họ hài lòng. Nhà tiên tri thiếu lương tâm này làm việc với ý đồ duy nhất là để câu khách, để có đông người lui tới, bảo đảm thu nhập đều đặng cho mình.

− Vậy thì cháu phải đặt những câu hỏi đại loại như thế nào?

− Càng đơn giản càng tốt: thí dụ như cháu sẽ hỏi khách xem có được mạnh khỏe luôn không, ăn uống có ngon miệng không, có tin vào một đạo giáo nào, sung sướng hay khổ sở v.v... Với những câu hỏi và lời đáp được trao đổi hầu như lúc nào cũng như nhau, có một chìa khóa chắc chắn và hiệu nghiệm mà những người dày dặn trong nghề như ta đều nắm được, ta sẽ dần dần mở bức màn bí mật đó cho cháu rõ... Vả lại đó cũng là một phương pháp mà các thầy thuốc chuyên khoa tâm thần kinh ngày nay sử dụng. Chẳng qua, xét cho cùng, chỉ là sự ghi chép lại những gì mà nhà thuật số và nhưng thầy bói toán đã làm hằng bao thế kỷ rồi ở tất cả nước và trong mọi nền văn minh toàn thế giới. Chẳng có gì là thật mới lạ dưới ánh mặt trời này! Chính những thầy thuốc đã áp dụng trước cả các nhà tâm thần học ở vào thế kỷ chua phải là xa xôi lắm, một ông vua, một ông hoàng hay là một nhà quý tộc nào đó đều có riêng cho mình một nhà tiên tri, đồng thời là một thầy thuốc để chăm nom sức khỏe, khuyên dùng thuốc nọ thuốc kia đủ loại và có nguồn gốc ở tất cả mọi nơi. Tất nhiên là những người này được trả lương rất hậu. Cũng vì vậy mà, nói ra cũng bằng thừa, thường làm nảy nòi bọn lang băm chuyên lừa bịp, khoác lác.

"... Thuật sĩ hoặc nhà tiên tri ngày nay phải hành động gần như một ông thầy thuốc độc đoán. Lương y tốt là người có tài chẩn bệnh để có thể, nếu cần thiết, hướng cho nạn nhân tới một nhà chuyên môn này hoặc nhà chuyên môn kia. Nhưng chúng ta, chẳng cần tới nhà chuyên môn nào khác. Một khi đã nắm được căn bệnh thì phương tiện xem quẻ mà khách tự chọn có thể thay thế nhà chuyên môn đó. Chỉ từ lúc đó mới có thể cho phép cháu nhìn rõ được quá khứ, hiện tại hoặc tương lai của khách. Về khoản này cháu nói với ta hôm qua là cháu đã thực hành vài năm nay rồi qua những quân bài và đã xem lại kết quả khá xác thực. Đúng vậy không?

Những "khóa học" nối tiếp nhau từ tuần này sang tuần khác, từ tháng này sang tháng khác mà đám bạn của Nadia, tất nhiên là ngoại trừ bà Vêra, đều không biết chút gì về thật chất của những khóa học đó. Với tất cả thì Nadia tự cho mình phải trở thành một nhà bệnh học tâm thần và không ai là không coi thường nàng. Khi thấy nàng trong một nhóm vui chơi nào đó hoặc trong những cuộc du ngoạn, hiếm có ai mà không châm chọc đôi câu:

− Kìa, "nhà tâm thần học của chúng ta" đây rồi! Bác sĩ ơi! Tớ vô cùng buồn chán... Có một cô gái tớ rất thích, tên là Nadia. Nhưng nó chẳng mảy may nhòm ngó gì đến tớ cả. Vậy tớ làm gì bây giờ đây?

Những lúc đó Nadia chỉ cười, nhưng nàng biết vì nhờ giữ được bí mật mà một ngày nào đó nàng sẽ trở thành bạn đời của một người đàn ông duy nhất, người mà nàng quan tâm và yêu bằng một tình yêu mỗi ngày lại thêm cuồng nhiệt...

Marc cũng chế giễu nàng, nhưng tế nhị hơn. Thực ra thì anh chàng chỉ nghĩ tới việc học của mình thôi và anh có bộ óc quá minh bạch, quá toán học nữa để có thể tin được vào năng lực của khiếu thấu thị. Anh chỉ đi dạo với Nadia một hoặc hai lần mỗi tháng nhưng lần nào cũng thế cứ chia tay về đến nhà là nàng lại thấy có một chút gì băn khoăn lo lắng. Nàng cảm thấy anh ngày càng tỏ ra e dè thận trọng giữ gìn ý tứ và cả xa cách nữa, giống như ai đó bằng bất cứ giá nào tìm cách bảo vệ sự tự do cá nhân của mình. Nhưng nếu say đắm như nàng yêu, rất mau chóng nàng đánh giá sự dè dặt đó có nguyên nhân là tính cả thẹn mà nàng tưởng đã khám phá ra ở anh. Hơn nữa, những quân bài không thể lầm! Sau mỗi lần đi dạo chơi với anh về, nàng lại rải cỗ bài ra xem. Lần nào nó cũng báo đều đặn cho nàng biết là một lúc nào đó, còn khá xa đấy, quân Đầm Cơ sẽ nhập vào trong cuộc sống của anh.

Một cơ hội ngoài sự mong ước được gần người yêu trong khoảng thời gian lâu bất ngờ ập tới nhờ có nhà thể thao Béatrice. Nadia đã giới thiệu người bạn gái này với Marc ngay sau mấy ngày trở lại Pari. Hầu như ngay tức thì Béatrice và Marc bàn luận với nhau về những kỷ lục thể thao làm cho Nadia cũng thấy thích thú dù nàng chẳng mê say bất cứ môn thể thao nào. Cả Marc và cô bạn tốt nhất của nàng điều lấy làm tiếc về điều này. Từ môn thể thao này đến môn thể thao khác, cuối cùng họ bàn tới việc tham gia các môn thể thao mùa đông. Với tính sôi nổi của tuổi thanh niên họ nhanh chóng quyết định: tháng hai sau toàn hội sẽ đi trượt tuyết trên sườn núi Alpes. Nadia cũng sẽ cùng tham gia.

− Đó là cơ hội tốt nhất đấy! – Béatrice khẳng định – Nếu không cậu sẽ chẳng bao giờ biết trượt tuyết đâu!

Vì Marc tán thành nên Nadia đã nhượng bộ: chẳng phải là một ngày nào đó nàng sẽ phải có mặt ở tất cả nơi nào có anh và yêu thích tất cả những gì anh yêu thích sao?

Tháng hai tới nhanh và cuối cùng với nó là cuộc khởi hành của con tàu chật ních các nhà trượt tuyết tới Briancon. Nhóm thanh niên sinh viên do Marc làm thủ lĩnh bao gồm 12 người trọ tại một khách sạn nhỏ ở Mont-genèvre. Cứ hai người ở một phòng: con trai với con trai, con gái với con gái. Nadia và Béatrice ngủ chung một phòng. Trong chuyến tàu đêm trừ Nadia, mọi người đều cười đùa rất vui. Và nàng nhận thấy một điều, nếu không cảm thấy như bị sỉ nhục thì ít ra cũng làm nàng khó chịu: Béatrice không ngừng làm điệu làm bộ để lôi kéo sự chú ý của Marc. Nadia suy nghĩ và cho là mình thật ngớ ngẩn là nàng đã bói đi bói lại xem có gì xảy ra bất ngờ trong cuộc đời của chàng, nàng biết là Béatrice chẳng có cơ may nào để lọt được vào cuộc đời của người mà chính nàng, đã coi như đã thuộc về mình và chỉ riêng một mình nàng thôi. Nhưng cũng thật là khó mà có thể biểu lộ được sự bất bình của mình: từ vùng Sologne trở lại Pari, nàng chưa từng bao giờ tâm sự với cô bạn thân về tình cảm mạnh mẽ của nàng với Marc. Nàng đã biết giữ kín như bưng điều bí mật lớn lao đó, lường tính là hạnh phúc tương lai của nàng sẽ chẳng dính dáng tới bất cứ ai. Khi giới thiệu Marc với Béatrice một vài tháng trước đây Nadia đã trả lời khi được hỏi:

− Làm thế nào mà cậu quen được anh ấy? Anh ta chẳng dở chút nào.

− Láng giềng ở nông thôn, vùng Sologne đấy.

− Tớ rất thích anh ta. Còn cậu thì sao?

− Ồ! Tớ ấy à... Tớ... phải thận trọng chứ.

Nhưng cuộc đi Pari-Briancon đã làm cho nàng đổi ý. Ngay cả Béatrice chưa tỏ rõ là mối nguy thực sự nhưng nàng cũng phải đề phòng đôi chút. Và một cô gái đang yêu làm sao mà tránh khỏi được những dằn dặt của sự ghen tuông? Người bạn gái tốt nhất của nàng đang chờn vờn với "Marc của nàng", có thể coi đó như một sự thô lỗ chướng tai gai mắt và tệ hơn nữa, đó là: một sự phản bội! Vì vậy nàng sẽ không để mất thời gian. Lúc chỉ có hai người trong phòng ngủ ở khách sạn nàng hỏi bằng một giọng rành rọt nhưng cố gắng làm ra vẻ lạnh lùng:

− Cậu thích Marc thật à? Tớ chẳng thấy anh ta có cái gì hấp dẫn cả... Tớ quen biết anh ta trước cậu, tớ có thể chứng minh với cậu anh ta là một loại con trai chỉ có thể làm một người bạn tốt chứ không thể đi xa hơn được. Anh ta sống rất vị kỷ, cậu biết đấy... luôn chỉ nghĩ đến sự nghiệp tương lai của bản thân! Với anh ta thì đàn bà chỉ là trò giải trí nhất thời.

− Ngay là trò giải trí nhất thời, tớ cũng vẫn muốn anh ta!

− Một cô gái đứng đắn như cậu lại có thể ăn nói như vậy được nhỉ?

− Chính là bởi vì tớ thấy anh ta là một chàng trai đứng đắn.

Thật đáng ngại. Ngay từ phút đầu tiên có thể Béatrice cũng như nàng đã bị Marc làm cho mê muội. Điều đáng nghại hơn cả là phải chăng cô bạn yêu anh chàng đó vì những lý do giống hệt như nàng? Sự giảo hoạt chẳng lâu la gì mà không tung ra khỏi cỗ máy ghen tuông:

− Tớ công nhận là con người anh ta cũng không đến nỗi nào nhưng vẻ đẹp bên ngoài đâu phải là tất cả! Còn phải gì nữa chứ... Nhớ rằng tớ biết rất rõ những gì ở hắn ta mà cậu thích: dáng đi thể thao và những hứng thú về thể thao... Nhưng thể thao, chỉ riêng có thể thao thì làm sao mà trang bị cho cả một cuộc đời.

− Sao cậu có thể tưởng là tớ có ý muốn giữ anh ta bên mình trong suốt cả đời? Cũng như cậu tớ cũng phải khôn ngoan chứ, nhưng thú thật với cậu là làm một cuộc phiêu lưu với anh ta cũng khá hấp dẫn đấy...

Một cuộc phiêu lưu? Như vậy có nghĩa là Béatrice không phải thực sự yêu Marc trong khi nàng nguyện sẽ khước thừ tất cả những người đàn ông khác và chỉ có chàng là người duy nhất trong cuộc đời nàng mà thôi. Điều làm cho cô bạn của nàng trăn trở chỉ là tính hiếu kỳ hoặc ham muốn chứ không phải cái gì khác. Rồi sau đấy, khi đã chán, cô sẽ bỏ rơi Marc! Thật đáng thương cho một anh chàng như thế bất thình lình một ý nghĩ lóe sáng ngay lập tức nó bám chặt lấy nàng: tại sao Béatrice lại không phài là một trong hai địch thủ đó, con Đầm T"rép hay là con Đầm Pic mà quẻ bói đã cho nàng phát hiện ra trong cỗ bài? Thật là khủng khiếp nếu một trong hai người đàn bà đó lại là bạn thân thời trẻ của mình. Làm sao bây giờ? Một nhận định của Béatrice dứt nàng ra khỏi dòng suy nghĩ:

− Chúng mình đến đây không phải tranh luận về tình yêu mà là để trượt tuyết. Sáng mai, tớ sẽ dạy cho cậu bài học đầu tiên. Cậu gặp may đấy: tuyết mịn tốt, đó là đều mơ ước cho những người mới học. Tớ xỏ dày trượt ngay bây giờ và đi thử ngay: lúc trở về tớ sẽ cho cậu biết cảm tưởng của tớ... Cậu chưa biết được thế nào là lao băng băng xuống dốc sau những ngày gò bó: một thứ say sưa ngay ngất man dại nhất trong những say sưa. Trong vòng ba bốn năm, khi đã được rèn luyện chu đáo, thì cậu sẽ thấy mê môn trượt tuyết ngay. Tớ sẽ về vào buổi ăn tối.

− Cậu đi một mình ư?

− Lần đầu bao giờ cũng vậy! Vả lại tớ chắc là mọi người, trừ cậu ra, đã trên đường trượt rồi. Mỗi giây đồng hồ rất quí báo trong kỳ nghỉ tuyết này. Hẹn gặp trong bữa tối nhé.

Còn lại một mình trong phòng, Nadia cầm lấy cỗ bài mà nàng mang theo không lúc nào rời, coi như là bùa hộ mệnh. Nàng rải các quân bài một lần nữa: hai địch thủ vẫn đấy và cả nàng nửa, con Đầm Cơ ở hàng dưới cùng. Có thể Béatrice là trong hai người đó nhưng là ai? Đầm T"rép hay là Đầm Pic? Nếu là kẻ thứ nhất thì nó đi qua cuộc đời Marc chỉ trong một thời gian ngắn, nhưng nếu là kẻ thứ hai thì sẽ trong một thời gian dài hơn nhiều và nó gắng hết sức để chiếm lấy Marc trước khi chàng thuộc về nàng, tức Nadia một cách vĩnh viễn.

Khi Béatrice trở về vào chập tối thì Nadia không có trong phòng. Cô cũng không thấy nàng ở phòng ăn cũng như ở quán rượu cùng với mọi người trước bữa ăn tối.

− Nàng đi đâu nhỉ? – Béatrice hỏi.

− Chớ nên lo lắng nhiều cho nó – Sylviane đáp – Nó đã đi dạo cùng với Marc quanh đây được hơn một tiếng rồi. Họ bảo là không phải chờ họ để ăn tối đâu. Rất hay vì tớ đói như muốn chết đây! Chúng ta ngồi vào bàn ăn đi thôi.

Khi cả đội đã ăn uống no say thì tất cả chỉ còn một ý muốn: đi ngủ.

− Không biết đến mấy giờ chúng mới trở về? Béatrice lẩm bẩm – Thật là ngu ngốc mà đi lang thang như thế ngay buổi tối đầu tiên! Chắc là họ phải vào một quán đêm hoặc một tiệm nhảy nào đó... Và vì thế họ sẽ đi ngủ muộn, và sáng hôm sau Nadia sẽ không thể dậy sớm để nhận bài học đầu tiên mà mình muốn dạy nó. Thôi mặc kệ! Nếu cô ta không có mặt hồi bảy giờ sáng để ăn điểm tâm, mình sẽ không đợi và sẽ đi trượt luôn. Mình không muốn vì cô ta mà hy đợt nghỉ này tý nào cả!

Khi Béatrice thức giấc vào buổi sớm, giường Nadia vẫn còn nguyên nếp và không thấy Nadia đâ. Thoáng chút lo ngại, cô đến gõ cửa phòng mà Marc ở chung với một bạn trai. Anh bạn này đã mặc sẵn quần áo trượt tuyết ra mở cửa.

− Marc có đấy không?

− Không thấy cậu ta suốt từ chiều hôm qua.

Trong phòng ăn, đang bữa điểm tâm, không ai dám nói tới sự vắng mặt của hai người nhưng vào lúc mà mọi người lồng giầy trượt vào chân thì Béatrice, vẫn yên lặng tới lúc đó, không dừng được cất tiếng:

− Thật không hiểu nổi làm sao mà chúng nó còn lang thang ở đâu đến tận giờ này? Phải đâu là gì bị tuyết trắng bao vây mà người ta phải thức suốt đêm! Và tớ là người muốn cùng Marc trượt ở quảng đường gay go nhất sau khi hướng dẫn bài học đầu tiên cho Nadia, thế là bị hẫng! Nào thôi, kệ thây chúng nó!... Vì cả hai chẳng có đứa nào ở đây cả, tớ sẽ trượt một mình trên đường đua và chỉ trở về vào cuối buổi chiều. Nếu cậu nào thấy Nadia ở đâu thì bảo hộ tớ là thầy dạy trượt tuyết không có thói quen là phải chờ học trò!

− Không có đều gì dặn lại Marc ư?

Bảo hộ tớ: hắn là anh chằng phản bội bạn bè! Thế mà đã dám hưa là sẽ trượt cùng với tớ.

Hai người vắng mặt chỉ trở về sau khi tất cả mọi người đã trượt xa trên đường đua. Mỗi người về phòng mình sau khi Marc bảo Nadia.

− Hãy nghỉ ngơi cho đến trưa. Anh sẽ hướng dẫn cho em bài học đầu tiên để ít ra là cũng có thể đứng vững được trên giày trượt.

− Béatrice sẽ ghen tị đấy, nó đinh đinh rằng sẽ là huấn luyện viên đầu tiên của em.

− Với em thì một huấn luyện viên nam tốt hơn là một huấn luyện viên nữ chứ! Điều nhất kiến anh lo ngại đôi chút là thời tiết: bầu trời sầm tối... Đề phòng bão tuyết! Nhưng để tới trưa xem sao. Nếu thời tiết xấu đi thì chúng ta sẽ ở lại đây. Hẹn gặp vào bữa trưa nhé.

Trong phòng ngủ, Nadia nằm dài trên giường cũng chẳng buồn cởi áo ra nữa và với nụ cười có đôi chút nhạo báng, nàng nhìn sang chiếc giường xộc xệCộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam của Béatrice. Chắc là cô taphải tức phát điên lên khi nhận thấy, lúc thức dậy, là cô bạn cùng phòng không về ngủ! Việc này cũng chẳng làm cho Nadia xấu hoặc hối hận. Mà ngược lại, nàng chưa từng bao giờ thấy hạnh phúc như buổi sáng hôm nay. Trái lại với lời khuyên của Marc nàng thấy chẳng cần gì phải làm một giấc ngủ nhưng cần làm sống lại ý nghĩ sự kỳ diệu của chuỗi sự việc vừa xảy ra trong vòng hai mươi bốn tiếng đồng hồ qua nó đã làm thay đổi cả cuộc sống của nàng.

Chiều hôm sau, sau cuộc chuyện trò với Béatrice, nàng quyết định đến gõ cửa phòng của Marc. Linh tính của một cô gái đang yêu say đắm đã mách bảo nàng: nếu không hành động ngay thì sẽ bị quá chậm! Béatrice sẽ lợi dụng cơ hội đầu tiên thuận lợi nhất để nẫng tay trên và không chần chừ sẳn sàng lao vào cuộc phiêu lưu mà cô ta đang háo hức. Thực ra nếu cô ta có làm như vậy cũng chẳng phải cố tình ác độc đối với bạn bè vì cô ta – cũng như tất cả mọi người – đâu có biết tình cảm sâu sắc và thầm kín đang hành hạ con tim của Nadia.

Một Nadia lẽ ra thì còn muốn còn chờ đợi, linh cảm là trong tình yêu, cũng như trong tất cả mọi việc, vội vàng chỉ mang đến sự đổ vỡ. Nhưng phải chăng cũng là sai lầm nếu co mình lại để nhường tất cả cơ may cho một địch thủ? Rồi sau đây có bị Marc trách cứ không? Và lúc này, có cảm tưởng là anh ta chỉ muốn là một cuộc phiêu lưu, thì tại sao mình lại không là người hưởng thụ hơn là một cô nào khác?

− Marc, mở cửa cho em...

May cho nàng là chỉ có một mình Marc, anh bạn cùng phòng đã đi ra ngoài.

− Có việc gì thế? – Marc hỏi.

− Em muốn nói chuyện với anh... trước hết hãy hôn em đi!

Đôi chút ngạc nhiên vì thấy nàng từ trước tới nay luôn kính đáo e lệ thì lúc này lại buôn thả như vậy, Marc lưỡng lự một giây trước khi siết chặt nàng vào mình: đôi mắt Nadia long lanh như lên cơn sốt, hơi thở nàng hổn hển, đôi môi hé mở tình tứ. Khi buông nàng ra, chàng dịu dàng nói:

− Từ buổi gặp đầu tiên, lúc nào anh cũng nghĩ là em đã giấu một tính cách rực lửa trong cái bề ngoài có vẻ như lạnh lùng xa cách... Nhưng tại sao phải chờ lâu như vậy?

− Tại vì em yêu anh, Marc ạ!

− Chắc em biết rất rõ là anh thích em chứ? Nhưng có đều là...

− Có điều sao?

− Em đã đánh lạc hướng bằng cách xử sự và nhất là bằng thái độ dễ thương của em làm cho anh tưởng em chỉ muốn làm một người bạn tốt của anh hơn là một người yêu.

− Em muốn em là tất cả đối với anh!

− Cứ mỗi lần chúng ta gặp nhau ở Sologne cũng như ở Pari, anh thấy thật lúng túng chẳng biết phải làm gì. Xét cho cùng, anh cảm thấy là bị em làm cho rụt rè e ngại.

− Thì em cũng vậy... Em yêu anh như một tia chớp nên em sợ tình cảm đó không được dài lâu... Thế nhưng nó đã kéo dài! Anh hãy hiểu cho em: em không muốn biết một chàng trai nào khác ngoài anh ra. Rất đơn giản: nếu anh đòi hỏi em ngay lúc này đây phải đi với anh tới cùng trời cuối đất thì chắc chắn là em đi theo ngay...

− Em sẽ bỏ lại cả bà ngoại em ư?

− Nếu anh yêu cầu.

− Em yêu anh đến thế kia à? Vậy thì hãy yên tâm, anh chẳng bao giờ bắt em phải làm như vậy. Vì ba lý do: trước hết là vì anh hết lòng yêu kính bà Vêra. Bà là một bà già tuyệt vời nhất trong tất cả các bà già, thứ nữa là bà sẽ chết mất vì phải xa cô cháu mà bà hết mực yêu thương... Cuối cùng là vì anh phải học xong; với anh đó là đều quan trọng hàng đầu. Những cái còn lại thì để xét sau.

− Nhưng mà Marc, cái còn lại đó là tình yêu của chúng ta!

− Em không thấy đó là một lời đại ngôn hay sao: tình yêu "của chúng ta"?... Cũng như em, anh có cảm tưởng là có thể chúng ta sinh ra là để cùng nhau chung sống, nhưng dù sau thì cũng phải chờ đợi cho đến khi anh có một vị trí thật vững chắc.

− Em hoàn toàn tán thành!

− Và nếu đến một ngày nào đó, anh quyết định lấy vợ thì chắc chắn khi ấy anh đã có đầy đủ khả năng tự mình bảo đảm một cuộc sống đàng hoàng cho vợ mình. Đó là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất mà nhiều cặp vội vã kết hôn đã không trụ vững tới bây giờ.

− Nếu cần thiết, thì chúng em cũng có thể làm ra rất nhiều tiền.

− Bằng cách nào?

− Hành nghề.

Nàng lưỡng lự một chút trước khi nói tiếp:

− Hành nghề... Chuyên môn chữa bệnh tâm thần.

− Nhưng đó không phải là nghề của một phụ nữ có chồng!

− Anh nhầm đấy, trái lại đó là một trong những nghề diệu kỳ nhất! Và hình như anh cũng không biết được là "việc học hành" của em đạt được những kết quả đáng phấn khởi. Anh sẽ thấy, sớm hơn anh tưởng là em hoàn toàn có khả năng giúp đỡ anh... Marc thân yêu, em muốn anh hứa với em một điều: chờ đợi em!

− Ý em muốn nói gì?

− Là đừng lấy ai khác... Tất nhiên, em hiểu rất rõ thế nào là một người đàn ông. Lúc này đây anh chỉ nghĩ đến chuyện bướm ong thôi và đó cũng là lẽ thường. Nhưng khi nào tới chuyện đứng đắn nghiêm chỉnh thì anh chỉ được nghĩ tới em thôi... Về phần em, em xin thề là với em thì anh là người đàn ông đầu tiên và cũng là người cuối cùng trong đời! Anh cho em là xuẩn ngốc phải không? Và lại già giơ nữa? Những người con gái như em, anh không gặp được nhiều đâu!

− Thú thực là...

− Tốt nhất là đừng nói gì cả. Em không muốn biết gì thêm. Như vậy là cho đến ngày mà anh sẽ chính thức hỏi em làm vợ, em luôn cảm em là tình yêu duy nhất của anh.

Tất cả những đều trên đây đều được nói ra một cách tự nhiên tới mức làm chàng trai lúng túng.

− Hãy nghe anh đây, Nadia bé bỏng của anh... Tất cả những điều em vừa nói làm anh xúc động nhưng anh cần phải suy nghĩ cân nhắc... Anh sợ rằng bị tình yêu chi phối, mà sự chân thực không phải nghi ngờ, làm em ngộ nhận đã gán cho anh những đức tính có thể anh không có! Cuộc gặp gỡ lần đầu của chúng ta, phải công nhận đó là một cuộc tao ngộ đầy tính lãng mạn, nhưng chỉ là một cuộc gặp nhau rất ngắn ngủi trong kỳ nghỉ hè này.

− Đều anh nói thật là gớm ghiếc! Anh tưởng là tình cảm của em đã thay đổi khi chúng ta gặp nhau ở Pari? Chỉ có sâu đậm hơn lên thôi. Nhưng đôi lúc em tự hỏi không biết là tình cảm của anh có như thế không? Em lờ mờ cảm thấy sau mỗi lần chúng ta đi dạo với nhau ở Pari, cũng chẳng lấy gì làm thường xuyên, thì anh cứ nhạt dần đối với em... Em cũng hiểu rằng em chằng có quyền gì trách cứ anh vì ngoài tình bạn tốt ra thì chúng ta chưa là gì với nhau cả, nhưng trước sau cũng một lần, em muốn biết là phải chăng anh muốn chúng ta dừng lại ở giai đoạn này? Hãy thành thật trả lời em đi, đã đến lúc rồi đấy.

− Em thấy là cần thiết phải vậy ư? Thế thì, trước sau cũng một lần, em nên hiểu là anh chẳng muốn đính hôn, càng chẳng bao giờ muốn cưới vợ.

− Vậy thì, anh muốn gì ở em nào?

− Muốn gì ở em ư? Không, chẳng muốn gì cả.

− Marc, anh nói dối! Anh tưởng em không biết là từ lâu rồi anh muốn có một cuộc "phiêu lưu" với em?

− Thì cũng như với một cô gái khác mà thôi.

− Phải chăng đó là tất cả những gì mà em đã gợi cho anh? Vậy thì em sẽ trở về ngay Pari! Anh phải hiểu là em tới đây vì em biết là anh đang ở đây... Em chẳng quan tâm chút nào tới kẻ khác! Em xin anh, tình yêu của em, hãy nhận em đi, vì em biết là em sinh ra là để dành cho anh.

Nép vào người anh, nàng tiếp tục nói trong hơi thở như sợ một người đó nghe thấy:

− Em muốn ngay bây giờ là người tình của anh.

− Ở đây? Trong khách sạn này ư?

− Ở đây hoặc bất cứ nơi đâu – Điều đó không quan trọng! Miễn là chúng ta thuộc về nhau. Nhưng có thể anh có lý: em thấy chúng ta khó có thể yêu nhau lần đầu tiên một cách thoải mái trọn vẹn trong phòng này hoặc trong phòng em! Những bạn cùng phòng có thể trở về bất cứ lúc nào và như vậy sẽ thật là kinh khủng! Tốt hơn hết là làm cái đó ở chỗ khác.

− Thế thì lại đây em!

Họ rời khách sạn như một cặp vợ chồng đi trốn cái nơi mà tình yêu đích thực bất khả thực thi và mãi sáng nay họ mới trở về. Nadia không sao mà tìm lại được nơi họ đã yêu nhau hôm đó. Những chi tiếc duy nhất mà nàng còn nhớ là những bức diềm vải trắng và chiếc giường độc nhất nàng thấy rộng mênh mông. Tất cả những gì đọng lại chỉ còn là tình yêu... Rồi họ trở dậy và khoác tay nhau ra đi như đôi tình nhân, xuyên qua làng, say sưa vì không khí mát rượi và khuân mặt sáng ngời hạnh phúc nên chẳng chú ý đến bất cứ ai và phớt tỉnh những lời xì xào bàn tán.

Lúc này, một mình trong phòng, nàng mỉm cười đinh ninh là Marc cũng thấy sung sướng như mình trong phòng anh. Nhưng bỗng nụ cười ngưng lại trên mội: một hồi ức khác trở lại trong trí nhớ của nàng tàn khốc và dữ dội... Giũa đêm khuya, trong lúc Marc thiu thiu ngủ, còn nàng đang say sưa ngắm chàng, bỗng nàng kinh ngạc thấy như mình bị bức ra khỏi cảnh tượng trước mắt, một cảnh ảo hiện ra phía xa xa... Trên đôi giày trượt, Béatrice đang lao xuống một cái dốc dựng đứng. Đôi kính che mất nữa khuông mặt có vẻ hoảng hốt, chỉ trông thấy cái miệng hé mở như đang hít thở không khí trên những đỉng cao trong cơn say tốc độ. Và bất thình lình với sự phản trắc mà chỉ núi cao mới thấu hiểu, bầu trời tối sầm lại. Không gian mờ đục đến nỗi Nadia khó khăn lắm mới nhì thấy cái bóng của Béatrice vững tiếp tục lao sâu vào trung tâm cơn bão. Rồi cô biến mất hoàn toàn như bị giông tố nuốt chững. Tất cả xảy ra trong khoảnh khắc một tia chớp. Rồi tuyết ngừng rơi, bầu trời rạng dần, mặt trời lại nhô ra, những tia sáng làm nhấp nháy thảm tuyết trắng phau, lặng lẽ, giống như một tấm vải liệm. Không còn thấy Béatrice đâu cả.

Sợ hãi điên cuồng, Nadia đánh thức Marc dậy:

− Khủng khiếp quá! Em vừa nhìn thấy Béatrice biến mất trong tuyết trắng.

− Em nói gì vậy? Chắc hẳn là em vừa qua một cơn ác mộng vì nghĩ tới bài học trượt tuyết đầu tiên mà cô ấy muốn dạy em vào ngày mai.

− Không phải là ác mộng! Em trông thấy nó bằng chính đôi mắt của em đang mở kia mà! Em không sao ngủ được vì quá sung sướng! Em nhìn anh và, thật là lạ lùng, khuôn mặt mờ ảo của Béatrice trùm lên khuôn mặt anh; nó đang lao xuống một cái dốc...

− Vào giờ này ư? Em yêu ạ, chắc là cô ta đang ngủ ngon trong phòng em... Không có ai lại lao dốc vào giữa đêm khuya khoắt này! Còn bây giờ em hãy cố ngủ đi, nếu không thì sáng mai em sẽ không còn đủ sức đứng vững trên đôi giày trượt đầu tiên cảu em nữa.

Anh luồn cánh tay xuống dưới gáy Nadia và nhẹ nhàng kéo cái đầu tóc vàng óng sát vào ngực mình. Nhưng một tiếng nói nàng chưa từng nghe thấy bao giờ có thể là tiếng của lương tâm luôn nhắc đi nhắc lại...

"Nadia, mày tồi lắm!... Trong lúc này mày tự buông thả trong vòng tay của người mày yêu vụng thầm từ ngày gặp gỡ trong chăn êm đệm ấm, mày không còn đủ sức dứt ra được thì Béatrice, người bạn tốt của mày đang có nguy cơ gặp tai họa... Ngay lập tức mày phải rời khỏi cái giường này và bắt Marc cũng phải làm như thế để cùng nhau chạy ngay về khách sạn ngăn giữ Béatrice, lúc này đang còn ở đó, không cho xỏ chân vào giày trượt buổi sáng mai để một mình trượt xuống cái dốc tử vong đó... Nếu cứ đi thì ít ra là phải có Marc, quán quân thực sự về trượt tuyết đi kèm để kịp thời cứu giúp nếu có gì xảy ra... Nhưng mày lại không muốn vậy! Bây giờ, khi mày đã cố tình tự dâng hiến cho hắn, mày không muốn nhường hắn cho ai nhất là cho Béatrice mà mày đã coi là tình địch: con Đầm T"rép cần phải loại bỏ... Con bé điên rồ khốn khổ! Vì lần đầu tiên trong đời mày ngủ với một người đàn ông mà mày đã hướng đã thuộc về mày chăng? Vậy là, ngay lúc này đây mày không nghe tiếng kêu của Béatrice: "Cứu với, Marc! Marc cứu em!" Béatrice không gọi mày, cô bạn gái của nó mà gọi hắn... Nếu Béatrice chết, mày phải chiệu trách nhiệm vì mày vừa mới nhìn thấy trước và còn đủ thời gian để có thể tránh cho bạn khỏi cái chết oan uổng."

Nhưng Nadia không nhúc nhích, hầu như cô lại hài lòng vì mất đi một trong những địch thủ của mình và say sưa vì tình, nàng không sao dứt ra được khỏi cái hương vị nồng nàng đó. Thế rồi nàng ngủ thiếp đi lúc nào không biết.

Lúc thức giấc, Marc hỏi:

− Đêm qua em làm sao thế?

− Chỉ thỉnh thoảng...

− Em thấy không, đó là ảnh hưởng của việc em quá chăm chú vào khoa tâm thần học. Nó phá hỏng bộ óc của em. Anh bảo đảm với em là, nếu một ngày nào đó mà may mắn em trở thành người bạn đời của anh thì em sẽ phải bỏ môn học này.

− Chắc chắn là như thế rồi, anh yêu!

Điều mà nàng không hề nghĩ đến sau "cái đêm tình yêu của nàng", đó là sai lầm to lớn đầu tiên của cuộc đời mà nàng vừa mắc. Tự buông thả mình trong cuộc phiêu lưu tình ái, nàng đã muốn vượt lên số mệnh, quên cả những gì mà các quân bài đã luôn luôn nhắc nhở: chỉ rất lâu về sau này, con Đầm Cơ, chẳng phải ai khác mà chính là nàng, mới có quyền nhảy vào cuộc. Sự quá khao khát tình yêu đã đẩy nàng tới chỗ lừa bịp.

Vào buổi trưa, nàng gặp lại Marc để được hướng dẫn bài học đầu tiên về trượt tuyết, thời tiết mỗi lúc một xấu đi. Từng người một, những người bạn cùng nhóm đi trượt và khách ở cùng khách sạn lần lượt trở về, tất cả đều băng khoăn vì phải bỏ cuộc chơi đang bắt đầu rất thú vị dưới ánh mặt trời buổi sáng. Tất cả đều có mặt trừ mội một mình Béatrice.

Nadia lo lắng: ảo ảnh lúc đêm trở lại trong trí nhớ. Marc cũng bứt rứt không yên vì chưa thấy Béatrice về nhưng cố không để lộ ra nét mặt. Anh bảo:

− Béatrice là một tay trượt tuyết có hạng. Mỗi lần phải bàn tới những khó khăn về trượt dốc, tôi thấy cô ấy hiểu biết rất tường tận.

Vào khoảng ba giờ chiều, thời tiết có dịu đi nhưng Béatrice vẫn chưa về, một nhóm gồm Marc và ba huấn luyện viên mau chóng đi tìm kiếm. Nadia đi đi lại lại trên nền đất khách sạn phía trên thung lũng. Mỗi lúc một lo sợ hơn, chốc chốc nàng dừng lại chăm chú nhìn cảnh mênh mông trắng xóa mà trong lòng nó có thể cô bạn thân nhất của nàng đã bị vùi sâu. Và nàng bộng thấy căm ghét cái năng khiếu đã khiến nàng nhìn thấy những thảm họa hoặc những cái chết trước lúc xảy ra. Nàng cũng mong tất cả tâm hồn mà ảo ảnh mà nàng nhìn thấy Béatrice đã biến đi sẽ không trở thành hiện thực... Nhưng điều làm cho nàng sợ hãi là tất những điều mà nàng tiên đoán và nhìn thấy trong ảo ảnh từ trước tới lúc này đều hoàn toàn đúng. Vì lẽ gì mà lần này lại sai? Có phải nó liên quan tới một người bạn thân?

Đến chập tối, tiếng ồn ào lan khắp khu vực khách sạn: đã tìm thấy thi thể của nhà nữ thể thao bị vùi trong tuyết sâu tới một mét... Khi Marc trở về khách sạn, Nadia chẳng cần có một câu hỏi nào đặt ra với anh; bộ mặt xúc động bối rối của anh đã nói lên tất cả. Và khi nàng bước tới gần, anh chỉ khẽ bảo:

− Đừng nói gì cả! Như thế có lẽ tốt hơn.

Vào cái giây phút đó, nàng hiểu anh đã cho là nàng phải chịu trách nhiệm về những gì vừa xảy ra. Trách nhiệm vì sao? Chắc chắn là nến trưa hôm qua nàng không tự động đến tìm anh tại phòng ngủ thì diễn biến của sự việc sẽ khác đi... Họ sẽ không cùng nhau đi vào trong làng và sẽ không ngủ qua đêm ở đó. Và sáng hôm nay, khi thức dậy, Béatrice sẽ ở nhà để hướng dẫn cho cô bài học trượt tuyết đầu tiên chứ không phải là một mình lao trên đường đua... Và nếu có đi trượt tuyết chăng nữa thì cũng sẽ đi muộn hơn và cùng đi với cả nhóm có những nhà trượt tuyết giỏi và tại sao lại không có Marc ở bên cạnh để sẵn sàng hỗ trợ trong những trường hợp gay go nhỉ?... Tất cả những cái đó đều là sự thật không ai có thể phủ nhận nhưng về phương diện khác, Nadia lại có lý hay chăng khi phải liều mạng để cứu vãn hạnh phúc riêng khi nàng cảm thấy hạnh phúc đó đang bị đe dọa? Nếu nàng không kịp thời hành động trao thân cho người đàn ông quá ham hố đó thì hầu như chắc chắn vào giờ phút này, Béatrice đã là tình nhân của anh ta chứ không phải là nàng, là Nadia! Ý nghĩ đó khiến cho Nadia không sao chịu nỗi...

Cái chết tàn khốc của Béatrice là một điều khủng khiếp, nhưng chẳng phải là tự cô đã tìm đến hay sao? Trong lúc thời tiết bất thường như vậy. Có thể vì tủi hờn giận dữ khi nhận thấy Marc và Nadia cả đêm không về, khi hiểu hai người đã là tình nhân của nhau nên Béatrice đã có hành động bất cẩn như vậy? Duy nhất chỉ vì lý do đó mà Nadia cảm thấy mình có tội nhưng cũng chẳng hơn gì tội của Marc! Khi một trách nhiệm nặng nề như vậy dựng lên giũa hai người đang yêu, thì mối quan hệ của họ khó mà chống đỡ nổi. Chỉ một cái nhìn của Marc chiếu thẳng vào cô bạn đồng phạm trong đêm vừa rồi cũng cho thấy rõ cái vết rạng nứt giữa hai người.

Cuộc hành trình trở về Pari thật buồn. Cái nhóm "vui vẻ trẻ trung" chẳng bao giờ tập hợp lại được nữa. Tuy vậy, một lần cuối, tất cả đều có mặt đầy đủ trong lễ tang của Béatrice. Khi Marc và Nadia nói nhanh với nhau lời chào tạm biệt bên cỗng nghĩa trang, họ đều biết rất rõ là sự chia tay của họ sẽ kéo dài chừng nào mà cái bóng của Béatrice còn tiếp tục xen vào sừng sững giũa họ.

Về tới nhà, thấy Nadia lặng thinh, bà ngoại nói:

− Thật đáng buồn! Nếu có được ảo ảnh cho cháu biết trước những gì sẽ xảy ra thì có thể bạn cháu và cháu sẽ tránh được tình huống xấu nhất!

Thú thực làm gì với bà là ảo ảnh đã xuất hiện? Để rồi lại thú nhận luôn bí mật của đêm tình ái đầu tiên của nàng nữa. Mặc dầu ngắn ngủi nhưng cuộc phiêu lưu đó đã quyết định số phận của nàng: Từ lúc này đây Nadia ôm khư khư một niềm tin Marc sẽ là người đàn ông duy nhất trong suốt cả cuộc đời mình dù cuộc chia tay có kéo dài tới đâu... Cỗ bài được rải ra một lần nữa trên giường, lại khẳng định một lần nữa: địch thủ thứ nhất xuất hiện trong cuộc đời của Marc vừa biến đi nhanh chónh như tiền định. Chỉ còn địch thủ thứ hai mà nàng Nadia không tài nào nhận được mặt. Có phải là cũng ở trong nhóm nhưng bạn trẻ? Khó có thể là như vậy vì nhóm đó vừa giải tán. Hoặc là một cô nàng xa lạ vô danh? Một người đàn bà đáng sợ mà một người mới chỉ biết độc một đêm ân ái chờ đợi sự xuất hiện càng cảm thấy nặng nề khó chịu.

Khuây khỏa duy nhất mà Nadia, còn Đầm Cơ, có thể tìm thấy để có sức mà chịu đựng nỗi thống khổ đó là tiếp tục học tập và tìm hiểu sâu về nghề bói toán. Ngay nhày mai nàng sẽ trở lại công việc với ông Raphael mà lẽ ra là nàng không nên chia tay ông để tham dự với nhóm thể thao mùa đông. Khi thấy nàng, ông Raphael hỏi ngay:

− Đợt nghỉ vừa rồi thú vị chứ cháu?

Và vì nàng im lặng nên ông hỏi tiếp:

− Ngược lại với những gì cháu có thể suy nghĩ, dù sao thì việc cháu đi núi vừa rồi cũng là một đều hay: nhờ đó mà cháu có thể vượt qua được một chặng bắt buộc của số mệnh. Chúng ta sẽ không bao giờ đề cập tới nữa... Làm việc chứ cháu? Bây giờ cách sử dụng quả cầu pha lê đối với cháu không còn bí ẩn nữa, chúng ta sẽ đi vào nghiêm cứu những vết mực. Chỉ bằng cách đi từ cách xem này đến cách xem khác thì chúng ta mới dần dần tiến bộ. Cháu đã thử nghiệm cách xem các vết mực bao giờ chưa?

− Chua bác ạ.

− Thế mà nguyên tắc thì thật hết sức đơn giản.

Khi về tới nhà, không hiểu sao Nadia không thấy thích thú lắm về cách xem các vết mực. Nàng thích xem bằng quân bài thường hoặc quân bài đặc biệt và quả cầu pha lê hơn. Nàng có dự định là khi nào có cơ sở riêng, nàng sẽ sử dụng các phương pháp này.

Dường như chờ đúng lúc mà ý nghĩ đó lướt trong đầu cô cháu gái, bà Vêra hỏi:

− Cháu chưa bao giờ nói với bà hay là ông thầy nghĩ gì về cháu như thế nào?

− Nếu cháu cho bà biết thì bà sẽ ngạc nhiên đấy, nhưng nếu bà muốn... Từ nhiều tuần nay rồi ông ấy khẳng định là nếu ngay từ bây giờ cháu mở phòng chiêm lý riêng thì cháu cũng chẳng kém gì những nhà tiên tri khác đâu.

− Oâng ấy nghĩ thế à? Rõ ràng là ông ta rất tin ở khả năng của cháu... Lời phán đoán của ông ấy làm cho bà phấn khởi hơn là việc phải quyết định để đi tới một giải pháp như thế.

− Ý bà muốn nói gì vậy?

− Đơn giản là vốn liếng tài chính của bà cháu ta đang cạn dần trong cái giai đoạn đáng buồn này mà những nơi đầu tư chứng khoán tốt nhất đang dần đi tới chỗ phá sản! Bây giờ muốn sống được đàng hoàng thì không nên trông chờ vào tiền lợi tức. Tốt hơn cả là có một nghề và như vậy cháu đã có, phải chăng đã đến lúc là phải nghĩ tới việc làm cho nghề đó sinh lợi?

− Bà lại muốn cháu đòi phải trả tiền để đoán vận mệnh cho mọi người ư?

− Vậy thì sao nào? Những khách của cháu cũng như khách của ông già Raphael sẽ trở thành khách hàng cháu... Sẽ chẳng có gì xấu cả mà lại bảo đảm vững chắc cho tương lai nữa.

− Không bao giờ cháu dám bắt khách trả tiền!

− Người ta thường nói như vậy nhưng khi đồng tiền bắt đầu ló mặt, người ta sẽ quen với nó mau chóng thôi mà.

− Cháu chỉ đi tới chỗ sáng suốt để nhận định sự việc khi tự biết là hoàn toàn vô tư, chỉ làm vì nghệ thuật... Nếu không cháu sẽ cảm thấy như bị tê liệt và chẳng còn nhìn thấy gì hết!

− Chưa chắc đã như vậy... Hãy lấy ông thầy cháu làm ví dụ! Chẳng phải là chính cháu đã nói với bà ông ấy là một nhà thuật số hiếm có? Thế mà ông ta cũng nhận tiền của khách đấy thôi! Ngay cả cháu, cháu cũng trả tiền cho ông ta về những bài học ông ta dạy cháu! Mà việc đó chẳng làm cho ông ta có vẻ ngượng ngùng chút nào!

− Nhưng ông ấy sẽ nói gì nếu cháu cho ông biết là cháu sắp mở một phòng chiêm lý?

− Oâng ấy sẽ thấy nó là bình thường và còn cảm thấy hãnh diện là một trong những học trò của ông mở được phòng riêng.

− Ở cái tuổi cháu ư?

Hồi sáu tuổi cháu đã có năng khiếu thấu thị... Cháu nhớ chứ! Lúc này, cháu đã gần mười ba năm kinh nghiệm. Có phải đúng là kỳ lạ không tưởng tượng được không? Hơn nữa, một nhà nữ ngoại cãm càng trẻ và càng đẹp thì càng dễ thành đạt: đó là đều chắc chắn, rõ ràng.

− Cháu lại có cảm tưởng là khách xem đứng đắn thì thích những nhà tiên tri đứng tuổi hơn.

− Như những con mèo già như bà hoặc như những chim cú già như ông Raphael của cháu chứ gì! Không đâu! Trong nghề này, cũng như trong tất cả các nghề khác, cần có một sự trẻ hóa đội ngũ... Như vậy là bà chẳng thấy một sự chống đối nào về việc cháu mở phòng xem. Bà chua nói với cháu, chứ thời gian gần đây bà linh cảm thấy chúng ta sẽ bắt buộc phải đi tới giai đoạn này nên đã bí mật đi tìm hiểu tình hình một chút. Bà không đến ông thầy của cháu vì sợ gặp cháu ở đó nhưng bà đến thăm không phải là ít những người sẽ cạnh tranh với cháu sau này.

− Bà làm việc đó với danh nghĩa gì?

− Như một khách hàng, khù khờ thế đấy! Và bà đã đi đến kết luận là tất cả các phu nhân này, tiếng là được tôn trọng và thông thường là đều có môn bài nhưng phần lớn, về mặt tinh thông điêu luyện thì còn kém cháu rất xa. Cháu chẳng có gì phải e sợ về năng khiếu thấu thị rất đáng hồ nghi của họ... Bà đã thấy họ thao tác như thế nào và nắm được cả gía cả trung bình mỗi quẻ của họ. Chúng ta cũng sẽ áp dụng giá cả như thế để tránh sự so bì trong cả nghiệp đoàn. Về nhân sự của phòng thì chúng ta sẽ có hai người: bà, đón khách và giữ khách chờ đợi cho có thứ tự; còn cháu: thỏa mãn yêu cầu của họ và bắt họ trả tiền. Thế là đủ. Nếu một ngày nào đó, công việc làm ăn phát triển, ta sẽ tính sau, căn hộ này, nội thất được trang trí với một thị hiếu ít thấy ở các chị em đồng nghiệp của cháu, hơn nữa lại ở một khu trung tâm, rất thích hợp trong lúc này. Chúng ta đã có điện thoại, chỉ còn có việc mở cửa, sau khi đã gắn một biển đồng thật đẹp ở đầu cầu thang và tất nhiên là một biển tương tự nữa ở cạnh cửa ra vào, ở đó cũng đã có biển của một nha sĩ. Và vì, chúng ta là chủ ngôi nhà, những người chung cư chỉ còn cách là im lặng mà thôi... À, còn một điểm quan trọng: tên phòng?

− Thật là dễ sợ! Sao bà đi nhanh thế?

− Chỉ những công việc được giải quyết một cách mau chóng mới đưa lại thành tựu tốt đẹp... Tại sao lại không lấy ngay tên thật của cháu: Phu Nhân Nadia mà đặt cho cửa hiệu nhỉ. Không có gì hay hơn thế nữa! Trong từ "Nadia" có đủ cả: Này nhé: gốc Slave có nghĩa là sức quyến rũ, vẻ dịu dàng, sự bí ẩn...

− Nhưng cháu chưa phải là "Phu Nhân"!

− Chẳng phải lo lắng gì. Dù phải chờ đợi ít lâu, nhưng nhất định cái đó sẽ trở thành hiện thực! Và đến cái ngày đó thì cháu sẽ mang họ của chồng. "Phu nhân Nadia" chẳng phải dùng lâu đài trừ phi chồng cháu rất muốn cháu tiếp tục làm nghề bói toán.

− Cái đó sẽ làm cháu ngạc nhiên...

− Trong trường hợp này thì "Phu nhân Nadia" có thể sẽ dùng lâu đài. Nhưng lúc này mà lấy tên là: "Tiểu thư Nadia" hay "cô Nadia" thì không được nghiêm chỉnh! Một nhà nữ ngoại cảm chỉ có thể là một phu nhân... Bây giờ, chúng ta đã tìm được tên cửa hiệu rồi thì phải tung nó ra thôi. Quảng cáo là cái cơ bản cần thiết cho nghề nghiệp của cháu đấy: nếu không có sự quảng cáo rầm rộ cho Phu nhân Nadia thì cũng chẳng có khả năng để tập hợp cho mình một dàn khách hàng để sinh lợi! Bà sẽ xem xét lại những khoản còn lại xem có thể rút ra được một tý nào đó để làm quĩ quảng cáo. Trong lĩnh vực này, bà cũng đã được chỉ dẫn: phải tốn kém nếu muốn có một kết cuộc thật khả quan...

− Cháu xin bà, bà thân yêu của cháu, bà hãy để cháu xem không cho mọi người.

− Bà cấm cháu đấy! Có mà điên rồ khi người ta may mắn mà có được một năng khiếu bẩm sinh như cháu! Vậy ra cháu chưa biết cháu là một cục vàng mười ư? Nếu không nói ra thì sau này cháu lại trách bà... Và cháu hãy nghĩ xem: làm sao mà chúng ta bảo trì được Cố – trang khi không có một xu dính túi.

− Cố trang hả bà?

− Cháu hãy tưởng tượng xem sẽ phải bán nó cho bất cứ ai ư?

− Cái đó thì không bao giờ.

− Vậy thì sao nào? Giải pháp độc nhất để giữ nó lại, bảo tồn nó là cháu phải trở thành một người có nghề nghiệp. Chúng ta có thể mở phòng xem rất mau chóng thôi mà.

Ba tháng sau, phòng chiêm lý của Nadia được khai trương nhờ có lời khuyên rất chíng đáng của ông Raphael. Oâng thầy cũng thấy ý kiến của bà già Vêra là rất thức thời. Kinh nghiệm lâu năm trong nghề đã mách bảo ông – trái với ý nghĩa của một số đồng nghiệp nam nhất là đồng nghiệp nữ sở dĩ ganh ghét đố kỵ ngầm với một đồng nghiệp trẻ mới vào nghề là vì chính bản thân họ cũng không gặt hái được kết quả như ý muốn trong công việc của họ – là càng có nhiều phòng chiêm lý mở ra thì khách hàng càng có xu hướng tìm đến các nhà tiên tri nào nắm được tâm ký báo cho họ những tia hy vọng về một thời mà những tín điều cũ kỹ được thiết lập đã dần dần tan ra. Ở cái tình thế trên đe dưới búa giữa bà ngoại và ông già đáng kính Raphael, hai cố vấn ở lứa tuổi khác mình, cuối cùng Nadia đành phải nhượng bộ: nàng quên đi những dự định phóng khoán có tính chất tài tữ để trở thành một nhà chuyên nghiệp biết cách liếm tiền.

Được như vậy phải kể đến sự kiên trì của bà Vêra, thêm một lần nữa, bà biết rất rõ những gì diễn biến trong trái tim của cô cháu gái, một cô bé Nadia tuyệt vọng không gặp lại Marc từ sau tang lễ của Béatrice. Lấy lý do là bận tối mắt tối mũi vào việc học hành, anh chàng này hầu như biệt vô âm tín. Còn nàng, nàng chẳng dám gọi điện cho anh để nối lại quan hệ. Lòng kiêu hãnh của một cô gái đang yêu đã chống lại, đưa nàng tới chỗ suy luận là chẳng phải chỉ có cái hình bóng đau thương của cô bạn đã khuất xen vào giữa hai người mà còn – thời gian mài mòn kỷ niệm lạc thú – có khởi đầu của sự khinh thị giấu kín của người đàn ông đối với người con gái đã hiến dâng thân cho anh ta một cách dễ dàng. Nàng thấy hầu như chắc chắn là anh ta đã vĩnh viễn xếp nàng vào một chương trong cuốn tiểu thuyết phiêu lưu không có ngày mai của anh và từ nay đối với anh ta nàng sẽ chỉ còn là một con số thứ tự trong những cuộc chinh phục thời trai trẻ của anh ta mà thôi. Đã rất nhiều lần bà Vêra hỏi:

− Marc dạo này ra sao?

Và câu trả lời Nadia lần nào cũng giống nhau:

− Đã lâu rồi cháu không gặp anh ấy. Theo như cháu biết thì anh ấy phải tập trung vào việc chuẩn bị cho những kỳ thi cuối khóa, đó là những kỳ thi gay go nhất...

− Quan hệ của hai đứa vẫn tốt đẹp chứ?

− Đúng vậy bà ạ... Nhưng đều quan trọng nhất chẳng phải là làm sao đoạt được tấm bằng kỹ sư ư? Cháu không được làm phiền anh ấy. Khi nào anh ấy thi đỗ, chúng cháu sẽ gặp lại nhau. Có thể như thế.

Từng tuần, từng tháng trôi qua, Nadia ngày càng thêm đau khổ. Nhưng làm sao mà giải thích cho bà Vêra hiểu rõ nhữnh gì đã xảy ra giữa hai người trong cái đêm ở Montgenèvre? Làm sao mà tâm sự được với bà những quân bài đã chỉ cho nàng thấy rõ số phận của nàng là phải chờ đợi rất lâu trước khi xâm nhập vĩnh viễn vào cuộc đời của một người đàn ông duy nhất mà nàng yêu và biết rõ mình thuộc về người đó?

Bà Vêra cũng chẳng gặng hỏi gì thêm vì phòng chiêm ký ngày một đông khách. Hai năm nữa lại trôi qua và trước đó Nadia đọc được trên một tờ báo giao tế tin về cuộc hôn nhân của Marc. Vì không nhận được giấy báo hỷ về phía Marc, thật là vô duyên nếu nàng lại gửi tới chàng những lời chúc tụng. Hơn nữa nàng cảm thấy đau đớn vì hai vết thương dính cùng một lúc. Thứ nhất là bị quên lãng và thứ hai là phải tự thú nhận, dù chỉ một lần, là đã nhận định sai. Có thể nào Marc lại cưới một kẻ đối thủ thứ hai trong đời mình, cái con Đầm Pic ấy? Nếu đúng như vậy thì quẻ bói bài bị sai hoàn toàn... Con Đầm Cơ, chính là Nadia chỉ xuất hiện ở cuối cỗ bài, lẽ nào phải đành lòng làm vợ thứ hai của Marc khi người vợ thứ nhất đồng ý giải phóng anh ta hoặc biến mất? Biến mất như thế nào nhỉ? Chết tự nhiên hay là... tai nạn? Có thể là ly hôn chăng?

Điều làm cho Nadia bối rối nhất là không bao giờ nhìn thấy ở những quân bài – và xin trời chứng giám biết bao lần nàng bói về Marc! – là anh chàng này có thể tục huyền sau khi vợ chết hoặc ly hôn rồi cuối cùng tìm lại nàng để... "Cố đấm ăn xôi", "được chăng hay chớ". Hai sai lầm cùng lúc của nàng là đã tin, mỗi lần nàng đem cỗ bài ra bói, là con Đầm T"rép – đối với nàng thì chỉ là Béatrice – và cả con Đầm Pic mà Marc vừa lấy làm vợ chính thức suốt đời... Phải chăng những điều xảy ra đều ngược lại tất cả? Và tại sao con Đầm T"rép chỉ biết có một đêm ân ái ngắn ngủi trước khi bị lãng quên, đó chính là trường hợp của nàng. Còn Béatrice, chưa từng trải qua một cuộc phiêu lưu nào với Marc thì đã biến mất rồi! Rồi xuất hiện trong quẻ bói con Đầm Pic mà chàng vừa cưới làm vợ. Vậy thì ai là con Đầm cơ, vẫn là nàng, là Nadia chăng?

Nhiều năm nữa lại trôi qua mà Nadia không sao tìm được lời giải đáp cho câu hỏi đó. Và rất bất ngờ, người vợ của Marc tìm đến nàng để nhờ xem một quẻ bói. Vô tình hay cố ý hay vì được nghe các bạn tán dương danh tiếng lẫy lừng của Phu nhân Nadia? Hay là vừa khám phá ra chồng đã có một thời dan díu với người hiện nay là một nhà tiên tri trứ danh mà vì tò mò muốn tới xem mặt? Nhưng điều này chỉ có thể xảy ra nế chính Marc đã nói với vợ chuyện ở Montgenèvre. Đáng nghi lắm. Một người đàn ông chẳng bao giờ kể lại với người mình lấy làm vợ những chuyện không hay có dính dáng tới mình nhất là chung cuộc lại là cái chết của một cô bạn thể thao và sự dứt tình với một trong những cô bạn thời niên thiếu: chẳng có gì là vinh quang! Im hơi lặng tiếng là hơn cả!

Sự thật, cái lý do sâu xa nhất, khiến Marc lảng tránh Nadia không phải là vì tấm bị kịch trong cuộc chơi thể thao mùa đông mà chính là chuyện nàng đã thấy sự việc xảy ra trước đó mấy tiếng đồng hồ. Một người đàn bà mà nhìn thấy trước mọi cái thì thật là đáng ngại và nếu thêm nữa, cô ta lại có thể đi ngược về quá khứ để hiểu biết rõ hơn về người yêu của mình thì cô ta còn có thể trở thành một đối thủ đáng sợ. Dù không tin nhiều vào khả năng thấu thị, người ta cũng thấy e ngại lắm lắm. Nadia đã chứng minh cho Marc thấy, nàng có thể là người đàn bà đó chăng?

Cái đêm trắng đó, cái đêm mà nàng nằm duỗi dài trên giường trong phòng ngủ tại Cố trang, để làm sống lại trong ký ức những kỷ niệm sâu sắc trong đời mình, đã chấm dứt. Bình minh đầy sương miền Sologne bắt đầu lọt qua những tấm màn che cửa sổ. Khi trời sáng hẳn, Nadia thấy có cảm giác như đã đạt tới đích là xếp gọn lại được quá khứ của mình.

Gặp lại bà Vêra trong bữa điểm tâm, nàng nghe bà nói:

− Sao cháu có dáng mệt mỏi?... Cháu có ngủ được chút nào không? Bức ảnh trong báo hôm qua chắc làm cháu mất ngủ.

− Suốt đêm cháu không chợp mắt nhưng không sao bà ạ... Ý nghĩ của cháu càng thêm thanh thản. Lúc này cháu thấy cần phải làm gì: ngay lập tức phải trở lại Pari!

− Cháu yêu quí, chúng ta vừa mới về đây! Phải chăng cháu đã lo ngại vấn đề khách khứa? Bà có thể đoan chắc là cháu đã nhầm: ông Raphael sẽ biết cách giữ khách lại cho cháu.

− Đây không phải là vấn đề khách khứa mà là về Marc. Anh ấy cưới vợ đã được bảy năm rồi. Cháu nhớ rất rõ cái ngày mà cháu cắt và giữ cái tin đăng trên một tờ báo về kết hôn của anh ấy. Và người đàn bà này chỉ có một ý nghĩ trong đầu: trở thành một quả phụ! Thật là khủng khiếp... Cháu cần phải cứu anh ấy lần nữa.

− Thế nào, sao lại lần nữa?

− Lần thứ nhất là lần cháu làm hết cách để giữ anh ấy bên cháu trong một đêm ở Montgenèvre... Nếu cháu không làm như vậy thì có thể anh ấy đã bị cuốn theo trong cơn bão tuyết cùng với Béatrice. Cháu cũng chẳng biết rõ là những quân bài có nói thật với cháu về anh ấy không nhưng cháu cảm thấy số phận đã trao cho cháu nhiệm vụ là vị thần hộ mệnh của anh ấy... Dù ngay chính anh ấy cũng không hay biết, vì đã lâu lắm rồi có nghĩ gì đến cháu đâu nhưng cháu phải bảo vệ và che chở cho anh ấy vì cháu yêu anh ấy.

− Cháu sai rồi! Thế cháu định làm thế nào?

− Tất cả những gì cháu biết và thấy thật chắc chắn, cháu sẽ lôi anh ấy ra khỏi bàn tay của người đàn bà kia! Năng khiếu tiên tri cuối cùng sẽ giúp cháu... Lần này năng khiếu đó sẽ phục vụ chính cháu chứ không phải cho người khác! Cháu không có quyền đó hay sao?

− Và cháu tưởng là ở Pari cháu sẽ dễ dàng thu được thắng lợi hơn là ở đây ư? Trng trại La Sablière ngay ở bên cạnh...

− Câu hỏi đầu tiên mà cháu đặt ra cho nhà Levasseur ngày bà cháu ta trở về đây là: "Những chủ nhân trang trại La Sablière bây giờ ra sao?" Bà có biết họ trả lời cháu như thế nào không? Là bố mẹ Marc đã bán trang trại đi rồi vì con trai họ không thích ở đây.

− Bán đã lâu chưa?

− Được bảy năm rồi... Từ cái ngày mà anh ta cưới vợ. Cháu cũng đã hỏi họ có nhìn thấy người vợ anh ta không, trong khi cháu vẫn chưa biết cái chị khách đó là ai mà chúng ta mới tiếp cách đây vài ngày. Chỉ mới chiều hôm qua cháu mới biết rõ.

− Thế là Levasseur có thấy chị ta không?

− Chị ta chẳng bao giờ về đây cả. Bà thấy không, làm sao mà một người đàn bà kiểu cách như vậy lại có thể yêu thích vùng nông thôn? Bà đã thấy chị ta ăn bận tô son trát phấn như thế nào?

Chị ta chỉ thích hợp với Pari hoặc Biarritz hoặc Cote d"Azur thôi... Đó là loại đàn bà thường thấy ở những nơi giao tế, những chốn xã giao! Bà thử tưởng tượng xem, chị ta làm sao lại có thể đi dạo chơi được ở miền Sologne của chúng ta?

− Vấn đề là...

− Chính chị ta sẽ làm cho anh ấy và cả bố mẹ chồng ở La Sablière chán ghét... Sở dĩ anh ấy không dám về là vì sợ gặp cháu như lần đầu? Bọn đàn ông thật cũng lạ...

− Nhưng chắc không phải là trường hợp của Marc! Không phải là gì người ta đã lấy vợ mà ngại không đi lại thăm hỏi một người bạn gái thời niên thiếu.

− Vợ anh ta chắc là tạo ra xung quanh chồng mình một khoảng trống: cũng vì vậy mà anh ta không hề cho cháu biết một chút tin tức gì cũng như tất cả bạn bè cùng hội. Cháu có thể nói với bà: người đàn bà đó là người không tốt!

− Có thể anh ấy yêu chị ta nhưng chị ta lại không yêu anh ấy! Đó mới là vấn đề quan trọng! Nếu yêu anh ấy thì chị ta đã không mong cho anh ấy chết đi.

− Có thể họ đã có một hoặc nhiều con với nhau? Một đứa con có thể làm cho họ gắn bó.

− Cháu không thấy đứa con nào trong quẻ bói của chi này: chị ta không có con! Và thế là tốt! Chị ta không bao giờ biết tới tình mẫu tử.

− Cháu ghét chị ta tới mức đó kia ư?

− Lúc này cháu ghét chị ta vô cùng. Vì chị ta đã tìm cách để đánh cắp mối tình duy nhất của cháu.

− Có thể chị ta không biết mối quan hệ của cháu với Marc.

− Đó là câu hỏi mà cháu đã tự đặt ra... Hành động của cháu sẽ phụ thuộc vào lời giải đáp. Nếu đã biết rõ mà chị ta cố tình tìm đến trêu ngươi và miệt thị cháu bằng cách nhờ xem vận số thì chị ta sẽ trả giá đắt đấy.

− Cháu sẽ đi tới đâu?

− Cháu không biết nữa... Bao giờ người ta cũng có quyền tiêu diệt những con thú có hại! Chính Marc đã nói với cháu như vậy khi cháu đang vẽ ở chỗ cách đây chưa đầy một cây số.

− Và bà, bà ngoại của cháu đây, bà bảo là cháu không có quyền được nói năng như vậy!

− Bà hình như không hiểu được là bao năm nay cháu đã đau khổ như thế nào?

− Bà đã thấy ngay từ đầu khi cháu không nhận được một chút tin tức nào của Marc. Chính lòng kiêu hãnh và tự trọng của một phụ nữ cô đơn đã ngăn cháu lại mà không tâm sự với bà. Nếu biết lúc đó bà đã có thể giúp cháu. Bây giờ thì cũng đã quá muộn. Anh ta đã cưới vợ rồi.

− Bà chẳng làm gì được đâu! Số phận của anh ấy là phải gặp người đàn bà này. Quẻ bói đã cho cháu thấy rõ. Điều duy nhất mà cháu không lường trước được là anh ấy cưới chị ta! Nếu bà biết là cháu giận tới mức nào! Cháu còn cho là năng khiếu thấu thị của cháu chưa được hoàn hỏa vì cháu không đạt tới chỗ là nhìn thấy tất cả!

− Nhưng nếu người đàn bà đó thực sự không biết là cháu đã có quan hệ với Marc trước chị ta thì cháu sẽ làm gì?

− Cháu vẫn cứ phải dành lại tình yêu của cháu. Từ dành lại thực ra cháu dùng chưa đúng đâu. Xét thấy là tình yêu đó chưa phải là đã mất, cháu sẽ phải bảo vệ và giữ gìn nó. Không thể nào khác được bởi vì cháu chỉ có và chỉ sẽ sống với một tình yêu duy nhất! Còn chị ta chả có gì phải băn khoăn khi có rất nhiều mối tình trong đời... Thôi! Cháu van bà, bà thân yêu của cháu, bà đừng hỏi thêm cháu gì nữa! Sáng mai bà cháu ta sẽ đi Pari.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui