Bên bờ quạnh hiu

Chương 1 + 2

 Tựa sát vào cửa kính, tôi nhìn cảnh vật bỏ lại đằng sau xe: Cánh đồng lúa chín vàng, hàng cây bên vệ đường, đồng cỏ khô cháỵ. Cái nóng hừng hực từ đường nhựa xông lên, từ nóc xe ụp xuống, từ bốn thành xe tỏa ra làm người ngồi bên trong có cảm tưởng mình đang bị nhốt trong lò nướng bánh. Cái khát làm cổ tôi khô khốc, nhưng không có mang nước hay trái cây theo, thôi thì đành vậy. Mà cho dù có được mang theo, chắc chắn tôi cũng không thèm xin mẹ. Mẹ ngồi im bên cạnh. Suốt lộ trình từ thành phố đến Bảo Lộc bốn tiếng đồng hồ liền mẹ con tôi trao đổi với nhau không hơn mười câu nói. Cái không khí nặng nề làm cho khoảng cách giữa tôi với mẹ càng lúc càng to. Khẽ liếc mẹ, tôi chỉ nhìn thấy nét mặt đang trầm tư của người, đôi mày không chau, miệng khép kín.Xe rẽ vào Đơn Dương, một quận nhỏ có vẻ phong phú hơn tôi tưởng. Đường phố sạch sẽ, hai bên các cửa hiệu hàng quán cũng khang trang. Chúng tôi ngừng xe đổ xăng độ năm phút, rồi lại tiếp tục chạy tiếp. Con đường bây giờ thật gồ ghề, chiếc xe chòng chành ì ạch leo dốc. Bụi đỏ tung bay mù mịt, tôi phải lên kính xe. Chỉ một chút là bụi đã lấp một màu vàng nhạt lên các mặt kính, nhưng tôi vẫn có thể nhìn thấy cánh đồng xanh tươi và những đóa hoa kèn nở đầy trên sườn núi. Tôi nghĩ rằng, chẳng còn bao xa nữa chúng tôi sẽ đến trang trại Lệ Thanh của bác Dương.Điều tôi đoán chẳng sai. Mẹ có vẻ chẳng yên tâm, có lẽ người muốn nói với tôi vì đến nông trại thì không còn cơ hội để nói nữa. Nhưng tôi cứ giả vờ như không hay không biết, cứ hướng mắt ra ngoài khung kính. Tôi không ưa một cái gì cả: nông trại Lệ Thanh đất đỏ, nhất là cuộc đi nghỉ hè này. Mẹ tưởng rằng đem tôi đến gửi ở nhà bác Chương này là có thể làm tôi bớt giận người, là có thể êm xuôi trong việc tiến hành những kế hoạch đã định sẵn? Nhưng còn lâu! Tôi thù ghét tất cả, thù ghét tất cả mọi điều đã xảy đến cho đời tôi.- Lệ Thu!Sau cùng rồi mẹ cũng lên tiếng, tôi biết mẹ đã định nói gì, nhưng cũng miễn cưỡng thưa:- Dạ chi mẹ?- Này Lệ Thu !Mẹ lặp lại, lần này giọng nói có vẻ buồn và đầy tâm sự khiến tôi không thể không quay sang, đôi mắt đen thẳm của người đầy mệt mỏi. Đặt tay lên vai tôi mẹ cười khô héo:- Đừng buồn về việc mẹ đem gởi con ở nông trại Lệ Thanh. Không khí ở đây dễ chịu lắm, bác Chương cũng quí con lắm, rồi con sẽ thấy như ở nhà mình vậy mà.Buồn buồn nhìn mẹ tôi nói:- Con biết, nhưng đâu cần mẹ phải gửi con ở nơi khỉ ho cò gáy thế này?Lệ Thu con! Mẹ kêu lên, rồi ngưng lại, người thở dài - Con hãy sống ở nông trại của bạn mẹ một thời gian khoảng ba bốn tháng gì đó, khi việc giải quyết xong xuôi, mẹ đến rước con về.Tôi bứt rứt:- Mẹ ly dị với cha rồi lại sống với người khác, như thế gọi là giải quyết đó à?Mẹ khó chịu:- Lệ Thu, con còn nhỏ lắm, con chưa hiểu được đâu?Tôi cắn răng:- Vâng, con còn nhỏ lắm nên con không hiểu tại sao lúc đầu mẹ và cha lấy nhau làm gì để bây giờ lại phải ly dị ? Tại sao mẹ lại bỏ cha rồi yêu cả người khác nữa? Con cũng không hiểu vì sao cha có một gia đình êm ấm mà bỏ đi sống với cô vũ nữ kia làm gì? Con không biết gì cả, nhưng con chán, chán hết thảy.- Thôi, thôi, được rồi Lệ Thu đó chính là lý do mà mẹ muốn đưa con đến nhà bác Chương. Mẹ không muốn con phải đối diện với những điều đó. Đối với con, những việc trên đều quá tàn nhẫn.- Vâng, con biết, con hiểu, nhưng mẹ cũng không cần phải tống con đến nơi xa xôi này. Con chắc ở không nổi nơi thâm sơn cùng cốc như thế này đâu!Giọng mẹ hạ thấp xuống:- Rồi con sẽ quen dần, con sẽ quen, lúc nào mẹ với cha con giải quyết xong, mẹ đến rước con về ngay. Không lâu đâu, con đừng lo Lệ Thu ạ, và mẹ hứa với con là lúc đó con sẽ được một gia đình êm ấm chứ không lục đục mãi như mấy năm gần đây đâu. Mẹ biết mẹ chưa tròn trách nhiệm làm mẹ, nhưng khi việc gia đình giải quyết xong xuôi, mẹ sẽ cố gắng. Lệ Thu, mẹ sẽ giữ con với bất cứ giá nào.Đây mới chính là cái gút của vấn đề. Mẹ và cha ai cũng cố giành cho được quyền giữ tôi. Chào đời đã mười chín năm, nhưng chẳng ai lưu ý đến sự hiện diện của tôi cả ( ít ra tôi cũng có cảm giác như vậy). Thế mà bây giờ cha mẹ bỏ nhau, tôi lại trở thành đối tượng cho chuyện tranh chấp. Hai tháng quan, bao nhiêu cuộc bàn cãi, tranh luận cũng là vì cả hai đều muốn giữ tôi. Người nào cũng kéo tôi lại hỏi riêng:- Lệ Thu, con muốn theo cha hay theo mẹ?Tôi không biết phải theo ai. Chỉ biết đưa mắt nhìn cha mẹ như người xa la. Cuộc tranh luận thật là vô lý. Tôi chán ghét tất cả. Theo cha hay theo mẹ? Tôi không theo ai hết. Mấy năm gần đây, tôi đã tập được tính tự lập. Bây giờ tôi thuộc về tôi, tôi có những tư tưởng, cảm nghĩ riêng của cá nhân tôi. Thế mà tôi khkông hiểu tại sao ai cũng cố tranh giành giữ tôi làm gì? Trong cuộc tranh chấp tôi trở thành con chim non bị người vặt lông, cuộc tranh chấp ngày càng quyết liệt, con chim đó càng trụi lũi. Ban ngày, nghe chuyện đôi co của cha mẹ thì tối đến tôi lại bị cấu xé bởi những tư tưởng không còn là của tôi nữa. Mẹ nói thế là để tự biện hộ mà thôi, tại sao muốn tôi khỏi đau lòng mà đưa tôi đến nơi quê mùa cục mịch này? Đưa tôi đến đây có nghĩa là tôi khỏi phải đau lòng, tôi đã được giải thoát khỏi bao nhiêu rắc rối ư? Thật là một lối giải thích gượng ép!Trên sườn núi những bụi sim tím vô tư khoe sắc. Giọng nói đều đều của mẹ xa vời như đám mây trên cao vẳng vào tai:- Lệ Thu, mẹ biết con giận mẹ giận cha con lắm phải không? Nhưng con ạ, mặc dù tất cả bi đát hiện tại đều do cha mẹ gây ra và đã làm khổ con không ít, nhưng nếu con hiểu rằng hoàn cảnh này có thể thoát ra được, thì mẹ cũng đã tránh xa nó lâu rồi, đằng nàỵ.. Lệ Thu, con. Mẹ thở dài, thảm não: - Thu, con hiểu ý mẹ chứ?Tôi không biết! Tôi không muốn biết nữa. Tôi vẫn giữ tư thế cũ, vẫn yên lặng. Mẹ lại thở dài, lúc gần đây người có théo quen đụng tí là thở dài rồi nước mắt rơi ra.- Rồi sẽ có ngày con hiểu. Khi con lớn lên, từng trải một tí, đôi lúc cũng cần phải gặp nhiều thảm cảnh con người mới trưởng thành.Một phút yên lặng, rồi mẹ lại nắm lấy tay tôi:- Con phải hiểu là việc mẹ mang con đến gởi bác Chương là một việc bất đắc dĩ, mẹ chỉ mong con được sung sướng.Tôi xúc động, mắt nhòa lê, không dừng được tôi hét lớn:- Không! Không bao giờ con sung sướng được cả! Chẳng bao giờ con hưởng được như thế!- Rồi con sẽ sung sướng, Lệ Thu! Cuộc đời con chỉ mới bắt đầu, con sẽ sung sướng, mẹ hứa với con!Giọng mẹ vừa như hối hận vừa buồn bã:- Mẹ và cha đối với con chẳng phải tí nào.Nước mắt trào lên mi, tôi lại quay mặt ra ngoài. Tôi không cần mẹ phải phân bua, xin lỗi. Tôi không cần! Nhưng tại sao tôi lại để mẹ buồn? Người đã khổ nhiều lắm rồi không phải sao?Giọng nói của mẹ lại vang lên, một sự vui vẻ gượng gạo:- Thôi, bây giờ sắp tới nơi rồi, con đừng buồn nữa. Nông trại của bác Chương đẹp lắm, chỉ ba hôm sau là mẹ chắc rằng con không bực bội như lúc ở thành phố nữa, sợ lúc ấy con không muốn về nữa là khác.Vâng, có lẽ nông trại đẹp lắm. Tôi có thể tưởng tượng ra điều đó vì phong cảnh 2 bên đường thật tuyệt vời. Xe lên đèo rồi xuống đèo, mặt trời vẫn treo trên cao, cái khát khô cổ và bực bội ban nãy đã được thiên nhiên tưới mát. Dọc đường, hoa leo xum xuê bụi đỏ vẫn tung ỗi khi xe chạy nhanh, nhưng sườn núi vẫn xanh mướt xa xa. Xe chạy mãy chạy mãi bên sườn núi, lọt giữa vùng cây xanh ngắt. Mẹ thường lui tới với bác Chương gái(mà tôi quen gọi là bác Châu) là bạn của mẹ từ thuơ? Trung học đến Đại học và cũng là chị em kết nghĩa lúc xưa, nên từ khi mẹ với cha lục đục với nhau, mẹ hay về đây nghỉ ngơi cả tháng, người trốn lánh chuyện buồn bằng cách khuây khỏa với thiên nhiên, do đó nông trại nhà bác Chương cũng không xa lạ với tôi cho lắm.Mẹ bảo ông tài xế chạy chậm chậm, trước mặt chúng tôi là một con đường nhỏ đủ để chiếc xe chạy xuống thôi. Một tấm bảng gỗ đề "Nông Trại Lệ Thanh" thật bay bướm được gắn ngay bên cổng. Bên dưới bốn chữ đó còn có một hàng chữ nhỏ nhưng tôi nhìn không rõ, chỉ thấy một chữ "Bạch" rồi chạy vượt qua. Hai bên đường mòn là những mầmtrúc non xanh mướt.Chỉ độ mười năm nữa là đám mầm kia sẽ thành khu rừng trúc rậm rạp. Mười năm nữa dưới sườn núi rậm mát kia, khi mùa thu đến sẽ có lá rụng đầy, hè đến lá lại xanh um, xuân sang mầm non nẩy chồi, đông đến cây trơ cành chịu đựng gió sương. Đầu óc tôi mông lung mù mờ. Tôi lúc nào cũng vậy, thích nghĩ ngợi vẩn vơ. Xe chợt thắng gấp làm tôi chúi nhủi, giật mình trông ra thấy một anh chàng dáng nông dân đứng chặn ở đầu xe ra hiệu cho xe ngừng lại, chiếc nón rộng vành xùm xụp trên đầu hắn. Mẹ con tôi bước xuống, gió hiu hiu, tôi vươn vai hít một hơi dài khoan khoái, cuộc hành trình dai dẳng làm người tôi mỏi nhừ. Mẹ phủi nhẹ những hạt bụi lấm trên áo rồi đứng thẳng lên nói:- Bây giờ mới thấy khỏe.Gã nông dân bước mau tới chúng tôi, đến trước mặt, gã đẩy vành nón ra sau để lộ mái tóc đen nhánh:- Dì Uyên ạ! Mẹ cháu bảo cháu ra đón dì. Sao dì đến trễ thế?Mẹ mỉm cười:- Dì ghé đến nghỉ ơ? Bảo Lộc hết một lúc. Tú, lại đây dì giới thiệu con gái dì cho hai người biết nhau coi. Lâu quá không gặp nhau chắc quên rồi ha?Tôi mở to mắt ra nhìn gã nông dân. Hắn gọi mẹ là dì, như thế thì hắn là con bác Chương? Nhưng sao hắn chẳng giống cậu chủ tí nào cả vậy? Dưới chiếc nón rộng vành là gương mặt đỏ hồng, đôi mắt suy tư chẳng thích hợp với da sậm màu của hắn. Dưới cặp mắt, chiếc mũi thon và cái miệng dễ mến càng không thích hợp với chiếc nón rộng vành và quần áo lam lũ. Tại sao hắn không chịu ăn mặc đàng hoàng? Đổi bộ quần áo sạch sẽ dễ coi hơn biết chừng nào? Mẹ chợt thúc nhẹ tay tôi:- Lệ Thu, sao con không chào anh đi?Anh Tú là con cả của bác Chương, con phải gọi là anh đấy nhé!Xưa nay tôi không hề gọi ai là anh chị gì hết. Thật là ngượng, tôi lẩm bẩm 2 tiếng " anh cả". Tiếng chào nhỏ đến nỗi tai tôi cũng chẳng hề nghe. Tú chỉ tôi, rồi quay đầu sang phía me.: - Mời dì vào nhà, mẹ và cha cháu đang đợi.Nói rồi Tú mau mắn giúp tôi mang chiếc va li nhỏ vào nông trại. Thật ra tôi cũng không hiểu sao lại gọi đây là nông trại, chỉ thấy những thảm cỏ xanh rì, trong đó những vật gì xám như đá đang di động. Sự kinh ngạc làm tôi bật lên hỏi trống không:- Coi kìa, cái gì kia?Tú đáp nhanh:- Trừu đấy!Trừu? Tôi ngạc nhiên nhìn con vật tròn trịa đến quên cả bước. Không ngờ ở xứ này có thể nuôi được cả trừu như nước ngoài. Tôi chưa thấy nó ở nơi nào khác. Những sợi lông quăn tít, cặp mắt đờ đẫn trong nó ngu đần và chậm chạp làm sao. Bất giác tôi bước đến gần, thò tay ra định xoa đầu chúng, nhưng chúng lùi lại thật nhanh, chằm chằm nhìn tôi nghi ngờ. Tú thấy thế, đặt va li xuống, bước nhanh tới nắm tai một con kéo tới bảo:- Bây giờ cô có thể sờ nó được rồi. Bao giờ nó quen cô, nó sẽ để cô vuốt ve nó.Tôi ngẩng mặt lên nhìn Tú, gã đang yên lặng nhìn tôi, với tia mắt hiếu kỳ, soi mói. Đưa tay lên sờ nhẹ những sợi lông mềm và ấm, tôi cảm thấy khoan khoái la. Đứng lên, tôi cười với hắn:- Chúng nó dễ thương quá nhi?- Ở đây có nhiều thứ dễ thương lắm, ở lâu rồi cô sẽ thấy.Tôi quay đầu lại, nhìn thấy mẹ còn đứng trên đường mòn với nụ cười trên môi, nét nhăn trên trán đã biến mất. Tôi nhìn lên trời cao, bầu trời xanh nhắt một vài đám mây nhỏ bềnh bồng. Ánh nắng tạo nên chiếc bóng nhạt trên thảm cỏ xanh. Trong bầu không khí thế này, giữa thiên nhiên tuyệt đẹp này, sự bực mình không có lý do gì để tồn tại nữa. Tôi gần như quên bặt chuyện ly dị, mọi phiền nhiễu đã xảy ra xa lắm rồi. Bước trong cỏ, đi qua bao nhiêu lớp thảm non tôi bước vào khu rừng trúc nhà ho. Chương. Trời tối sầm lại, giữa rừng trúc là con lộ nhỏ trải đá sỏi, dưới ánh nắng nhạt nhòa sỏi cũng bị nhuộm xanh. Gió xuyên qua cành lá tại nên những âm thanh mơn man êm tai những âm thanh mà tôi có cảm giác như mình chỉ nghe thấy trong giấc mộng. Giữa rừng trúc xanh là những dãy nhà ngói xám vách đỏ. Chung quanh thật yên, chỉ có tiếng chim kêu, tiếng gió thổi, tôi như sa vào mê hồn trận. Mãi khi có tiếng gà gáy tôi mới giật mình. Đó là một chú gà trống, mồng đỏ, chiếc đuôi gà dài cao nhỏng lên dáng đi thật bệ vệ, nó đứng nghênh ngang trước mặt như đang dọ hỏi tôi một cách buồn cười. Tôi thích thú:- Mẹ ơi, con gà đẹp quá!Tú bảo:- Mời dì và cô vào.Chương 2Ngồi xuống ghế mây tôi bắt đầu qua sát gian phòng. Đây không phải là một phòng khách sang trọng như nhà tôi, không có bộ sa lon, không có tủ để ly tách... chỉ có vài chiếc ghế mây thô sơ, hai chiếc kỷ trà và một bàn vuông thấp. Kỷ trà kia để một ấm với mấy chiếc tách làm bằng thổ chu, dù thô sơ nhưng nếu so sánh với vật dụng còn lại trong phòng thì nó dễ thương la. Trên chiếc bàn thấp, tấm vải trải bàn có thêm ở bốn góc hình con vạc đang tung cánh giữa đám mây ngũ sắc. Nhìn lên bốn gốc tường chưa tô, những hòn gạch nung đỏ được sắp xếp thứ tư. Trên một khoảng tường rộng là một bức tranh thủy mạc cảnh một bờ hồ cạn có dây leo và một vài đóa sen, chỉ có một ít đầu búp sen được vẻ bằng màu đỏ, còn cả bức tranh chỉ là những nét mực đen thật nhã, tôi nhìn mê mẫn quên thôi. Mãi đến lúc có tiếng nói bên tai tôi mới trở về thực tế. Trước khi quay lại tôi còn kịp nhìn thấy hàng chữ đề tặng:"Vi Bạch kính tặng"- Chi. Uyên, chị đến chơi à, hay quá! Lần này chắc không phải để chữa bệnh nữa chứ? Đúng ra chị nên quyết định một lần cho xong việc, nhưng dù sao tôi cũng không tán thành ly dị đâu nhé!Tôi nhìn người đàn ông vừa lên tiếng với một chút ngại ngùng, vì đây là lần đầu tiên tôi gặp bác Chương. Mấy lần bác gái đến thăm chúng tôi đều không có ông đi cùng. Sao ông ấy chẳng giống con người mà mình đã tưởng tượng chút nào? Ông rất to con tay chân lại dài lòng thòng. Tất cả những điều đó tôi thấy ở ông một con người cứng rắn, và có lẽ bác lớn hơn bác gái cả con giáp. Tóc và lông mày đều bạc trắng. Chân mày xếch lên trông ông dữ tợn làm sao. Thời gian hằn lên trán bác nhiều nếp nhăn y như trên các bức tường điêu khắc, rõ và đều. Giọng nói sang sảng của bác khi còn ở quân ngũ chắc đã làm cho lính phải hoảng hốt chứ nói chi tôi bây giờ.Mẹ chậm rãi đáp:- Lần này tôi chỉ ở lại đây một đêm rồi mai phải về ngay. Hai anh chị có bằng lòng cho cô con gái tôi ở đây chơi ít lâu không?- Làm gì có chuyện không bằng lòng?Bác Chương cười thật to, ánh mắt ông quan sát con người tôi nhưng ông vẫn nói tiếp với mẹ:- Chị Uyên, sao tôi không nghe chị nói tí nào về cô bé dễ thương này bao giờ cả?Mẹ cười, đây là nụ cười đầu tiên của người từ khi bước vào nhà bác Chương.- Anh đừng vội khen, nó quen thói nuông chiều, sợ rồi đây tính tình nó làm anh phải nhức đầu với nó chứ chẳng không. Quay sang tôi, mẹ giục:- Lệ Thu, sao không đến chào bác đi con!Tôi giật mình:- Dạ thưa bác ạ!- Thôi được rồi! Tôi hy vọng sẽ có một người cháu sẽ gọi tôi bằng một danh xưng khác.Mẹ không hiểu hỏi lại:- Anh muốn nó gọi anh bằng gì?Tiếng cười của bác Chương càng to:- Không lẽ chị chưa hiểu ý tôi à?Bác gái vội ngăn chồng:- Anh Chương, thôi đừng đùa!Tôi hoàn toàn không hiểu họ đang làm trò gì, bác Châu cười với mẹ:- Chị đừng để ý đến ông ấy. Ông ấy muốn nói là nóoi chứ chẳng cần suy nghĩ gì cả.- Châu ơi! Ông Chương lên tiếng: - Cô con gái chúng ta làm gì không ra tiếp bạn chứ?- Em đã bảo Tú đi gọi, nhưng có lẽ nó còn mắc cỡ, không chịu ra.- Có con gái nhà ai quê hơn nhà tôi không, làm gì phải mắc cỡ, có phải là ra cho người ta xem mắt đâu mà!Bác Châu cắt ngang:- Thôi mà, ông nói vậy nó nghe nó không thèm ra luôn cho xem.Mẹ tôi như sực nhớ ra điều gì, hỏi:- Sao còn cậu Phong đâu?Tiếng bác Chương hơi nặng:- Nhắc đến thằng khốn đó là tôi thấy tức. Ở thành phố có nhà hàng, có vũ trường thì nó về chốn quê mùa này làm gì? Gặp lại hai lão già này nó còn bực mình hơn!Mẹ tôi nói một câu thật thừa:- Bây giờ là mùa hè mà!Bác Châu đỡ lời:- Bãi trường mười mấy hôm rồi, nhưng nó ham vui, nó không thích ở nơi yên tĩnh quá!- Nó có bạn gái chưa?- Làm sao biết được?Bác gái đáp. Vừa nói đến đây bà như chợt nhớ ra vội vã nói:- Chết chưa, nãy giờ lo nói chuyện quên cả mang nước cho chị và cháu, đi đường xa khát lắm chứ chẳng chơi. Quay vào trong, bà gọi:- Hương ơi Hương, mang nước ra nhé!Giọng nói của bác Châu thật dễ thương, trong và ngọt. Tôi đóan Hương là tên của cô người làm. Nhưng điều mà tôi cảm ơn nhất là sự phát giác kịp thời của bác. Cổ họng đang khô cháỵ.. muốn khét. Bác Chương ngồi xuống ghế, móc thuốc ra nhả khói, hỏi mẹ:- Sao, chuyện của chị đến đâu rồi?Bác Châu liếc nhanh tôi, rồi đỡ lời ẹ:- Sao anh gấp quá vậy, để thong thả rồi nói chuyện cũng được mà.Tôi hơi khó chịu, sự rối rắm trong óc tôi sao một lúc ngủ yên giờ bắt đầu tỉnh giấc. Chán quá, tôi chán tất cả loài người lẩn thẩn, kể cả bác Chương bác Châu, mẹ tôi và cả Tú.Tất cả? Mắt tôi sáng lên khi thấy một cô dáng người mảnh mai bưng ra một chiếc khay trà trên tay bốn tách trà nóng đang bốc khói. Chân bước ngập ngừng, mặt cúi xuống để kỷ trà bên cạnh tôi. Tôi chỉ nhìn thấy mái tóc đen huyền xõa bên vai và đôi mi dài luôn chớp nhanh. Cô tớ gái của nhà họ Chương sao lại ăn mặc trắng tinh trông lịch sự đến thế này? Tiếng bác Châu bỗng vang lên:- Ủa Diễm Chi? Con mang trà mời bác à?- Dạ!Nàng dạ nhỏ 1 tiếng, êm như tiếng sáo thổi. Đặt ly trà trước mặt tôi, Diễm Chi liếc nhanh, cái nhìn chăm chú của tôi khiến cô ta cứ đỏ mặt. Quay người đi, nàng đặt tách trà thứ 2 trước mặt mẹ tôi, vẫn tiếng chào thật nhỏ:- Thưa dì Uyên ạ !Mẹ nắm tay Diễm Chi, và cười cười với bác Châu:- Diễm Chi thế này mà chị cứ khen con Lệ Thu nhà tôi.Bác Chương chen vào:- Diễm Chi làm sao bì lại Lệ Thu, nó chỉ có giỏi đỏ mặt thôi.Câu nói của ông bố càng làm á nàng đỏ hồng thêm. Nàng ngượng ngùng đặt hai tách trà trước mặt cha me. Bác Châu khẽ liếc chồng bất bình:- Anh! Anh lúc nào cũng.. vậy cả.Ông Chương cười lớn và kéo Diễm Chi đến gần, vỗ nhẹ vào vai nàng:- Sao Chi? Con có giận cha không?Diễm Chi cười thẹn làm hai chiếc đồng tiền lún liếng trên đôi má bầu bĩnh. Đôi mắt tươi tắn kia lộ vẻ hài lòng. Nàng chúm miệng nói:- Làm sao con giận cha cho được!Tôi hơi bực mình, nói đúng hơn là khó chịu vì ghen ti. Ông trời có nhiệm vụ ban bố hạnh phúc cho con người, thế tại sao lại hẹp hòi với tôi? Bác Châu nhìn tôi rồi quay sang Diễm Chi:- Nếu tôi không lầm thì Lệ Thu lớn hơn Diễm Chi ba tháng phải không chi. Uyên? Diễm Chi sinh tháng 12, Lệ Thu sinh tháng 9 thì phảị.. ?- Vâng! Mẹ nói: - Lệ Thu là chị của Diễm Chi.Bác Châu quay sang Diễm Chi nói vừa như khuyến khích vừa như là một mệnh lệnh:- Diễm Chi! Con đến chào chị Lệ Thu một tiếng xem nào? Đi đi!Tôi buột miệng không suy nghĩ:- Gọi tôi là Lệ Thu được rồi.Đối với cái lối xưng hô "chị chị, em em, anh anh" gì đó tôi chẳng quen tí nào cả. Đặt tên ra là để cho người khác gọi đừng nhầm lẫn thì cần gì phải cho thêm ba cái tiếng kia vào làm chi cho lôi thôi! tôi nhìn Diễm Chi, Diễm Chi cũng đang chăm chú nhìn thẹn thùng. Đột nhiên tôi thấy thương cái tính nhút nhát của cô ta, nhút nhát như những con ốc dễ thương. Sự so sánh đó khiến tôi phì cười, dễ thương thật, tôi bắt đầu thấy thích Diễm Chi:- Chi cứ gọi tôi bằng Lệ Thu, cũng như tôi sẽ gọi Diễm Chi vậy nhé?Nụ cười cởi mở của tôi làm cô ta thêm bạo dạn. Ánh mắt chợt sáng lên, tan biến đi bao ngại ngùng e thẹn của buổi ban đầu. Thế nhưng nàng vẫn còn lúng túng:- Vâng.. Lệ Thụ.. Thu ở lại đây lâu không?Bác Châu đỡ lời cho tôi:- Cha mẹ sẽ giữ chi. Thu ở lại đây mấy tháng để làm bạn với con, con có chịu không? Nhìn Diễm Chi, bác Châu chợt tiếp: - Chi, sao con không đưa chi. Thu đi xem phòng của chị ấy đi nhé! Đi đi, để chị ấy quen với nhà chúng ta chứ!Tôi biết, bác Châu rất tế nhị, bà không muốn tôi bị ngại ngùng, lúng túng trong câu chuyện của người lớn, nhất là khi gặp phải một người quá nhiều nam tính như bác trai. Vả lại mẹ còn muốn tâm sự với bác châu mà những chuyện đó không thể nói ra khi có sự hiện diện của tôi. Đứng bật dậy, tôi định bước đi thì bác Châu lên tiếng:- Thu, uống trà rồi hãy đi con, đây là trà tươi của vườn nhà đó, con uống thử xem có khá không?Nâng ly lên tôi chưa uống là đã ngửi thấy mùi thơm bốc lên ngào ngạt. Trong ly nước trong xanh, một vài miếng lá trà nhỏ nổi lên trên mặt nước. Uống xong tách trà, tôi thấy khoan khoái la. Đặt ly xuống. Tôi đưa mắt nhìn mọi người rồi đi với người bạn mới.Theo ngõ bên hông chúng tôi bước qua một phòng khác rộng hơn. Trong phòng ngoài chiếc bàn hình chữ nhật lớn và vài chiếc ghế đẩu ngoài ra không còn có gì khác. Diễm Chi nhìn tôi cười bảo:- Trước đây phòng này để bàn ping pong cho anh cả và anh 2 chơi, nhưng bây giờ thì để cho thợ nghỉ trưa. Chị thấy sao, đơn giản quá phải không? Việc gì cha tôi cũng làm cho giản tiện, nhiều lúc mẹ tôi muốn chưng hoa còn bị cha rầy là làm chuyện bá láp.Đẩy cánh cửa, thò đầu vào một phòng khác, Diễm Chi không đưa tôi vào mà chỉ nói:- Đây là phòng sách của cha mẹ tôi, nhưng thường chỉ có mẹ hay vào.Đóng cánh cửa lại, bước sang cánh cửa khác, trước mặt tôi là chiếc sân nhỏ. Thì ra nhà bác Chương được kiến trúc theo lối tứ hợp. Bốn dãy nhà nằm theo bốn mặt Đông Tây Nam Bắc. Giữa là chiếc sân rộng, gian nhà mà chúng tôi vừa bước ra ở về hướng Nam. Diễm Chi đưa tay chỉ dãy phía Đông bão:- Dãy bên kia có ba phòng, phòng ngoài là của tôi, giữa phòng để cho khách và phòng bên kia là của cô Hương. Bây giờ phòng khách giành cho chị. Dãy phía Tây là phòng của cha mẹ và hai anh, hướng Bắc kia là nhà bếp, nhà tắm nhà cầu và phòng của ông Viên. Ông Viên thuở xưa là lính bảo vệ của cha tôi, cha tôi thấy ông ấy tốt nên đưa về đây coi sóc nông trại nầỵ..Tòa nhà kiến trúc thật xinh, thật vuông vắn. Không cần phải hỏi tôi cũng hiểu tòa nhà được xây theo ý của bác Chương. Giữa sân nhà có trồng hai cây chuối, vài loại trúc (cả tòa nhà được vây quanh bằng nhiều bụi trúc), hoc cúc, hoa hướng dương, viền theo chu vi sân lại có thêm loài cây kiểng lá đỏ.- Chi. Thu ơi, tới đây!Diễm Chi ngoắt tay, tôi vội bước tới căn nhà ở hướng Đông, nàng cười và đưa tay đẩy cửa:- Đây là phòng của chi. Thu đó!Tôi bước vào, gian phòng cũng hình vuông, cách bài trí cũng đơn sơ. Tường quét vôi trắng, nền xi măng thật sạch. Cửa sổ rộng mang ánh sáng lọc qua lá trúc tràn vào đầy phòng. Trên bàn nhỏ đặt cạnh cửa sổ, chiếc đèn bàn làm bằng cây trúc tuyệt đẹp. Một chiếc giường gỗ kê sát tường, trên phủ vải hình hạc bay trong mây. Trên tường có một bức tranh thủy mạc vẻ hình một giỏ hoa hường với một vài cánh hoa rơi rớt, trên tranh không có chữ ký cũng như không đề ngày.- Ồ đẹp quá!Tôi buột miệng, xong ngồi xuống ghế. Nhìn ra khung cửa xanh ngắt một màu, cảnh đẹp như tranh vậy.Diễm Chi hỏi:- Tất cả cách bày trí nơi đây là do mẹ sắp đặc chị thích không? Chị có yêu cái vùng cao nguyên này không? Mẹ sợ chị không quen...?- Tôi nói thật: Phong cảnh ở đây thơ mộng gắp trăm lần tôi tưởng!Diễm Chi cười nụ cười pha lẫn chút hãnh diện:- Cho Thu biết, me. Chi như bà tiên dịu hiền vậy đó, bất cứ cái gì vào tay mẹ, đều tuyệt vời.Tôi nhìn Diễm Chi, có lẽ nàng tự thấy mình ca tụng mẹ mình quá đấy nên lại đỏ cả mặt. Tôi quay đầu lại, cầm chiếc đèn bàn ngắm nghía, nói:- Tôi tin lời Chi, dù mới đến nhưng tôi cũng cảm thấy như thế!Nâng chân đèn khắc hoa tỉ mỉ, tôi hỏi:- Có phải cái này của bác gái làm đây không?Gương mặt của Diễm Chi càn đỏ hơn:- Không, của ông hiệu trưởng Vi Bạch đấyTôi hơi ngạc nhiên:- Ông Vi Bạch? Hiệu trưởng Vi Bạch?- Ông Vi Bạch là hiệu trưởng trường phổ thông ngoài huyện.- Từ đây xuống huyện bao xa?- Khoảng một cây số rưỡi, đi bộ cũng nhanh lắm. Ông Bạch là bạn của gia đình tôi, ông ấy là một nhà giáo, ông thường đến đây chơi lắm.Ông ấy không những là một nhà giáo, mà còn là họa sĩ, điêu khắc gia, tôi nghĩ thầm. Đặt đèn bàn xuống, tôi thấy Diễm Chi đang đăm đăm nhình tôi:- Chị mệt rồi ha? Chị muốn nghỉ hay theo tôi đi xem mấy chú chim tôi nuôi?Đô i mắt thật dịu dàng nhưng đầy vẻ mong mỏi: Nếu tôi muốn đi nghỉ thật, thì cô ta sẽ thất vọng biết bao. Đứng dậy tôi nói:- Đưa tôi xem chứ, tôi thích nuôi chim lắm, nhưng chẳng có điều kiện vì thành phố không phải là nơi thích hợp để nuôi chim.- Chị thích thật à?Diễm Chi có vẻ sung sướng bước nhanh ra cửa, tôi bước theo sau. Qua khỏi hành lang, phòng ăn, rồi ra sau nhà, giữa lùm trúc xanh, tôi thấy một gian nhà lá nhỏ, có lẽ để chất củi, bên cạnh là chuồng gà và chuông dê. Qua khỏi mấy chiếc chuồng kia, tôi thấy tổ bồ câu, một vài chú bồ câu nhởn nhơ chơi dưới sân. Vừa thấy Diễm Chi, một con bồ câu trắng vội tung người bay lên vai cô bé. Diễm Chi kiêu hãnh, vỗ về nó:- Đây là chú Ngọc, chú thích gần tôi nhất.Rồi Diễm Chi lại bắt con màu xám:- Đây là Tiểu Lan, đẹp không chị?Mở một cửa lồng, Diễm Chi kéo một con bồ câu lông xám điểm hồng ra:- Đây là con Ráng Chiều, tên này do anh hai đặt cho đấy. Cứ thế, Diễm Chi giới thiệu liền mười mấy con. Tôi thấy ghen với nàng. Sao nàng có nhiều bạn thế?Chúng tôi đến thăm hai chú két đang nghiêng đầu nhìn chúng tôi. Một con màu lục , một con đỏ như lửa thật đẹp. Tôi mừng rỡ kêu lên:- Chị tìm đâu được hai con két quý giá thế này?Diễm Chi đắc ý:- Tôi biết chị sẽ thích ngay mà, con màu lục tên Phi Thúy. Cha tôi cho tôi nhân ngày sinh nhật thứ mười bốn. Còn con màu đỏ tên là San Hô, ông Bạch mới tặng năm trước.Tôi đưa tay vuốt lông 2 chú két:- Chúng nó biết nói chuyện chưa?- Không, tôi với anh hai tốn cả năm trời dạy bảo. Nhưng rốt cuộc rồi chúng chỉ nói được tiếng mẹ đẻ! Anh Nam bảo là phải cắt lưỡi của chúng cho tròn, bằng không chúng không nói được, nhưng làm thế tôi thấy tàn nhẫn quá!- Anh Nam nào?- Dó là anh Từ Á Nam, thầy dạy hội họa của trường huyện đó.Diễm Chi vừa nói vừa đưa ty nâng chiếc mỏ quặp của con San Hô lên, nụ cười nở nhẹ trên môi:- San Hô! San Hô! Gọi một tiếng xem nào?Con két đỏ kêu lên một tiếng gì trong miệng. Tôi thấy gương mặt của Diễm Chi cũng đỏ chẳng kém gì mặt chú Két. Nàng có vẻ bực:- Nó chỉ biết kêu như thế, nhưng nó không ngu lắm, nếu ta đừng đòi hỏi nó phải như người!đĩ nhiên! Tôi nhìn Diễm Chi, ít có dịp nhìn thấy cô bé đỏ mặt một cách dễ thương như vậy. Diễm Chi quay người đi, chiếc áo trắng nổi bật trong khu vường xanh, tôi đi về phía rừng trúc. Tiếng Chi gọi:- Lại đây chi. Thu, lại xem nông trường.Trước mặt tôi là một thửa ruộng lúa rạp xuống mỗi khi gió thổi đến khiến lòng tôi lâng lâng lạ lùng.Mặt trời lặn về hướng Tây, đám ráng chiều cuối cùng trên trời như đang muốn đốt cháy vạn vật. Chúng tôi đi mãi, đi thật lâu trong cơn gió mạt dịu vợi, lòng bâng khuâng như đang bước trên những đám mây nhẹ màu xanh lục. Bốn bề đều là một màu xanh của cây cỏ, trên đầu lại cũng có màu xanh của lá... Tôi chợt có cảm giác tưởng như màu xanh đang ngự trị dãy đất này.Diễm Chi đi bên cạnh chợt đứng lại, tôi hỏi:- Có gì thế?Mắt Diễm Chi hướng về phía trước.- Anh cả kìa.Tôi nhìn theo. Tú đang đứng tựa lưng vào thân cây. Đầu không đội nón, hai tay nằm yên trong túi quần, đứng quay lưng lại phía chúng tôi. Có lẽ anh ấy đứng đấy đã lâu, nhưng đang suy nghĩ một cái gì. Diễm chi bảo:- Thôi ta về đi, đừng làm phiền anh ấy.Nụ cười trên môi Diễm chi đã biến mất từ bao giờ.- Anh ấy đang làm gì thế?Diễm Chi do dự một chút:- Đang.. đợi một người.- Đợi ai vậy?Diễm Chi lắc đầu không nói, kéo tay tôi bước đi.- Đi nhanh lên, mẹ đang đợi chúng ta ở nhà.Tôi bước nhanh, bất giác quay lưng lại. Tú vẫn bất đứng bất động.



 


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận