Thứ Năm, ngày 9 tháng 10 năm 1997-Dậy, dậy mau!Tôi nghe thấy âm thanh quen thuộc vang trong giấc ngủ, nửa tỉnh nửa mơ tôi hé mắt ra nhìn thấy trời vẫn còn khuya, định thần một vài giây xem có tiếng gọi thật hay mơ.- Chị đây, ngủ say thế, ra ngoài chị gặp một tí!Tôi uể oải ngồi dậy, mắt vẫn chưa mở được to vì buồn ngủ quá nhưng nghe cái giọng của chị Ma thấy hơi khác, có vẻ gấp gáp nên tôi vội bước xuống phản, thò chân vào đôi dép rồi loẹt quẹt đi ra mở cửa, bước đi xiêu vẹo.
Tiếng động lạch cạch do then cài cửa tạo ra đã khiến bà Già tỉnh giấc.- Cò Tý đấy à?- Cháu đi tiểu!Tôi nhẹ nhàng khép cửa lại, bước ra bậc thềm ngó nhìn trăng đã qua đỉnh đầu, e là giờ này cũng phải quá nửa đêm chừng một canh rồi, hơi co mình lại một chút vì gió ban đêm thổi nhẹ qua, tôi bước xuống bậc thềm nhà rồi nhìn quanh.- Chị đâu rồi?- Ra đây, ngoài này!Âm thanh theo tiếng gió thổi từ phía bụi tre qua khu vườn, tôi hơi hít hà rồi nhón chân nhẹ nhàng chạy về phía đó, bước chạy nhẹ nhàng như kiểu mấy thằng trộm để không gây ra tiếng động.
Đi qua ụ rơm mới nhìn thấy chị Ma với cái bóng hình nửa hiện thực, nửa mờ ảo đang đứng lơ lửng giữa không trung, quay lưng về phía tôi.- Sao hôm nay chị gọi em khuya thế?- Thi thoảng đổi giờ, nào, tỉnh chưa?- Gió lạnh nên em tỉnh rồi!Tôi lấy tay che miệng, giấu đi vẻ uể oải với cái miệng ngáp to hết cỡ.- Hơn tháng không gặp chị, chị khỏe không?- Ma thì có bao giờ ốm đâu mà hỏi lạ thế!Chị Ma bật cười quay người lại rồi chầm chậm hai chân chạm gần xuống đất.- Em có sợ ma không?Đến lượt tôi bật cười nhưng là nụ cười khó hiểu.- Cũng còn tùy ạ, nhưng nếu ma đẹp như chị thì em nghĩ là không sợ.- Thôi, thôi, lại bắt đầu lẻo mép.
Chị hỏi thế là có nguyên nhân.Tôi đứng thẳng người, khịt mũi mấy cái rồi trả lời.- Em nói thật là em sợ mỗi chị, ma thì em có sợ tại em nhát gan nhưng chả phải là chị sẽ đánh ma sao, giống như Mẹ Chẽ vậy.- Mấy đứa tép riu không cân lượng, bỏ, bọn ranh con đấy chị thổi một cái là nó bay xa tít tắp!- Vậy em không sợ!Tôi vỗ ngực bộp bộp mấy cái rồi lui lại dựa vào ụ rơm.- Được, đúng là em trai ngoan.
Giờ chị nói em nghe cái này.
Đêm mai vào lúc “Giờ tý một khắc” em có dám đi ra đầu làng không?- “Giờ Tý một khắc” ạ? – Tôi lẩm nhẩm trong đầu xem đó là mấy giờ - Ơ, là gần nửa đêm hả chị?- Đúng thế!Trong đầu tôi lập tức hiện ra khung cảnh tĩnh mịch của buổi đêm nơi đầu làng, có vài cây cao phía bên kia cầu Đình và mặt nước mương vàng sáng vào buổi đêm, chỗ đấy rất gần nơi thằng P đã bị Mẹ Chẽ kéo xuống, tôi hơi nhăn trán nghĩ xem tại sao phải ra đó vào ban đêm làm gì.- Đêm mai, vào khoảng “Giờ Tý một khắc” sẽ có người đến đầu làng, sẽ là một người đàn ông, nó sẽ không vào làng mà chỉ đi loanh quanh phía ngoài đường thôi, nó sẽ chờ đến giữa giờ Tý để làm việc ám muội.Tôi chú ý lắng nghe.- Chị muốn em tìm cách phá nó, không cho nó làm được việc gì.- Phá? Cụ thể là như thế nào hả chị?- Chả phải em là đứa lắm mưu nhiều kế nghịch sao, chỉ cần làm sao cho nó bỏ đi là được, tuyệt đối không được để lộ bản thân cho nó biết.- Trò này sao khó quá vậy chị?- Em có làm được không?- Dạ được, được ạ!Tôi gật đầu mấy cái như để khẳng định, tôi thấy chị Ma hôm nay hơi khác lạ.- Nhớ kỹ về giờ giấc, làm cách gì thì làm miễn sao đuổi được nó đi.
Chị sẽ không giúp gì được cho em nhưng không cần phải lo lắng về con Mẹ Chẽ với đám ma da, nếu đứa nào dám xuất hiện gây khó em thì chị sẽ cho bọn nó chu du miền cực lạc.Tôi nghe thế vững bụng hẳn, trong âm giọng của chị Ma có thể cảm nhận được sự nghiêm túc, tôi đoán chừng là có chuyện gì quan trọng, tốt nhất nên làm theo và không nên hỏi nhiều.- Chị, người đàn ông đó già hay trẻ?- Chừng ngũ tuần.- Vậy là cũng già già rồi...- Nghe chị dặn, cái gì đốt được thì đốt, cái gì ném đi được thì ném nghe chưa?- Dạ!- Nhắc lại xem!- Cái gì đốt được thì đốt, cái gì ném đi được thì ném ạ!- Tốt rồi, đừng có quên, chị tin ở em.
Chiều tối mai khoảng giữa giờ Dậu, em đi ra đây nếu thấy có con bướm trắng bay và đậu vào cái gì thì hãy lấy thứ đó mang theo bên mình.- Vâng.Tôi cố ghi nhớ những lời dặn đó trong đầu.- Thêm nữa, em rất có thể sẽ gặp một người đi tới vào khoảng cuối giờ Tý, nếu đủ kiên nhẫn và dũng cảm thì hãy xem mặt người đấy.
Khi đứng xem mặt thì phải đứng thẳng, không động đậy, người đó mà đi qua mặt thì phải nhịn thở.Tôi nghe xong câu này thì mắt tôi chớp mấy hồi, thật sự là tò mò quá, đêm mai lại có thể gặp được tận hai người hay sao, lại phải là giữa nửa đêm.- Em nhớ rồi ạ, em sẽ tìm cách và sẽ ghi nhớ lời chị dặn!- Ừ, cẩn thận vào, chị tin ở em.
Nếu có gì mà cảm thấy bất trắc thì chỉ cần chạy qua cầu Đình vào đất của làng là được nghe không?- Chị yên tâm, em đây thông minh nhất định sẽ làm được!Chắc do điệu bộ của tôi nên chị Ma cười một tràng.- Ừ thì thông minh, nhưng em cũng lắm trò mưu ma chước quỷ lắm! Nào, muốn hỏi gì thì hỏi đi!- Ui, chị tài thật đấy, em có mấy chuyện không hiểu nên muốn hỏi chị để ghi vào nhật ký cho rõ.- Cứ hỏi đi, nhưng em ghi chép làm gì, tập nhớ đi, có ghi chép rồi cũng sẽ cháy thôi!- À, vâng...Tôi hỏi chị Ma vài việc, có cả việc tôi đã thấy trên triền đê sông Đuống, về việc này chị Ma bảo rằng “Đất có Thổ công, sông có Hà bá” đều có những phép tắc riêng, việc vớt xác người dưới sông khi nhang còn cháy ngầm hiểu là được Hà Bá cho phép nhưng nếu nhang đã tắt mà vớt người lên thì nhất định phải trả mạng cho nên ông già vớt xác đó phải bỏ nghề và tìm công việc khác, tuyệt đối không nên làm công việc trên sông nước nữa.
Chuyện này thực hư ra sao thì tôi không biết rõ nhưng tôi tin rằng mỗi nghề từ xa xưa truyền lại đều có những quy tắc bất thành văn mà nếu như phạm phải thì cái giá phải trả là rất đắt.
Có lẽ hai anh thanh niên đứng trên bờ đó không hiểu quy tắc “chết người” ấy nên đã nói sai sự thật khiến cho ông già đấy phải bỏ nghề mà cái nghề vớt xác không phải cứ muốn là làm được.Sau những sự việc được giải đáp như vậy, kiến thức của tôi về những thứ “linh tinh” cũng vì thế mà phong phú dần, có nhiều thứ tôi hỏi cả bà Già lẫn chị Ma rồi viết ra, sau khi viết ra thì tôi lại có những nhận định của riêng mình.
Tôi luôn đánh giá rất cao việc ghi chép, kinh nghiệm chỉ ra rằng chỉ cần ghi chép linh tinh trong một cuốn sổ khi nghe người khác nói, thậm chí ghi ra cả những ý kiến của bản thân, thường sau cùng sẽ có một kế hoạch rất hay đến chính bản thân tôi trước đó cũng chưa bao giờ nghĩ đến.
Trong nhiều năm đi làm, tôi cũng thấy rằng đa phần mọi người khi nghe đến mấy chữ “lập kế hoạch” để làm gì đó là sợ xanh mặt, thiếu tự tin và thường không biết bắt đầu từ đâu.
Tuy tôi không có khả năng để trở thành thầy giáo nhưng tôi lại có năng khiếu biến những thứ tưởng như phức tạp trở nên giản đơn nhất có thể, để ai cũng có thể hiểu được.Tôi hay chỉ mọi người rằng, muốn lập một kế hoạch cũng giống như viết một bài văn vậy thôi, trả lời các câu hỏi tự mình đặt ra ví dụ như: Ai, cái gì, ở đâu, khi nào, tại sao..., cứ liệt kê hết ra một tờ giấy thì sẽ biết mình phải làm gì rồi sau đó hãy tính đến việc sắp xếp trình tự.Mọi người thường xuyên suy nghĩ theo hướng logic đó là phải có những gạch đầu dòng, những số ký tự, rồi phải mở bài, thân bài..., điều này dĩ nhiên chẳng có sai nhưng nó sẽ bó hẹp khả năng tư duy cũng như phát huy tính sáng tạo của bản thân.
Tôi thường liên tưởng rằng hòa bình luôn có được sau những cuộc chiến tranh hay là một bộ luật thường được xây dựng tương đối hoàn chỉnh sau cả một thời gian dài những lộn xộn, vậy nếu chúng ta cứ ghi lộn xộn ra giấy nháp tất cả mọi thứ kể cả vô lý thì chả phải sau cùng sẽ tìm ra được những điểm cốt lõi hay sao? Tôi là một người quen sống kiểu đơn giản và vì những lý do khác nhau tôi phải tập nhớ cho nên nếu tôi phải làm kế hoạch hay báo cáo thường thì vợ tôi sẽ làm giúp, cô ấy chỉ hỏi thêm những dữ liệu cần thiết để bổ sung, cô ấy biết tôi không giỏi máy tính nhưng trong đầu đã hình dung sẵn cách thức rồi, chúng tôi giống như 5 + 5 = 10 vậy, chúng tôi học hỏi lẫn nhau, bổ sung cho nhau những chỗ người kia còn thiếu.......