Bao Công xử án

Ngày xưa tại phủ Khai Phong, có chàng Tôn Hựu họ Tần, dòng dõi trâm anh, nhà giàu có, hiền hậu và rất là dễ tính, thế nào cũng được, thế nào cũng xong.
Chính về cái bản tính xề xoè, chín bỏ làm mười, không muốn sinh sự lôi thôi mà ngay từ hồi nhỏ, lúc còn đi học, Tôn Hựu thường hay bị bạn bè ăn hiếp.
Tần ông lắm lúc phải bực mình vì con:
- Thằng Hựu lành quá đổi, sau này gặp phải con vợ đáo để tất đến bị nó sỏ mũi dắt đi mà thôi.
Tần bà cả cười xoa đầu con và bảo chồng:
- Ông cứ chê con giai tôi hoài. Tôi thấy nó giống tính ông như hệt. Thế ông có bị tôi xỏ mũi chưa?
Tần ông vểnh cầm, vuốt chòm râu muối tiêu, cười khà khà đáp:
- Chuyện cái bà này. Bà thì lại khác. Dễ đâu kiếm được người như bà.
Tần bà nhìn chồng nét mặt hân hoan.
Thấm thoát Tần Tôn Hựu đã mười sáu tuổi Tôn bà để tâm kiếm vợ cho con. Bà dò la khắp vùng, cốt ý kén đứa con dâu thuỳ mị, nết na. Kẻ mối người mai cũng được lắm, nhưng bà chưa ưng đám nào. Tần ông sốt ruột bảo vợ:
- Mình ngày càn trọng tuổi, cũng mong cho con nó yên bề gia thất và sớm có cháu bồng. Bà chớ quá rềnh rang mà sanh ra già kén kẹn hôm đó.
- Ông nói phải nhưng mình cũng phải chọn người tương xứng…
Tần ông khoái tay, ngắt lời vợ:
- Phàm lấy vợ cho con phải chọn con nhà nề nếp, gia phong, phải chú trọng đến gia đạo của nó, coi bố mẹ anh em nó ăn ở ra sao, tình hình hạnh kiểm thế nào, nhiên hiệu mới biết được ít nhiều về người con gái. Đã hay rằng, sự đời, biệt lệ cũng có, song nguyên tắc chung là như vậy. Bà nên nhớ là con cái chịu ảnh hưởng rất nhiều về nền giáo dục trong gia đình. Bà nghe kịp tôi nói không?
- Đã, tôi vẫn nằm lòng các điều ông vừa nhắc lại đó.
Tần ông hài lòng vui vẻ nói:
- Vậy thì tốt lắm.
Thế rồi người con gái được họ Tần chọn làm dâu là Trịnh thị, con Trình Mỹ. Quả là Tần bà có mắt tinh đời. Trình thị rất mực đoan trang, một lòng thờ cha mẹ chồng, một dạ kính mên chồng.
Qua năm sau Trình thị hạ sanh được một con trai được tần ông đặt tên là Tần Tôn Nhu. Vì nó là con đầu nên ngay từ bé trong nhà thường kêu là trưởng Nhu.
Ít lâu sau, Tần ông và tần bà lần lượt cưỡi hạc quy tiên. Trình thị gánh vác giang sơn nhà chồng, tỏ ra rất mực đảm đang và trị gia thật là nghiêm trang. Trong cách sử sự với chồng, Trình thị noi gương của tần bà, không mảy may sai lệch. Ai Cũng khen họ Tần tốt số. Tôn Hựu sống trong hạnh phúc đến khi Tôn Nhu được mười tuổi thì Trình thị bỗng lâm bạo bệnh qua đời vào tết trung Thu.
Tôn Hựu thương tiếc vô cùng, khóc than khôn xiết sự tình, và lo cho vợ được mộ yên mả đẹp.
Rồi từ đó chàng vốn dĩ đã hiền lành ít nói nay bị vết thương lòng quá nặng nên lại càng ít nói hơn.
Chàng lặng lẽ sống trong cảnh gà trống nuôi con thấm thoát đã được mấy năm. Cứ mỗi độ Thu về, nhìn bầy trẻ xóm giềng quây quần bên mẹ chúng nô đùa dưới ánh trăng rằm, bên mâm cỗ Trung Thu, Tôn Hựu trạnh nhớ đến vợ hiền mà héo ruột gan.
Tiết Trung Thu năm ấy, Trưởng Nhu kém sức khoẻ ngồi ủ rũ trước bàn cỗ trông trăng khiến Tôn Hựu càng thêm xót xa, thương tiếc Trình thị vô cùng. Chàng đỡ con vào giường nằm rồi lén ra sau nhà tựa gốc cây khế, bưng mặt khóc nức nở hồi lâu.
Đêm đã khuya sương xuống ướt cả hai vai mà Tôn Hựu vẫn ngồi thừ trên phiếm đá bên bờ ao, mắt lờ đờ nhìn đàn cá say mồi đớp bóng trăng Thu tan tành.
Một quả khế chín rơi bộp xuống mặt ao làm chàng giật mình trở về thực tại. Tôn Hựu ể oải đứng dậy đi về phòng ngủ.
Đêm ấy, chàng mơ thấy Trình thị về. Nàng quì xuống bên giường vùi đầu vào ngực chồng khóc lóc hồi lâu. Chàng nắm vai vợ, hai hàng lệ lã chả tuôn rơi.
Lát sau, Trình thị ngửng dậy, lấy vạt áo chấm nước mắt rồi nghẹn ngào nói với chồng:
- Thiếp nhớ chàng, thương con nên phải về đây, xin chàng khá bớt mối u sầu, kiếm người bạn trăm năm khác để hầu chàng, nuôi con, cho thiếp được an lòng nơi chín suối.
Tần Hựu buồn rầu đáp:
- Nàng lìa cõi thế, cha con ta khổ sở vô cùng. Nàng hãy trở về dương gian…
- Aâm dương đôi ngả, số trời định vậy, xin chàng bớt nỗi nhớ thương tục huyền với người hiền đức cho con đỡ khổ thì hồn thiếp mới được tiêu diêu ơi cục lạc. Thôi vĩnh biệt chàng, thiếp phải trở về.
- Nói đoạn, Trình thị đứng dậy quay lưng đi ra cửa. Tần Hựu giật mình tỉnh dậy thấy áo gối đẫm lệ và màn cửa còn nhẹ nhàng lay động.
Từ sau bữa đó, Tần Hựu không đến nỗi thờ ơ mỗi khi bạn bè, họ hàng khuyên chàng tục huyền. Theo quan niệm chung của xã hội thời bấy giờ, Tần Hựu khó mà lấy được vợ trẻ và gia thế như Trình thị. Vốn tính hiền lành thật thà, lại quen được mẹ cha và lúc vợ sanh tiền giúp đỡ quyết định trong mọi công việc nên chi tần Hựu rất lúng túng trong sự lựa chọn vợ kế.
Sau cùng chàng nhge theo bè bạn cưới Liễu thị xuất thân trong gia đình tầm thường, mặc dầu bà cô chàng hết sức can ngăn.
Bà cô chàng sợ Liễu thị theo gương mẹ đẻ về nhà chồng sẽ giở thói kém giáo dục, ẩu hỗn với Tần Hựu. Bà nói:
- Cháu chọn người gia tư kém cháu làm vợ. Điều đó cũng được. Tuy nhiên điều quan trọng khi kén vợ là chọn người hiền đức. Cứ xem tính cháu và nề nếp trong gia phong của Liễu thị, cô thấy nó sẽ lấn át cháu và để khổ cho hai bố con mật thôi.
Tần hựu chỉ vâng dạ cho qua câu chuyện rồi chàng vẫn cưới Liễu thị làm vợ kế. Có người cho rằng Tần Hựu ưa thích lấy vợ đẹp.
Quả đúng như lời bà côTần Hựu đã nói, về nhà chồng ít bữa, thấy chồng hiền lành chân thật. Liễu thị liền giở ngay thói độc dữ, ẩu hỗn, chẳng kính nể gì chồng cả. Tần Hựu bị đánh phủ đầu, nhưng vẫn chịu nhịn, thét rồi sanh ra sợ vợ.
Đối với con chồng, Liễu thị mới đầu tuy có săn sóc đôi chút nhưng tỏ vẻ không ưa ra mặt. Động một chút là Trưởng Nhu bị mẹ ghẻ la rầy, mắng chửi. Thoáng thấy cha con đến gần nhau là Liễu thị kiếm cớ đuổi Trưởng Nhu xuống nhà dưới và không quên ỉ eo chồng.
Trưởng Nhu năm nay tuy đã mười lăm nhưng vì là người chí hiếu nên chỉ cúi đầu ứa lệ đi về thư phòng ngồi rỏ lệ khóc thầm.

Đến khi Liễu thị cò thai càng tác yêu tác quái, coi Trưởng Nhu cái gai trong mắt. Những lúc Tần Hựu vắng nhà, Liễu thị thường điểm mặt Trưởng Nhu mà rủa rằng:
- Thằng kia, sao mày không chết theo mẹ mày đi cho tao rảnh nợ.
Một bữa Liễu thị vắng nhà, Trưởng Nhu mon men lên nhà trên tìm cha kể nỗi đau khổ cho cha nghe.
Tần Hữu đau đớn hỏi con:
- Sao con không cho cha biết sớm? Để cha lựa lời khuyên bảo ghẻ con.
Khi Liễu thị về nhà, Tần Hựu đem chuyện Trưởng Nhu ra nói, và ngỏ ý khuyên vợ nên đối xử với con chồng cho phải đạo. Chẳng dè thị vật mình la khóc ầm ĩ và lớn tiếng trách cha con tần Hựu những là: đồ vô ơn bạc nghĩa và đồ vu oan giáo hoạ.
Vốn người ăn nói nhỏ nhẹ, đa sầu đa cảm, lại nữa đây là lần đầu ti6n tron đời bị một vố kinh hoàng như vậy nên Tần Hựu sợ hãi nín khe, mặt xang như tàu lá.
Liễu thị biết thóp lại càng làm dữ tợn đến nỗi Tần Hựu phần thì ngỡ mình quá nghe con nghi oan cho vợ, phần thì quá sợ ồn ào tai tiếng nên vội xuống nước năn nỉ Liễu thị bỏ qua cho.
Sau trận đại thắng ấy, Liễu thị mặc sức làm mưa lám gió trong nhà họ Tần. Thấy “chủ soái” còn bị phuu nhân hạ sát ván bọn gia nhân đầy tớ sợ Liễu thị một phép. Trưởng Nhu hoàn toàn bị thế cô.
Ít bữa sau, Liễu thị hạ sanh được một đứa con traii được Tần Hựu đặt tên là thứ Nhu. Bữa đầy tháng Thứ Nhu, Liễu thị mở tiệc ăn uống linh đình.
Lời nói chẳng mất tiền mua, huống hồ nơi đây lại còn được đãi ăn uống nữa thì ai dại gì mà chẳng tiếc lời khen Thứ Nhu.
Thiên hạ đua nhau nịnh Liễu thị. Những là:
- Bác Hựu tốt phước quá, được bà kế có phần linh lợi hơn bà trước.
- Chú này tốt tiếng quá. Phen này hai bác lấy thúng ra mà hốt bạc. Tướng như vầy cha mẹ làm ăn không phấn chấn sao đặng.
Một vài người khác bắt con nữ tỳ bế Thứ Nhu lại gần làm bộ rành khoa tướng số rồi xuýt xoa nói với vợ chồng Tần Hựu:
- Tướng này ăn đứt thằng anh nó là trưởng Nhu rồi. Thằng anh rồi đến xách dép cho thằng em mất thôi.
Tần Hựu mỉm cướp gạo. Còn Liễu thị bụm miệng cười thầm. Thị dư biết đứa bé mới được một tháng còn là khối thịt đỏ hỏn, làm chi mà đã nói được tướng số.
Tuy vậy thị vẫn mở cờ trong bụng. Nhất định là Thứ Nhu. Cái đó khỏi cần bàn đến, và cũng chẳng cần phải coi tướng số làm chi cho mệt.
Cứ theo kế hoạch của thị tất nhiên Trưởng Nhu phải xách dép cho em đứt rồi còn chi. Mà có khi con của Trình thị cũng không còn sống tới ngày Thứ Nhu biết đi để mà xách dép. Cái gia tài to tát của họ tần phải về tay con thị. Bằng cách nào?
Liễu thị lẩm bẩm: “rồi sẽ biết”.
Từ bữa đó, Liễu thị thẳng tay hành hạ con chồng, Trưởng Nhu không được đi học nữa, phải ở nhà tập việc đồng áng với bọn tá điền.
Đi làm đồng về, Trưởng Nhu lại bị mẹ ghẻ bắt dọn dẹp trong nhà và giặt tã lót cho em cùng quần áo cho mẹ ghẻ. Liễu thị lại theo dõi công việc làm của con chồng, động một chút là mắng chửi, đánh đập. Ôi thật là vất vả cay đắng trăm chiều. Tuy bị hành hạ quá đáng nhưng Nhu không dám mách cha vì biết chẳng ích gì, chỉ thêm khổ cho cha. Cho nên chàng chỉ âm thầm chịu đựng. Những đêm thanh vắng, Trưởng Nhu bưng mặt khóc thầm, khóc chán chàng gọi mẹ xin cho đi theo về chốn truyền đài, tránh cho cha con khỏi bị đau khổ.
Liễu thị cũng chọn những lúc đêm khuya thanh vắng năn nỉ ỉ eo với chồng đòi truất quyền thừa hưởng gia tài của trưởng Nhu.
Tuy sợ vợ, Tần Hữu cũng không đành tâm làm hại con đời vợ trước. Bị vợ thôi thúc quá, họ Tần chỉ ậm ừ cho qua, chớ không chịu làm giấy tờ chi cả. Liễu thị bực mình lắm nhưng không giám áp đảo chồng.
Thị bèn nghĩ độc kế loại trừ trưởng Như và chờ cơ hội thuận tiện để thi hành.
Cơ hội đã đến… Bữa đó Tần Hựu phải đi thăm người bà con gần đau nặng ở tỉnh xa.
Tần Hựu đã đi ra tới bụi tre đầu làng bỗng nghe tiếng chân huỳnh huỵch chạy theo. Hựu giật mình quay lại cảm động nhìn trưởng Nhu hổn hển chạy đến bên mình.
Cậu bé mười lăm tuổi mồ côi mẹ được năm năm và hiện nay đang sống trong cảnh đoạ đầy của người mẹ ghẻ, gương mắt nhìn cha không nói nên lời.
Tần Hựu nhẹ nhàng xoa đầu con và nói:
- Con ra tiễn cha à? Cha đi vài bữa thì về như mọi lần, có chi mà con phải lo âu như vậy?
Trưởng Nhu ngập ngừng:
- Cha… cha cho con đi với.
Tần Hựu cười xoà:
- Con đã lớn rồi đi theo cha làm chi?
Mọi lần con đâu có đòi đi như vậy.
- Lần này khác. Tự nhiên con thấy buồn quá.
- Thôi để lần sau cha sẽ hỏi mẹ Thứ Như rồi cho con đi, con về đi.
Trưởng Nhu lủi thủi qauy về trong khi Tần Hựu thở dài tiếp tục lên đường. Ai ngờ đây là lần cuối hai cha con giáp mặt nhau.
Biết tần Hựu đi cuyến này phải cả tuần lễ mới về, Liễu thị liền sắp đặt kế hoạch sát hại con chồng. Chiều thị lại bày thêm việc cốt ý cho gia nhân đầy tớ bận tốùi mắt ở dưới nhà hết.
Đoạn thị kêu Trưởng Nhu vô buồng kín sai dọn dẹp loanh quanh. Chờ lúc con chồng vừa cúi xuống. Liễu thị vung cây gậy đã thủ sẵn, nện thiệt mạnh vào gáy Trưởng Nhu. Trưởng Nhu đã gục xuống đất, chân giẫy tê tê. Liễu thị nhào tới cứ nhằn bụng con chồng mà đá liên hồi.
Khi con ác phụ ngừng chân thì Trưởng Nhu chỉ còn là cái xác không hồn.

Liễu thị lấy mền bọc xác Trưởng Nhu vác về buồng riêng của nó và đặt xuống chân giường. Đoạn thị lén trở về phòng…
Lát sau làm bộ tự nhiên, lũng thững đi xuống coi gia nhân làm việc. Thị giả vờ hỏi mọi người :
- Uûa, còn trưởng Nhu đâu?
Một gia nhân đáp:
- Dạ, chúng con mải làm, không để ý. Chắc cậu quanh quẩn đâu đây.
Liễu thị nghiêm giọng nói:
- Đi kiếm xem cậu ấy đâu bảo xuống làm việc chớ. Con trai lớn bằng ấy mà lười như hủi, sau đến đi ăn mày mất thôi.
- Thưa bà… con lên tìm thấy cậu… nằm dưới đất… gọi không thưa. Mời bà lên coi.
Liễu thị vờ ngạc nhiên:
- Vậy hả. Mấy đứa bây theo ta lên coi xem thế nào.
Nói đoạn thị làm bộ te tái chạy lên phòng Trưởng Nhu rồi hô gia nhân vác con chồng lên giường chạy chữa. Thị bảo gia nhân:
- Chắc là trúng gió rồi. Tụi bây lấy rượu và gường xoa bóp cho cậu. Lẹ lên, bây.
Gia nhân xúm lại kẻ góp rượu người lay gọi hồi lâu nhưng trưởng Nhu vẫn nằm ngay như khúc gỗ.
Liễu thị hô:
- Coi thử xem cậu còn thở không?
Dĩ nhiên là không rồi còn chi nữa. Liễu thị giả bộ bưng mặt khóc hu hu rồi thuên người lo liệu việc chôn cất và sai người lập bàn thờ cúng kiếng tự nhiên.
Trưởng Nhu bị chôn ngay tại thửa ruộng của cha, sát bên lề đường.
Mấy bữa sau, Tần Hựu về nhà, Liễu thị vờ khóc lóc thảm thiết, rồi kể với chồng: Chàng đi, ở nhà con nó chẳng may trúng gió độc chết, thiếp hết lòng cứu chữa mà không cải được với số Trời. Thiệt là đắc tội vời chàng.
Tần Hựu bàng hoàng đến bên bàn thờ con đốt nến thắp nhang khấn khứa hồi lâu. Người cha đau khổ quay ra, mắt đỏ ngầu, đẫm lệ, rồi hối gia nhân đưa ra đồng thăm mộ con.
Gia nhân dạ ran kéo nhau tới hai ba đứa đi theo chủ ra đồng. Dọc đường chúng không ngớt lời than tiếc cho con chủ. Chẳng qua đó chỉ là khóc mướn thương vay chớ thực ra họ chỉ mượn dịp để kể công với chủ một cách khéo léo. Nào là họ đã hết lòng cứu chữa, nào là họ đã lo cho trưởng Nhu được mồ yên mả đẹp.
Tần Hựu thấy lũ gia nhân cũng nói là trưởng Nhu chết vì gió độc nên không nghi ngờ chi cả.
Thấy chồng không tỏ vẻ thắc mắc về cái chết đột ngột của Trưởng Nhu. Liễu thị cũng mở cờ trong bụng. Thôi thế là từ nay, cái gia tài to tát của cha. Thị tự khen thầm mình đã khéo bầy ra mưu thần chước quỷ để loại trừ con ghẻ một cách êm thấm như vậy.
Hơn một tuần lễ sau ngày Trưởng Nhu bị mẹ ghẻ đập chết, xảy có Bao Công đi tuần tra cácquận trong phủ Khai Phong. Sáng đo Bao Công cỡi ngựa ra đồng quan sát công việc cầy cấy của dân.
Bao Công lỏng tay cương, cho ngựa đi bước một trên con đường đất băng qua cánh đồng bát ngát, đầy lúa mọc xanh rờn.
Lúc đi ngang qua thửa ruộng của Tần Hựu, thấy mấm mồ của Trưởng Nhu nằm bên lề đường, Bao Công dừng ngựa lại hỏi chức việc sở tại đi theo hầu:
- Mả ai mới chôn đây?
Chức sở tại đưa mắt nhìn nhau. Viên thơ lại già của Bao Công muốn cứu vãn tình thế, bèn trả lời đại:
- Dạ thưa không biết. Chắc là của người trong thành hay của người trong làng gần đây.
Bao Công bật cười nhìn viên thuộc hạ và nói:
- Thế ngươi muốn người chết rớt từ chín từng mây xuống ư?
Tất cả cười ồ vui vẻ, Bao Công chậm rãi nói:
- Mả chông lề đường theo nhẽ phải là kẻ tứ cố vô thân, chết đường chết chợ nên được chôn tại đây.
Quan sát một lúc, Bao Công nói tiếp:
- À mà không phải. Mả này lại chôn trong phạm vi thửa ruộng sát lề đường tức là thân nhân người chết thuộc hạng có tiền bạc. Mà cớ sao lại chọn chỗ úng thủy này mà táng nhỉ. Kiểu đất chỗ này không có chi lạ, lại là bại địa nữa. Lạ thiệt! Lạ thiệt!
Viên thơ lại già bạo phổi góp ý kiến:
- Thưa thượng quan hay là kẻ nằm dưới mồ không phải là thân tộc của chủ ruộng?
- Lại càng vô lý nữa. Vì đây không phải là kiểu đất lạ khó có thể kết phát, ai hoài tiền mua miếng đất này mà táng thân nhân? Ta chắc kẻ chết là thân tộc của chủ đất, nếu phải vậy tất là có sống cũng chẳng được trọng vọng, quý mến gì. Thôi ta lên đường.
Nói đoạn Bao Công giựt cương ngựa lên đường.
Được một quãng, Bao Công nghe tiếng văng vẳng bên tai như có tiếng trẻ con nói: “xin cáo oan cùng đại quan” Bao Công giật mình quay lại. Vô lý! Mình ngồi trên ngựa, ai mà nghé bên tai nói được?

Nghĩ vậy, ông tiếp tục cuộc hành trình thăm viếng các thôn xã quanh vùng cho tới gần trưa thì quay về phủ Khai Phong.
Lúc đi ngang qua nấm mồ Trưởng Nhu ông lại chăm chú nhìn rồi tai lại nghe văng vẳng như có người nói: “Xin cáo oan cùng thượng quan”. Bao Công chưa biết tính sao, xẩy có một cụ già đầu tóc bạc phơ từ đám ruộng phía bên kia đường thong thả đi lên lộ.
Bao Công vội sai lính chạy theo mời lại hỏi chuyện:
- Lão trưởng có biết nấm mồ ai kia không?
Vừa nói Bao Công vừa cầm roi ngựa trỏ vào mộ Trưởng Nhu.
Ông già vòng tay thi lễ rồi đáp:
- Thưa thượng quan, người nằm ở dưới mồ là tần Tôn Nhu tục gọi là Trưởng Nhu, mười lăm tuổi, con của Tần Tôn Hựu ở trong thành.
- Sao lão trượng biết rõ vậy?
Dạ, tôi ở gần đây, nhà nghèo nên được các chủ ruộng thuê ngày ngày đi canh chừng lúa má cho trâu bò khỏi phá.
- Lão có biết tại sao tần Tôn Hựu lại chôn con ở đây không?
- Dạ ruộng này là của tần Tôn Hựu nên ông ta chôn con ở đó.
Biết là ông lão già không thể hiểu lập luận của mình, Bao Công liền hỏi lối khác:
- Tần Hựu có vợ được mấy con?
- Dạ, ông ta có hai đời vợ. Vợ cả là Trình thị đã chết năm năm nay, để lại cho ông ta đứa con chôn đây tức là Trưởng nhu. Cách đây hai năm ông ta cưới Liễu thị làm vợ kế, có thêm một con trai là thứ Nhu.
- Cảnh mẹ ghẻ con chồng ra sao?
- Theo lời tá điền của họ tần thì từ ngày Liễu thị sanh đặng con trai thì ngược đãi con chồng bắt bỏ học ở nhà làm việc đồng áng.
Chính tôi có trông thấy trưởng Nhu ra làm đồng hàng ngày từ ít lâu nay.
Bao Công gật gù hỏi tiếp:
_ Thế Tần Hựu là người thế nào?
- Dạ, ông ta hiền lành, chân thật, thương Trưởng Nhu ngưng không dám can thiệp vì gặp phải Liễu thị quá lăng loàn. Theo lời ta điền, ít khi cha con gặp nhau.
Nghe tới đây, tự nhiên mắt bao Công như sáng hẳn lên. Ông hỏi:
- Lão có biết Trưởng Nhu chết vì bệnh gì không?
- Dạ nghe nói bị trúng gió độc.
- Vậy là y chết đột ngột, lúc này lảo có nói thường gặp Trưởng Nhu ra đồng làm việc. Vậy chớ Trưởng Nhu chết sáng hay chiều?
- Dạ chiều.
- Thế sáng đó y có ra đồng không?
- Dạ có.
- Y có tỏ vẻ gì không? Buồn vui hay như thường?
- Có vẻ buồn bã. Tôi có hỏi thì y nói là nhớ cha.
- Uûa thế tần Hựu đi đâu?
- Dạ sáng đó Tần Hựu có việc phải vắng nhà mấy ngày.
- Dạ phải.
Nghe đoạn Bao Công nhíu lông mày lẩm bẩm:
- Có oan uổng chi đây. Để ta coi thử.
Rồi ông nhẩy xuống ngựa vẫy đám chức việc sở tại đến gần và ra lệnh:
- Các ngươi đi huy động cho ta lối hai chục trai làng khẻo mạnh đem theo cuốc, xẻng, mai thuổng ngay ra đây làm việc.
Lối một giờ sau, hai chục thanh niên khoẻ mạnh thay phiên nhau kẻ cuốc người đào, khai quật mả Trưởng Nhu lên.
Xác kẻ bạc mệnh được khiêng lên đặt trên lộ. Bao Công ra lệnh lột hết đồ khâm liệm và quần áo nạn nhân ra. Ông chăm chú xem xét các vết bầm tím nơi bụng và sau gáy, đoạn quay lại hỏi ông già lúc nãy:
- Nếu lão có biết ai đánh chết người này, cứ khai thiệt ta không bắt tội đâu.
Ông lão lắc đầu lia lịa:
- Dạ, thưa thiệt tình tôi không biết.
Bao Công hô thơ lại lập vi bằng vụ khai quật tử thi rồi cho chôn cất trưởng Nhu lại tử tế.
Về tới Nha, Bao Công cho lính hoả bài đi đòi Tần Hựu, Liễu thị và ba gia nhân đến hầu gấp. Ông lại dặn thơ lại cho tần Hựu vô trước rồi tới ba gia nhân lần lượt từng người và sau chót là Liễu thị.
Lát sau Tần Hựu mặt tái mét theo lính vô tới công đường. Bao Công nhìn tần Hựu một lát rồi mới chậm rãi hỏi:
- Phải ngươi là Tần Tôn Hựu có vợ kế là Liễu thị và có con đời vợ trước là trưởng Nhu mới chết phải không?
- Dạ phải.
- Ngươi vừa đi đâu về?

- Thưa, tôi vừa đi thăm người bà con ở vùng bên, mới về được vài bữa nay.
- Bà con nào, tên chi, ở đâu? Ngươi ở mấy ngày?
Tần Hựu cho địa chỉ người bà con và thời gian qua thăm.
Bao Công liền cho lính hoả bài truyền lệnh cho lý trưởng sở tại hỏi lại xem đúng không.
Đoạn ông lại tiếp tục hỏi Tần Hựu:
- Ngươi có thương con không.
Tần Hựu mắt rớm lệ nghẹn ngào đáp:
- Vợ trước tôi là Trình thị chẳng may qua đời, tôi thương tiếc chẳng nguôi, lẽ nào lại ghét Trưởng Nhu cho đành.
- ao đang tâm bắt con thôi học, trong khi nhà khá giả?
- Vì vợ ỉ eo lấy cớ Trưởng Nhu học hành không linh lợi, cho làm ăn thực nghiệp là hơn.
- Nó học kém lắm sao?
- Dạ không, cũng khá.
- Dường như nhà ngươi tránh không giáp mặt con?
- Thưa không, tôi bị vợ ngăn cản.
Bao Công hặc lưỡi nói:
- Chà, vợ chi ẩu hỗn quá đa. Vậy mà ngươi chịu à?
- Dạ, lỡ rồi, tôi muốn cho êm cửa êm nhà.
- Vì sao con ngươi chết?
- Vì trúng độc.
- Sao biết?
- Liễu thị nói.
- Có hỏi lại gia nhân không?
- Gia nhân cũng nói như vậy.
- Có hỏi chi tiết trường hợp nó chết không?
- Dạ không!
- Người gì mà vô tình, quá tin người làm vậy.
Ngưng một lát, Bao Công nhìn trừng trừng Tần Hựu, như để dò xét phản ứng rồi chậm rãi nói:
- Trưởng Nhu không chết vì gió độc mà là bị đánh chết.
Tần Hựu mếu máo:
- Tội nghiệp cho con tôi. Xin thượng quan tra xét dùm cho nó được ngậm cười nơi chín suối.
Thấy Tần Hựu có vẻ thành thật Bao Công bảo lính đưa ra chờ bên ngoài đoạn ông cho đám gia nhân ra xét hỏi từng người.
Với ai ông cũng hỏi rõ về tình hình ha vợ chồng tần Hựu và trưởng Nhu, tình hình trong nhà và họ thấy vết tích gì khả nghi trên người kẻ bạc phước không.
Ba gia nhân cứ sự thật khai ra. Bao Công nghe xong liền cho họ lui ra chờ ngoài sân.
Đoạn ông kêu viên thơ lạigià đến và bảo rằng:
- Ta chắc là kẻ giết trưởng Nhu là Liễu thị. Nếu không thì y thị cũng là kẻ chủ mưu. Chắc là giết để đoạt gia tài về phần con riêng y thị.
Ngươi ra kêu con mụ ấy cho ta.
Liễu thị theo chân lính hầu bước vô công đường. Thấy thị người mạnh khoẻ có nhan sắc nhưng đôi mắt có vẻ lanh ác lạ thường. Bao Công hỏi:
- Ai đánh chết Trưởng Nhu mau khai cho thiệt.
Liễu thị lúng túng:
- Thưa thượng quan… nó trúng gió… chết.
Bao Công vỗ án la:
- Chớ nói gạt ta. Nó trúng gió sao bụng và cổ lại có vết bầm. Chắc là ngươi có lòng độc hiểm muốn giết con ghẻ để đoạt gia tài, phải không?
Liễu thị biết chối cãi không đặng đành phải thú nhận hết tội lỗi.
Bao Công lập tức lên án chém đầu Liễu thị để làm gương cho người khác. Ông lại sai làm bia đá hài tội ác của Liễu thị và chôn lên mộ.
Tần Hựu được tha về và lúc đó chàng mới hay con mình bị vợ kế đánh chết.
Cho hay “mấy đời bánh đúc có xương…”.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận