Bí Ẩn Làng Bưởi Cuốc


Tự nhiên tôi có hàng xóm mới!Cạnh cổng nhà tôi có một căn nhà nhỏ bỏ không từ lâu, bỗng nhiên sáng hôm ấy có người dọn dẹp và vào chuẩn bị vào ở, người đến ở là một phụ nữ trung niên khoảng 45 tuổi tên là cô Thu, tôi thì không có họ hàng gì nhưng thằng L.

gọi là cô thì tôi gọi theo như vậy.

Cô ấy là chị ruột của bố thằng L.

và không lấy chồng, ở làng tôi người ta cũng gọi chị của bố là cô và chị của mẹ là già, trước đây cô ấy ở chỗ khác nhưng bây giờ dọn về căn nhà bỏ không này ở.

Căn nhà này là của chú ruột thằng L., em trai cô Thu.Buổi sáng khi đi học tôi thấy cô Thu dọn dẹp và thằng L.

giúp một tay, đến trưa đi học về thì tôi thấy có thêm ba đứa con trai khác cũng quét tước ngoài sân, tôi khá ngạc nhiên vì buổi sáng thằng L.

bảo cô ấy không có con sao lai có đến ba thằng nhóc, tôi tò mò vì thế cất cặp vào trong nhà xong thì đánh bạo đi sang hỏi xem sao, dù gì nếu người ta đã dọn về đây ở thì cũng sẽ thành hàng xóm của mình, có hàng xóm là trẻ con thì vui rồi, xung quanh khu này có mỗi thằng L.

với M.


thật là quá ít.- Cháu chào cô ạ!- À, con nhà Tr.

đấy hử?- Dạ, vâng ạ!Tôi rất tự nhiên đi vào trong sân nhà, nhìn ba đứa đang quét ở trong nhà, bọn nó thấy tôi cũng đi ra cửa đứng nhìn.- Mày tên gì?Một thằng có vẻ là anh lên tiếng hỏi tôi.- Tao tên N., còn mày?- Tao tên Lâm, còn đây là thằng Hùng và thằng Sơn, em tao.Thằng Lâm chỉ vào thằng béo mập tên Hùng, thằng nhỏ nhất tên là Sơn.- Mày sinh năm bao nhiêu?- Tao học lớp 7!Tôi luôn trả lời theo kiểu để người ta tự nghĩ, nếu ai đó hỏi tuổi của mình.- Tao cũng lớp 7 nhưng tao sinh năm 82 đấy, chắc mày ít tuổi hơn tao rồi!- Ở lớp tao đứa nào cũng hơn tuổi tao hết, nhưng không quan trọng, mày xin vào lớp nào rồi?- Tao xin vào lớp 7A, thấy cô giáo nói là học chung với thằng H.

ở làng này.- Tao biết thằng đấy, tao lớp 7B.Tự nhiên tôi thấy bất công, cái lớp 7A con trai nhiều, hồi đầu phải thi xét điểm môn Toán để xếp lớp mà bây giờ xem chừng xin vào dễ quá nhỉ, không hiểu sao mình lại bị xếp vào lớp 7B toàn con gái.- Thằng Hùng này sinh năm 84 nhưng đi học muộn nên mới lớp 5, còn thằng Sơn em út tao mới lớp 3.- Mấy đứa mày đây là con cô Thu hay sao?- Bọn tao là cháu, mẹ tao là em gái của già.Tôi đã quen ba anh em nhà thằng Lâm như thế, có hàng xóm tầm tuổi mình cũng tốt, tối có người chơi cùng nhưng có một vấn đề tôi hơi giật mình là nhà vệ sinh của cô Thu dựng ở đầu hồi nhà, gần bờ rào nhà tôi và cách cái nền miếu cũ chỉ khoảng 20m, tôi cứ có cảm giác không ổn lắm nhưng tôi không biết nên giải thích thế nào.Nhưng có một sự thật là khi lớn lên, thằng Lâm thì lấy đến hai lần vợ, vợ thứ hai khi đi làm bị tai nạn lao động cũng ảnh hưởng sức khỏe nhiều.

Thằng Hùng thì tính tình tự nhiên đổi tính nết cứ tưng tửng, mãi đến đầu 2020 mới lấy được vợ, còn thằng Sơn em út thì tôi cũng nghe nói cũng gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, cứ xem như là sự trùng hợp đi.

Mấy năm trước đây cô Thu mất, căn nhà cũ được đập bỏ và xây mới lớn hơn, nhà vệ sinh cũng được dời đi vị trí khác thì thấy cuộc sống của mấy anh em nó khác hẳn, có những chuyển biến tốt hơn rất nhiều.

Tôi lúc 12 tuổi không hiểu hết, cho đến khi hiểu thì cũng không thể nói nhà hàng xóm nên thế nọ thế kia được, rất khó tin và thậm chí còn mất lòng, bởi thế đôi khi bạn biết nhiều quá cũng không thể giúp người khác được là vậy.

Trong suốt những năm tôi còn nhỏ, chị Ma không bao giờ đề cập đến việc cái nhà vệ sinh không nên xây ở vị trí đó, đến khi tôi hiểu biết hơn và hỏi chị, chị nói rằng cái gì thuộc số mệnh của mỗi người thì không thay đổi được, rồi họ sẽ tốt lên thôi, tuyệt đối không nên tham gia trừ khi tôi trở thành một ông thầy.Tôi luôn muốn những người tôi quen biết đều có một cuộc sống thật tốt đẹp......Bà Già ở Hà Nội tính ra đã được 5 ngày, tôi bắt đầu quen hơn với cuộc sống một mình, hàng xóm mới cũng làm cuộc sống của tôi có thêm chút màu sắc, tôi cho chúng nó mượn truyện, không cho thuê, là bạn bè thì tôi không tính mấy việc ấy, hơn nữa, việc có chúng nó ngồi chơi ở trong nhà tôi cũng thấy đỡ buồn, đỡ trống vắng hơn.Chiều hôm ấy bà ngoại gặp tôi ở ngoài đầu làng dặn tôi tối lên ăn cơm với bà và cậu Út, tôi nhận lời bà vì thế buổi trưa đi học về tôi không nấu cơm mà ăn mì tôm với trứng, nói thật là mấy ngày ăn uống không bình thường tôi thấy hơi ngán nên khi bà ngoại bảo là tôi gật đầu liền không suy nghĩ.

Từ nhỏ đến lúc này, tôi chưa mấy khi đến ăn cơm ở nhà ai, nếu có chơi thì sát giờ cơm tôi nhất định sẽ về, bà Già vẫn bảo là tôi khôn mồm nhưng thật ra đồ ăn ở nhà người ta đôi lúc còn ngon hơn ở nhà mình nhưng cái cảm giác ăn cơm nhà khiến tôi thấy ung dung, thoải mái không phải giữ lễ nghĩa.


Tôi vừa ăn vừa đọc truyện hoặc nghe đài hoặc nói chuyện với bà, tôi thích như vậy, những thói quen này cho đến khi trưởng thành tôi vẫn không thay đổi, tôi thích ăn cơm ở nhà do vợ tôi nấu, đồ ăn phải do cô ấy làm tôi mới ăn còn nếu ví dụ là người khác làm thì tôi ăn rất ít, rất khó lý giải, đôi khi vợ tôi phát cáu về việc này nhưng tôi chỉ biết cười trừ, mà cái thói quen này chả hiểu sao lại di truyền sang cả thằng con, nó thích ăn cơm ở nhà và nếu như tôi đi công tác thì mẹ nó không thể đi đâu được, chỉ được đi làm rồi về, còn muốn đi ăn ngoài hay đi chơi phải có bố, tôi cứ cười suốt thôi, kể ra cũng tội nghiệp cô ấy khi phải chiều chuộng hai người đàn ông một lớn một nhỏ chúng tôi.Nhà tôi ở khu Giữa nên tôi thường có xu hướng đi ra đầu làng, ít khi tôi lên trên mạn khu Trên nơi có nhà bà ngoại tôi hay nhà chị Hiền tôi, tôi lại phải nhắc lại rằng nhà bà ngoại tôi cũng có một cái miếu nằm dưới một cây duối phủ bóng mát, hồi tôi mới về cũng có xem xét rồi nhưng sau đó ít quan tâm.

Đi lên nhà bà ngoại tôi thì tôi sẽ đi ra đường trục chính trong làng, từ đầu ngõ nhà tôi đi thẳng chừng 400m sẽ đến một cái ngã tư gọi Đề Đổ, tôi từng nghe nói sở dĩ nó có cái tên như vậy là do trước đây có một cây đề lớn bị trổ gốc nghiêng sau đó mới đổ xuống nên đặt luôn tên như vậy.

Từ đầu làng đi theo trục chính đến Đề Đổ nếu tôi rẽ phải thì sẽ đi qua cổng chùa rồi ra cánh đồng rồi vòng về nhà tôi, giống như hình vuông.

Nếu tôi đi thẳng sẽ lên nhà chị họ ở cuối làng còn rẽ trái sẽ là đường vào nhà bà ngoại tôi.Ngay cái ngã tư Đề Đổ ấy hướng 20h là một cái ao còn nhìn theo hướng 11 giờ chính là khu đất cũ của ông nội tôi đã bị tịch thu từ năm 1955 và chia cho khoảng 6 nhà khác nhau.

Còn tất cả những căn nhà khác nằm trái đường trục chính hất ra đến cánh đồng đều là họ nội tộc nhà tôi, khoảng 60 nóc nhà, điều này cũng không có gì là lạ do thời xưa các cụ có thói quen họ hàng thân thuộc thường ở sát nhau theo từng khoảnh đất để dễ dàng tương trợ lẫn nhau khi cần, duy nhất một mình nhà tôi lẻ loi ở riêng một cõi.Lối đi vào nhà bà ngoại tôi không rộng, chỉ khoảng dưới 2m, căn nhà thứ hai phía bên phải tính từ Đề Đổ là nhà cái ông tôi phải gọi bằng bác mặc dù chỉ hơn tôi mấy tuổi, là họ nội tộc rất gần, bác đó chính là em ruột của bà ngoại thằng R9, tính từ căn nhà này đi thẳng vào hơn 200m sẽ gặp một ngã rẽ trái, theo lối rẽ trái chừng 200m cụt đường thì rẽ phải đi thẳng 50m là tới cổng nhà bà ngoại tôi, trước cổng có một cây dâu da xoan rất lớn và um tùm.

Từ Đề Đổ vào đến đây tính ra là đi hết gần 500m nhưng không có nổi một bóng đèn điện nên đường đi rất tối, nhà hoang và bụi tre rồi bờ ao...!Ngay hiện tại năm 2021 thì yếu bóng vía đi một mình vào nhà bà ngoại tôi cũng thực sự là một thử thách không dễ dàng gì, ngay chính mẹ tôi nếu đi toàn rủ con cháu đi cùng, một mình nhất định không chịu, mẹ tôi đã lớn lên ở đó dĩ nhiên biết nhiều thứ, càng biết nhiều thì càng sợ.Nhà bà ngoại tôi tạm tính là một khoảnh đất hình vuông rất rộng lớn, sau khi bà ngoại mất thì chia cho 6 người còn con mỗi người một khoảnh mà vẫn rộng, tôi áng chừng phải đến gần 2000m2.

Theo như lời mẹ tôi kể lại kết hợp với thực tế lúc tôi 12 tuổi thì khoảng trước năm 1950 nhà bà không có cổng như bây giờ, mà cái lối tôi vừa đi sẽ đi thẳng ra cánh đồng làng, sau vài lần chia đất rồi xây nhà cửa những năm sau giải phóng thì cái phần lối đi ra cánh đồng làng đó trở thành của nhà bà ngoại tôi.

Cái miếu của nhà bà nằm trên một gò đất thoai thoải có cây duối, từ gò đất này khoảng gần 10m nữa mới tới bờ tường của nhà hàng xóm, có lẽ xưa kia chính là lối đi ra cánh đồng vì cách một quãng là lũy tre, sau lũy tre là cánh đồng bát ngát.


Cái miếu này như vậy là nằm ở hướng Tây Nam, ngay góc hình vuông của khoảnh đất nhà bà.Tôi ăn một lèo hai bát cơm với rau lang chấm nước mắm rồi canh khoai sọ, thịt lợn thì tôi gắp lấy lệ vì bà Già toàn mua thịt thăn cho tôi ăn nên thành ra quen, có mỡ là tôi không ăn.

Kể ra được bà chiều quá cũng không hẳn là tốt.Hơn 19h tối tôi chào bà và cậu Út rồi ra về, việc đi trong bóng tối với tôi bây giờ không có gì là sợ, xe của tôi có đèn đủ để soi thấy đường.

Giữa con ngõ nhỏ heo hút ấy vào đầu tháng 12 Dương lịch đã qua ngày 20 âm nên trăng muộn, tôi từ từ đạp xe, nghe rõ được tiếng xích xe kêu rè rè, mọi thứ bình thường cho đến gần nhà ông bác trẻ của tôi, càng đến gần tôi thấy càng lạnh, với kinh nghiệm mấy lần gặp sự lạ nên tôi cảnh giác cao độ, cái lạnh không phải từ gió mà cái lạnh thấu xương này, khiến cho tóc dựng lên và toàn thân gai ốc thi nhau nổi thì chỉ có của ma quỷ mà thôi.

Đi đến gần cổng nhà ông bác trẻ, nơi có một cây quéo rất cao mà một vài cành thấp đang chìa ra khỏi bức tường tôi nhìn lên cây quéo vì thấy khí lạnh có vẻ như phát ra từ đấy và đúng thật, tôi đã nhìn thấy thứ tôi không thích nhìn thấy.Ngay trên cái cây quéo ấy, giữa nền trời trong trong phía sau tôi thấy một bóng màu đen có đôi mắt đỏ và điều khiến tôi thấy kinh khủng nhất chính là lưỡi của cái bóng đen ấy, một cái lưỡi dài và đỏ thè ra giống như con chó vậy, nhưng khác ở chỗ cái lưỡi màu đỏ ấy nó dài quá, không biết dài chừng nào nhưng tôi nghĩ phải bằng cánh tay tôi lúc đó.

Đề Đổ cách trước mặt tôi chỉ chừng 20m và có một cái bóng điện treo trên cây cột điện, chút ánh sáng yếu tới từ bóng điện ấy không đủ để chiếu tới phía tôi nhưng có lẽ vì thế tôi thấy rõ những cái thứ màu đỏ nổi lên giữa bóng đen.

Bỗng nhiên cái bóng ấy cười lên khoái trá rồi chợt như nhảy khỏi cây và nhào đến tôi, tôi giật mình và theo đúng phản xạ tự nhiên tôi đánh tay lái xe qua bên phải và...!a lê hấp, tôi phi xuống ao.ÙM!Tôi ngã xuống ao với tư thế rất buồn cười, cái xe thì cắm xuống bùn còn tôi thì đứng khom người như bình thường, ngay sát bờ nên nước chỉ đến quá rốn nhưng cũng đủ làm tôi hoảng hốt.

Phải rất khó khăn tôi mới có thể bám vào bờ mặc dù chỉ khoảng hơn 1m vì chân lún sâu xuống bùn, nhấc chân không khéo thì lại mất dép, nhưng dù thế nào thì khi lên bờ dép cũng chỉ còn một cái, tôi tức điên người, đôi Biti’s mới mua đợt hè vừa rồi của tôi đã có một cái nằm lại dưới lớp bùn ao dày đặc.

May cho tôi vì đã qua giờ cơm, có mấy đứa trẻ đi ra đã giúp tôi kéo xe đạp của mình lên, toàn những bùn là bùn, thêm cả bèo tấm, bèo tây dính vào bộ tăng giảm xích xe, tôi nhìn cái xe của mình thở dài ngao ngán, quay nhìn cây quéo chả thấy gì nữa, gió vẫn thổi nhẹ và lúc này thì tôi lạnh vì ướt.Thất thểu dắt xe đạp về nhà với đôi chân đi đất, tôi vừa sợ vừa tức, tự trách mình nhát gan nên mới thành ra như vậy, mà sợ thì ít, tức thì nhiều.

Về đến nhà, tôi loay hoay rửa xe đạp mất đến gần một tiếng đồng hồ, rửa xong còn phải tra dầu vào xích xe nữa, cũng may có thằng Hùng, hàng xóm mới, nó soi đèn pin cho mà rửa chứ để sáng hôm sau thì còn cực khổ hơn gấp bội.Lúc này nhà tôi dùng giếng khoan và bơm bằng tay, tôi bơm mệt nghỉ, dù có đứa bơm nước giúp một phần nhưng không làm tôi giảm việc tức con ma ấy, vừa rửa xe tôi vừa làu bàu trong miệng và nghĩ cách chặt cái cây ấy đi, tôi không trêu trọc gì nó mà giờ tôi phải bơm nước rửa xe.


Nó chắc chắn không phải ma, nó hẳn là một con quỷ rồi......Chiều hôm sau tôi ăn mặc gọn gàng như mọi khi, lại mánh cũ, tôi mua một gói bánh bích-quy và một gói kẹo lạc treo tòng teng trên ghi-đông xe và đến nhà ông bác trẻ của tôi chơi, ban ngày ban mặt tôi có thể quan sát kỹ càng hơn, còn lý do lên chơi thì cứ lấy đại ra là hôm trước bố tôi về đưa bà Già đi viện có dặn tôi mang quà bánh lên biếu là xong.

Một đứa bé thì luôn ngây thơ và nói thật, tiếc là tôi lại không như thế vào lúc này.Bác trẻ tôi tên là Tuấn, hơn tôi khoảng 6 tuổi thôi, tầm tuổi cậu Út tôi, gần như là con cầu tự, mẹ của bác ấy là người thiên hạ, làng tôi hay có câu đấy, thiên hạ ở đây nghĩa là không phải trong làng.

Tôi trình bày lý do rồi để hai gói kẹo bánh lên ban thờ, thắp nhang và chắp tay vái y như người lớn.- Thằng này khá nhờ, được, nhìn rất có tương lai làm con trưởng, ra uống nước cháu!Ông bác trẻ lên tiếng khen tôi, tôi cười và cúi đầu cảm ơn chén nước chè của bác ấy, ngồi chuyện đông chuyện tây một hồi thì tôi bắt đầu hỏi về cây quéo, thông tin thì cũng chỉ biết được là nó có từ trước khi bác ấy ra đời nhưng rất ít quả, chủ yếu làm bóng mát là chính chứ không có bất kỳ giá trị nào về kinh tế hay thực phẩm.- Sao bác không chặt đi mà trồng cây khác? Cháu thấy mấy cây bưởi chua nhà cháu ngon, đợt Tết Trung thu vừa rồi thôn mình còn mua hết của bà cháu để làm quà phá cỗ Trung thu đấy bác ạ.

Hay bác trồng bưởi thử xem, trồng bưởi thì bán được nhiều chứ quéo này chỉ tổ cho bọn trẻ con hái trộm.Tôi nói chuyện như người lớn, trong khi tôi cũng là thằng từng đi ăn trộm táo nhà người ta, giờ lại đi xúi người ta chặt cây.- Tự nhiên chặt đi cũng phí, tao cũng tính chặt mấy lần rồi nhưng lại thôi, bỏ thì thương và vương thì tội.- Bác là người lớn, quen biết rộng, chặt cây này đi còn bán được ra tiền đấy bác a, chứ trồng cây mà chả để làm gì, lại không ra tiền thì cũng phí.

Bác xem cả làng mình giờ có mấy nhà người ta để lại cây quéo đâu.

Cháu nghĩ là nên trồng cây gì ra tiền thì tốt, tiền mua được nhiều thứ chứ đất nhà mình rộng thế này cơ mà.- Biết thế đã.

Thế bà mày như nào rồi?- Bà cháu khỏe rồi ạ, ở Hà Nội thêm mấy hôm là về thôi, bố cháu bảo thế.- Vậy thì tốt, mày cho bác gửi lời hỏi thăm, hôm nào bà về thì bác xuống chơi.- Dạ.Ngồi thêm một lúc thì tôi xin phép ra về, sở dĩ tôi gợi ý chuyện tiền nong vì tôi cũng đi hỏi dò rồi, việc hỏi thông tin trong làng về bác tôi thì quá đơn giản, trẻ con nó biết nhiều hơn người lớn tưởng.

Nhà bác ấy cũng nghèo, bác đi làm thuê công nhật chả được bao nhiêu mà tính tình thì cũng hơi tưng tưng một chút nên tôi cho rằng cứ đi sâu vào việc lợi ích là bác ấy sẽ chú ý ngay thôi.

Người ta thường quan tâm đến thứ người ta thiếu hoặc cần mà, như tôi đây luôn quan tâm đến truyện tranh đó thôi, làm gì có chuyện tôi bỏ qua nếu có cơ hội sở hữu được một cuốn chứ.Tôi không biết có phải do tôi tác động hay không nhưng hơn một tháng sau thì cây quéo đó bị chặt đi thật, khi tôi đi qua không thấy cây nữa tôi đã cười thầm.- Cho mày đáng đời!Hồi tết mấy năm trước tôi về quê, có ghé thăm bác ấy, cuộc sống của bác tôi bây giờ khá giả hơn nhiều, trong vườn thì có trồng bưởi, nhãn, chanh, ớt mướp ...!rất nhiều thứ cây không còn trống trải như hai mươi năm trước, tôi bỗng dưng nhớ cây quéo và tự cười một mình vu vơ..


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận