Bí Ẩn Làng Bưởi Cuốc


Tôi đi vào ngõ nhỏ nhà mình, ngõ rộng chừng gần 3m và có vài đoạn rẽ, hai bên đều có rặng tre gai, hầu như nhà nào cũng có kiểu như bắt buộc vậy, việc có bụi tre sẽ giúp người ta có vật liệu xây dựng nhà, bếp khi cần, sau này khi bê tông hóa mọi thứ thì những bụi tre bị phá bỏ đi, thay thế bằng những bức tường gạch đơn không trát xi măng.Tôi thấy một ông cụ khá cao lớn, mái tóc bạc thưa thớt, vầng trán cao và khoảng 70 tuổi đang đứng ở cổng một căn nhà phía bên phải của ngõ khi vừa qua đoạn rẽ.- Cháu chào ông ạ!Tôi hơi cúi đầu lễ phép chào hỏi.Bố tôi dặn rằng về quê, gặp người lớn phải chào hỏi lễ phép vì hầu như tất cả mọi người đều có họ với nhà mình, bố tôi dặn dò như vậy là để nhắc tôi thôi, chứ tôi luôn biết cách thể hiện là một đứa trẻ ngoan phải như thế nào.

Việc chào hỏi này không phải giả tạo, nó là thật tâm, bởi vì chỉ có thế tôi mới nhận lại được cái nhìn đầy thiện cảm của người lớn.Từ lúc bé cho đến khi lớn, tôi chỉ duy nhất một lần bị trừng phạt vì tội không có ý tứ.

Hồi tôi 6 tuổi, người quen đến chơi cho hai anh em tôi bánh, bố chưa đồng ý nhưng tôi và em trai đã nhận lấy, cũng không cảm ơn một lời, khách về thì hai anh em bị trói dựa vào 2 cây cau, trời nắng chang chang, bà xót cháu mẹ xót con nhưng anh em tôi vẫn bị trói đứng đó cả tiếng đồng hồ, việc này làm tôi ấn tượng mãi không thôi.- Chào cháu! Cháu con nhà ai thế?- Cháu con bố K., cháu ông H.

ạ!- A, thế là cháu về giỗ ông ngoại đấy hả? Cháu là lớn?- Cháu là lớn, sắp lên lớp 4, dưới cháu còn hai em ạ!Cuối mỗi câu, đều có chữ "ạ", nếu bây giờ gặp trẻ con mà mỗi câu đều có "ạ" như vậy thì tôi thấy ngứa ngứa trong người, vì có vẻ nghe không được tự nhiên.- Lớn chừng này rồi cơ à? Tốt! Tốt! Tí nữa ông cũng lên đám cỗ đây.

Khi nào lên lại Hòa Bình cháu nói ông S.

gửi lời hỏi thăm hai bà nhé!- Vâng!- Sao cháu không ở trên đám mà lại mang hoa đi đâu đây?- A, ông cho cháu hỏi...!- Tôi sực nhớ ra - Khu nhà mình có chị nào tên Hoa không ông?- Hoa à? - Ông cụ S.

nheo mắt một hồi - Khu này ông nhớ là không có ai tên như vậy, kể cả đám trẻ con, sao thế cháu?- Dạ, hôm qua chị ấy nói thích ăn bánh đúc, cháu tiện mua hộ luôn.

Tôi giơ gói bánh đúc lên.- Con gái khu này không có con nhà nào tên như thế đâu cháu, hay cháu nghe nhầm tên con Thoa nhà T.?- Dạ...!Có lẽ thế ạ! Thôi cháu chào ông cháu đi ạ!Nhầm thế nào được mà nhầm, hẳn là tên Ngọc Hoa cơ mà, hay bà chị nào thấy mình mới về chơi nên chọc ghẹo nhỉ?Tôi bước tiếp về nhà...Ông S., ông cụ tôi vừa mới gặp ấy là một người tốt tính, ông có mấy người con trai thì 9 năm sau tôi có cơ hội biết mặt đầy đủ trong...!đám tang của chính ông.

Ông không chết vì tuổi già sức yếu mà bị giết bởi hai thanh niên người làng.

Tôi cũng có chơi với hai đứa đó, thậm chí một đứa khá thân vì có chung sở thích đọc truyện tranh, thằng này tên tục là Cu N.

và nó bị tử hình năm 2004, còn thằng kia nhận 18 cuốn lịch bây giờ chắc cũng đã ra tù.

Chúng nó đột nhập vào nhà ông S.

lúc đêm để ăn trộm nhưng bị phát hiện, đã dùng chày giã cua đập gần nát đầu của ông chỉ vì xem phim thấy công an có thể từ võng mạc của người chết biết được hung thủ là ai.

Nhưng hai đứa lại không trộm được bất cứ thứ gì trong khi một túi đầy tiền vừa bán đất được treo ngay trên cây cột chỗ ông S.

bị sát hại.

Vụ án rúng động làng quê yên bình này có có đưa tin nhiều trên báo An Ninh Thủ Đô, báo An Ninh Thế Giới khoảng tháng 7/2001 nhưng tôi biết nhiều hơn báo, hàng xóm mà.Nhưng đấy là chuyện của những năm sau này....Gói bánh đúc được để trên đĩa trắng nhạt với hoa văn màu lam (sau này bọn trộm cho tôi biết đây là một cái đĩa cổ) tôi lấy ở trong cái tủ cũ kĩ góc tường, còn bó hoa tôi để ngay trên đất, rất tiếc tôi không thể lấy lọ hoa trên ban thờ ra dùng được, mấy tháng trước tôi đã ngu một lần hại bố tôi suýt bị bắn chết, kinh nghiệm luôn có được từ những thất bại hoặc ngu dốt mà ra.Ba cây hương được cắm bên cạnh đĩa bánh, tôi vái ba lần rồi đứng lên, đúng lúc ấy tôi thấy lửa bùng cháy từ dưới lên làm nhang cháy ngùn ngụt!!! Tôi lại ngồi xuống chăm chú nhìn, rồi lại chạy vào nhà lấy thêm 3 que hương khác ra đốt tiếp.Lần này thì phải rất lâu mới cháy hết.***Như tôi đã nói, sau đám giỗ thì phần xôm nhất có lẽ là ở sới bạc được tổ chức trên mấy tấm chiếu trải trong nhà.

Ở làng này nếu thấy bà già 80 miệng nhai trầu tay đặt lệnh có lẽ không lạ lẫm, cờ bạc nó ăn vào máu mất rồi.Bố tôi lại không chơi môn thể thao trí tuệ này còn tôi thì tò mò vì lần đầu trong đời thấy đông người lớn chơi ăn tiền như thế, rất nhiều tiền, từng xấp 10000đ to to, đỏ đỏ có thể mua nhiều kẹo hoặc súng phun nước, thậm chí có thể mua được luôn khẩu súng colt bắn đạn diêm nổ ra khói lửa luôn, đám bạn tôi đã có đứa có và khoe, mê lắm, xịn hơn súng phun nước nhưng nó bảo tận 12000đ, thế là nhiều đấy.Mải chen vào xem, tôi bị ngã vào người đang ngồi phía trước.- Đm! Đứa nào đây?- Cháu...!Cháu xin lỗi ạ!- A! Con nhà K.

hả? Ở đây làm gì, đi ra ngoài chơi!Người ấy vừa quát vừa dúi đồng 5000đ vào tay tôi rồi phẩy phẩy ra ý đuổi đi.Tôi bị kéo ra ngoài, cầm tiền trên tay nhưng vẫn ngơ ngác, tôi tìm mẹ tôi và đưa cho mẹ tiền, tôi sợ bị bố tôi mắng.- Tiền ai cho con?- Cái chú có kính đen gài trên đầu cho con, con ngã vào chú ấy nên bị chửi, lại cho con tiền nữa!Mẹ tôi đi tới ngó xem rồi quay trở ra...- Chú Q.

bạn bố mày chứ ai, chú cho thì cứ cầm lấy không sao!Vừa bị chửi vừa có tiền, lần đầu tôi thấy, tôi có thiện cảm với chú ấy liền.Xem hồi lâu tôi đã hiểu luật chơi và thấy cái trò này dễ quá (Vâng! Bao người đã bán nhà hay vào tù vì thấy dễ đấy ạ!), chỉ cần đặt trúng bên là sẽ được tiền, thế này sao bố tôi không chơi mà chơi đề làm gì nhỉ?Dù sao 5000đ này cũng chẳng phải của mình, hay là...?Tôi đã biết mùi cờ bạc như vậy đấy, tôi chỉ mới hơn 8 tuổi, số tiền thắng lên đến 320 nghìn!!! Thì phải nghỉ chơi vì mẹ tôi đã nhanh chóng biết được con trai mình cầm nhiều tiền.

Cách chơi của tôi rất đơn giản, đặt tiền ở mặt lẻ (tôi thích số lẻ nên sau này bán cái gì cũng là số lẻ, nhìn có vẻ nó thật hơn số chẵn) và cứ đánh tất cả số tiền mình thắng ván trước, dù sao 5000đ cũng không phải của tôi nhưng 6 ván liên tiếp đều mặt lẻ.Tôi chỉ được cầm có 20 nghìn, số còn lại mẹ tôi giữ hộ đến bây giờ vẫn chưa trả.Mẹ tôi bảo:- Ông ngoại phù hộ con đấy!Ai phù hộ cũng được cả, tôi có tiền mua khẩu súng colt quay nổ "bép bép" là tuyệt rồi.Tối hôm ấy là tối cuối cùng ở quê, ngày mai sẽ trở lại Hòa Bình, cũng tối hôm ấy, tôi biết vì sao tôi lại thắng được nhiều tiền đến thế.***Buổi sángTôi ngồi trước thềm nhà, bố mẹ tôi đã đi tảo mộ, tôi ở nhà không cần đi theo.- Này em trai!Giọng con gái trong veo cất lên, cái chị Ngọc Hoa hay Thị Hoa gì đó đã xuất hiện từ lúc nào mà tôi không biết, khi tôi ngẩng đầu lên nhìn theo tiếng gọi thì chị ấy đã đến gần rồi, bước đi nhẹ nhàng như lướt gió.- Hoa em không mua được hộ đâu chị ơi!Chị ấy nhìn tôi cười.- Chị ăn nhãn không?Tôi vừa mời vừa đưa cái giá về phía chị ấy.- Không, chị không thích nhãn.

Em trai sắp đi rồi hả?Tôi nhăn mặt.- Sao chị biết? Mà sao chị cứ gọi em trai, em trai thế, em tên N.

nhé.- Uh, chị thích gọi em trai như vậy cho dễ gần!- Nhà chị ở đâu đấy? Hôm qua em hỏi người ta, cả cái khu này không có ai tên như chị cả.- Nhà chị cũng gần đây...Chị ấy ngồi xuống bậc thềm, cách tôi một khoảng, ban ngày nên tôi thấy cái váy chị ấy màu đen có nhiều bông hoa màu đỏ trên được thêu lên, nhìn như kiểu váy người đồng bào vậy, nhưng không phải.

Chân chị ấy đi đôi hài màu đỏ tía chứ không phải dép nhựa, tông lào hay xăng-đan, làn da trắng với môi đỏ, mặt hơi tròn tròn và mái tóc đen nhánh dài chạm bậc thềm, nói tóm lại là một chị đẹp.- Chị không ăn thật à?Chị ấy lắc đầu.- Thế chị qua đây có việc gì ạ, nếu muốn gặp bố mẹ em thì phải chờ đấy.- Không, chị gặp em thôi.- Nhưng mà em không biết mua hoa ở đâu đâu, chị nhờ người khác đi.

Hôm qua em mua người ta bán cho em hoa cúng đấy.Tôi tỏ ra khó chịu khi nhớ lại việc ấy, bảo sao người bán lại chạy đi mau vậy, hóa ra lừa cả trẻ con.- Khi nào về đây nhớ mua bánh đúc nhé em trai, bánh đúc bà L.

bán ở đầu làng này rất ngon, lâu lắm rồi chị mới được ăn.- Hôm qua em cũng mới ăn, có mua hộ chị nhưng không biết nhà chị nên em mang đi cúng luôn rồi.Tôi nhoẻn miệng cười.- Lần sau em mua hộ chị bánh đúc, chị sẽ trả nhiều tiền.- À, bánh rẻ mà, có dịp em sẽ mua cho.

Mà sao chị không tự đi mua, ra đầu làng có xa đâu?- Một đứa bé ngoan, này em trai, em thích vàng hay tiền?- Tiền thì ai cũng thích, hôm qua em có đầy tiền vì thắng xóc đĩa đấy chị, nhưng trẻ con có nhiều tiền cũng không được cầm đâu, đủ mua thứ mình cần là được rồi.- Chị có rất nhiều vàng, em thích không?- Vàng á? Em không, bố em bảo được bạc thì sang, được vàng lụi bại, bố em cũng từng bán vàng nhưng bỏ rồi.- Nếu em thích chị sẽ cho em nhiều, 320 nghìn hôm qua chỉ là ít tiền chị trả em mua hoa thôi.Tôi nhìn chị ấy một cách đầy khó hiểu, việc tôi thắng được 320 nghìn đã nổi tiếng đến mức cả làng biết hay sao?Chị ấy lại nhìn tôi cười.- Em biết nhà chị ở đâu không?Tôi lắc đầu nhưng mắt vẫn không rời chị ấy.- Ở kia!Chị ấy chỉ tay về hướng cái miếu cũ nơi bây giờ đang là mô đất, trên đó vẫn còn mấy chân nhang.- Chị đùa!!!Tôi cười, cũng không hẳn là cười, tôi đoán là nhăn nhó sẽ đúng hơn.Vù ù ù...Chỉ trong chớp mắt chị gái xinh đẹp này đứng trên mô đất đằng xa kia rồi quay lại vị trí cũ đang ngồi, tôi cứng người, cái giá đựng trái cây rơi xuống đất.Á khẩu!!!- Làm gì mà sợ thế em trai, nhặt lên đi kìa!Chị ta che miệng cười khúc khích một hồi.Ôi! Tôi gặp ma thật ư? Sao ma lại không giống lời mô tả của bà tôi hay chúng bạn như thế này? Hay là do người ta gặp ma xấu còn tôi gặp ma đẹp? Nhưng dù xấu đẹp cũng là ma, đều không tốt đẹp gì đâu.Tôi run rẩy nhặt từng quả nhãn vương vãi dưới đất, len lén nhìn chị ma kia, mà sao nhìn không giống ma vậy?- Ngồi đi em, đứng mãi sẽ mỏi chân đấy, ngồi đi, ngồi đi!Chị ma đập tay xuống thềm ra hiệu, tôi rón rén ngồi lại chỗ cũ, chân tôi mềm nhũn rồi, tôi nghe thấy cả tiếng tim mình sắp nhảy ra khỏi ngực nữa cơ.- Đừng có sợ, chị có làm gì em đâu, chị ở đất này bao nhiêu năm, rất lâu trước khi ông nội em tới ở.Tôi nuốt nước bọt, thấy miệng lưỡi đắng ngắt.- Chị ở đất này bao lâu rất buồn chán, lúc ông bà nội em còn ở đây đều hay hương khói nhưng từ khi bố em cưới vợ là nhà này bỏ hoang luôn.

Chị trông coi hộ nên mới không mất cái gì đấy nhé, em xem, cây ổi kia sai trĩu quả, chín thì rụng, người thân quen hái ăn thì được nhưng trộm cắp không bao giờ nhìn thấy quả.Tôi ngồi im như pho tượng nhưng não đã hoạt động bình thường trở lại nên cảm thấy đỡ sợ hơn, hơi thở cũng đều dần.- Chị đã ở đây từ bao giờ hả chị Ma?- Chị tên Ngọc Hoa nhé, Ngọc Hoa không phải chị Ma.- Vâng, thế chị Ngọc Hoa chết lâu chưa?- Cũng lâu rồi chả biết, được mấy năm thì có ông Lê Lợi lên làm vua, lúc đấy làng này mới có vài nóc nhà.

Thích nghe không chị kể, cũng lâu chưa nói chuyện với ai.Chị Ma cười, hất hàm hỏi tôi, dĩ nhiên tôi gật....Nhà chị Ma ở vùng Nam Sách có 5 người tất cả, bố mẹ, 2 đứa em trai và chị.

Nhà chị không đến nỗi nghèo nhưng khi 15 tuổi có người mai mối để chị làm vợ lẽ của một tay phú hào người tàu, lão ấy cũng ngoài 40 tuổi và đã có đến mấy bà vợ nhưng vẫn thích lấy thêm.

Cha mẹ chị không muốn nhưng phận dân đen thấp cổ bé họng, lão kia lại đưa sính lễ hậu hĩnh nên họ hàng cũng vun vào, thôi thì đằng nào cũng phải lấy chồng, gả vào hào môn bố mẹ cũng được nhờ cậy vài phần.Bố mẹ chị gạt nước mắt tiễn con gái đi, khoảng thời gian đầu bố mẹ chị vẫn được đến thăm bình thường, thấy cuộc sống của con gái có người hậu kẻ hạ cũng yên tâm mãn nguyện.

Lão chồng già ấy, từ lúc cưới vẫn không ngủ chung giường với chị đêm nào nhưng luôn mua cho chị những đồ ăn tẩm bổ loại tốt, bố mẹ chị biết chuyện thì cho rằng con rể mải làm ăn và nhiều vợ nên chưa để tâm đến cô vợ trẻ này, nhưng dù sao con mình sống an nhàn, bản thân mình thì lại được cho nhiều tiền của nên cũng vui mừng ra mặt.Thời điểm ấy loạn lạc liên miên, trong vùng Thanh Hóa có nông dân khởi nghĩa chống giặc tàu, các nơi khác nhân cơ hội ấy cũng cướp phá quan quân hay phú hào, tình hình thấy không yên.

Một tối nọ, sau ngày mẹ chị ghé thăm thì gia nhân mang toàn đồ ăn ngon tới, lão chồng chị cũng đến và ăn cùng chị, ăn uống xong xuôi nói chị mặc đồ đẹp rồi lên kiệu chờ sẵn ngoài sân, ngồi kiệu một đoạn đường chị ngủ thiếp đi, không biết chị đã ngủ bao lâu nhưng khi tỉnh dậy đã thấy mình ngồi trên ghế tựa, tay chân bị trói vào ghế, trong miệng có ngậm củ sâm và bị dính chặt lại bằng một miếng vải, không thể làm được gì ngoài việc khóc và nhìn lão đạo sĩ độc ác kia cùng lão chồng khốn kiếp đứng bên cạnh khấn vái, làm bùa phép.

Xung quanh chị được xây kín lại.

Trong bóng tối chị nghe tiếng đất được đổ xuống.Chị đã hiểu ra, chị sẽ bị chôn sống làm thần giữ của cho bọn tàu, chị đã bị lừa như thế! Chị đã nghe người ta truyền miệng việc này từ xưa, chị nhớ bố mẹ, chị không muốn chết khi mới 17 tuổi....- Rồi đống của ấy ra sao hả chị?Tôi mải nghe quên cả sợ.- Lão ấy đã chết khi giặc Tàu rút nên không thể quay lại lấy của được.

Vật đổi sao dời, con cháu của lão ta nhiều lần mò tới khu này tìm kiếm nhưng không thấy, dạo trước đào con mương ở ngoài kia thì con cháu lão cũng trà trộn vào để tìm kiếm.

Mấy năm trước có tay Thầy địa lý đến đây xem thế đất nhưng trình độ kém, tìm không ra.

Mà cái miếu đúng là phải xây ở chỗ kia kìa!Chị ma chỉ tay về một khoảnh đất cách nền miếu chừng 15m, chỗ đó có một cây mít nhỏ.- Đào thẳng xuống khi nào thấy quả trứng là tới cửa!- A! Ra là thế!- Em thích không, thích thì chị chỉ cách mở cửa, cũng dễ thôi nhưng phải có điều kiện.- Điều kiện gì thế ạ?- Nếu em lấy chỗ của ấy, 3 thế hệ liên tiếp tính từ thế hệ con - cháu - chắt của em, mỗi đời sẽ có một người chết tươi.- Ơ! Sao lại thế?- Cái phép đặt ra là như vậy, không phải con cháu của lão ta mà lấy thì 3 đời liền phải đền mạng trước khi 17 tuổi.

Nhưng chị có thể giúp em là con cháu ruột của em không bị, thế nào?- Con cháu ruột? Là như nào chị?- Nghĩa là chỉ có con cháu của em trai em gánh thôi.- Thế thôi chị ạ, có nhiều tiền của mà chết thì chán lắm, em gái em chết lúc nó còn bé tí, bố mẹ em rất buồn, em không muốn vậy tí nào.- Tuỳ em, lần tới về ở đây thì nhớ mua bánh đúc nhé, hoa thì chị thích màu đỏ, hoa gì cũng được nhưng phải màu đỏ.

Chị sẽ trả tiền, chị giàu mà....- N.

dậy, dậy ngay!Tôi mở mắt ra nhìn thấy mẹ mình đang lay người tôi thật mạnh.- Cái gì thế mẹ?- Mày ngủ mơ cái gì mà cứ ú ớ thế?- Con mơ á? Tôi dụi mắt ngồi dậy.- Gì mà tiền với tiền, ăn được có mấy đồng bạc mà đã sướng đến mức ngủ nói mớ cơ à?- Đâu có, mấy giờ rồi mẹ?- Gà gáy rồi, tí nữa bố mẹ đi tảo mộ, mày cứ ngủ ở nhà khi nào bố mẹ về thì lên chào bà ngoại rồi đi.- Dạ!Tôi rời giường đi vệ sinh, bên ngoài trời tờ mờ sáng, bất giác tôi thấy hơi lạnh khi nhìn về phía nền miếu cũ.Giấc mơ thật quá!!! Mọi thứ rất thật..


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui