Băng Tâm Hoa Liêu Đa Tan

Tỉnh dậy sau khi phiêu du vào giấc mơ thần kì, lần đầu tiên tôi cảm thấy may mắn vì mình vẫn còn sống. Như mọi khi, mỗi lần gặp bế tắc tôi luôn đẩy suy nghĩ lên đỉnh cao của sự tức giận, oán trách, sau thì đột ngột đá nó lọt xuống thẳng xuống vực của tuyệt vọng. Ở đó tôi mê man trong việc trách cứ bản thân thật vô dụng, đáng bỏ đi, việc của bản thân mà cũng làm không xong, quá thừa, quá thừa. Quá thừa! Ngồi chán chê hình như thành thói quen hay sao? Tôi chợt nhớ mình còn nhiều việc phải làm, mà việc đầu tiên luôn có là bài tập. Có một thời gian tôi rất siêng làm bài cả trong sách giáo khoa lẫn sách bài tập. Nhưng bây giờ chỉ khi thật sự cần mới làm. Bài vở tôi ghét vô cùng. Ban đầu khi còn là một đứa trẻ ngu ngơ, tôi định hình học là biết tính toán, biết đọc, biết viết, được tìm hiểu, khám phá tự nhiên. Và rồi khi lớn lên tôi mới biết việc học chỉ gọn nhẹ trong sách, trên bảng, tồn tại trong lý thuyết và chẳng bao giờ có thực tế. Nữa là "học là học hết toàn bộ những kiến thức cơ bản của nhân loại" – một giáo viên đã nói với tôi như vậy. Và cái cơ bản đó chỉ gói gọn trong 12 năm học. Chà! Cơ bản mà đã vậy thì sau này còn bao lâu nữa mới tới cái cao cấp. Mặt khác tầm ảnh hưởng điểm ngày càng lấn át kiến thức, điểm tuy không quyết định tất cả, mà chỉ là quyết định tất cả luôn nhờ vào điểm. Vì vậy càng ngày tôi càng chán học.

Một ngày bình thường lại bắt đầu. Hôm nay là ngày nghỉ đầu tiên sau kỳ thi cuối kỳ II. Tôi được nghỉ khoảng bốn ngày, đây có lẽ là khoảng thời gian để nghỉ ngơi, đi chơi đâu đó cho khuây khỏa, thoải mái. Nhưng điều đó không dành cho tôi. Dù ở nhà hay đi học, tôi vẫn phải cùng mẹ làm các mặt hàng gia công tại nhà, khi thì thêu, lúc thì may, thỉnh thoảng đi đóng gói quần áo hay bóc vỏ các loại hạt. Gần đây có một công việc khá hơn, ổn định hơn là làm bìa bao tập học sinh, cũng làm hơn một năm rồi. Mặc dù có thể nói là nhàn nhã hơn những công việc trước, lại chưa hẳn là vậy, vì chia ra nhiều công đoạn nên khối lượng công việc khá nhiều.

Tôi bắt đầu ngày mới cách mệt mỏi. Mọi khi vẫn uể oải bước xuống giường, lần này vẫn thói quen đó. Chỉ có điều, đôi chân phản chủ đã cho tôi vừa dậy khỏi giường đã nằm xuống nển. Cả người mỏi nhừ, những cảm giác trong giấc mơ vừa nãy lại bắt đầu. Cảm như có phần dễ chịu hơn. Một ngày của tôi trôi qua lặng lẽ. Buổi chiều tối lúc mẹ tôi đi trả hàng về, tôi không còn thấy mẹ mang thêm cái gì nữa, chỉ có rau cải và trứng. Niềm vui nho nhỏ trong đầu tôi rạo rực, ngày mai được nghỉ, hết hàng rồi. Chợt muốn cười một cái, lại thôi. Tôi đưa tay đón lấy giỏ rau, trong khi mẹ tôi thông báo:

"Sang tuần sẽ có hàng lại. Ngày mai mẹ với chị sẽ đi khám mắt."

Ngày mai sẽ là thời gian thảnh thơi hiếm có của tôi. Thú vị nhỉ. Tôi có tận hai ngày nghỉ ngơi vui chơi, mấy khi được vậy nhỉ? Thông thường thì thì khi đi khám mắt mẹ tôi sẽ ghé nhà dì út chơi một hai ngày, tùy thuộc vào có dư ngày rảnh rỗi không. Trong khi đó thì ở nhà ba tôi cũng dành hầu hết thì giờ chăm sóc cây cối trên vườn. Điều đó chẳng khác gì ngôi nhà này chỉ mình tôi chiếm lĩnh.

Buổi tối, trong lúc ăn cơm mẹ tôi thông báo việc cả ba ngày mai cũng sẽ đi cùng nhưng ông ấy sẽ về vào buổi chiều. Tôi khá bất ngờ nhưng cũng cảm thấy vui vui, lâu rồi lại được thưởng thức cảm giác cô đơn. Cầm chén cơm trên tay, làn khói ấm nóng tỏa lên, bây giờ tôi mới nhớ hình như mình cũng bị cận. Khói bốc lên mắt kính làm đọng lại làn hơi, tôi tháo kính xuống lau nó đi. Cũng chẳng sao dù gì còn thấy rõ cần gì đi thăm độ lại.

Tối đó tôi thoải mái xem phim không sợ những lời nhắc nhở vu vơ đi làm việc, cũng không phải lo rằng sẽ dậy trễ vào sáng mai. À mà, đã từ lâu tôi luôn là người ngủ cuối cùng, cũng là người hàng tối đi đặt báo thức. Mãi thành thói quen, rất ít khi ngủ trước mười giờ, lịch trình toàn chạm mười một giờ mới đem người thả xuống giường. Hôm nay cũng vậy có điều, tôi muốn vào giường sớm để suy nghĩ về mai nên làm gì để không uổng phí. Thường thì lúc nào tôi cũng phí phạm vào phim cả, vì chẳng biết làm gì, đi đâu.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui