Tư Mã Viên cháu nội Tư Mã Ý (người bị Khổng Minh chê là đàn bà tặng cho chiếc yếm) được cha là Tư Mã Chiêu truyền ngôi cho làm vua thì cất quân đi đánh Ba Thục với lý do con của Lưu Bị cho Khương Duy (người làm thay Khổng Minh Gia Cát Lượng làm quân sư) đem quân đi đánh nước Ngụy. Trước đó có hai dư luận về Khổng Minh, một cho là Khổng Minh chán chuyện thế sự, vì biết nhiều thiên cơ nhưng không đảo ngược được thiên cơ, thành ra lên núi tu tiên, hai cho là Khổng Minh đã chết chôn trên Định Quân sơn.
Nước Ba Thục không có tướng tài, quân lại yếu kém, quân sư không nhiều mưu mô thành ra bị Tư Mã Viên thôn tính.
Tư Mã Viên làm vua cả Ngụy lẫn Ba Thục lấy hiệu là Tấn Võ Đế đóng đô ở Lạc Dương.
Tư Mã Viên cũng như Tào Tháo là người ưa các khoa học huyền bí như bói toán và khoa phong thủy. Bên cạnh vua luôn có những bốc sư như Hoa Hi, Gia Sủng (Hi và Sủng là cháu chắt của Hoa Hâm và Gia Hủ).
Bữa nọ Tấn Võ Đế nằm mơ thấy điều lạ, thực dậy bắt ngự sử ghi chép lại điềm mộng, sáng ra đưa các bốc sư đoán điền giải mộng, nhưng cả Hoa Hỉ lẩn Gia Sủng đều nói điềm mộng này qúa kỳ bí phải tìm Thần bốc Quản Bật mới đoán nổi (Quản Bật là cháu ba đời Quản Lộ thần bốc của Tào Tháo).
Tân Vỏ Đế cho người lên núi Triệu Quản Bật xuống. Được lệnh vua Triệu Quản Bật vội vã xuống núi. Thấy Quản Bật là người tiên phong đạo cốt trán ắt sáng điệu bộ khoan thai từ tốn Tấn Võ Đế rất ưng ý.
Quản Bật giải thích cho Tấn Võ Đế biết điềm chiêm bao của vua có liên quan tới sự nghiệp lâu dài của Tấn Võ Đế. Nhưng vì là điềm kỳ bí nên Quản Bật nói rằng phải Gia Cát Lượng Khổng Minh hoặc Bàng Thông mới có đủ học vấn để giải thích được cặn kẽ điềm mộng này.
Tấn Võ Đế nghe Quản Bật nói thì ngạc nhiên hỏi rằng cả Khổng Minh lẫn Bàng Thống đã chết hai trăm năm rồi tìm đâu ra nữa. Bộ họ có thuật trường sinh bất tử sao mà tìm được.
Quản Bật đáp lại với Tấn Võ Đế là ông ta mới gặp Khổng Minh gần đấy trong một trường hợp hi hữu.
Theo Quản Bật thì mới đây Quản Bật đi Giang Nam, khi qua một khu rừng thì trời vừa tối Bậc liền leo lên một cây cổ thụ để tránh thú rừng và ngủ qua đêm.
Đương ngồi trong đêm tối đen như mực, chợt Quản Bật thấy một đốm lửa chập chờn trước mắt, đốm lửa càng ngày càng tiến gần về phía Bật...
Đồng thời với sự xuất hiện của đốm lửa chập chờn là một điệu nhạc vừa du dương vừa hùng tráng vọng lại. Đột nhiên ngọn lửa tắt ngấm và điệu nhạc cũng bặt luôn, làm cho Quản Bật phân vân không biết tại sao có hiện tượng lạ này.
Bật cho là ma quỷ muốn ghẹo mình. Nhưng chỉ một giây sau đốm lửa lại xuống hiện và cùng với hai chấm xanh lè và tiến lại gần Quản Bật hơn và ngừng ngay dưới gốc cây nơi Bật đang ngồi trên cành. Bật định thần nhìn kỹ, dưới gốc cây thấy một con cọp khá lớn đang nằm phủ phục, hai chân trước cào đất dưới gốc cây... Kỳ quái hơn đuôi con cọp có một ngọn đèn và hai chấm xanh là hai con mắt cọp. Con cọp nằm phủ phục cào đất mắt nhìn bên ngọn cây. Đôi mắt cọp thật hiền từ, như muốn nói với Bật điều gì. Thình lình con cọp trườn mình và nằm sát đất như muốn mời mọc Bật leo lên lưng. Bật còn đang phân vân trước hiện tượng này thì chân trước cọp bỗng cào thành chữ “Triệu” (có nghĩa là mời). Nhìn chữ “triệu”, Bật bấm một quẻ độn thấy quẻ tốt liền xuống đất leo lên lưng cọp. Bật lên lưng cọp rồi thì cọp quấy đuôi khoai thai bước đi. Ban đầu cọp đi từ từ nhưng sau được trớn phóng nhanh làm Bật ngồi lên lưng phải ôm lấy cổ cọp khi nghe gió vi vu bên tai.
Con cọp này là đệ tử của một đạo nhân, nó không nói được nhưng dùng chân viết được chữ và biết nghe tiếng người...
Tấn Võ Đế nghe Quản Bật kể đến đây thì hỏi có phải cọp là đệ tử của Khổng Minh Gia Cát Lượng không? Bật cho biết cọp là đệ tử của Thủy kinh đạo nhân, bạn cùng tu với Khổng Minh. Thủy kinh đã tiết lộ với Quản Bật nhiều điều về Tấn Võ Đế nhưng còn lờ mời lắm... Thủy kinh nói chỉ có Khổng Minh mới biết được thiên cơ bí hiểm trước và sau hai ngàn năm... Hiện Khổng Minh còn cuốn Thánh Thư cẩm nang trên núi Định Quân, quyển sách này co ghi tất cả bí mật thiên cơ trước và sau hai ngàn năm...
Tấn Võ Đế nghe đến đây thì quyết định cùng với một số triều thần và quân lính di với Quản Bật lên núi Định Xuân lấy Thánh thư Cẩm nang và tìm tung tích Khổng Minh. Vì theo Tấn Võ Đế thì Khổng Minh còn là kẻ rất đáng sợ đối với nhà Ngụy.
Tấn Võ Đế phán thêm rằng phải diệt bằng được Khổng Minh với bất cứ giá nào mới có thể yên vị trên ngôi vua không còn sự Khổng Minh báo oán nữa.
Quản Bật tán thành ý kiến của Tấn Võ Đế và cho biết thêm, Thủy kinh đạo nhân đã nói với Quản Bật rằng ngôi mộ trên núi Định Quân chỉ là ngôi mộ mà Khổng Minh cho xây cất để che mắt thiên hạ, chứ Khổng Minh đã tu tiên thành đạo, sống trường sinh bất tử.
Quản Bật muốn hỏi thêm Thủy Kinh về cuốn Thánh thư Cẩm nang và Khổng Minh nhưng Thủy Kinh đã từ chối không chịu tiết lộ mà chỉ nói rằng muốn biết thêm thì lên núi Định Xuân sẽ rõ... Trong Thánh thư Cẩm nang có ghi những câu sấm truyền nói triều vua nào làm vua được bao nhiêu năm...
Thế nào đêm đó Quản Bật ngủ thiếp đi lúc nào không biết sáng tỉnh dậy thấy mình nằm giữa rừng già hoang vu.
Vua Tấn Võ Đế có tật là thích làm gì thì làm lập tức nên đoàn người đi núi Định Quân phải lên đường liền cùng với xá gia. Quản Bật và tất cả các bốc sư bị trưng dụng đi theo luôn.
Đạo quân thiên binh, vạn mã, rầm rầm, rộ rộ kéo lên núi Định Quân. Khi tới chân núi đạo quân được chia ra làm hai đội, một nửa hại trại đóng dưới chân núi. Một nửa mở đường hộ giá lên núi. Núi hoang vu đường xá không có, quân núi phải phá núi chặt cây rừng làm đường hộ giá lên núi. Lên tới ngọn núi mọi người thấy một cảnh chùa rất đẹp, trước chùa có ba chữ Bảo Thiên tự. Thấy nhà vua ngự giá tới một vị sư già ra nghênh đón và mời mọi người vô chùa tham quan lễ Phật.
Vua bước theo nhà sư, mọi người chen chân đi theo. Tướng Đỗ Dự hộ giá đi lên ngang nhà sư vô ý chạm vào hông nhà sư. Nhà sư quay lại nhìn Đỗ Dự với đôi mắt long lanh sáng, rồi rút dao giấu trong áo cà sa ra sẻo một miếng thịt lớn nơi Đỗ Dự vừa đụng vào và vứt đi...
Mọi người thấy hành động quái đản của nhà sư thì lo sợ vội vàng rút võ khí ra vây quanh lấy nhà sư và vua nhưng nhà sư không hành động gì tiếp theo mà lại cất dao vào áo cà sa, ung dung bước tiếp, như không có chuyện gì xảy ra cả.
Tới sân chùa Đỗ Dự hạ lệnh cho quân lính hạ trại còn ông và nhà vua cùng đoàn tùy tùng vô chùa. Tới Tam bảo nhà sư mời nhà vua ngồi trên cái sập gụ còn ông thì ngồi phệt xuống đất theo kiểu “kiết già” đối diện với nhà vua. Tấn Võ Đế rất lấy làm khó chịu về cách thức ngồi của nhà sư, muốn nhà sư ngồi lên một sập khác để nhà vua hỏi chuyện nhưng nhà sư từ chối chiều theo ý vua. Nhà vua đành phải chìu theo ý nhà sư và hỏi danh tánh nhà sư. Nhà sư cho biết pháp danh ông là Khiết Đan, ông tu hành đã trên tám mươi năm ở đây.
Theo lời Khiết Đan hòa thường thì chùa này có từ đời nhà Tùy, đã có lúc bị quân rợ tràn qua Vạn lý trường thành nổi lửa đốt chùa. Ngọn lửa được mồi bằng nhiều chất dẫn hỏa cháy đùng đùng, nhưng hình như ngôi chùa được đức Phật gia hộ, chỉ bị cháy sơ sơ hành lang chứ không thiệt hại gì, nhưng bao nhiêu sư sãi bị bắt đi hết, thành ra chùa bị bỏ hoang. Mãi sau này sư tổ, thầy của Khiết Đan đến trụ trì sửa sang lại...
Lúc sư tổ qua đời, chùa cũng chưa sửa sang được bao nhiêu, phải hai năm sau bần tăng mới trùng tu được như ngày nay.
Thấy vua Tấn Võ Đế có vẻ nghi ngờ, nhà sư nói tiếp :
- Tất cả trụ đá và đá lợp mái chùa đều do sư tổ và bần tăng tự làm lấy cả vì chốn ma thiêng nước độc này chằng kiếm ra ai làm công quả... Nhờ ơn Phật độ, bần tăng có thể xách được một cây cỡ bốn người ôm lên khỏi mặt đất, còn đá nặng ngàn cân mỗi ngày bần tăng có thể đem từ dưới núi lên chùa cả trăm cục...
Tấn Võ Đế nhìn vị sư già trên trăm tuổi từ đầu đến chân bằng con mắt hoài nghi :
- Bần tăng biết bệ hạ không tin, nhưng có dịp bần tăng sẽ chứng minh cho bệ hạ thấy rõ bần tăng không nói dối. Bây giờ xin mời bệ hạ ngự trai...
Nhà sư nói dứt lời vươn vai đứng dậy bỏ đi, nhà vua ra lều vải ăn uống.
Trong khi nhà vua đang dùng bữa thì Quản Bật tới tâu với nhà vua :
- Muôn tâu bệ hạ có chuyện lạ lắm xin mời bệ hạ ngự giá tới coi Nhà vua theo Quản Bật đi ngay. Một lát sau hai người sững sờ trước cảnh lạ lùng. Nhà sư già và chú tiểu trẻ chúng tuổi đang đứng cạnh pho tượng Phật tổ cao gấp bốn người thường bằng đá hoa cương. Pho tượng ngồi lên tòa sen gần đụng nóc chùa. Vị sư già kê vài vào kho tượng hất nhẹ như hất một cục gòn, và chú tiểu cần đòn kê, kê dưới tòa sen cho pho tượng nghiêng, và nhà sư già qua bên kia hất nhẹ cho pho tượng bổng lên một chút rồi chú tiểu kê đòn. Tưởng rằng nhà sư chỉ làm vậy nào ngời nhà sư ôm pho tượng nâng lên mang ra chỗ khác.
Tấn Võ Đế hết lời khen nhà sư với Quản Bật, Quản Bật nói nhỏ với Tấn Võ Đế :
- Nhà sư này tu Phật nhưng lại dùng phép của Đạo gia kiêng không ăn thịt cá, cữ sắc dục và tịnh cốc luyện phép có thể phòng người lên to lớn rồi xẹp người xuống để tập trung nội lực.
Tấn Võ Đế và Quản Bật ngỏ lời khen nhà sư. Nhà sư cho biết tháng nào nhà sư cũng di chuyển tượng Phật để quét dọn chùa. Ngày mai lễ trọng nhà sư phải giúp chú tiểu dọn dẹp chùa cho sạch để cúng Phật.
Thấy nhà sư bận rộn, Tấn Võ Đế và Quản Bật quan sát nơi thờ phượng, cả hai chợt để ý tới cái mõ hình cá chép bằng đá, và cái khánh cũng bằng đá rất lớn nhưng lại đầy rêu.
Tấn Võ Đế hỏi nhà sư là tại sao trong chùa vật gì bằng đá cũng đều lau chùi sáng bóng mà khánh và mõ lại để rêu phong thật khó hiểu.
Nhà sư cho biết cả hai trăm năm nay cã khánh cả mõ đều không ái dám đụng đến cả vì đó là những vật huyền bí đụng tới là có chuyện liền.
- Bần đạo chỉ được tổ sư cho biết là ngài đã đụng đến khánh và mõ một lần ấy cả vùng núi Định Quân rung chuyển như sắp sửa động đất vậy. Theo sư tổ thì mõ và khánh này đã được Khổng Minh Gia Cát Lượng khắc dòng chữ dặn dò là không ai được đụng tới vì đụng tới tai họa sẽ khôn lường.
- Vậy là mõ khánh của Gia Cát Lượng Khổng Minh chăng.
- Điều đó bần tăng không rõ, chỉ biết trước sư tổ bần tăng, thì chùa này có lúc là nới Khổng Minh Gia Cát Lượng tu hành. Theo sư tổ bần tăng thì dòng chữ dặn đừng đụng tới mõ và khánh, Khổng Minh Gia Cát Lượng còn để tiểu sử về mõ và khánh ở trong ruột mõ, nhưng có ai dám sờ vào đầu mõ đâu mà lấy bản tiểu sử viết trên một cục đá để trong ruột mõ ra.
- Thôi chuyện khánh và mõ chúng ta không cần bàn, trẫm muốn khanh dẫn trẫm và Quản Bật tới thăm lăng Khổng Minh, ý khanh sao?
- “Bần tăng không biết có phải là lăng của Khổng Minh hay không chỉ biết lăng có tám cửa đều bị bít kín, nghe sư tổ nói muốn vào phải biết cách điều khiển các cơ quan mở, mà chẳng ai biết. Cùng theo sư tổ thì lăng ngày có lẽ của Triết Công là người sáng lập ra Bảo Thiên tự.
Theo lời sư tổ thì trước khi Triết Công “hóa”, ngài có nói chúng đệ tử rằng, ngày đã 106 tuổi ngài phải “hóa”, ngài xây một lăng ột trượng và vuông bảy thước rồi ngài ngồi trong ấy. Ngài dặn rằng sau 18 ngày chúng đệ tử mở cửa lăng bước vào, lạ thay trước kia trong lăng tối om, nay sáng lóa những hào quang và sực nức mùi hương trầm thơm ngát.
Trên bệ đá Triết Công ngồi kiết già như một pho tượng đá, đầu Triết Công hơi cúi xuống, hai bàn tay lật ngửa đè lên nhau. Chúng đệ tử mừng rỡ quỳ xuống trước Triết Công. Lúc này Triết Công chỉ còn là một cái xác không hồn.
Toàn thân cứng lạnh như đá, nhưng gươm mặt thì vẫn tươi sáng hồng hào. Thì ra Triết Công đã dùng lửa Tam muội trong lòng đốt cháy hết nhục thể. Triết Công bây giờ cứng còn hơn đá và trơ trơ với thời gian”.
- Có thể Khổng Minh lợi dụng mộ Triết Công để xây lăng Khổng Minh, đó là bí mật trẫm thấy cần phải khám phá.
- Muôn tâu bệ hạ, việc lật mộ tiền nhân là điều bất tường... Tần Thủy Hoàng đào mồ thái tử Gia nước Triệu thì chỉ hai tháng sau Tần Thủy Hoàng chết ở Sa Châu, Vương Mãn đập quan tài Hán Minh Đế lấy giáo đâm lòi mắt Hán Minh Đế và mười lăm năm sau Vương Mãn vị Lưu Tú giết và làm y như Mãn đã làm với Hán Minh Đế, Hạng Võ đào mã Tần Thủy Hoàng lấy sọ tán nhở thì mấy năm sau Hạng Võ tự cắt đầu mình tại bến sông Ô... Làm việc ác phải trả ác thôi. Xin bệ hạ nghĩ lại cho... thần sợ lắm.
Mặt dù Khiết Đan hòa thượng đã nói hết lời nhưng Tấn Võ Đế vẫn một mực là phải khám phá những bí mật trong mộ Khổng Minh Gia Cát Lượng.
- Trẫm không đào mồ vì hờn oán gì Khồng Minh, mà cốt tìm dấu vết người xưa mà trẫm ngưỡng mộ. Trẫm muốn tìm cuốn Thánh thư cẩm nang để học cách trị quốc bình thiên hạ của Khổng Minh...
- Bệ hạ đào mồ không phải báo hận. Nhưng bần tăng thấy...
Bỗng Khiết Đan ngập ngừng không nói nữa làm cho Tấn Võ Đế ngạc nhiên.
- Khanh thấy sao...
Khiết Đan vẫn câm nín nhưng mắt thì sáng vô cùng, làm cho Quản Bật cũng không dám ngó Khiết Đan mà cúi đầu nhìn xuống đất. Bỗng tiếng Khiết Đan vang lên.
- Bần tăng thấy chuyện mạo hiểm của bệ hạ không thành đâu, vì mặt bệ hạ có ám khí ma quỷ theo quấy phá đó...
Tấn Võ Đế cho rằng lời của Khiết Đan chỉ là lời bịa đặt nên quay hỏi Quản Bật :
- Ý khanh thế nào...
- Bệ hạ đã quyết thì cứ làm...
- Trẫm đã quyết, vậy khanh theo trẫm chứ, thôi ta đến lăng Khổng Minh.
Nói dứt lời Tấn Võ Đế cùng Quản Bật và quan quân ra cổng chùa lên kiệu ra đi, Khiết Đan tần ngần một chút rồi cũng bước theo. Quản Bật thấy Khiết Đan như vậy thì bèn năn nỉ :
- Xin cao tăng dẫn đường giúp vua tôi chúng tôi đến Định Xuân...
Khiết Đan không nói gì nhưng xăm xăm bước đi về hướng Nam. Đoàn người vượt nhiều đèo suối tới một đường mòn ruột dê rồi qua một rừng thông, ở đó có một tòa lăng tẩm đồ sộ nơi sườn núi.
Lăng ột trượng, hình bát giác. Nền lăng xây bằng đá tảng cao cả thước.
Mỗi mặt lăng đều có bậc đi lên một ngách cửa, tất cả các cửa đều bịt kín. Phái đoàn đều quan sát kỹ tám mặt lăng nhưng không sao tìm được lối vào. Chung quanh lăng không có hoành phi câu đối bia đá chữ nghĩ gì cả. Tấn Võ Đế và đoàn tùy tùng lúng túng trước tòa lăng không lối vào, bỗng chú ý tới tám cái bể cạn ở tám mặt lăng xây bằng đá, không bể nào có nước mà chỉ có rêu xanh phủ kín, nhìn vô thấy lạnh gáy.
Tấn Võ Đế ra lệnh cho Quản Bật và đoàn phải quan sát thật kỹ xem xung quanh lăng có kẽ hở nào không nhưng tuyệt nhiên tìm không ra.
Không nhưng chỉ các quan hộ giá mà cả Quản Bật, Gia Sủng, Hoan Hi, Đỗ Dự mà cả Khiết Đan cũng đều đi vòng quanh lăng tìm hiểu, nhưng tất cả đều lắc đầu thất vọng.
Tấn Võ Đế than thở :
- Chẳng lẽ đã đến đây mà ta đành bó tay sao? Trẫm thấy ta phải hành động.
Tấn Võ Đế ra lệnh cho quân lính lấy gươm giáo ra cạo hết rêu trên vách đá và dưới ao xem có gì lạ không. Đồng thời một đám cận về được lệnh đem thang tới leo trên vách lăng cạo rêu luôn.
Phải nhận rằng quân lính của Tấn Võ Đế làm việc rất hang hái, chỉ một lát tòa lăng được dọn hết rêu trở lên bóng loáng. Nhưng mọi người đều báo cáo là chẳng kiếm được gì lạ hết...
Quản Bật nhìn những cái bể cạn trước cửa lăng liền đưa ý kiến :
- Xin bệ hạ cho lệnh di chuyển hết mấy cái bể cạn này đi biết đâu dưới đó chẳng có cửa vô hang.
Tấn Võ Đế chấp nhận lời tâu của Quản Bật cho lệnh lấy đồ xeo nạy tám cái bể cạn lên. Nhưng quân lính tìm đủ cách cũng không sao xeo nạy tám cái bể cạn ra được. Trước sự bất lực của binh lính Quản Bật tâu thêm :
- Muôn tâu chắc chắn những cái bể này được xây có dụng ý vì bể xa mái lăng đâu có hứng được nước mưa. Đít bể lại dính liền với mặt lăng thành một khối phải có ý đồ gì đó. Bây giờ hãy quan sát dưới lòng bể rồi hãy tính.
- Nếu nạy không ra trẫm sẽ cho địa lôi phá, chắc chắn sẽ tìm ra bí mật...
- Có sự lạ rồi, xin thượng quan coi hàng chữ này! - Một tên lính bỗng reo lên.
Quản Bật nhảy vào bể cản đọc thấy hàng chữ “Bao giờ cá lội tung tăng. Thì người sẽ được vào lăng dễ dàng”.
Nghe Quản Bật đọc hàng chữ, Tấn Võ Đế liền lệnh cho quân lính đổ nước vào bể cạn và đem một trăm con cá thả vô.
Ban đầu cá lội tung tăng có vẻ khoái trí lắm nhưng một hồi các ngửa bụng nổi lều bều trên mặt nước. Chứng tỏ nước nhiễm độc và cá chết hết. Tấn Võ Đế hạ lệnh vớt hết cá chết thay nước thả cá mới vào bể nhưng cá vẫn chết. Quản Bật tức giận hạ lệnh tát cạn bể và Quản Bật thân chính vào bể lau khô bể cạo hết rêu trên bể rồi bỗng reo lên :
- Muôn tâu bệ hạ đã tìm ra điều bí mật.
Tấn Võ Đế nghe Quản Bật reo lên liền nhảy xuống bể nhìn vào chỗ Quản Bật chỉ nhưng nào thấy gì ngoài những vân đá.
- Khanh nói cái gì...
- Muôn tâu bệ hạ bí mật tron những vân đá này... Bệ hạ nhìn kỹ vân đá vòng tròn chỗ nóc và chính giữa vòng tròn xoáy sâu xuống...
- Như vậy cũng chỉ là vân đá thôi chứ có gì lạ.
- Nhưng muôn tâu rất có thể là nút điều khiển để mở cửa lăng ở đây.
- Vậy thì khanh mở nút đi...
- Thần sợ lành ít dữ nhiều...
- Đã đến đây thì không còn cách nào khác.
- Xin bệ hạ cho thần hành động.
Quản Bật lấy một cái côn sắt và tông vô trung tâm vân đá. Mới tông hai cái thì nghe đến bục, một lỗ hổng bằng miệng chén lộ ra. Quản Bật lấy côn thọc sâu vô không thấy vướng víu gì cả. Nhưng cái lỗ nhỏ thế này làm sao con người vô lọt. Đang thất vọng bỗng Quản Bật nhớ lại hai câu thơ.
“Bao giờ cá lội tung tăng
Thì ngươi sẽ được vào lăng dễ dàng”
- Muôn tâu xin cho đổ nước vào bể nữa sẽ tìm được lời giải cho bài toán.
Một đạo quân được lập ra chỉ chuyên môn chuyển nước từ dưới núi lên, một đạo quân khác lo đi mua cá về thả.
Một lượng nước rất lớn được đổ vào hồ với cá thả vô. Hồ bị đục thủng nên nước đổ vô bao nhiêu cũng cạn. Nhưng bỗng nhiên từ đáy hồ có tiếng đàn nổi lên. Tiếng đàn như làm cho tất cả mọi người như ngây như ngất.
Quản Bật bỗng xoa tay tỏ vẻ thỏa mãn.
- Muôn tâu đây đúng là điệu “Bằng phi Vũ Tuyết” của Khổng Minh Gia Cát Lượng. Ngoài Gia Cát Lượng không ai tấu được bản nhạc này tuyệt vời vậy.
Tấn Võ Đế ra lệnh cho quân lính ngưng đổ nước thả cá, để nghe nhạc.
Nhưng ngưng đổ nước thì tiếng nhạc cũng im luôn.
Nước trong bể cạn thì cá cũng chẳng còn con nào cả.
Quản Bật nhìn xuống đáy bể và nói :
- Hồi thần ở trên núi học đạo với Vân Trung chân nhân, có bữa sư phụ đánh cho thần nghe bản “Bằng phi Vũ Tuyết” nhưng chỉ tấu được nữa bản thì nói rằng bản này của Khổng Minh khó tấu lắm chỉ Khổng Minh mới tấu được đủ nguyên bản. Theo Vân Trung chân nhân thì muốn tấu được bản này phải có một tâm thần thật an tịnh không thì dễ bị hôn mê lắm. Khổng Minh là người duy nhất trên dương thế chơi được trọn bản “Bằng phi Vũ Tuyết” của Thái Ất lão tổ. Vì bản này chính là thứ khí giới của Khổng Minh để Khổng Minh thoát hiểm... Khổng Minh đã dùng bản này để thoát hiểm khi bị Tư Mã Ý vây khốn ở Tân Thành, khi bắt Mạnh Hoạch và khi cầu Đông Phong cho trận Xích Bích...
- Chắc bốc sư có học bản này.
- Thần thuộc lầu nhưng không tấu được vì cứ tấu lên được một đoạn thì tâm thần rối loạn liền, không làm sao đờn tiếp được nữa. Muốn chơi được bản này phải có một tâm hồn an tịnh. Hôm nay thật là có duyên lắm mới được nghe. Thần xin thú thật với Thánh thượng nghe xong bản “Bằng phi Vũ Tuyết”, thần có chết cũng thỏa. Chắc chắn Khổng Minh ở đâu đây rồi.
- Như vậy thì phải truy tìm cho bằng được Khổng Minh...
Nói dứt lời Tấn Võ Đế cho lệnh binh sĩ đi lục lọi tìm tòi quanh lăng. Quân lính đổ đi tìm một hồi về báo có khám phá về một nhà mồ gần nhà có hai xác chết...
Nghe quân lính báo cáo Hoa Hi liền tâu tới Tấn Võ Đế.
- Muôn tâu bệ hạ, theo ngụ ý của thần thì mình không cần biết ai đánh đàn, mà chỉ cần biết khi đổ nước vào thả cá vô bể là tiếng đàng điệu “Bằng phi Vũ Tuyết” nổi lên. Nhất định tiếng đàn từ dưới đáy bể phát ra. Xin bệ hạ cho đổ nước và thả cá vô bể sẽ thấy lời thần nói đúng hay sai.
Tấn Võ Đế nghe lời Hoa Hi cho đổ nước và thả cá tiếp tục vô bể cạn quả như rằng có cá và nước đổ vô là tiếng đàn bản “Bằng phi Vũ Tuyết” lại nổi lên.
Quản Bật nghe tiếng nhạc thì gõ tay vô thành bể và ca theo. Mọi người nghe tiếng đàn một cách say mê.
Bỗng “ầm” một tiếng nổ như sấm vang, cả tòa lăng như rung chuyển. Mọi người có cảm giác sụp đổ dưới đất và tiếng đàn cũng bặt luôn! Quân lính đổ nước xuống bể cạn kinh ngạc vì đáy bể không còn nữa.
- Muôn tâu bể không còn đáy nữa rồi.
Quản Bật ngưng hát và nét mặt ngơ ngác, trong khi Tấn Võ Đế và đám tùy tùng trố mắt nhìn xuống đáy bể.
- Trời đã giúp ta rồi. Cửa mộ đã mở... Ta có thể vào lăng. Nhưng còn nhiều điều kỳ bí còn chờ ta đó...
Gia Sủng nghe vua phán thì tâu :
- Muôn tâu bệ hạ, theo thần nghĩ đường xuống lăng chắc không còn bao nhiêu nguy hiểm. Của chúng ta đã mở được thì cứ vô thôi... Nhưng dù sao thì cẩn tắc vô áy náy...
- Các khanh thử đoán xem đáy hồ và cá nước đi đâu...
Quản Bật bóp tráng một lát rồi chậm rãi tâu :
- Muôn tâu chính nước và cá đã làm cho cơ quan tự động của lăng phát ra tiếng đàn và tiếng nổ đem đáy hồ và cá nước đi... Xuống dưới lăng thì vấn đề sẽ sáng tỏ liền...
- Khanh suy nghĩ chín chắn lắm. Phải nhận rằng người thiết kế cơ quan ở đây là một người có bộ óc phi phàm... Giỏi thật... Vậy các khanh hãy suy nghĩ đi, rồi cho trẫm một kế hoạch xuống hang an toàn nhất...
Gia Sủng lấy một sợi dây dài cột cụt đá vô đầu dây và ném xuống đáy bể nước. Cục đá rơi xuống tới đáy bể nước, Gia Sủng rút lên đo thấy đáy bể sấu trên mười thước. Biết chiều sâu của Gia Sủng bàn với Quản Bật việc làm thang, sửa soạn đèn đuốc và khí giới để xuống đáy bể thám hiểm. Trời đã ngả hoàng hôn, mây xám kéo về từng đám, sương mù bắt đầu rơi, hơi đất bốc lên nghi ngút. Quản Bật bàn với vua là vua nên trở về chùa Bảo Thiên an nghỉ qua đêm để Đỗ Dự và Gia Sủng cùng một số quân lính ở lại canh gác khu vực rồi sáng mai vua sẽ ngự tới bắt đầu cuộc thám hiểm. Tấn Võ Đế nghe lời Quản Bật về Bảo Thiên tự nghỉ.
Trời khuya giá lạnh, Gia Sủng và Đỗ Dự ngồi uống trà cho ấm và bàn kế hoạch hành quân vô lăng sáng mai. Hai người đã kiểm điểm lại thang, đuốc nhựa, cây thì bỗng thấy một bóng đen lừng lững vô lều.
- Hai ngài thức khuya quá vậy.
Gia Sủng và Đỗ Dự ngửng đầu lên nhận ra là Khiết Dân thì sửng sốt.
- Khuya rồi sao hòa thượng không tới chùa nghỉ ngơi cho khỏe, ra đây làm gì cho lạnh lẽo.
- Bần tăng đã đi ngủ rồi nhưng nghĩ đến số phận các ngài nên phải ra đây. Xin các ngài lưu ý vùng lăng này nhiều ma quái lắm. Các ngài hãy coi chừng.
- Bạch sư phụ tiếng đàn hồi sáng là tiếng đàn ma.
- Cái đó bần tăng không rõ, chỉ xin lưu ý các ngài dân vùng này ai đến đây ban đêm phần nhiều mất tích. Có người thoát được thuật lại rằng quanh lăng những đêm trăng thường có những bóng trắng đùa giỡn dưới trăng rồi hú lên những tiếng ghê rợn.
Nói dứt lời Khiết Đan bỏ đi nhưng bước ra cửa liều ông đụng Quản Bật đi vô.
- Kìa bốc sư.
- Kẻ hèn này đã nghe hết chuyện sư phụ kể về lăng. Xin sư phụ đừng tâu chuyện này với Hoàng thượng để ngài phấn chấn trong cuộc thám hiểm mồ Khổng Minh.
Khiết Đan miệng định nói thì Ngự lâm quân đã reo hò báo tin vua đã ngự giá tới rồi...
- Các khanh cho tiến hành ngay cuộc thám hiểm. Trẫm không ngủ được vì đầu óc lúc nào cũng nghĩ tới chuyện xuống lăng thám hiểm, làm liền đi...
Một số thang liền được mang tới...
- Ai xung phong đến trước sẽ có thưởng.
Người chỉ huy đội Ngự lâm quân xung phong và một toán cấm vệ cũng xin đi theo.
Tấn Võ Đế đồng ý cho những người tình nguyện leo thang xuống lăng. Mỗi người tình nguyện leo thang xuống lăng đều mang theo khí giới, đuốc nhựa cây, mồi lửa và lưng cột dây nhợ để có biến giật cho ở trên biết.
Đoàn nguời thám hiểm ra đi với khí thế bừng bừng gươm giáo sáng lòa, đuốc cháy rực trên tay.
Ở trên nhìn xuống dưới đáy bể thấy ánh đuốc sáng rực đáy bể rồi phân tán đi. Chừng năm phút những bó đuốc này tập trung trở lại và tiếng nói vang lên.
- Muôn tâu dưới đây có nhiều chuyện lạ, kính mời bệ hạ và các quan xuống coi.
Nhưng người chỉ huy lâm quân vừa nói dứt lời thì quăng bó đuốc ngất xỉu và những tên còn lại rốt rít giựt dây và tranh nhau leo thang trở lên mặt đất.
Tấn Võ Đế rối rít hỏi :
- Chuyện gì vậy báo cáo mau.
- Dạ quan... vừa đụng vào cửa của lăng đi ra thì chết luôn rồi ạ...
Xác viên chỉ huy ngự lâm được kéo lên, mọi người thấy hai bàn tay viên này máu tụ lại đen thui miệng trào máu và mắt mở trợn trừng trong thật ghê khiếp...
Nhìn xác viên chỉ huy Ngự lâm quân mọi người đều xanh mặt. Tấn Võ Đế hỏi viên chỉ huy phó Ngự lâm quân đi theo đoàn thám hiểm :
- Người thấy gì dưới đó. Vì sao viên chỉ huy của ngươi chết bất đắt kỳ tử thể này.
- Muôn tâu dưới đó là một gian hầm rộng có nhiều phòng, tất cả bằng đá, quan chỉ huy xô một cửa hầm định vào nhưng cửa không mở, ông quay ra, đúng lúc đó thần thấy một bóng cao lớn chập chờn đằng xa. Hạ thần nhìn kỹ thì đấy là một xác người biết đi, hai mắt sâu hoắm. Muôn tâu dưới đó ghê rợn lắm.
Khiết Đan nghe viên chỉ huy phó Ngự lâm quân kể thì liền nói :
- Bóng đó là bóng ma quỷ đấy... Thần đã nói rồi mà.
Quản Bật nghe Khiết Đan nói, thì lớn tiếng át đi.
- Chúng ta là người sống sức mấy mà sợ ma quỷ. Giáp sĩ đâu hãy mang gươm sắc giáo dài xuống đó đi.
- Khanh nói đúng, trẫm muốn thân chinh xuống xem thực tế thế nào. Ai đi với trẫm giơ tay lên.
Quản Bật giơ tay xung phong liền.
- Hạ thần xin hộ giá.
- Vậy ta với khanh lên đường...
Gia Sủng và Đỗ Dự quê quá cũng xung phong đi theo luôn. Như vậy là bốn mạng xuống bể. Vua nhìn Khiết Đan thấy nhà sư đứng yên thì bèn hỏi :
- Sao hòa thượng không đi với trẫm?
Khiết Đan vòng tay thưa :
- Muôn tâu bần đạo vốn yếu trong người lại tâm thần bất an khi thấy Hoàng thượng mở cửa địa huyệt này. Bần đạo đã can bệ hạ không được, nên phải đến đây, nhưng đi xa hơn cho bần đạo kiếu.
- Được không sao, ta biết hòa thượng không muốn đụng tới Khổng Minh. Nhưng không sao, ta có việc nhờ hòa thượng. Khi nào sợi dây ngũ sắc cột lưng ta động đậy hòa thượng kéo ta lên nhé. Ta tin tưởng tất cả nơi hòa thượng đó...
- Muôn tâu bệ hạ có thể tin nơi bần tăng...
Quản Bật đi đầu rồi tới Gia Sủng, Đỗ Dự xuống theo, vua Tấn Võ Đế xuống cuối cùng.
Quản Bật xuống tới đáy bể là đưa đuốc quan sát liền chẳng thấy bóng ma đâu cả. Quản Bật kiêu viên chỉ huy phó Ngự lâm quân xuống và hỏi.
- Bóng ma ở chỗ vào và cái cửa mà “xếp” của ngươi đụng tới vong mạng ở chỗ nào.
Viên chỉ huy phó Ngự lâm quân đưa Quản Bật tới cửa gian phòng bằng đá và nói :
- Bẩm thượng quan chỗ này đâu ạ.
Quản Bật nhìn căn phòng và cái cửa bằng đá, trong lúc Tấn Võ Đế định đẩy cửa phòng.
- Xin bệ hạ coi chừng, viên chỉ huy Ngự lâm quân đã chết vì đụng tay vô đây. Muôn tâu có lỗ trên gần nóc tường...
Tấn Võ Đế nhìn thấy ba lỗ hổng trên gần nóc tường thì hạ lệnh lấy một cái mộc bằng đồng để ông đứng lên cho lính khiêng ông lên cao hầu nhìn vào buồng cho rõ. Qua ánh đuốc Tấn Võ Đế nhìn thấy hai cây cột đen bóng và một tấm liếp đang bằng dây nhợ. Tấn Võ Đế kêu kiện Gia Sủng lên nhìn với mình.
- Khanh thấy cái phên dây nhợ này như thế nào
- Muôn tâu một tấm phên dây nhợ cũ thật lạ lùng.
Giữa lúc đó tiếng Đỗ Dự vang lên :
- Chớ có đụng vô vách hầm... Có người tử vong nữa rồi.
- Các ngươi vô ý quá. Đã biết vách hầm nguy hiểm sao còn đụng vô.
- Bẩm có sự biến nữa...
Xác một tên lính bj thương quằn quại được đưa đến.
- Tên này vừa qua khúc quanh thì đụng xác ướp sợ quá loạng choạng đụng ngay vách hầm.
- Xác ướp à, phải bắt ngay nó cho ta...
Quan quân rầm rầm đi kiếm xác ướp trong khi Tấn Võ Đế đứng giữa bốn giáp sĩ gươm tuốt trần bảo vệ.
Bỗng vua Tấn Võ Đế hoa mắt vì ông nhìn thấy xác ướp đang chờn vờn giữa đám quan quân. Xác ướp mang một khoen sắt ngang bụng và lần giữ đám người sô bồ. Toàn quân xác ướp là một khối vải quấn chằng chịt từ đầu đến chân. Chỉ có đầu là không quấn gì. Đầu là sợi người trắng hếu với hai hốc mắt trống rỗng, xác ướp cử động chậm chạp theo sau Đỗ Dự.
- Đỗ Dự khanh hãy quay lại chém xác ướp cho ta.
Mọi người sửng sốt nghe Tấn Võ Đế la. Đỗ Dự quay lại chém xác ướp. Keng keng dao chém vào xác ướp dội lại, và xác ướp vẫn tiến tới, tiến mãi tới và Đỗ Dự lùi lại.
Linh Ngự lâm quân tiến lên dùng mã tấu chém sả vào xác ướp. Nhưng mã tấu cũng dội lại và xác ướp không sao cả.
Xác ướp cứ lăng sả về phía Đỗ Dự. Lúc này Đỗ Dự đã lấy lại tinh thần quát Ngự lâm quân lui lại bảo vệ nhà vua. Một mình Đỗ Dự xông về phía xác ướp.
Xác ướp chồm tới như muốn ăn tươi nuốt sống Đỗ Dự. Đỗ Dự hoảng hồn né tránh, xác ướp chụp lấy lưỡi đao. Đỗ Dự thấy nguy buông dao luôn và vọt đi.
Trong khi đó xác ướp đề lấy lưỡi dao và ngã xấp xuống.
- Xác ướp thua rồi các khanh lại xem sao.
Tấn Võ Đế hét lên mặt mũi rạng rỡ.