Lam Khê cạn lời bởi vì nghĩ Phó Hi Du đãng trí, đến cả ví và điện thoại cũng quên mang.
Nhưng không sao, bởi vì cô có thể đưa anh tiền đi taxi về nhà.
Tuy nhiên, những gì Lam Khê nghĩ, Phó Hi Du đã đoán ra từ sớm, cũng đã nghĩ ra cách để đối phó rồi.
Anh lại giả vờ gật gà gật gù, sau đó liền nhăn mày lại, tay phải vỗ vỗ vào đầu.
Lam Khê vốn đang định cầm điện thoại gọi taxi, bây giờ lại thấy Phó Hi Du như vậy thì không khỏi lo lắng, liền tiến đến hỏi tình trạng của anh.
Phó Hi Du diễn rất sâu, lắc đầu nói mình không sao nhưng lông mày vẫn nhíu chặt.
Lam Khê nhìn mà xót, vội vàng xoa bóp thái dương cho anh, lắp ba lắp bắp nói: “Hay là… để tôi đưa anh đi bệnh viện nhé!”
Phó Hi Du lại lắc đầu, sau đó ôm eo Lam Khê, đầu gục xuống vai cô.1
Lam Khê bây giờ chỉ lo lắng cho anh nên mặc kệ anh muốn làm gì cô thì làm.
Cô vẫn nhẹ nhàng dỗ ngọt: “Ngoan, để tôi đưa anh đi bệnh viện thì sẽ hết đau, được không?”
Phó Hi Du được dỗ dành thì rất vui vẻ, môi khẽ nở nụ cười nhưng vẫn ra sức lắc đầu.
Anh nói: “Mỗi lần uống nhiều rượu… Tôi đều đau đầu như vậy… Không sao đâu… Tôi chỉ muốn về nhà… Tôi muốn về nhà đi ngủ…”
Phó Hi Du đã nói vậy rồi, Lam Khê dù thương nhưng vẫn không muốn thuyết phục anh nữa.
Nếu anh muốn về nhà ngủ, vậy thì để anh về cũng được.
Chỉ là…
Lam Khê cảm thấy nếu gọi taxi, lỡ Phó Hi Du trên đường đi mà bất chợt đau đầu thì làm thế nào? Lam Khê sợ tài xế không những không đưa anh đi bệnh viện mà còn nổi nóng với anh.
Hơn nữa Phó Hi Du không tỉnh táo, lỡ xảy ra chuyện gì thì sao?
Còn nếu nhờ ai đó đưa Phó Hi Du về, Lam Khê sẽ không yên tâm chút nào.
Cho dù là Lương Kỳ hay là đạo diễn, Lam Khê cũng cảm thấy không yên tâm.
Nghĩ như vậy, Lam Khê lại đắn đo, do dự, sau đó mới hỏi Phó Hi Du: “Hay là tôi đưa anh về nhà nhé!”1
Phó Hi Du nghe vậy, khóe môi không kiềm chế được mà cong lên.
Anh đánh vùi đầu vào vai Lam Khê để che đi biểu cảm trên gương mặt mình, sau đó mới nói: “Ừm.”
Lam Khê nhận được sự đồng ý thì ngay lập tức gọi điện cho đạo diễn để xin phép về trước.
Gọi xong, điện thoại của cô cũng chỉ còn vài phần trăm pin.
Nhưng cô cũng không để ý nhiều, liền đeo khẩu trang để chuẩn bị đưa Phó Hi Du đi ra ngoài.1
Tuy nhiên, sau khi đeo khẩu trang xong, Lam Khê lại thấy Phó Hi Du vẫn còn ngơ ngác đứng yên một chỗ, đôi mắt đờ đẫn như bị mất hồn.
Lam Khê liền hỏi: “Khẩu trang anh đâu? Mau đeo vào đi!”
Phó Hi Du từ từ đưa mắt nhìn Lam Khê, sau đó nở nụ cười dịu dàng.
Thế nhưng, anh không nói gì cả, trông giống hệt một đứa trẻ không hiểu chuyện gì.
Lam Khê vội vàng tiến tới, cho tay vào túi áo sơ mi của Phó Hi Du.
Không có khẩu trang.
Cô dù ngại ngùng nhưng vẫn kiểm tra túi quần trước của Phó Hi Du thì thấy khẩu trang anh để ở đó.
Lấy khẩu trang ra, Lam Khê ân cần đeo nó cho Phó Hi Du rồi dắt anh ra khỏi nhà hàng.1
Phó Hi Du ngoan ngoãn đi theo Lam Khê, bàn tay anh nắm chặt lấy bàn tay cô, tốc độ đi lại vô cùng chậm chạp.
Bởi vì nếu đi nhanh thì sẽ mau đến chỗ để ô tô, sau đó Lam Khê sẽ phải lái xe, như vậy sẽ không thể nắm tay cô được nữa.
Nhưng dù đi chậm như rùa thì không lâu sau đó, Phó Hi Du cuối cùng vẫn phải chấp nhận rời khỏi bàn tay của Lam Khê.
Đã vậy, Lam Khê còn đem anh ngồi vào ghế sau, còn cô thì ngồi ở ghế lái.
Phó Hi Du bất mãn nhưng không dám nói gì, chỉ có thể ngoan ngoãn ngồi im rồi chỉ đường cho Lam Khê.1
Không lâu sau, xe của Lam Khê đã đi đến trước cổng nhà Phó Hi Du.
Nhà của Phó Hi Du có hai tầng, thuộc một khu dân cư ít người sinh sống nên xung quanh vô cùng yên tĩnh.
Đối diện với ngôi nhà của anh là một ngôi nhà hai tầng khác, nhưng trước cổng lại treo biển “bán nhà”.
Và ngoài căn nhà ở đối diện ra thì chẳng còn ngôi nhà nào khác ngoài ngôi nhà của Phó Hi Du ở quanh đây cả.
Do vậy, Lam Khê bắt đầu lo lắng.
Lỡ đêm nay Phó Hi Du mà có chuyện gì, xung quanh không có hàng xóm thì ai sẽ giúp đỡ anh đây?1
Thở dài một cái, Lam Khê phiền muộn nhìn Phó Hi Du rồi bảo anh đi vào nhà.
Phó Hi Du gật đầu, khuôn mặt thẫn thờ rời khỏi xe.
Lam Khê nhìn theo anh, muốn quan sát anh một chút để yên tâm hơn.
Ai ngờ không quan sát thì còn đỡ, quan sát rồi thì lại nhìn thấy anh bước đi lảo đảo, sau đó mất thăng bằng mà ngã sụp xuống đất.
Lam Khê thật sự hốt hoảng, vội vàng chạy ra khỏi xe rồi đỡ anh dậy.
Phó Hi Du loạng choạng đứng lên, lại không cẩn thận ngã một lần nữa, đầu gối đập xuống nền xi măng.
Lam Khê xót đến suýt rơi nước mắt, vội vàng ngồi xuống xoa xoa đầu gối cho anh.
Phó Hi Du càng được yêu thương thì càng được đà, liền mím môi rồi rên rỉ, miệng lẩm bẩm: “Anh đau quá…”1
Lam Khê thương xót không thôi, vừa đỡ anh dậy vừa dịu dàng nói: “Anh vào trong nhà thay một chiếc quần rộng rãi vào để tôi bôi thuốc cho nhé!”
Phó Hi Du gật đầu, vịn vào người Lam Khê để đứng dậy, sau đó dùng vân tay để mở khoá cổng.
Mở khóa xong, anh kéo cho cổng rộng hết cỡ ra rồi bảo Lam Khê: “Em cho xe vào đi.”
Lam Khê nói không cần: “Tôi để xe bên ngoài được rồi.
Bôi thuốc cho anh xong tôi sẽ đi ngay.”
Phó Hi Du nghe vậy thì nhìn Lam Khê, ánh mắt trông vô cùng thơ ngây, giống như chẳng nghe hiểu cô nói gì.
Lam Khê hỏi anh sao thế? Anh lắc đầu, rồi lại gật đầu, sau đó lại đứng yên một chỗ rồi nhìn chiếc xe của Lam Khê.
Lam Khê cảm thấy anh hơi kỳ lạ, liền đi đến sờ trán anh.
Anh lại hỏi: “Sao em chưa cho xe vào?”1
Lam Khê: “...” Không phải tôi nói với anh là tôi để xe bên ngoài rồi sao?
Lam Khê thật sự không còn gì để nói.
Cô không nghĩ rằng khi Phó Hi Du say rượu thì lại ngốc đến như vậy, tới cả chuyện nghe hiểu đối với anh cũng khó khăn.
Hay là do uống rượu nhiều bị ù tai nên anh không nghe thấy cô nói gì nhỉ?
Lam Khê muốn nhắc lại lần nữa, nhưng lại nghĩ sau khi bôi thuốc cho Phó Hi Du xong thì nên nấu cho anh ít canh giải rượu.
Sau đó, cô cũng muốn ở lại một lát để trông chừng anh, xem xét xem tình hình sức khỏe của anh thế nào đã.
Như thế thì để xe bên ngoài cũng không tốt.
Vì vậy, Lam Khê liền nghe lời Phó Hi Du, lái xe vào trong nhà để xe của anh.
Phó Hi Du yên lặng nhìn Lam Khê đi đỗ xe rồi nhanh chóng khóa cổng lại.
Sau đó, anh đi mở cửa nhà ra rồi tiếp tục giả bộ say xỉn, ôm đùi ngồi một góc trước cửa nhà.1
Trong khi đó, Lam Khê đã đỗ xe ngay bên cạnh xe của Phó Hi Du.
Nhưng bỗng nhiên, cô nhìn thấy trong góc của nhà để xe có một chiếc xe đạp màu đen khá cũ.
Không cần quan sát kỹ, Lam Khê đã ngay lập tức nhận ra nó là chiếc xe đạp hồi cấp ba mà Phó Hi Du chở cô đi.
Bất chợt, một loạt ký ức ùa về.
Lam Khê bỗng dưng cảm thấy sống mũi cay cay.
Nhưng nhanh chóng, cô đã gạt bỏ hết chuyện quá khứ ra khỏi đầu rồi nhanh chóng đi đến chỗ của Phó Hi Du.
Lúc này, anh đang ngồi gọn trước cửa, trông như một đứa trẻ cô đơn không có bạn chơi cùng.
Lam Khê vừa thương lại vừa thấy buồn cười, liền nhanh chóng chạy tới gọi anh: “Vào nhà thôi.”
Phó Hi Du ngoan ngoãn nghe lời, theo Lam Khê vào trong nhà rồi khóa cửa lại.
Khóa xong, anh kéo tay Lam Khê ngồi lên ghế sofa, sau đó làm dáng vẻ mệt mỏi mà ngả vào người cô.
Lam Khê không dãy dụa, chỉ nhẹ nhàng nói: “Anh đi thay quần áo, sau đó lấy hộp y tế ra để tôi xử lý vết thương cho.”
Phó Hi Du lại giả bộ nghe không hiểu, Lam Khê lại phải nhắc lại từng câu từng chữ một cách chậm rãi.
Kết quả là một lúc sau, Phó Hi Du mới tỏ ý hiểu rồi.
Nhưng anh không chịu đứng dậy lấy quần áo, mà chỉ về phía phòng của mình rồi bảo Lam Khê: “Tủ quần áo ở trong phòng… Phòng không khóa… Tủ quần áo cũng không khóa.”1
Lam Khê thật sự muốn đánh người, nhưng lại không muốn chấp nhặt với kẻ say rượu ngốc nghếch.
Hơn nữa bây giờ Phó Hi Du cũng đang đau chân, đi cũng không vững nên Lam Khê đành đồng ý đi lấy đồ giúp anh.
Bước đến cửa phòng, Lam Khê nhẹ nhàng mở cửa ra, liền cảm nhận được mùi hương quen thuộc của Phó Hi Du lan tỏa khắp căn phòng.
Cô không muốn quan sát phòng anh quá kỹ mà chỉ nhanh chóng tìm kiếm vị trí của tủ quần áo.
Nhưng bất ngờ, một đồ vật ở trên bàn làm việc rơi vào tầm mắt của cô.
Đó là…
Chiếc máy ghi âm cô đã tặng cho anh vào ngày kỷ niệm một tháng bên nhau..