Ngày xưa, tại một huyện Nhơn Hòa thuộc phủ Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang bên Tàu, có vợ chồng thương gia họ Sài, tiền bạc rất nhiều mà ruộng nương cũng lắm. Họ Sài có hai con trai tên là Sài Thắng mười tám tuổi và Sài Tổ mười sáu tuổi.
Thắng và Tổ không thoát khỏi tục lệ tảo hôn hồi đó nên cả hai đều đã lập gia đình, tuy vẫn ngày ngày cắp sách đến trường học chữ thánh hiền.
Hai anh em nhà ấy hiền lành, thiệt thà lại lấy được vợ nết na, thuần tục, nên chi cảnh nhà rất là đầm ấm yên vui.
Về sự học, Sài Thắng có phần kém em nhiều. Sài lão gia dư biết nên từ lâu ông có ý muốn cho con cả xếp bút nghiên bỏ đường hoạn lộ bước qua thương trường. Nhưng vì Sài bà can gián nhiều phen nên ông lần lữa mãi đến nay mới nhất định bắt Sài Thắng thôi học đặng kế nghiệp ông.
Quen như mọi lần, Sài bà nói:
- Nó mới mười tám tuổi đầu, buôn chi mà bán chi cho đặng. Thôi ông cứ để nó đi học.
Sài ông gạt phắt:
- Tôi đã để nó đi học thêm ba bốn năm rồi. Như vậy nó dư đủ chữ nghĩa để giao dịch giấy tờ, sổ sách làm ăn.
- Ông làm thế không sợ con nó oán mình thương đứa này ghét đứa nọ.
- Đâu có. Phận làm cha mẹ, con nào chẳng là con. Bà đừng nghĩ là tôi ghét bỏ gì thằng Thắng đâu. Nó tối dạ, học mãi chẳng thông, mình phải lo hướng nó sang nghành thực nghiệp làm ăn thì hơn.
- Thì ông thư thả vài năm cũng được, nhà ta giàu có cần chi bắt con sớm vất vả. Nó còn trẻ mà.
- Bà nói chẳng đáo lý chút nào. Aida1m chắc mình có của trọn đời? Vả lại để nó quá lớn thì nó lại càng thêm đau khổ về sự dở dang của nó. Nếu định cho nó doanh thương thì nên cho ra đụng chạm với đời vào tuổi mười tám cũng không sớm gì, hơn nữa tôi sẽ cho người đi theo hầu nó thì lo gì. Cho dù nó có thất bại những lần đầu càng thêm kinh nghiệm có sao?
Sài bà thở dài đáp:
- Cái đó tùy ông. Nhưng ông liệu lời chỉ bảo cho con nó hiểu. Tôi thiết tưởng mình không nên nói đến sự học hành kém cỏi của nó.
Sài ông cả cười:
- Bà không phải lo điều đó. Tôi đã có cách nói cho nó thuận chớ. Khi nào tôi lại làm cho nó mất sự tự tin đi chớ. Ai mà dại vậy.
Mấy bữa sau, Sài ông kêu Sài Thắng đến mà bảo rằng:
- Nhà ta tuy giàu sang nhưng vẫn lo lắng vô cùng. Lo là vì làm ra tiền thì khó mà tiêu mòn đi thì dễ. Cổ nhân có câu “miệng ăn núi lở”. Nay ta và mẹ con đều già rồi, tất nhiên hết lộc, sự buôn bán chẳng lanh lợi như xưa. Ta thấy đời nay lớp thanh niên như con hay ỷ vào cha mẹ có chức quyền địa vị hay tiền bạc mà ưa mặc đẹp, ăn ngon, kiêu căng, lãng phí mà không biết rằng bạc tiền là do ông cha phải cực nhọc làm ra, đâu phải tự nhiên mà có. Ta biết con là người khí phách, có khiếu về doanh thương lại muốn tự lập không khi nào lại bắt chước bọn ỷ lại vào cha mẹ. Với sự học của con, ta thấy đủ để con có thể bướn sang thương trường mà không sợ sau này bị chê cười là hàng trọc phú. Vậy ta định cho con đi buôn bán nơi xa đặng thâu nhập kinh nghiệm, trong một thời gian, trước khi về ở hẳn nhà thay ta quán xuyến mọi việc làm ăn. Con nghĩ có hạp ý con không?
Sài Thắng thưa:
- Cha dạy rất phải. Con xin tuân lời. Hiềm một nỗi, cha mẹ nay tuổi đã cao, mà em con còn nhỏ nay đã ra đi, vì thế lòng con áy náy.
Sài ông chậm rãi đáp:
- Con hiếu đễ thế cũng phải. Nếu con biết thương cha mẹ, thời con nên sớm hun đúc ý chí tự lập, tự cường để ta khỏi phải lo lắng. Còn việc ở nhà d9a4co1 vợ con và vợ chồng Sài Tổ là đủ rồi.
- Con xin tuân lời cha. Xin chabiếtcon cần phải đi xứ nào trước?
- Hiện nay phủ Khai Phong ở miệt Đông Kinh đang khan vải, trong khi phủ Hàng Châu ta có vải nhiều. Vậy con đem vốn buôn vải Hàng Châu qua phủ Khai Phong bán lại, hẳn là phải được lời. Con cứ đi lối dăm bảy tháng hay một năm hãy về cũng được.
Sài bà đau khổ hỏi chồng:
- Ông xem vùng con nó sắp đi tới, có yên không?
Sài ông cười hề hề đáp:
- Làm gì mà chẳng yên. Phủ hàng Châu là vùng ta đây gồm toàn dân làm ăn lương thiện còn phủ Khai Phong là nơi Bao Đại nhơn đang trị nhậm. Quãng đường giữa hai phủ rất là yên ổn, người ta đi như đi chợ. Bà đừng lo lắng hão huyền cho con nó sợ.
Nói đoạn ông quay ra bảo Sài Thắng:
- Thôi con sửa soạn cuối tuần trăng này đi thì vừa. Tasẽ cho một gia nhân mạnh khoẻ và trung tín theo hầu. Con phải biết tin cậy nó nhiều kinh nghiệm biết chọn hàng và trả giá.
Hạ tuần tháng ấy, Sài Thắng cùng một gia nhân, mang tiền bạc dạo khắp phủ Hàng Châu mua được ba gánh vải đem về nhà.
Sài ông liền bảo con đem các vải mua được cho ông coi. Ông dạy cho con cách phân biệt các loại hàng, chỉ vẽ cho con cách xem nhãn hiệu, đo ni tấc các súc vải vóc cùng cách tính giá bán sỉ và lẻ. Ông bắt con lặp đi lặp lại cho đến thuộc lòng mới nghe. Cẩn thận hơn nữa, ông lại bắt con ghi dấu các hiệu hàng và vô sổ đầy đủ.
Sau mấy bữa nghỉ ngơi, Sài Thắng cùng gia nhân áp tải đám mã phu chở hàng qua bán bên phủ Khai Phong. Bữa Sài Thắng lên đường, Sài bà và vợ Thắng là Lương thị khóc như mưa. Sài Thắng bồi hồi tấc dạ, dùng dằng chẳng dứt mà đi cho đặng. Sài ông thấy vậy chống gậy trúc đi ra quát mắng om sòm. Hai người đàn bà ngưng tiếng khóc nép bên hiên nhà nhìn chồng con ra đi. Vì là lần đầu tiên xa nhà nên sài Thắng chân bước đi mà mặt còn nghoảnh lại, mối sầu tràn ngập tâm hồn.
Anh gia nhân vốn là người từng trải, tìm mọi cách gợi chuyện để cậu chủ vui với cảnh vật bên đường mà vơi bớt mỗi buồn xa nhà.
Mấy bữa đầu, Sài Thắng còn biếng ăn, ít nói nhưng qua vài ngày sau bản tính hiếu động của tuổi thanh niên như sống lại trong lòng người trai trẻ. Chàng say sưa ngắm cảnh đẹp và thấy đời sống giang hồ, rầy đây mai đó cũng có cái thú riêng của nó.
Gia nhân thấy vậy thì mừng lắm nhưng lại sợ chủ mải vui quên việc làm ăn nên thỉnh thoảng lại lựa lời đem chuyện buôn bán ra bàn.
Hai thầy trò và toán mã phu chở hàng ngày đi đêm nghỉ, thấm thoát được gần một tháng mới tới phủ Khai Phong.
Họ theo phía cửa Đông đi vào phố phủ và ghé nghỉ tại nhà ngủ của Tử thâm.
Hai thầy trò xếp ba gánh vải vô phòng ngủ rồi thay quần áo lên nhà trên nói chuyện với chủ tiệm Tử Thâm.
Qua tuần nước, chủ tiệm hỏi sài Thắng:
- Cậu từ đâu lại mang hàng vải chi lên bán vậy?
- Tôi đem vải vóc tơ lụa ở Hàng Châu lên.
- Chà, thế thì gặp dịp quá. Vải Hàng Châu rất ăn khách lại đang khan hiếm. Ai mách nước cho cậu vậy?
- Cha tôi.
- Cậu mới đi buôn lần đầu sao?
- Dạ phải.
Chủ tiệm chăm chú nhìn Sài Thắng và anh gia nhân đứng hầu hồi lâu rồi có lẽ vì tính tọc mạch tự nhiên của nghề nghiệp thúc đẩy, ông ta có ý muốn “sát hạch” Sài Thắng nên hỏi:
- Chắc cậu rành rẽ về mặt hàng này lắm nhỉ.
Sài Thắng khiêm tốn đáp:
- Dạ cũng biết tạm đủ mà thôi.
Nói đoạn chàng sai gia nhân về phòng lấy mẫu hàng đem lên.
Chàng giải thích cặn kẽ đặc tính của từng loại hàng một: thứ này mỏng nhưng chắc sợi, thứ kia dày hơn nhưng không được mịn lắm, thứ này kém thứ kia về ni tấc nhưng lại hơn về màu lâu phai v.v… chàng cũng lại nói rõ sản phẩm đặc biệt của mỗi phường dệt cùng ý nghĩa các nhãn hiệu.
Chủ tiệm Tử Thâm yên lặng ngồi nghe, thỉnh thoảng lại gật đầu tán thưởng. Sài Thắng dứt lời, Tử Thâm đứng dậy vỗ vai chàng và nói:
- Tôi không hề quen biết cha cậu nhưng qua các lời cậu vừa trình bày, tôi cũng đoán cha cậu phải là một tay buôn có hạng lắm. Thiệt là hổ phụ sinh hổ tử.
Trong khi gia nhân thu xếp hàng đem cất vô phòng, Sài Thắng hỏi thăm chủ tiệm về nhân văn địa lý của phủ Khai Phong.
Tử Thâm nói:
- Đất vùng này phì nhiêu, dân phủ này giàu có và co chân khoa bảng cũng nhiều. Từ ngày Bao Đại nhơn trị nhậm phủ này, dân chúng sống yên ổn làm ăn lại càng sung túc.
- Thế còn Thiết diện đại nhơn ở phủ Khai Phong là ai mà nghe đồn xử án như thần vậy?
Tử Thâm cả cười đáp:
- Thiết diện đại nhơn hay Bao Công là hai danh hiệu để chỉ quan phủ nơi này… (rồi y hạ thấp giọng nói tiếp) … tục danh của ngài, là Bao Chửng. Thôi tôi có việc phải ra ngoài một chút, cậu có đi dạo cảnh xem phố xá thì cứ đi. Ở đây nghiêm lắm, không sợ mất mát đồ vật đâu.
Hai thầy trò Sài Thắng thong thả đi dạo khắp phố phường. Xem mãi không chán mắt. Phủ Hàng Châu đã là đẹp mà còn thu phủ Khai Phong nhiều.
Qua Nha của Bao Công, hai người lén nhìn vô. Bỗng Sài Thắng bảo nhỏ gia nhân:
- Không biết mặt mũi ông ta ra sao mà thiên hạ gọi là Thiết Diện.
- Nghĩa là sao cậu?
- Thiết Diện là mặt sắt, chắc là mặt ông ta đen sì.
- Người gì mà cổ quái vậy cậu?
- Aáy dị nhân, dị tài mà. Ông ta xử đoán như thần. Ước gì mình có việc vào đây nhìn tận mặt cho rõ thực hư.
Gia nhân trợn mắt, lè lưỡi:
- Thôi con van cậu. Mong chi ba cái điều đó. sui lắm đa, cậu. Cậu đói bụng chưa, ta ghé tiệm ăn là vừa.
Sài Thắng gật đầu. Hai thầy trò ghé tiệm dùng cơm chiều rồi lại dắt nhau đi dạo phố mãi tới khuya mới trở về nhà trọ.
Xem mãi cũng hết. Rong chơi mấy bữa rồi cũng chán. Bữa nay Sài Thắng cùng gia nhân ở nhà đem hàng vải ra sắp xếp lại để ba ngày nữa đem ra phiên chợ bán.
Hai người bày la liệt vải vóc ra đầy hai giường. Giữa lúc ấy có tên Hạ Nhựt Hạo ở gần đó đi qua nhìn thấy ngốt của, sanh lòng tham muốn lấy trộm hết.
Hắn rình suốt ngày hôm đó không thấy hai người đi ra phố như mọi bận. Đêm ấy đôi ba lần hắn toan lẻn vô ăn trộm mà chẳng xong vì sài thắng và gia nhân rất tỉnh ngủ, hơi động dạng một chút là cất tiếng hỏi liền.
Hạ Nhựt Hạo lẩm bẩm:
- Bữa nay chưa được, bữa mai được biết đâu? Nó có bán hết vải này cũng còn phải vài tháng là ít.
Nghĩ vậy hắn quyết tâm rình rập, chờ cơ hội thuận tiện.
Qua sáng sau, Sài Thắng và gia nhân định bụng nghỉ vì còn hai bữa nữa đã tới phiên chợ, nên không đi đâu chơi cả.
Nằm chán lại ngồi, ngồi chán lại nằm, thét một hồi Sài Thắng thấy nỗi nhớ nhà tràn ngập tâm hồn. Nỗi buồn xa quê hương càng dâng lên mãnh liệt khi nắng chiều thoi thóp trên ngọn cây cau trong sân nhà trọ. Tiếng chim sào sạc gọi nhau về tổ ấm càng khiến cho chàng trai trẻ sót sa tất dạ.
Sau cái thở dài não ruột chàng bảo gia nhân:
- Chú ra phố mua rượu và đồ nhậu về ăn chơi. Có phải bữa nay trời trở lạnh không chú?
- Trời mới cuối thu mà cậu đã kêu lạnh. Hay là cậu đau? Để tôi kiếm thuốc cho cậu uống, chớ uống rượu vô làm trọng bệnh thì khốn.
Không muốn cho gia nhân biết ý định của chàng mượn rượu giải sầu, Sài Thắng gượng cười nói tránh đi:
- Có đau đâu mà phải thuốc men. Tôi không quen dãi nắng dầm sương như chú nên thấy lạnh, chớ có gì đâu. Thôi chú mau đi kiếm rượu về mình nhậu chơi.
- Cậu muốn thế, tôi cũng chiều cậu. Nhưng cậu không quen uống rượu mà tôi thì tử lượng kém lắm thôi để tôi lên nhà mua lại của chủ quán hai ly nhỏ cũng đủ, khỏi phải ra phố. Còn đồ nhậu tôi có sẵn rồi.
- Không nên làm phiền người ta. Chú cứ đi mua một hũ rượu ngon về đây, chẳng uống hết thì để dành uống dần có sao.
Anh gia nhân thấy chủ nói vậy, đành phải ra phố mua một hũ rượu đem về.
Rồi chủ và tớ ngồi cùng mâm nhắm rượu vui vẻ lắm. Được thứ rượu tốtcàng uống càng ngọt giọng, không say ngay nên hai người vui miệng uống tràn. Một tuần, hai tuần rồi ba, bốn tuần… thét một hồi cả hai đều say khướt. Sài Thắng phục ngay xuống bên mâm rượu ngủ vùi. Anh gia nhân tuy đã lảo đảo song còn cố gắng thu dọn được tiệc rượu rồi mới lăn ra ngủ, ngáy ầm ầm như sấm. Nhưng anh ta chỉ cài cửa sơ sài chớ không chặn cẩn thận như thường lệ.
Lại nói về Hạ Nhựt Hạo, vẫn rình mò bên ngoài, thấy vậy soạn đồ nghề rồi chờ đến nửa đêm, nhà nhà đều ngủ say mới lần ra nhà trọ, lén tới phòng Sài Thắng cậy cửa chun vô khuôn sạch cả ba gánh vải chất bên bụi chuối sau hè rồi chuyển dần về nhà, tới canh tư thì hoàn tất mà chẳng ai hay biết gì.
Sáng sau Sài Thắng tỉnh rượu thấy cửa mở toang, nhìn sang giường bên thấy gia nhân vẫn nằm ngủ say mới giật mình chồm dậy thì than ôi ba gánh vải đã không cánh mà bay.
Sài Thắng tái mặt trong khi anh gia nhân vừa khóc vừa nói:
- Lỗi tại tôi không cản ngăn cậu nên mới ra cớ sự này. Biết nói làm sao với sài lão gia đây.
Rồi y toan đấm ngực, miệng mếu máo:
- Quân phản chủ là tôi. Quân phản chủ là tôi.
Sài Thắng thở dài vỗ vai người đày tớ trung thành và bảo:
- Thôi, chú chẳng nên phiền muộn làm chi. Việc đã lỡ rồi. Hối cũng bất cập mà than vãn cũng chẳng ích gì. Ráng đi tìm kiếm lại là hơn.
Nói đoạn Sài Thắng xăm xăm bước lên nhà trên, gọi củ quán Tử Thâm ra mà hỏi rằng:
- Tại sao hồi hôm ông lại thừa dịp tôi say rượu mà lấy trộm hết ba gánh vải của tôi?
Tử Thâm ngạc nhiên đáp:
Cậu nói chi kỳ lạ vậy. Ai lấy trộm vải, mà cậu mất trộm hồi nào tôi đâu có hay biết gì.
- Ông là chủ quán, tôi trọ ở nhà ông, nay tôi mất hàng, lỗi ở nơi ôn không trông nom. Nếu ông không kiếm ra, thì phải thường cho tôi.
- Tôi không lấy sao bắt tôi thường.
- Ông xúi người ta trộm hàng của tôi.
- Trời ơi, tôi là chủ tiệm lấy khách là căn bản cơm áo lẽ nào lại xúi người khác trộm đồ của cậu thì còn ai tới lưi nhà trọ này nữa.
- Mặc ông, tôi ở trọ nhà ông mà mất đồ, ông có lỗi.
- Tôi không có lỗi chi cả.
Sài Thắng tức quáhét lớn:
- Ông có lỗi.
Chủ tiệm Tử Thâm bực mình la lại:
- Đừng có nói hàm hồ. Ta không lấy trộm, ta không có lỗi chi cả.
Đôi bên lời qua tiếng lại mỗi lúc một găng. Sau cùng sài Thắng túm ngay lấy Tử Thâm đẩy ra đường, miệng nói lớn:
- Lên quan, Lên Bao Công đại nhơn phân xử.
Tử Thâm giằng co một lúc rồi cũng thuận lên nhờ Bao Công đem đèn trờisoi xét.
Tới Nha của Bao Công, cả hai kéo nhau vào xin phân xử.
Thơ lại vô bẩn, Bao Công truyền cho dẫn Sài Thắng là nguyên đơn vô trình bày tự sự.
Nghe xong, Bao Công lắc đầu nói:
- Ngươi là người có học, ta không cần phải dài dòng. Phàm muốn bắt người ta vì tội trộm phải có tang chứng mới có lý mà đoán ra. Nay không có tang chứng biết đâu mà đoán cho đặng?
- Xin Thượng quan cứ bắt giữ Tử Thâm để xét hỏi. Tôi chắc là y chớ chẳng còn ai nữa.
- Không được. Không bằng chứng sao ta bắt giữ y được. Ta chỉ có thể xét hỏi cả nhà ngươi lẫn cả Tử Thâm rồi sau sẽ hay.
Nói đoạn, ông sai lính kêu Tử Thâm vô nha hỏi rằng:
- Ngươi là chủ quán Tử Thâm?
- Dạ phải.
- Ngươi đã cho Sài Thắng trọ sao lại trộm hàng của khách để hắn phải đi cáo với ta.
- Tôi không lấy chi của hắn cả. Hắn mất hồi nào tôi đâu có hay. Nhà trọ khách ra vô tấp nập, y có của mà chẳng giữ, mất ráng chịu chớ tôi nào có lỗi gì?
Sài Thắng cãi:
- Thưa thượng quan, chính hắn lấy trộm vải tôi, người lạ làm sao vô nhà trọ được.
Tử Thâm vẫn quả quyết là, không lấy. Đôi bên cãi lộn trước mặt Bao Công.
Bao Công nổi giận mắng cả hai rằng:
- Hay cho các ngươi dám đem nhau tới trước mặt ta mà đấu khẩu. Việc thế nào đã có ta phân xử, sao dám làm ồn ào như vậy. Bây giờ y cũng cho là có lý. Ta tạm giữ cả hai lại xem thực hư thế nào đã.
Nói đoạn ông truyền lính dẫn hai người xuống trại giam rồi sai thám tử đi điều tra.
Sau ba ngày dò la, các thám tử chịu, không tìm ra được manh mối vụ trộm.
Bao Công bất lực lắm. Buổi chiều đó Bao Công trở về nhà riêng ở sau công đường, nét mặt không vui. Đi ngang gian nhà trái thấy quan bà đang ngồi dệt vải. Bao Công ghé vô cầm tấm vải đã dệt xong xem một lát rồi chậc lưỡi nói:
- Thiệt là nan giải.
Quan bà ngưng tay dệt hỏi chồng:
- Quan nói sao?
- Ta gặp một vụ ăn trộm vải mà không tra ra được thủ phạm vì không có bằng chứng chi cả. Thiệt là nan giải.
- Người mất vải từ đâu lại?
- Từ phủ Hàng Châu.
- Thế lại càng khó nữa. Vì một ngày các phường dệt Hàng Châu dệt biết bao nhiêu là vải và cũng biết bao nhiêu người buôn vải từ Hàng Châu qua đây bán.
- Ta cũng biết vậy. Rắc rối hơn nữa là theo thông lệ kẻ lái buôn vải nào cũng có quyền bôi bỏ nhãn hiệu của người lái buôn trước rồi áp dấu của mình vô. Như vậy thì còn biết đằng nào mà lần ra nữa.
- Trừ khi kẻ mất vải có nhớ được cả đến thước tấc của mỗi cây vải bị mất…
- Phải, nhưng với điều kiện là phải bắt y nguyên cả tấm hay là trọn ba gánh vải.
Phố phủ này rộng lớn có cả trăm tiệm vải chẳng lẽ khi không vô cớ khám xét hết nhà người ta. Vả lại tên trộm vải cũng chẳng dại gì mà bán tháo cả một lúc tới ba gánh vải. Thế nào hắn cũng bán dần dần từng gánh một. Ta chắc là kẻ trộm vải phải là người trong giới buôn vải. Mà như thế lại càng khó tìm ra nữa. Vì họ đông tới cả trăm người và đi về luôn luôn, biết nghi ai mà bắt?
Nói đoạn Bao Công chắp tay sau lưng lững thững đi ra vườn hoa, nét mặt đăm chiêu.
Quan bà nhìn theo, lắc đầu ái ngại.
Bao Công suy nghĩ suốt đêm đó. Sáng sau ông đăng đường sớm kêu hai thám tử Trương Long và Triệu Hổ lên mà phán rằng:
Vùng này đã từ lâu không xảy ra trộm cướp. Nay Sài Thắng từ xa đến lại xảy ra vụ mất trộm vải. Vụ này phải ra ra bằng được, và lại phải dùng mẹo mới xong. Vậy hai người khá làm theo lời ta dặn đây.
Rồi Bao Công dặn nhỏ hai thám tử một hồi. Cả hai nhận lệnh, vái chào lui ra.
Liền sau đó Bao Công cho dẫn Sài Thắng và Tử Thâm tới trước công đường rồi làm mặt giận, la lối Sài Thắng rằng:
- Ta cho điều tra đã ba ngày rồi không tìm ra manh mối chi cả.
Sài Thắng xót của, nài nỉ:
- Xin quan thương tình giúp cho.
Bao Công cau mày đáp:
- Bộ nhà ngươi tưởng ta không muốn tra cho ra sao? Ngặt một điều không thấy chi thì biết phán đoán làm sao.
Nói đoạn ông sai lính đuổi cả hai về.
Hai người đi khỏi, Bao Công kêu hai thám tử Trương Long, Triệu Hổ vô hỏi rằng:
- Có kiếm được vật ta dặn không?
- Thưa, có. Chúng tôi chờ đến sáng mai sẽ khởi sự.
Bao Công gật đầu đáp:
- Tốt lắm, cứ làm như thế ta đã bảo nghe.
Hai thám tử dạ rân rồi đi rồi lui ra.
Lại nói về Hạ Nhựt Hạo, lấy được vải của sài Thắng đem về tơi nhà ở ngoai ô liền lập tức bôi nhãn hiệu của các phường dệt ở Hàng châu cùng dấu hiệu của họ Sài đi, đoạn hắn mở túi lấy con dấu của hắn vị vô các súc vải (thì ra hắn cũng là một tay buôn vải nhưng kiêm… đạo tặc).
Xong đâu đấy hắn giấu hàng kín một chỗ rồi đi nghe ngóng tình hình.
Thấy Bao Công thả cả Tử Thâm lẫn Sài Thắng ra. Hạ Nhựt Hạo trà trộn vào đám người hiếu kỳ bu quanh cả hai mà hỏi thăm.
Nghe nói Bao Công tuyên bố chịu, không tìm ra thủ phạm, Hạ Nhựt Hạo cả mừng lủi mau về nhà, lấy một phần vải vào gánh tính đem vô phố phủ bán cho tiệm quen, ngay sáng ấy.
Vợ Hạo can chồng:
- Thiếp nghĩ chàng nên để thư thả rồi hãy đem bán. Nhỡ Bao đại nhơn truy ra thì khốn.
Hạo nhún vai nói:
- Nàng chỉ hay lo xa, Bao Công chịu không tra ra thủ phạm và đuổi cả Sài Thắng lẫn Tử Thâm về rồi.
- Thiếp sợ lắm, chàng ơi! Bao đại nơn mưu kế như thần. Chàng bán gấp thế này thế nào cũng mắc mẹo ông ta mất thôi.
- Ta đã nói không sao mà. Ta hỏi nàng chớ Sài Thắng mấ trộm vải có gì làm bằng chứng là Hạ Nhựt Hạo này lấy không? Dẽ thường khắp bàn dân thiên hạ này chỉ một mình Sài Thắng biết buôn vải ở Hàng Châu về đất Khai Phong này bán sao? Thế còn ta, từ trước đến nay ta không thường buôn vải về bán cho các tiệm quen trong thành đây là gì?
Vợ Hạo vẫn e ngại:
- Thiếp vẫn thấy rờn rợn thế nào ấy. Thiệt là khó nói quá.
- Nàng thấy sao?
- Thiếp có linh cảm chàng sẽ bị bắt…
- Thôi đi bà, đừng có dại miệng. Rõ bụng dạ đàn bà có khác. Thôi để yên cho tôi đi.
Hạ Nhựt Hạo vừa nói vừa cột lại gánh vải cho chắc. Vợ Hạo chưa chịu thôi, ngập ngừng hỏi chồng.
- Thế … Thế còn đống vải vóc trong kia… Lỡ có ai biết mách với quan thì chàng trả lời làm sao?
- thì ta trả lời là vải của ta chớ sao nữa. Trên vải có in dấu nhà rồi còn lo chi?
- Chàng ôi, lỡ quan quân dò hỏi biết là từ bao lâu nay, lực vợ chồng ta chỉ có đủ tiền buôn một gánh thôi, còn hai gánh kia tiền đâu ra mà buôn, thì biết trả lời làm sao?
Hạ Nhựt cười bảo vợ:
- Nàng nói có lý. Thôi để ta giấu hai gánh vải còn lại đi nơi khác.
Nói rồi hắn cùng vợ lén đem hết hai gánh vải ra giấu trong cây rơm ở sau nhà, rồi cột chó dữ ở gần cho canh gác. Vì Hạ Nhựt Hạo ở vùng ngoại ô phủ Khai Phong nên nhà nọ cách nhà kia khá xa lại thêm bị che khuất bởi vườn cây rộng lớn nên lân bang không ai biết việc làm của hắn.
Trở vào nhà, Hạo bảo vợ:
- Làm vậy cho nàng bớt lo ngại chứ thực ra Bao Công chẳng có lý do gì khám xét nhà ta cả.
Nói đoạn, hắn quẩy gánh vải vào thành bán cho tiệm Uông Thành là chỗ bạn hàng quen biết lâu năm.
Thâu xong bạc, Hạo tất tả về nhà, giơ túi bạc và bảo vợ rằng:
- Nàng thấy chưa? Bạc đây nè. Ở nhà có quan quân đến hỏi gì không?
Vợ Hạo cười xoà không đáp. Chiều đó hai vợ chồng giết chồng ăn mừng.
Sáng sau, trong khi vợ chồng Hạ Nhựt Hạo còn đang hoan hỉ tính chuyện khuếch trương sự làm ăn buôn bán thì tại nhân Nha của Bao Công, viên cai lính lệ cũng đang kiểm điểm hai toán công sai.
Sau khi dặn dò cặn kẽ, viên cai ra lệnh cho các toán lính lên đường. Toán thứ nhất đi khắp hang cùng ngõ hẻm trong phố phủ Khai Phong rao cho dân chúng biết rằng: “Sáng nay quan sẽ cho khảo bia đá trước sân Nha để lấy lại ba gánh vải cho Sài Thắng”.
Mọi người lấy làm lạ rủ nhau lũ lượt kéo đến trước Nha coi sự thể ra sao. Tới nơi họ thấy một toán lính (toán thứ hai) đang ì ạch khiêng tấm bia đá lớn bỏ hoang trên bãi cỏ gần đó về.
Cửa Nha mở rộng, phía trong sân một toán lính gươm giáo sáng loà đứng thành hình cánh cung, lưng quay ra cửa, mặt trông vào chiếc án thư bày trước thềm công đường. Sau bàn có kê chiếc ghế phủ da cọp. Đó là nơi lát nữa Bao Công sẽ ra ngồi xử án.
Toán công sai khiêng tấm bia đá đặt giữa sân, trước án thư rồi xếp mấy bó roi song bên cạnh.
Lát sau một hồi trống nổi lên vang dậy. Bao Cong từ trong công đường uy nghi lẫm liệt bước xuống thềm đến ngồi trước án thư. Thơ lại khúm núm đặt bút nghiên và chồng hồ sơ lên bàn rồi lui về chắp tay đứng hầu sau lưng Bao Công.
Thấy trước cửa Nha chỉ loáng thoáng có vài người đi qua liếc mắt dòm vào, Bao Công liền kêu viên thơ lại già đến bên và dặn rằng:
- Ngươi ra bảo lính canh lui vô hết trong sân và mở thật rộng cửa Nha ra. Sau đó, ngươi bảo Trương và Triệu Hổ lẻn ra ngoài trà trộn trong đám người hiếu kỳ. Hễ nghe thấy trong này có tiếng chiêng trống và binh sĩ reo hò thì hai người cứ đến đứng trước cửa Nha mà dòm vào. Chừng nào thấy quá đông thì nhích dần lên và vô hẳn trong sân Nha giả bộ để coi cho rõ. Đến khi ta vỗ tay ra hiệu, hai thám tử sẽ từ từ rút ra ngoài và bảo lính đóng cửa Nha lại.
Nói tới đây, Bao Công ngưng lại nhìn viên thơ lại già một lúc, rồi như muốn thử tài viên thuộc hạ, ông chậm rãi hỏi:
- Ngươi có đoán ra mục đích của ta không?
- Thưa có…
- Có thì nói đi.
- Dạ, nếu kẻ thuộc hạ này đoán không lầm thì quan cho là tên trộm vải của Sài Thắng phải ở trong đám người sẽ vô sân Nha.
- Vì sao?
- Thưa, tên trộm vải tự biết y là thủ phạm mà không bị bắt nay thấy quan khảo cái bia là vật vô tri vô giác đẻ mong tra ra hắn thì thật là là đời lắm vậy. Nếu người khác tò mò một phần thì hắn sẽ tò mò tới mười phần. Nhưng…
- Nhưng sao?
- Nhưng nếu hắn không đến thì quan tính sao? Và nếu hắn có đến thì quan làm sao tra ra hắn được?
Bao Công cười đáp: -Cái đó thì… hạ hồi phân giải. Thôi ngươi khá đi lo công việc cho rồi
Viên thơ lại quay ra, Bao Công vuốt râu, lẩm bẩm:
- Ta có cách rồi. Tuy nhiên ta cũng chịu bó tay nếu gặp phải tên trộm gian ngoan, không mắc vào bẫy của ta. Vụ Sài Thắng mật vải này lẽ ra có thể bỏ qua vì không tìm thấy manh mối chi cả. Bây giờ đây dù có lập đến kế này nhưng cũng trông nhờ ở sự tình cờ bắt được đầu mối mà thôi. Biết đâu trời lại chẳng run rủi cho ta tìm ra tên trộm.
Lát sau viên thơ lại trở lại bên Bao Công và bẩm rằng:
- Thưa quan, mọi sự đã sắp đặt xong.
Bao Công gật đầu và ắng giọng quát lớn:
- Lính đâu, hãy đánh cho tên Bia đáng ghét kia hai mươi roi cho ta.
Một chú lính dạ thật lớn rồi bước tới rút roi song quật đủ hai mươi roi vào tấm bia giữa tiếng chiêng trống đổ hồi và tiếng quân lính reo hò ầm ĩ.
Thấy không có lính gác lại thấy Trương Long và Triệu Hổ (mặc giả làm lái buôn) đứng chình ình trước cửa Nha mà dòm vô, Đám người hiếu kỳ hùa nhau kéo đến mỗi lúc một đông.
Bao Công giả bộ cúi xuống coi lại hồ sơ một lát rồi ngửng lên thét vang như sấm:
- Tên Bia này to gan thực. Lính đâu đánh cho nó hai mươi roi nữa.
Lại một chú lính khác tiến ra lấy roi song đập đủ hai mươi roi vào tấm bia. Chiêng trống và tiếng reo hò của quân lính lại nổi lên như sóng cồn.
Hai thám tử của Bao Công bước tuốt vô trong sân Nha. Đám người ào vô theo. Phút chốc sân Nha đầy nhóc người xem Bao Công khảo bia để tra ra kẻ trộm vải của Sài Thắng.
Bao Công cứ tái diễn mãi tấn tuồng tra bia đá tới lần thư tư thì ông vỗ tay làm hiệu. Nhanh như cắt bọn lính gác đóng ập cửa Nha lại và ra lệnh cho dân chúng phải đứng yên tại chỗ. Bao Công kêu lính dẫn bốn người đứng ở hàng đầu tới trước án như cho ông xét hỏi.
Bốn người ríu rít tuân lờ, Bao Công giả làm mặt giận, vỗ bàn, la rằng:
- Ta đang xét xử, cớ sao các ngươi dám dắt những người kia vô đây làm mất trật tự? Tội các ngươi đáng đánh đòn, nhưng ta làm phước tha cho nhưng phải chịu phạt theo lối khác, chịu không?
Cả bốn dạ rân đáp:
- Xin chịu.
Bao Công gật đầu phán rằng:
- Tốt lắm. Bây giờ bốn người hãy khai tên họ địa chỉ cho thơ lại rồi sau đó sẽ ra thu xếp với đám người đứng ở góc sân kia, coi xem ai bán gì thì phải nộp phạt bằng vật ấy: Thịt phạt thịt, vải phạt vải, gạo phạt gạo, bốn người liệu phải thâu phạt cho đủ rồi đem đến. Hiểu chưa.
- Dạ hiểu.
- Vậy thì mau ra cắt nghĩa cho những người kia rồi an phận nấy lo đem đến nộp phật cho đủ. Bốn người sẽõ tự đứng ra ghi tên tuổi địa chỉ của người nạp phạt cùng số loại hàng nạp. Thôi các ngươi đi lo ciệc cho xong đi.
Bốn người vái dài Bao Công rồi đi về phía cuối sân Nha loan tin cho mọi người hay trong khi Bao Công từ từ đứng dậy lui vô bên trong công đường.
Chừng một tiếng đồng hồ sau, họ thâu đủ số phạt, không sót một ai và đem trình Bao Công.
Bao Công xem qua các món thấy có mấy tấm vải liền sai lính để riêng ra đoạn ông kêu bốn người đại diện vô mà hỏi rằng:
- Trong bốn người có ai buôn bán vải lụakhông?
- Dạ không?
- Thế có bà con, cô bác hay bạn hữu làm chi nghề đó không?
- Thưa, cũng không.
- Khai cho thiệt nghe, chớ có dấu quanh mà ta tra ra thì bị tội nặng nghe.
- Dạ, chúng tôi khai thiệt.
- Tốt lắm. Bây giờ ta tạm giữ lại ba tấm vải mai sẽ hoàn lại, còn các món khác các ngươi đem về trả hết lại cho người ta.
Bốn người vừa lãnh đồ đem ra khỏi Nha thì Bao Công kêu ngay lính xuống nhà dưới nói với quan bà cho mượn vài ba cây vải nhà dệt đem lên để cùng với đống vải nộp phạt. Đoạn ông sai lính hoả bài đi đòi Sài Thắng và Tử Thâm đến hầu gấp.
Bao Công lấy tấm vải mà quan bà dệt ra và hỏi Sài Thắng:
- Phải vải này của ngươi bị mất không?
- Dạ không. Vải này chẳng phải của tôi.
Bao Công lại chìa tấm vải khác ra hỏi, Sài Thắng cũng không nhận. Tới lần thứ năm, nhìn một tấm vải nộp phạt, Sài Thắng coi kỹ một lát rồi reo lên:
- Thưa quan, vải này đúng là của tôi, sao quan tìm ra?
Bao Công đòi lại tấm vải rồi chậm rãi hỏi Sài Thắng:
- Có chắc không?
- Dạ chắc lắm.
- Nhãn hiệu khác mà sao dám là chắc?
- Tên trộm đã bôi bỏ nhãn hiệu cũ xong đúng là vải của tôi bị mất trộm. Xin quan lật lại mặt trái, nơi mép trên có ghi chữ “bát” và chữ “tam” nhỏ li ti. Đây là cây vải thứ tám trong loại vải thứ ba chúng tôi buôn từ Hàng Châu qua đây để bán. Tôi xin đọc ra đây thước tấc mỗi cây, xin quan cho đo lại, nếu không đúng, tôi xin chịu tội.
Nghe xong, Bao Công truyền thơ lại, đo lại thấy đúng như lời khai của Sài Thắng, không sai một phân.
Ông trỏ những cây vải còn lại biểu sài Thắng coi còn tấm nào của y nữa không. Sài Thắng xem mọt lượt rồi trả lời:
- Thưa quan chỉ có một cây vải ấy mà thôi.
Bao Công truyền lính đưa Sài Thắng và Tử Thâm ra sân chờ lệnh ông sai người đi kêu bốn người dân lúc trước đến hầu gấp.
Bao Công trỏ tấm vải của Sài Thắng và hỏi bốn người rằng:
- Tấm vải này do ai nộp phạt đây?
- Dạ, của chủ tiệm Uông Thành.
- Có đúng không?
- Thưa đúng lắm. Tất cả chỉ có ba tiệm vải đi coi thì bị phạt. Tấm vải quan vừa hỏi đó là tấm trắng nhất của tiệm Uông Thành. Còn hai tấm kia khác mầu và xấu hơn.
Bao Công dạy lính công sai đi bắt chủ tiệm Uông Thành về Nha xét hỏi:
- Phải tấm vải này của nhà ngươi không?
- Dạ phải.
- Nhà ngươi đi Hàng Châu buôn về sao?
- Thưa không, xưa nay tôi chỉ mua lại của các lái buôn thôi.
- Cây vải này mua của ai?
- Dạ, của người lái tên là Hạ Nhựt Hạo.
- Mua nhiều ít và lâu mau rồi?
- Dạ, mua một gánh, mới bữa qua thôi.
- Nhà ngươi có biết vải này là của Sài Thắng bị mất trộm không?
- Thưa không, thường ngày tiệm tôi mua đi bán lại cũng nhiều. Vả lại Hạ Nhựt Hạo với tôi là chỗ bạn hàng lâu năm.
Bao Công suy nghĩ một lát rồi vuốt râu hỏi tiếp:
- Những chuyến trước… Tên Hạo có buôn về nhiều như vậy không?
- Y vẫn thường buôn về một gánh, từ mấy năm nay rồi.
- Ngươi biết địa chỉ của Hạ Nhựt Hạo chớ?
- Dạ biết. Trước đây tôi có ghé qua nhà y đôi ba lần dự ti65c.
Bao Công trỏ Uông Thành mà bảo viên thơ lại già rằng:
- Nhà ngươi hãy lấy lính đi cùng với người này lại tiệm đem chỗ vải y đã mua được đem về Nha cho ta.Sau đó ngươi lại dẫn lính đi cùng anh ta bắt Hạ Nhựt Hạo và lục soát kỹ nhà tên Hạo xem sự thể ra sao.
Viên thơ lại tuân lời điểm một toán lính và lên đường tức tốc.
Lại nói về Hạ Nhựt Hạo vì ở ngoại ô nên không hay biết gì về các sự xẩy ra ở thành cả nên vẫn đắc chí ngồi nhà nhậu nhẹt, tính chuyện tương lai cùng vợ.
Lúc rượu đã xoàng xoàng, Hạ Nhựt Hạo bảo vợ:
- Bây giờ, nàng hãy giúp ta đem hai gánh vải giấu nơi cây rơm sau vườn vào nhà, kẻo để lâu hư hết.
Vợ Hạo can:
- Thiếp nghĩ chàng nên để qua vài bữa nghe ngóng ra sao cho chắc ăn đã đừng nên hấp tấp. Thiếp vẫn thấy… thế nào ấy.
Hạo gắt:
- Còn gì nữa mà không chắc ăn. Nàng chỉ hay lo quẩn, lo quanh.
Vợ Hạo thấy chồng gắt, vội đấu dịu:
- Thì chắc ăn rồi, thiếp có nói sao. Nhưng thôi đề chiều nay lấy vào cũng chẳng muộn gì. Chàng hãy nhậu tiếp đi cho vui vẻ đã.
Hạo hài lòng, cười hề đáp:
- Ờ nói vậy nghe xuông tai hơn…
Hắn chưa dứt lời xẩy có con trai lớn của người bạn ở đầu xóm hớt hải chạy xồng xộc vào nhà, vừa thở vừa nói rằng:
- Bác Hạo ơi, các quân lính trên Nha về bắt bác kia kìa. Họ sắp vô tới nơi đó, bác.
Nói rồi, thằng bé lủi nhanh như cắt ra cửa và chạy mất dạng.
Vợ Hạo mặt tái mét, run rẩy bảo chồng:
- Đấy, thiếp nói có sao đâu.
Hạ Nhựt Hạo tuy có chột dạ nhưng vẫn cố bình tĩnh bảo vợ:
- Nàng đừng có hốt hoảng cứ làm mặt thản nhiên như không để mặc ta đối phó. Nếu họ có xét nhà và hạch hỏi cứ khai là đờn bà không hay biết gì cả.
Nói đoạn Hạo ung dung ngồi nhắm rượu.
Khi quân lính và chủ tiệm Uông Thành ập vô nhà thì Hạo giả bộ ngạc nhiên hỏi:
- Kìa bác Uông Thành đi đâu mà có quân lính theo rầm rộ vậy?
Chủ tiệm Uông Thành không dám trả lời chỉ đưa mắt nhìn viên thơ lại. Người này nạt nộ Hạo rằng:
- Ngươi lấy trộm ba gánh vải của Sài Thắng rồi đem bán cho tiệm Uông Thành hết một gánh. Biết điều thì nhận tội và nộp trả hai gánh còn lại ngay đi.
Hạo cứng cỏi chỉ maặt Uông Thành nói:
- Hay cho anh này, khi không vu vạ cho người ta.
Nào ai lấy trộm vải của Sài Thắng? Dễ thường tới mấu năm nay tôi cũng bán vải ăn trộm cho anh ấy hẳn!
Chủ tiệm Uông Thành chưa biết trả lời ra sao thì viên thơ lại đã quát lớn:
- Việc thế nào đã có bao Đại nhơn phân xử. Lính đâu xét nhà tên này cho ta.
Vợ Hạo nghe vậy thất kinh đưa mắt nhìn chồng rồi nhìn về phía cây rơm sau vườn. Hạo trừng mắt nhìn vợ. Vợ Hạo cúi mặt nhìn xuống đất, tay hơi run run. Nhưng may quân lính không ai để ý đến mụ cả, chỉ hối nhau đi lục soát khắp nhà Hạo. Dĩ nhiên là họ không thấy gì cả.
Viên thơ lại bực tức hô hai lính công sai ra kiếm sau vườn. Con chó mực cột gần cây rơm cất tiếng sủa rầm ĩ. Hai chú kli1nh đến gần cây rơm ngó quanh một lúc rồi bảo nhau:
- Thôi vô cho được việc, đứa nào dại mà giấu vải ngoài vườn cho mưa nắng làm hư đi sao:
Thế là cả hai kéo nhau trở vô nhà và lắc đầu nói với viên thơ lại:
- Ngoài vườn cũng chẳng có gì lạ cả.
Viên thơ lại quay rabảo Hạ Nhựt Hạo:
- Thôi được anh theo tôi về trình qan.
- Tôi làm gì mà bắt tôi.
- Thì lệnh quan, trên bảo đưa anh về Nha thì cứ phải tuân theo đã.
Hạo đành phải theo quân lính lên đường…
Trước mặt Bao Công, Hạo vẫn chối dài. Bao Công bình tĩnh hỏi:
- Nhà ngươi qua Hàng Châu buôn chuyến vải này lâu mau?
Hạo lúng túng đáp liền:
- Dạ cách đây một tuần.
Mọi lần trước đi về mấy bữa thì đem bán cho tiệm Uông Thành?
- Dạ lối đôi ba bữa.
- Sao kỳ này chậm bán vậy.
Hạo lúng túng đáp:
- Dạ …. Vì đau.
Bao Công nhanh ý nhận ra ngay sự thiếu thành thật của Hạ Nhựt Hạo nên quát lớn:
- Nói láo. Mi không ra khỏi làng từ hai tuần nay. Lính đâu vật nó ra đánh mười roi cho ta.
Hạo bị đòn chịu không thấu đành thú nhận lấy trộm ba gánh vải của sài Thắng.
Bao Công hỏi:
- Còn hai gánh vải dấu ở đâu?
- Dạ, trong cây rơm ở sau vườn.
Bao Công trợn mắt quát viên thơ lại:
- Đồ ăn hại, bảo xét nhà nó cũng không xét kỹ.
Nói rồi ông sai lính đi lấy chỗ vải đem về Nha.
Sài Thắng nhận là ba gánh vải của mình. Bao Công quở mắng sài Thắng:
- Lần này ta tha cho nhà ngươi. Lần sau không nên hồ đồ gán tội cho người ngay nữa nghe.
Nếu không tra ra có phải là oan cho Tử Thâm không?
Sài Thắng và Tử Thâm vái tạ Bao Công rồi vui vẻ chia nhau gánh vải ra về.
Còn Hạ Nhựt Hạo bị bao Công kết án đày đi xứ xa.