Bí Ẩn Làng Bưởi Cuốc


Dưới bóng mát của cây vối, lại là cái tích nước bằng sứ của bà Già và cái chén nhỏ như chén rượu, tôi ngồi bên phải, R9 ngồi bên trái, phía trước là cái ao nước xanh rì với bèo tấm, bèo tây đủ loại.- Có ít nhất một người à? Nghĩa là hai? –R9 hỏi tôi.- Tao cũng cho rằng như thế, vì lần trước tao phá có một người, thất bại mấy lần thì dĩ nhiên họ sẽ đề phòng cũng như tăng cường số người.- Nhưng sao mày biết những thông tin ấy?- Một người trong đám ấy không muốn làm nên nói với tao đó mà, thấy bảo họ cũng có bố mẹ gì đó gốc gác làng mình nên muốn giúp, tao cũng vô tình biết mà thôi.- Cả đám chục người toàn người lớn thế này thì tao với mày chơi kiểu gì?- Càng gay cấn hơn chứ sao, mày nghĩ xem, dù sao đây cũng là làng mình, mình dĩ nhiên thông thuộc hơn người lạ chứ.- Biết là thế nhưng phải có cách nào đó khác chứ nhỉ?- Theo tao, tốt nhất mình tới cánh đồng sau làng xem cho kĩ rồi tính, làm gì thì làm cũng phải hiểu rõ địa hình mày ạ.- Thì đi, trên đấy tao cũng chả bao giờ mò đến.Hai chúng tôi đi bộ trên con đường đất nhỏ ven làng, đi thẳng một mạch đến gần con đường lớn cắt ngang được xem như địa giới hành chính với xã Mão Điền phía bên kia, sau đó cả hai mới rẽ trái đi vào cánh đồng phía sau làng, vừa đi chúng tôi vừa nói chuyện khá là rôm rả, đủ thứ trên trời dưới đất.- Đồng rộng như này thì biết người ta chọn chỗ nào nhỉ?- Kinh nghiệm của tao cho thấy sẽ luôn là các gò đất, tao không hiểu tại sao nhưng kiểu như đứng trên gò đất cao sẽ quan sát được nhiều thứ, chắc đấy là những chỗ tốt.- Ý mày nói là long mạch á? – R9 hỏi tôi với ánh mắt khó hiểu.- Tao không biết cái gì gọi là long mạch nhưng tao biết là nếu mang người chết đi chôn đều phải xem đấy.

Mày có thấy không, làng mình có bãi tha ma Cầu Khoai nhưng tại sao lại có rất nhiều mồ mả ở ngoài cánh đồng?- Nhà mày không có ruộng nên mày không biết chứ như nhà tao này, mộ cụ tao chôn ngay ở ruộng rau nhà tao đấy, kiểu như giữ đất ấy mà.- Ừ thì có thể, nhưng chôn ở ruộng rau thì cũng phải xem hướng, mày thấy đúng không? Đâu phải thích chôn ở đâu thì chôn.R9 vừa đi vừa đá chân vào những ngọn cỏ ven đường, một hồi nó nói.- Kể ra nếu có bố tao ở nhà thì mấy cái này chắc bố tao biết.- Tao khác gì mày, mấy chuyện này đi hỏi người già cũng chả dễ, không phải con cháu tự nhiên hỏi thành ra khó, chả tiện.Tôi và R9 đứng trên một gò đất nhỏ, nhìn ngó khắp xung quanh để xác định những gò đất, sau đó thì vẽ lên một tờ giấy, chúng tôi quan sát lũy tre làng mình rồi cũng vẽ lên, cố gắng mô tả những chỗ lồi lõm tuy không chính xác nhưng về cơ bản là nhìn cũng không đến nỗi nào.

Chúng tôi lấy con đường đất chạy dọc ven làng chia đôi cánh đồng, làm điểm mốc và đi đến tận đầu xa bên hướng Tây, quả thật cũng có một số mộ đất nằm ở góc ruộng, tôi cho rằng nhận định của R9 là có cơ sở.

Đi lang thang một hồi chúng tôi đi trên đường trở về, băng chéo cánh đồng thì có thấy một gò đất trông khá lạ, do đã từng biết một cái gò gọi là đầu rùa ở mé khu Tây nên tôi rất chú ý.

Tôi kéo áo R9 chỉ nó nhìn.- Mày xem gò này giống cái gì?- Chả thấy giống cái gì, trông cứ nham nhở và chơ vơ giữa đồng.Hai chúng tôi cùng trèo lên gò, gò cũng không lớn, nếu tính theo mét vuông thì chỉ khoảng mười mét.

Ngó nghiêng một hồi tôi nói.- Mày thấy giống đầu con gì không?- Mày, tao chả thấy giống đầu con gì.Tôi đi vòng quanh mấy vòng xong lại nghiêng nghiêng đầu ngắm.- Tao cứ nghĩ nó giống con gì đang nằm ngủ, hay là con chó nhỉ?- Thôi mày điên vừa thôi.


Đi về.R9 bước đi trước, tôi đi sau nhưng cứ ngoái nhìn lại gò đất mấy lần, có phải là con chó không nhỉ?Chúng tôi đi chéo cánh đồng nên điểm gần cuối thì là phía sau chùa làng.

Chùa làng tôi hồi này tôi chả biết tên là gì cả vì không có biển hiệu, mãi đến khoảng 2008 mới thấy treo biển là chùa Pháp Ấn, nghe đâu là có trong thư tịch ở trên tỉnh ghi chép chùa làng, nghe đâu cũng có đến gần ba trăm năm lịch sử, tôi chưa bao giờ tìm hiểu kỹ về điều này.- Vào chùa không? – Tôi đột nhiên hỏi R9.- Vào thì vào, cũng chưa lên chùa bao giờ.Hai đứa tôi chui qua hàng rào phía sau chùa, chùa làng tôi chỉ có một đoạn ngắn phía cổng chùa là bằng tường gạch còn bốn phía xung quanh đều là các bụi cây kín dày đặc như một bức tường màu xanh được làm bằng cây cối, chui qua hàng rào xong, hai chúng tôi thản nhiên đi qua ngôi nhà ngang nho nhỏ nơi ở của ông sư không hề rụt rè.

Trẻ con mà, vào chùa cứ vô tư như vậy thôi, thản nhiên như đi vào sân nhà mình vậy, sau này tôi chú ý thấy cổng chùa làng tôi luôn rộng mở từ sáng sớm đến tôi, cứ thanh tịnh như vậy, ai vào thì vào, ai ra thì ra và mọi người đều cố gắng đi nhẹ nhàng.

Khi lớn lên đi xa, tôi cũng có dịp đi một số ngôi chùa khác ở phương Nam nhưng rất ít ngôi chùa tôi thấy có sự thanh tịnh, có lẽ vì thế tôi cũng ít khi đi lên chùa trừ khi có việc riêng.- Hai cháu đi đâu đấy?Ông sư đang quét tước trên bậc thềm của ngôi chùa cũ, lên tiếng hỏi chúng tôi khi cả hai vừa mới đi qua khoảnh sân của ngôi nhà nhỏ phía đầu hồi.- Cháu chào ông sư ạ.Hai chúng tôi cúi chào rồi R9 nói tiếp.- Bọn cháu đi chơi phía sau đồng, tự nhiên muốn vào chơi trong chùa thôi ạ.- Chùa thì có gì mà chơi nào.

– Ông sư nhìn chúng tôi cười hiền từ.- Cháu không biết ạ.

– Tôi gãi đầu cười hơi ngượng, quả thật nói là vào chùa chơi nhưng tôi cũng không biết chơi cái gì ở trong này.- Được rồi, nếu hai cháu vào đây chơi, xem như là cái duyên đi, ta còn phải quét sân chùa, hai cháu có sẵn lòng giúp ta không?- Dạ được ạ.


- Tôi và R9 cùng gật đầu, tôi nghĩ rằng việc quét sân chùa cũng tốt thôi, nếu ông sư nhờ thì nên giúp, tôi nhớ hồi đầu năm ông sư này đã làm lễ giúp gia đình tôi, tôi cũng từng thấy ông làm lễ cầu siêu cho thằng P.

nên tôi rất có thiện cảm.Hai đứa lấy hai cái chổi nan dựng ở gốc cây xoài rồi cùng “loẹt quoẹt”, tôi thì quét theo đúng kiểu “một nhát đến tai, hai nhát đến gáy” như bà tôi hay nói, ý là rất ẩu.- Cháu bé, cháu là cháu bà Từ ở khu Giữa phải không?- Dạ vâng ạ.- Làm bất cứ việc gì cũng phải cẩn thận, càng những việc đơn giản thì càng phải làm cẩn thận, không nên xem thường việc quét sân cháu ạ.- Vâng, vâng!Tôi vừa quét vừa gật đầu và chậm lại hẳn, ông sư vẫn nói tiếp.- Muốn làm việc lớn thì bắt đầu từ việc nhỏ, muốn xây nhà nhiều tầng thì móng phải thật sâu, các cháu có hiểu không?Tôi và R9 cùng gật đầu, lời này thì dĩ nhiên chúng tôi đều hiểu, ông sư vẫn cứ thong thả quét mấy bậc thềm, giọng nói của ông cứ nhẹ và đều đều.- Ở sau chùa làng mình, nếu các cháu ra đấy chơi thì không được làm ô uế cái gò đất gần chùa đấy nhé.

Ngồi chơi thì được nhưng không được phóng uế ở chỗ đấy.- À , có phải cái gò đất nhỏ nhỏ không ông? – R9 hỏi lại như để xác nhận.- Đúng rồi, gần ngay phía sau lưng chùa đấy.- Cháu thấy cái gò đấy cứ giống như con gì ấy, sao cháu thấy giống như con chó ở nhà cháu mỗi khi nó nằm trước thềm.- Chó? – ông sư bật cười – thế ra nó giống con chó đang nằm đấy à.- Thế cái gò ấy có gì đặc biệt hả ông?- Ừ thì nếu cháu thấy nó giống con chó đang nằm thì là con chó đang nằm, có sao đâu.

– Ông sư vừa nói vừa cười.Sân chùa không lớn nên hai chúng tôi quét một loáng là xong, dựng cái chổi lại chỗ cũ, hai đứa đứng chắp tay sau đít chả biết làm gì, ngó nghiêng xung quanh rồi tôi thấy ở phía đầu hồi phía Đông của ngôi chùa có hai cây đa rất cao và rễ mọc nổi, đan chéo vào nhau và ở dưới gốc như có một cái am thờ cũ kỹ.

Lần trước trong lúc chờ bố mẹ ngồi nói chuyện với ông sư thì tôi chỉ loanh quanh ở phía khu vườn chứ không chú ý đến bên hướng này.Hai chúng tôi đứng trước cái am nhìn ngó, hết ngó hai cây đa to và cao được trồng song song rồi lại nhìn cái bát hương cũ kỹ đặt trên bệ thờ, sau bát hương có một cái ngai đơn giản được xây bằng xi-măng, tất cả đều phủ một màu thời gian, cũ kỹ rêu phong.


Đứng hồi lâu, bất giác tôi vái lậy ba vái, tôi không hiểu tại sao, tự nhiên thấy muốn vái như vậy mặc dù cái bát hương không có đốt hương, R9 thấy tôi làm thế cũng làm theo.Vái xong tôi lại thấy có cái gì đó lạ lạ ở cái cây bên phải, trong những bộ rễ hình như có cái gì đó, giống như bằng sắt, tôi đi lại gần rồi thò đầu vào nhìn kỹ hơn.- Sao nhìn giống thanh kiếm mày ơi.- Kiếm á? Đâu?R9 cũng thò cái đầu vào xem, nó hỏi vu vơ.- Ừ, sao lại có thanh kiếm ở đây?Tôi vòng qua cây bên kia rồi lách người vào để nhìn, ánh sáng ban ngày giúp tôi nhìn thấy thêm một thanh kiếm nữa, tuy đã gỉ sét nhưng đó chắc chắn là một thanh kiếm đã từng rất sắc.- Đây cũng có nữa này.

– Tôi đưa tay ra sau vừa vẫy vừa gọi R9, nó cũng nhanh chóng chạy tới xem.- Hai thanh kiếm này được để vào trong đó từ rất lâu rồi, ta có nghe các cụ cao niên nói rằng đây là hai thanh “Tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ”.

– giọng ông sư cất lên phía sau hai chúng tôi.

– được để ở đó từ rất lâu đời, có thanh bên phải đã từng bị lấy ra một lần sau đó mới để lại, cho nên một thanh gỉ, một thanh không gỉ.- Sao lại lấy thế ông?- Chuyện này ta cũng không được biết tường tận, nhưng có một lần hồi những năm bảy mươi có người làng thấy thanh kiếm đẹp đã lấy ra mang về nhà trưng.- Ai thế ông? Sao lại lấy của chùa về? – tôi thắc mắc.- Ta nghe nói là ông V., người ở khu Trên này thôi mà.- Ông V.

ạ? – tôi kinh ngạc, đó chả phải là ông ngoại tôi sao.

– ông cháu sao lại lấy về làm gì thế không biết?!- Thấy đẹp thôi mà, nhưng đã trả lại, ồ, là ông của cháu hả? vậy thì dễ để hỏi chuyện rồi.- Dạ.Ông sư cầm cái chổi nan cán dài thong thả quay lại sân chùa rồi đi xuống dưới căn nhà nhỏ.- Ông mày lấy kiếm về làm gì đấy? - R9 hỏi.- Sao tao biết, hôm nay tao mới nghe chuyện này đấy, để tao về hỏi bà Già tao xem có biết chuyện này không.

Bà tao dặn là lên chùa thì không được mang bất cứ cái gì về đấy.


Ông ngoại tao liều thật đấy.Lang thang trong chùa thêm một lúc thì hai chúng tôi tìm rồi chào ông sư ra về......- Bà ơi, bà có biết trên chùa làng mình có hai thanh kiếm ở trong thân cây hay không bà?- Biết, làm sao?- Chiều nay cháu mới thấy, kỳ lạ quá.

Cháu nghe ông sư ở chùa bảo là trước đây ông ngoại cháu từng lấy một thanh kiếm về nhà sau đó phải trả lại, bà biết chuyện này không bà?- Biết, hồi đấy ông ngoại mày làm thư ký của hợp tác xã mà, ông ấy lấy về mọi người biết mà có dám nói đâu.- Sao lại không nói? Đồ ấy của chùa mà?- Mày thì biết làm sao được, thư ký hợp tác xã là rất to, ngồi chấm “công điểm” đấy.- To thì to nhưng cháu thấy không nên làm thế đâu.- Tao biết làm sao được, sau nghe nói là có ông thầy nào vô tình đến nhà chơi nhìn thấy thanh kiếm đẹp trong nhà nên hỏi, biết là kiếm lấy của chùa mang về nên ông ta bảo phải đem trả.

Ông mày hồi đấy bệnh tật liên miên, người khác phải chấm công điểm thay cho, ấy thế mà sau khi làm lễ trả lại kiếm cho chùa thì khỏi.

Những chuyện như thế ở làng này thì nhiều nên tao mới dặn mày là đi chơi có vào chùa thì không được lấy cái gì về, kể cả miếng gạch vụn nghe chưa? Mang vào thì được nhưng không được mang ra cái gì ra khỏi chùa trừ khi đó là lộc.- Cháu nhớ mà, có dám lấy gì đâu ạ.- Thì tao cứ nhắc thế, mày cứ hỏi mẹ mày là biết rõ chuyện thôi.- Vâng.Đêm ấy tôi nằm thao thức mãi không ngủ, cứ có gì đó bồn chồn không yên.

Tôi nhớ đến hai thanh kiếm kỳ lạ được trấn vào trong thân hai cái cây, hai cái cây đó với cái am thờ cũ kỹ sao nhìn giống như thế lưỡng long tranh châu thế nhỉ? Tôi cũng nhớ có vài lần nghe kể về việc trẻ con đi chăn trâu vào chùa, ngồi lên ngai rồi không đứng dậy được, chả lẽ là cái ghế bằng xi măng đó? Ngai tôi tưởng là ngai to như ngai vua chứ?Cái gò đất có hình thù như con chó đang nằm phục ấy gần sau chùa, nếu như vô tình đám người kia chọn đào cái gò ấy thì phía sau chùa rất quan trọng, không phải tự nhiên mà ông sư lại nhắc tôi không được phóng uế lên cái gò ấy.

Ông sư chắc chắn phải là người biết nhiều nên mới nhắc nhở, mà nếu ông sư biết điều đó chả lẽ cái đám thầy phù thủy không biết?Tôi ngồi dậy, lấy cái đèn dầu vặn to hơn một chút rồi mở nhật ký ra ghi lại những băn khoăn của mình, vài chỗ tôi gạch chân để lưu ý bản thân......Trưa hôm sau trên đường đi học về, tôi đạp sát cạnh R9 và nói nhỏ với nó.- Tao nghi ngờ cái gò đất ấy lắm mày ạ.- Gò ấy làm sao?- Ông sư không tự nhiên nhắc tao với mày về cái gò, ông ấy nhắc thế nghĩa là cái gò ấy quan trọng, có thể là nơi hiểm yếu, kiểu gì bọn kia cũng sẽ biết.- Có lý, vậy như nào bây giờ?- Tao với mày phải tìm hiểu địa thế khu vực ấy lần nữa, phải xem kỹ cả sau chùa nữa.- Được, chiều mát mát tao lên nhà mày rồi đi.......


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận