Biểu Tiểu Thư Không Sống Quá Mười Bảy


Mấy cô nương thấy Từ Tử Ngọc đến, vô cùng thức thời nhường vị trí gần Từ lão thái thái nhất, đứng dậy gọi một tiếng Nhị ca.

Từ Tử Ngọc vội nhìn khắp phòng, không thấy Tô Văn Khanh, y thở phào một hơi mới đáp lời, nhào vào lòng Từ lão thái thái.
Từ lão thái thái nhìn thấy cháu trai đến, bà vô cùng phấn khởi, kéo tay y nhìn một lúc, đau lòng nói: "Gầy nhiều rồi." Tướng mạo của Từ Tử Ngọc giống Từ Hiền, nhưng đôi mắt lại xếch lên giống Nhị thái thái, vì thế gương mặt vốn thư sinh lại có vẻ đào hoa khiến người ta yêu thích.
Từ lão thái thái nhìn cháu trai bình thường tinh nghịch như khỉ đang được dạy dỗ nghiêm khắc thì hơi đau lòng, lại nghĩ con trai mình cũng chỉ muốn tốt cho y nên đành an ủi vài câu: "Từ gia chúng ta vốn là gia đình thư hương, tổ tiên Từ gia chúng ta từng đạt đến Thám hoa, cha cháu cũng là tiến sĩ.

Từ gia chúng ta chỉ có cháu với cha cháu, cha cháu xem trọng cháu mới dạy bảo cháu như thế, không thể oán giận cha cháu được."
Mấy ngày nay Từ Tử Ngọc đã nghe những lời này rất nhiều lần, lúc này không kiên nhẫn lẩm bẩm nói: "Chẳng phải còn Đại ca và đệ đệ à..."

Sắc mặt Từ lão thái thái trở nên lạnh lùng: "Đại ca gì chứ, ta không có cháu trai xuất thân không sạch sẽ!"
Mấy tỷ muội bị dọa không dám nói gì, thầm mắng Nhị ca tự nhiên lại nhắc đến người này khiến bà không vui.
Cũng khó trách hai lão tổ tông không thích người Đại ca này, Đại ca mà Từ Tử Ngọc nhắc đến là thứ trưởng tử trong phủ, Từ Tử Việt, mẹ đẻ là nữ tử được Từ Hiền du ngoạn mang về phủ khi chưa thành thân.

Khi đó, Từ Hiền đã đính hôn với Vương gia, bởi vì dẫn một nữ tử không rõ thân phận về nên suýt bị lão thái gia đánh chết, vì chuyện này mà Vương gia làm ầm lên suýt từ hôn.

Không ngờ nữ tử kia đã mang thai, cuối cùng chỉ có thể để đứa trẻ mới sinh ra của nữ tử kia mặc Vương gia xử lý mới thôi.
Một nữ nhân không rõ lai lịch suýt hại con trai mình mất đi nhân duyên, vì chuyện này mà Từ lão thái thái cũng không thích Từ Tử Việt.
Sau đó, Từ Tử Việt bị Từ Hiền đưa đến Nam Lĩnh, nói là đọc sách, mà ở Nam Lĩnh chỉ toàn tử đệ nghèo khó.

Năm ngoái, Đại thiếu gia trở về người gầy như que củi, về nhà mấy ngày mà trong phòng không có nổi một cục than.

Nhưng hắn chỉ ở nhà ba ngày, vừa sang đầu năm đã quay về Nam Lĩnh.
Từ Tử Ngọc biết mình nói bậy, vội kéo tay tay làm nũng.


Y tuấn tú lại khéo nói, không bao lâu sau cả phòng đã bị y chọc cười.

Ngay lúc đó, Xuân Tàm xốc rèm đi đến, cười nói: "Lão phu nhân, biểu tiểu thư đến."
Đã nhiều ngày Từ lão thái thái chưa được gặp Tô Văn Khanh, bà nghe Tô Văn Khanh đến, vui vẻ nhướn mày: "Mau cho Văn Khanh vào đây."
Sắc mặt ba nữ hài cứng đờ.
Chỉ cần Tô Văn Khanh đến thì các nàng sẽ biến thành người tàng hình, nhưng lão thái thái vui vẻ thì chỉ có thể vui theo.

Từ Tử Ngọc rùng mình, ngồi thẳng dậy, ánh mắt nhìn chằm chằm vào rèm cửa, chú ý động tĩnh bên ngoài.
Từ lão thái thái không thấy sự khác thường của cháu trai cháu gái, kéo tay Tô Văn Khanh nhìn chăm chú, chợt hoảng hốt: "Sao sắc mặt lại kém đi! Mấy hôm trước còn tốt mà sao hôm nay lại thành thế này! Nha hoàn không hầu hạ chu đáo à?"
Bà nói xong nhìn Lục Tụ với vẻ trách cứ.

Tô Văn Khanh kéo tay bà, bây giờ đã đầu hạ nhưng tay Tô Văn Khanh lại rất lạnh, mệt mỏi lắc đầu: "Không phải lỗi của họ, thân thể cháu gái yếu ớt có liên quan gì đến bọn họ chứ."
Từ lão thái thái đau lòng nắm chặt tay nàng, lại nhìn thoáng qua chiếc hộp trong tay Lục Tụ, không muốn nói những chuyện không vui nên chuyển chủ đề, nói trêu: "Cầm theo vật gì tốt sao?"
Tô Văn Khanh nghe Từ lão thái thái hỏi vậy, hốc mắt nàng đỏ lên, gương mặt vốn xanh xao càng trở nên trắng bệch, Từ lão thái thái giật nảy mình vội hỏi có chuyện gì.
Trên gương mặt xinh đẹp của Tô Văn Khanh hiện lên vẻ buồn bã, khóc ròng nói: "Văn Khanh tự biết cha là thương nhân, thị nông công thương, đương nhiên thương nhân thua kém quan gia quyền quý, càng không nói đến Hầu phủ." Tô Văn Khanh hít mũi, lúc đi đường nàng đã bóp mũi mình một lúc lâu để lúc nói chuyện có thể khóc, không ngờ khi nói đến đây lại không kìm được nước mắt, giống như ấm ức giấu ở trong lòng mấy chục năm nghẹn trong cổ họng.
"Cháu cũng biết thân phận của cháu thấp hèn hơn mấy tỷ muội trong nhà, mặc dù bà thương cháu, cháu cũng không dám để người ta nói cháu được bà sủng ái mà không hiểu quy củ, từ khi vào phủ đến nay chưa từng dám nói nửa câu vượt giới hạn.

Nửa năm qua, khi nào thân thể khỏe hơn thì cháu sẽ đến thỉnh an lão thái thái, không dám để mọi người xem như lão tổ tông, chỉ có yêu cầu xa vời là xem Văn Khanh như nửa người nhà..."


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận