Ý cười trên mặt Kỳ Tam Lang càng sâu hơn, “Vậy cho ta đi.
Nếu Hàn Yên hỏi ta sẽ nói ngẫu nhiên trên đường gặp được một cô nương ái mộ bộ dạng anh tuấn bất phàm của ta nên tặng ta cái áo cộc tay này.”
Tống Mê Điệt nghiến răng nghiến lợi, “Sư huynh.”
“Được rồi,” Kỳ Tam Lang thu lại ý cười, “Không đùa với muội nữa. Áo này muội cất cho kỹ, đừng để sư tỷ nhìn thấy.”
Tống Mê Điệt cười và gật đầu nhưng sau đó nàng lại nhíu mày hỏi, “Sư huynh, có chuyện muội không rõ.
Cuộc sống của Cảnh Vương ở Tây Chiếu rất xa hoa đúng không? (Hãy đọc truyện này tại trang runghophach.com) Sao Lưu Trường Ương lại nói lúc bọn họ vừa đến Tây Chiếu chẳng có người hầu nào, ngay cả quần áo cũng phải tự làm?”
Kỳ Tam Lang bắt chéo chân nói, “Việc này ta có nghe nói.
Lúc Cảnh Vương mới tới đây quả thực túng quẫn, đừng nói người hầu, ngay cả thức ăn và cung
ứng cũng khan hiếm.
Sau đó có đại thần dâng tấu nói mấy chữ với thánh thượng mới khiến kim thượng đổi ý.”
Tống Mê Điệt chớp mắt, “Là mấy chữ gì thế?”
“Nghèo sinh chí lớn, phú quý sinh nhu nhược.” Kỳ Tam Lang rũ mắt cười, “Vị đại thần kia còn nói nếu Thánh Thượng quá mức khắt khe Cảnh Vương sẽ khiến triều đình và dân chúng sinh ra bàn tán, ảnh hưởng hình tượng minh quân.”
Tống Mê Điệt vuốt ve cái cúc áo bằng đồng, móng tay cào cào hỏi, “Sư huynh, vị đại thần kia là ai?”
“Đương kim thừa tướng, Đình Bác Công – Đỗ Hâm.”
***
Ánh hoàng hôn chiếu nghiêng từ cửa cung, tuy đã bị một đám mây mỏng che khuất nhưng vẫn hơi chói mắt.
Đỗ Hâm vội dùng hốt bản trong tay che ánh nắng.
Nhưng tay mới nâng lên thái giám nho nhỏ đi theo phía sau đã bước lên, nâng cánh tay dùng tay áo giúp ông che ánh chiều chiếu xiên.
“Làm phiền.”
Đỗ Hâm nói một câu cảm ơn và quay đầu thì thấy thái giam nho nhỏ kiễng
chân, cánh tay vung lên cao, bộ dạng không thể coi là nhã nhặn, thật giống một con thiên nga duỗi dài cổ và thất thểu bước đi.
“Ngươi bảy hay tám tuổi thế?”
Đỗ Hâm thuận miệng đoán tuổi của đứa nhỏ còn đứa bé thì rũ đầu không dám nhìn ông ấy. Miệng hắn há há, nhưng chưa kịp đáp thì bụng đã nhanh nhảu phát ra một tiếng vang dội.
“Đói bụng hả?” Đỗ Hâm nhìn bả vai gầy trơ xương của hắn thì trong lòng sinh ra thương hại. Vì thế ông ấy bước nhanh hơn, đi tới trước xe ngựa nhà mình và hỏi Hữu Vị, “Có mang bánh vừng không?”
Hữu Vị vội nói, “Có mang, lão gia lên xe rồi ăn, chỗ này là đầu gió, ngài đừng để sặc gió lạnh rồi lại bệnh.”
Đỗ Hâm gật đầu, “Vẫn là ngươi suy nghĩ chu đáo,” nói xong ông nói với thái giám kia, “Lên xe đi.”
Lời này khiến cả thái giám và Hữu Vị đều ngẩn ra, một kẻ chỉ vào đối phương nói “Hắn lên xe?” còn một kẻ chỉ vào chính mình hỏi, “Nô tài lên xe?”
Đỗ Hâm cười, râu dài bị gió thổi phất phơ một bên, “Ừ, lên xe ăn bánh.”
Mùi hạt vừng tràn trong miệng, lúc này thái giám nho nhỏ mới bỏ khuôn phép và tự nhiên hơn, “Mùi này ta, không phải, nô tài từng ngửi thấy, không ngờ lúc ăn còn thơm hơn trăm ngàn lần.”
Chưa nuốt hết hắn đã lại cắn một miếng sau đó bất chấp tất cả mà vừa nhai vừa nói, “Nghe nói hạt giống vừng được truyền tới từ người Hồ nên lúc làm bánh mới gọi là hồ bánh.
Đại nhân nói có phải hay không?”
Đỗ Hâm khẽ gật đầu, “Lấy hạt vừng của người Hồ làm bánh mùi vị quả thực rất thơm và ngon.”
Hữu Vị thấy đứa nhỏ đã ăn xong một cái thì đưa thêm cái nữa và nói, “Đại nhân nhà chúng ta thích ăn bánh này, mỗi lần hạ triều ta sẽ mang mấy cái tới để ngài ấy nhấm nháp đỡ đói.”
Đứa nhỏ nghe thấy thế thì sửng sốt, bánh đã đưa tới miệng lại chậm rãi buông xuống, ánh mắt nhìn hai đầu gối của mình, “Vậy…… chẳng phải hôm nay đại nhân sẽ đói bụng về nhà ư…..”
Nói xong hắn nhét cái bánh vào lòng Hữu Vị sau đó tùy tiện xoa xoa tay trên áo rồi xốc rèm và xuống xe chạy vài bước mới vòng về cong lưng hành lễ với Đỗ Hâm lúc này đang giữ mành.
“Đại nhân, nô tài không có thứ gì tốt, chỉ biết làm quả mơ ngâm đường.
Ngày thường các nương nương và mỹ nhân đều thích ăn thứ ấy.
Nô tài sẽ chuẩn bị một ít, lần sau đại nhân lên triều nô tài sẽ đưa cho ngài.”
Dứt lời, không đợi Đỗ Hâm đáp lại hắn đã xoay người chạy về phía cửa cung, thân thể gầy yếu bị hoàng hôn kéo thành một cái bóng thật dài.
“Sao đại nhân lại quan tâm tới một thái giám nho nhỏ như thế?” Xe ngựa quay đầu, tiếng lục lạc vang lên trên con đường lát đá xanh.
Hữu Vị nhìn tay áo mình dính dầu mỡ thấm ra từ bánh thì nhíu mày, “Mơ ngâm đường ư? Đại nhân luôn bị cái răng đau tra tấn không ngủ được, nay ăn cái món ấy vào thì sợ là phải cáo bệnh không vào triều được.”
“Đúng lúc ta cũng không muốn lên triều.
Như thế mỗi ngày ta có thể ngủ đến khi mặt trời lên cao, ngày ấm áp có thể tới dòng suối nhỏ câu mấy con cá, tối tới sòng bài thử vận may. Cuộc sống tiêu dao tự tại đó mới là thần tiên,” nói xong
ánh mắt ông ấy rũ xuống và nhìn về phía cái bánh vừng trong tay Hữu Vị, “Đứa nhỏ này làm ta nhớ tới một người.
Bộ dạng bọn họ cũng hơi giống.”
Hữu Vị hứng thú hỏi, “Là ai vậy?”
Đỗ Hâm cười, “Năm đó hắn lớn hơn đứa nhỏ này một chút nhưng cũng chỉ mới 10 tuổi.
Tuy thoạt nhìn hắn không mảnh khảnh thế này nhưng ta biết trong lòng hắn cực kỳ đau khổ, đến độ tràn cả ra ngoài.”
Bàn tay Đỗ Hâm đặt trên đầu gối hơi siết lại, “Nhưng đôi mắt hắn vẫn sáng ngời, là vẻ sáng ngời của người hiểu rõ sự đời.
Lễ nghĩa của hắn cũng vẫn đầy đủ, tuy vừa mất cha mẹ nhưng lúc thấy ta hắn vẫn cung kính hành lễ và gọi lão sư. Mà ta cũng chỉ dạy hắn được ba ngày.”
Hữu Vị gãi đầu hỏi, “Lão sư ư? Đại nhân là mặt trời ban trưa, mọi người đều nói mười người trong đám sĩ tử thì có tới 7-8 người là học sinh của ngài hoặc từng nghe ngài giảng bài,” hắn bẻ đầu ngón tay, “Nhiều người như vậy nên Hữu Vị chẳng đoán được là ai.”
Đỗ Hâm duỗi tay búng trán hắn và nói, “Ngươi không cần biết hắn là ai, chỉ cần nhớ kỹ hắn là …..” Ông ấy dừng một chút, ánh sáng trong mắt chợt đứng yên,
“là học sinh ta đau lòng nhất.”
***
Sau khi Tống Mê Điệt khỏe lại, đoàn người lại lên đường. Bọn họ phong trần mệt mỏi bôn ba nửa tháng rốt cuộc mới về tới Tây Chiếu.
Ngày ấy trời ấm gió mát, hoa cỏ tỏa hương, bầu trời âm trầm mấy ngày rốt cuộc cũng lộ vẻ mặt tươi cười.
Nhưng Lưu Trường Ương lại không cưỡi ngựa như thường mà cùng Chử Ngọc ngồi chung một xe ngựa đi cuối đội ngũ.
Giọng Tống Mê Điệt truyền đến từ phía trước. Nàng thấy một đôi chim nhạn nên trong lòng hứng khởi giục ngựa chạy theo chúng.
“Tài may vá của điện hạ lại có đất dụng võ rồi,” nghe tiếng Tống Mê Điệt thế là Chử Ngọc nở một nụ cười cao thâm khó đoán, ngón tay khua múa trên người mình vài cái, “Áo da cộc tay.
Sau khi Ngọc Nhi lớn lên không còn đãi ngộ này nữa.
Điện hạ có dám nói mình không bất công không?”
Lưu Trường Ương dựa nghiêng trên ghế đọc một cuốn sách. Sách kia che khuất mặt hắn, chỉ để lộ đôi mày dài tới thái dương.
“Trốn tránh cũng vô dụng, phải đối mặt với khó khăn mới là lẽ phải. Đây đều là điện hạ dạy ta,” Chử Ngọc không chịu bỏ qua, cả người nàng nghiêng về phía trước và giật cuốn sách trong tay hắn.
Nhưng lúc nhìn thấy mặt Lưu Trường
Ương nàng lại hít hà một hơi, quyển sách trên tay cũng rơi xuống, “Nguyên Doãn, sao mặt ngài lại trắng thế?”
Mồ hôi theo thái dương rơi xuống, Lưu Trường Ương đỡ tay vịn định ngồi thẳng dậy nhưng tiếc là lực bất tòng tâm, cả người lại ngã ngồi ra sau.
“Ta đau đầu quá.” Hắn nhìn về phía Chử Ngọc lại phát hiện gương mặt nàng mơ hồ, dần dần biến mất trong bóng đêm.
Bọn họ nhanh chóng trở lại Cảnh Vương Phủ.
Lưu Trường Ương nghỉ ngơi một đêm thì khỏe lại.
Mọi người thấy thế thì thở nhẹ một hơi, ai cũng nghĩ hắn chỉ bị phong hàn, không có gì đáng ngại.
Còn phía phủ Đô Hộ lại như có sóng to gió lớn.
Kỳ Tam Lang không màng hộ vệ ngăn cản trực tiếp chạy tới sân sau đập vang cánh cửa phòng ngủ của Tiếu Sấm.
Bên trong truyền ra tiếng đàn ông kêu rên rồi tiếng phụ nữ ừm à. Tiếu Sấm xách quần đi ra, miệng mắng chửi người nhưng lại nghe thấy Kỳ Tam Lang hét to,
“Tiếu đại nhân, tai mắt ngài sắp xếp ở Cảnh Vương phủ không bị mù đó chứ?”
Một lát sau, Tiếu tướng quân với bộ dạng lôi thôi xộc xệch chạy ra từ phòng ngủ và cười làm lành với Kỳ Tam Lang, “Kỳ đại nhân, xin chỉ giáo?”
Kỳ Tam Lang nghe thế thì thiếu chút nữa tức giận đến bốc khói, “Lưu Trường Ương tự mình ra khỏi Tây Chiếu đã hơn một tháng.
Ngay cả ba chúng ta cũng đã lâu không lộ mặt thế mà tướng quân lại không có được chút tin tức gì sao?”
Tiếu Sấm há to miệng, to đến độ có thể nhét được cả bàn tay.
Mãi sau ông ta mới lắp bắp nói, “Cái này…..
Mấy ngày nay biên cảnh luôn có lưu dân làm loạn, bá tánh không chịu nổi phiền nhiễu nên ta đành phải tự mình mang binh đi phòng thủ……”
Lời còn chưa dứt trong phòng đã truyền đến tiếng gọi nũng nịu, “Tướng quân, ngày hôm trước ngài ngủ lại phòng Đông Tước, hôm qua lại bị Lưu Huỳnh
cướp mất.
Ngài đã nói tối nay sẽ tới chỗ ta, sao vừa ra cửa đã không về thế? Giường cũng lạnh cả rồi.”
***
5 ngày sau, trời trong gió mát, khung cảnh xanh tươi.
Lưu Trường Ương và Uất Trì Thanh cưỡi ngựa đi về phía đông, đúng lúc mặt trời đang lên.
Vó ngựa tung bay khiến bụi đất bốc cao, nhìn từ phía sau hai người như đang bay trên mây.
“Điện hạ, chúng ta đi đâu…… đâu vậy? Sao ngài lại chỉ bảo ta…… một mình ta đi theo, còn bảo ta chuẩn bị đồ…… đồ ăn cho hai ngày?”
“A Thanh, đưa cho ta một miếng bánh rán bơ.
Sáng nay không ăn cơm nên ta hơi đói.”
“Có, có, cho ngài…… lúc này mới về được vài ngày, thân thể…… thân thể ngài mới vừa khỏe lại, sao đã muốn ra cửa? Chuyện gì gấp…… gấp thế?”
“A Thanh, có mang nước không? Nghẹn.”
“Có…… Có…… Ngài ăn từ từ. Aizzz, sao lại đi về nam…… phía nam vậy?
Điện hạ ngài muốn quẹo thì nói một tiếng, ngựa của ta tính…… nóng tính, dây cương kéo chặt nó sẽ cáu…… cáu tiết.
Nhưng sao lúc ra cửa chúng ta không đi hướng nam…… nam, mà lại phải vòng một vòng lớn…… lớn như vậy?”
“……”
“Điện hạ, A Thanh lại…… lại nhiều một câu, rốt cuộc chúng ta đi…… đi đâu thế?”
Lưu Trường Ương thở dài một hơi, “A Thanh, để ta kể chuyện xưa cho ngươi nhé.
Như thế người cũng không thấy quãng đường này chán nữa!”.