"Có lẽ tự cái đêm "biến cố " đó mình bắt đầu nhàm chán công việc chăng?" Ðường thuờng tự nghĩ như vậỵ Hằng ngày 8 giờ sáng là phải trực diện với bệnh nhân, nghe tiếng ho, lời kể khổ, đo mạch máu, chích thuốc, toa kệ mãi cho đến 11 giờ khuya mới xong. Đời sống như thế như chiếc bánh xe lăng lăn đi, mỗi cái lằn mức trên bánh xe đó đều cố định, rồi cứ thế lăn đi lăn lại đều là vết củ cả, thấy chán làm sao! Chung qui là hai chữ "lập lại". Phãi rồi, đời sống là lập lại những gì của hôm qua và bó buộc mình phải chấp nhận, đương đầụ Nghe Chu Châu hỏi rằng: "Dường như bác sĩ có điều tâm sự?" Thiệt vậy saỏ Chàng ngẫm nhìn Chu Châu, một cô gái có gương mặt nhỏ, tròn, đôi mày hơi thưa, tóc ngắn ngang tai trong bộ sắc phục y tá lúc nào cũng sách sẽ và gọn gàng. Đó là màu trắng, đúng, sắc phục y tá là màu trắng bạch, cứ trắng bạch mãi, thật là đơn điệụ - Tôi mà có điều tâm sự. Không đâu, cô lầm rồị Chàng cãi lạị - Vậy là chán việc chăng? Chu Châu vừa sắp xếp lại xấp phiếu bệnh lịch vừa hỏi: - Cuối tuần này bác si có tính về Đài Trung không? Theo thường lệ, nhân dịp cuối tuần và ngày chủ nhật nghỉ việc là chàng hay lái xe về Đài Trung thăm cha mẹ cùng các em. Cha chàng là công chức Toà Hành Chánh tỉnh Đài Trung, em gái Mộ Huê gả cho Phương Côn, giáo sư Trung Học Đài Trung và em trai Mộ Nghĩêu Trung. Ngoài chàng ra, cả nhà đều thuộc thành phần công chức và giáo chức, mỗi lần về thăm quê đều nghe họ lập đi lập lại toàn là chuyện cũ, điều mà bà mẹ quan tâm nhất là sao mà chàng còn chưa tính chuyện thành lập gia đình. Cũng là chuyện củ lập lại nữạ - Ồ, tuần này tôi chưa nhất định. Chưa nhất định? Sao lại chưa nhất định? Tại vì chàng không muốn nghe chuyện cổ nữạ Vậy thì ngày nghĩ, Ở Đài Bắc sẽ làm chi đâỷ Chàng ngẩng mặt nhìn lên lầu, nơi ở của mình. Chàng thuê cả tầng dưới và lầu hai của chung cư này, tầng dưới mở phòng mạch, tầng trên để ở. Những gì dồi dào nhất trong căn nhà anh chàng độc thân này là sách vở cùng với bóng hình cô đơn. - Em có đề nghị haỵ Chu Châu lại hạ giọng khẽ bảo: - Về chơi Trúc Nam với em đị - Trúc Nam? Chàng ngẫm nghĩ rồi tiếp: - Nhà cô ở Trúc Nam? - Đúng thế, chẵng là bác si đã biết lâu rồi? - Ơ, tôi nhớ lại rồị - Không, không phải nhớ lại mà là bác si chưa hề để ý tớị Chàng trợn mắt, Chu Châu cũng nhướng mắt nhìn lạị Con gái đời nay đều thẳng thừng, trực tiếp như thế đó chăng? - Gia đình em là một nhà nông ở Trúc Nam, chẵng có gì đáng xem đâụ Tuy nhiên, quanh đó là cảnh đồng quê, đồng thời nhà em có cái ao cá lớn, dưới ao nhiều cá lắm, có con to đến hàng chục cân lận. Ngồi câu cá cũng là một điều khá lý thú. Chàng nhìn đám mua mù ngoài cửa sổ bảo: - Giữa thời tiết như vầy mà đi dầm mưa câu cá mà bảo là lý thú ư? Có trời mới can nổi khỏi bị cảm phong hàn. Chu Châu trợn mắt kênh lại chàng: - Làm y sĩ lâu ngày rồi con người trở thành máy móc à! đâu có ai dại gì mà ngồi ngoài mưa giữa mùa đông lạnh câu cá bao giờ. Đài khí tượng dự báo thời tiết rằng thứ bảy này trời sẽ tạnh, là thời buổi thích hợp cho người ta đi du ngoạn nơi sơn dã đấỵ - Ừm. Chàng ngẫm nghĩ về ánh nắng, ao cá trong cảnh hương thôn, đi dạo chơi thả câu nghe khá hấp dẫn đấy, ít ra cũng không lập lại chuyện cũ như về Đài Trung. - Hay lắm, tôi sẽ xét lại đề nghị nàỵ Chàng tỏ ra có chiều hướng thuận. - Nếu bác sĩ có tính đi thì để em sửa soạn trước. Chu Châu phấn khởị - Chuẩn bị gì? - Thì là nón lá, cần câu, chẵng hạn. Châu bước lại gần, nhìn kỹ vào người Ðường bảo: - Thôi , thôi đi, coi như em chua hề đề nghị gì hết. - Làm sao rồi? Chàng không ngờ Chu Châu thay đổi ý kiến nhanh thế - Rõ ràng là ông có cái "lớp màu sắc bảo vệ" như con bướm "Mộc Điệp". Khi nào cái màu sắc bảo vệ đó của ông xuất hiện là thấy chán ghê. Thôi đi ông bác si ơi, cái ao cá nhà em nó đã tồn tại trên mấy chục năm nay rồi, ông có thể đến đó bất cứ lúc nào cũng được , chớ có căng thẳng dây thần kinh bởi lời nóì của em, đừng tưởng người ta... Tự nhiên nàng bật cười, hai "đồng tiền" nhỏ lại hiện trên má, tỏ ra liến thoắng, ngây thơ, rồi nàng hạ thấp giọng xuống: - Ðeo đuổị ông. - Ai bảo là không. Hoàng Nhã Bội đang ở bên cạnh xía vào: - Cái ao cá nhà cô đã tồn tại trên mấy chục năm, sao chẵng thấy mời tôi lần nàỏ Bây giờ tôi đề nghị mời luôn cả bé Lan và bé Mẫn luôn thể, dù không câu cá thì cũng vừa đủ một cổ. - Hay, hay lắm! Chu Châu nở nụ cười khoan khoái, hai "đồng tiền" lại hiện lên trên má nàng: - Hễ nói đi là đi, Lý y sĩ, ông cầm đầu, chúng ta tổ chức một đoàn du ngoạn, gọi là "Đoàn du ngoạn bác sĩ Lý Mộ Đuờng". Để em nhắn má dọn sẵn nhà kho cho tụi mình nằm trên đống rơm chơị - Nghe có vẻ hấp dẫn đó. Hoàng Nhã Bội lấy làm thích thú. - Chu Châu, bộ mày mời tụi này thiệt hả - Dĩ nhiên là thiệt chớ bộ - Còn ông bác sĩ thì sao? Bội hỏi lại Lý Mộ Đuờng. - Nếu các cô đi cả thì tôi xin phép được tháp tùng. - Được rồi, để em gọi điện thoại ngay cho hai đứa nó. Bội nhìn Ðường nhắc lại lần nữa cho chắc ăn: - Thiệt à nghe, khi ai nấy đều hứa đi vui vẻ mà tới lúc ông lại thất hứa là cụt hứng lắm đó. - Ông đâu có muốn đi thật. Chu Châu tủm tỉm cười: - Ổng bị tụi mình dồn vào chỗ chẵng đặng đừng đó thôi! - Há Há! Chu Châu làm cho Ðường cũng cười theọ Chàng để ý nhìn nàng, quả là cô gái thông minh, lanh tính. Ờ thì cứ đi câu cá, đó cũng là một chương trình cuối tuần khá haỵ Khi nghĩ như vậy trước mắt chàng đã hiện ra bức tranh sơn thủy đồng quê với ánh nắng vàng. Vừa lúc bức tranh đồng quê tuyệt đẹp hiện ra thì cánh cửa phòng thấy động, lại có bệnh nhân đến nữa chăng? Ðường nhìn đồng hồ đã 11 giờ 10 phút rồi, giá như chẵng vì bàn tán chuyện đi Trúc Nam câu cá thì Châu cùng Bội đã ra về tự nãy giờ. Bệnh nhân nào mà đến đêm khuya như thế này chắc là rắc rối lắm. Trong khi Ðường ngồi trong phòng chẩn bóp trán nhíu mày thì nghe tiếng nói Châu từ bên ngoài phòng khách dội sang: - À cô họ Phàn, Phàn là Phàn Luê Huê?... Cô đã từng khám bệnh ở đây chưả Chu Châu vừa hỏi vừa dò xem xấp chiếu bệnh lịch -Tên cô là Như Băng, Phàn Như Băng? Cô nói saỏ Không phải tới khám bệnh? Đến gặp bác sĩ có chuyện riêng hả a à... Đang lúc Ðường thẳng lưng để ý lắng nghe thì Chu Châu đẩy cửa phòng gọi vào: - Thưa bác sĩ, ngoài này có khách, có cô họ Phàn muốn gặp ông. Cô họ Phàn nào kìả Ðường ngạc nhiên đứng dậy bước thong thả vào phòng khách, khi giáp mặt, cặp mắt chàng bỗng sáng hẳn lên, thì ra là cô gái đã từng cầm bó "tơ mưa" đến với chàng giữa đêm khuya hôm nào, đang đứng chờ trong phòng khách. Đêm nay nàng không mặc dạ phục màu trắng nữa mà trong bộ âu phục xanh, tươi dịu dưới ánh đèn như mầu cẩm thạch, nhưng đầu tóc cũng ướt đẫm bởi nước mưa như đêm nọ, chứng tỏ là cô nàng không ưa mang dù, lần này nàng xem bảnh bao, bay bướm, chắc là không có uống thuốc ngũ. - Hi! Ðường chẵng biết xưng hô người khách đó thế nào mới phải. Nàng mỉm cười: - Chắc bác sĩ chưa quên tôị Nhi đâỵ - Nhi! Ðường lập lại hai chữ Nhi, làm sao mà quên được cái tên quái dị đó. Chàng ngắm nhìn nàng tự trên xuống dưới, khẽ gật đầu: - Cô xem ra rất khoẻ mạnh. - Tôi phải nói lời cảm ơn bác sĩ. Nàng cười càng tươi, mắt sáng lên bảo: - Những còn mắc phải chứng "hậu di". - Hả Ðường nhớ lại cảnh tượng đêm đó đâm ra lo ngạị - Hôm đó tôi đã bảo mà, cô phãi chích thêm hai chai nước biển nữa mới chắc được. Bây giờ cô thấy saỏ Thường chóng mặt hay là.... - Không, không. Nhi cười rằng: - Chứng Hậu Di của em chẵng liên quan gì với nước biển cả, nghe em kể: chứng hậu di thứ nhất là mỗi lần đi ngang qua trước cửa phòng mạch, em cứ có ý định vào thăm anh để cùng tâm sự đôi lời; chứng thứ hai là xuyên qua cửa sổ phòng ngũ của em nhìn thấy ngay tấm bảng treo ngoài cửa có ba chữ "Lý Mộ Ðường", em cảm thấy thân thiết làm sao, bởi Ðường đã cùng em kịch chiến với tử thần.... Nàng ngập ngừng giây lát rồi tiếp: - Có lẽ anh còn chưa biết là em ở trên lầu ba trong cao ốc Bạch Vân đối diện phòng mạch anh. - Tôi đoán chừng cô ở đối diện, nhưng chưa rõ là tầng lầu nào thật. - Lầu bạ Nàng nhắc lại: - Xin anh nhớ kỹ là số 4/3, lầu 3, ngay đối diện phòng mạch anh. Chứng hậu di thứ 3 là... - Ồ!! Chàng không nhịn được cười: - Còn có chứng thứ ba nữa? - Vâng, em có nhiều chứng hậu di lắm. - Cứ nói nghe nàọ Chàng hiếu kỳ.. - Chứng hậu di thứ 3 là sao em có cảm giác là lạ, vừa thẹn lòng, vừa mắc cỡ, lại vừa thấy lúng túng làm sao đó không tài nào tả xiết. Còn chứng hậu di thứ tư thì, chẵng rõ là do ông tổ nào của Trung Quốc ta đã bày đặt khiến lương tâm em cứ bất an... - Ông tổ Trung Quốc ta? - Vâng, chẵng nhớ rõ là ông tổ sư nào đã từng bảo: "Thi ân chẵng cần nhớ, nhưng thọ ân thì chớ có quên". Cho nên em cứ thấy mắc anh một món nợ tọ - Ồ, cô quá lời rồi Chàng mĩm cười: - Cô chớ nên nghĩ đã mắc nợ tôi cái gì hết. - Nên hay chăng là một chuyện khác, nhưng sự thật hoàn qui sự thật Nàng đưa tay vuốt mái tóc theo thói quen, lắc nhẹ đầu rồi nụ cười vừa rồi biến mất đị - Tóc em cụt ngũn thế này, trông thật xí lắm phãi không anh? - Thú thật là... Chàng trả lời tình ngay: - Tôi chưa hề thấy qua bộ tóc dài của cô, những theo tôi bộ tóc bây giờ của cô rất đẹp, bộ tóc ngắn gọn còn làm nổi bật nét trẻ trung, hoạt bát của cô. Nàng nở nụ cười trở lại: - Anh quả là một ông bác sĩ khôi hàị Thôi chẵng bàn tới tóc tai chi nữa, đêm nay em đến cốt mách với anh rõ những chứng hậu di đó, và nhờ anh tiếp tục chữa trị chọ - Ủa? Chàng lại bất ngờ. - Mà phải chửa làm sao đây? - Em đã bàn qua với Thế Sở và A Tử rồi, định tối thứ bảy này mời anh đến ăn "tả pín lù" với tụi em cho vuị Thế Sở bảo rằng, chẵng gì sung sướng cho bằng giữa đêm đông được dăm ba bạn tri kỷ ngồi quanh hoả lò ăn món nhúng, tán dóc với nhaụ Thế nào, anh chịu chứ? Tụi em biết, chiều thứ bảy và ngày chủ nhật phòng mạch anh nghỉ mà, vậy đúng 7 giò chiều mời anh tớị - Thứ bẩy hả? Chàng cố ý hỏi lại cho hai cô y tá nghe thấỵ Chu Châu ở phòng bên cạnh tằng hắng, một cái, Bội cũng ngứa cổ ho theọ - Vâng, thứ bẩy, bởi ngày thường em và A Tử đều đi làm cả. Thế Sở cũng chỉ rảnh được cuối tuần và chủ nhật mới ở không. Chúng ta cứ quyết định như vậy đi, là thứ bẩy 7 giờ chiềụ Chừng đó nếu anh quên thì em sẽ đến nhắc. Thôi chẵng dám làm phiền thì giờ của anh, bye byẹ Nhi quơ tay một cái, xoay người đẩy cửa bước ra, thả cho luồng không khí lạnh lọt vào, rồi nàng khuất dạng trong màn lưới tơ giữa đêm mưạ Mộ Ðường đứng sững sờ mãi cho đến khi Chu Châu xách quai vắt cái ví da lên vai, đi ngang qua cố ý để cho cái ví lòng thòng đằng sau lưng quơ vào người chàng. Khi Ðường sực tỉnh lại thì Chu Châu ngó chàng cười mủm mỉm rằng: - Xin chào tạm biệt "Đoàn Du ngoạn bác sĩ Ðường"! Rồi nàng cũng đẩy cánh cửa ra, khuất dạng trong sương mù. Tiếp theo Hoàng Nhã Bội, khi đi ngang qua trước mặt chàng, nhún vai bảo: - Không sao đâu, cái ao cá Chu Châu đã tồn tại trên mấy chục năm nay rồi, bác sĩ muốn đến lúc nào cũng tiện thôi, còn bệnh nhân mà mắc phãi "chứng hậu di" là phiền lắm, phãi chửa trị cho người ta ngay, kẻo phãi vác chiếu ra hầu toà bởi án mạng tình là khốn khổ. Nói xong nàng cũng đẩy cửa ra về. Chết thật! Cả hai cô y tá đều hiểu lầm mình. Đời gặp phãi đàn bà là trăm bề khó khăn! Ðường càng nghĩ càng thấy bối rồị Qua hôm sau, cả bé Điền, bé Nguỵ đều biết chuyện, họ bảo rằng ông bác sĩ gặp số đào hoạ Vốn dĩ trong phòng mạch nầy, giữa bác sĩ với 4 cô y tá thân cận như người nhà, họ chẵng câu nệ ngôi thứ, lớn nhỏ chi cả. Còn riêng cô Nhi thì có lẽ đã mắc phãi "chứng hậu di" của bác sĩ Ðường thật rồị Vẫn theo thói quen, chàng ngồi nhìn đám mua mù ngoài cửa sổ suy tư một cách khá lâu, cuối cùng mới vỡ lẽ ra, kẻ đã mắc phãi "chứng hậu di" chẵng ai khác, mà là chính bản thân ông bác sĩ trẻ đấy