Binh Lâm Thiên Hạ

Đầu tiên là Tào Phi biết được tin quận An Lục bại binh, bao gồm Triệu Nghiễm đầu hàng và Tư Mã Ý bị bắt. Sự kiện đầu tiên mà y nhận được quân báo là phái binh đi bao vây nhà của Tư Mã Ý và Triệu Nghiễm. Đây chính là sự hấp thụ về bài giáo huấn của Giả Hủ lần trước. Không cho phép quân Giang Hạ lại đến đưa gia quyến hai nhà đó đi.

Nhưng Tào Phi cũng không dám tự tý xử trí bọn họ mà chỉ giam lỏng họ lại, chờ cha mình về xử lý. Nghe nói có thư nhà của Tư Mã Ý, y lập tức cầm lấy đọc một lần, trong thư chủ yếu là báo về người nhà vẫn bình an.

Nhưng cuối thư lại viết: “Được Giả thế thúc quan tâm, ta bắt đầu có một cuộc sống tốt, tự do hành động. Hôm qua theo Giả thế thúc đến thư viện Giang Hạ cảm nhận nho học quá sâu sắc. Ngày trước Khổng Bắc Hải có câu cửa miệng ở Kinh Châu Nho hưng. Bây giờ đã được chứng kiến quả nhiên là thật!”

Tào Phi hừ mạnh một tiếng:

- Y muốn lật lại bản án của Khổng Dung sao?

Hoa Hâm vẫn ghen tỵ với tài của Tư Mã Ý, ông ta liền thêm mắm thêm muối nói:

- Sau khi Khổng Dung chết, các học sinh tường Thái học phần lớn là về quê. Đúng là sự phóng túng của Tư Mã Ý đã để cho người đời biết được Tư Mã Phòng và Khổng Dung có sự qua lại. Sau khi Khổng Dung bị giết, gia tộc Tư Mã lại không nói câu nào, ủng hộ ư? Bất mãn ư? Vì thế có thể nhìn ra thái độg của gia tộc Tư Mã.

Tào Phi gật gật đầu nói:

- Tạm thời không nhắc đến chuyện này, đợi phụ vương về xử trí. Nghe nói vợ của Tư Mã Ý sắp sinh con? Đã sinh chưa?

- Đã sinh một bé trai, nhưng mẹ con họ quá yếu, có cần để cô ta mang con về nhà tĩnh dưỡng không?

- Không được!

Tào Phu kiên quyết từ chối:

- Nhất định phải giám sát thị nghiêm ngặt. Cô ta cần gì có thể cấp nhưng không được về phủ. Phải kiên quyết đề phòng quân Giang Hạ phái người đến cứu họ đi. Ngoài ra, cũng phải phái người đi giám sát cha của Tư Mã Ý. Nói tóm lại, ta không muốn chuyện như Giả Hủ lại phát sinh lần nữa.

- Ty chức hiểu rồi, nhất định sẽ làm như vậy.

Hoa Hâm lui ra ngoài, Tào Phi lại dặn dò:

- Trả lời Lý thái thú, có thể mang lương thực đi cứu nạn nhưng nghiêm cấm dân gây rối.

Phía nam ngoài Nghiệp Đô khoảng 60 dặm là huyện An Dương. Từ Nghiệp Đô đến huyện An Dương là cả vùng nông nghiệp Hà Bắc trù phú, khắp nơi là những đồng lúa mạch rộng mênh mông. Gió thổi, sóng lúa lượn sóng chỉ nhìn cũng thấy giống như sóng biển.

Nơi nông nghiệp trù phú cũng là nơi tập trung nhiều nhân khẩu của quận huyện. Ở giữa từ huyện An Dương đến Nghiệp Đô các thôn xã hơn nhỏ chi chít như sao trời. Phía tây bắc huyện An Dương và chỗ giao nhau với Nghiệp Đô là những dãy núi không cao lắm. Sông suối chảy uốn lên phía bắc, dựa vào Bàng Thủy, làm cho cảnh sắc nơi này tuyệt đẹp.

Ở chân núi phía bắc có một thôn trang nhỏ gọi là Kỳ Bắc Lý, nhân khẩu chưa đến 40-50 hộ, sống bằng nghề hái thuốc và làm ruộng, trong đó có một gia đình có rất nhiều ruộng đất. Xây một đại viện diện tích năm mẫu đất, có hai ông cháu ở, ngoài ra còn có mưới mấy người ở, ai cũng khỏe mạnh, cường tráng.

Bình thường, người trong xã rất ít khi gặp hai ông cháu này, phần lớn thời gian chỉ nghe thất tiếng tiếng đọc sách truyền ra từ cao viện. Nhưng hai ngày nay liên tục có người cưỡi ngựa đến, sau khi vào đại viện cũng không thấy họ đi ra. Dân Kỳ Bắc Lý vốn hiền lành chất phác, chuyện này bình thường cũng không có ai hỏi đến.

Ban đêm, có một gã đàn ông cao lớn mang theo hai người tùy tùng cưỡi ngựa đến, họ đến cửa phủ thì xuống ngựa. Một gã người hầu mang đèn lồng đến dắt chiến mã nói:

- Cuối cùng Tưởng gia đã đến!

Dưới dánh đèn tranh mờ mờ, người đàn ông này khoảng 40 tuổi, khuôn mặt chữ điền, mũi cao, ánh mắt thâm sâu vừa nhìn là biết là người luyện võ. Y gật đầu hỏi:

- Những người khác đến chưa?

- Đến hết rồi, chỉ còn chờ một mình Tưởng gia thôi.

Người đàn ông đẩy cửa bước nhanh vào, đi thẳng đến hậu viện.

Tòa nhà này chính là chỗ cất giấu Viên Mãi đứa con út của Viên Thiệu. Cũng chính là cứ điểm hưng Viên. Cái gọi là hưng Viên chính là những thuộc hạ trung thành với Viên Thiệu trước kia.

Bao gồm thân binh của Viên Thiệu và các cựu thần võ tướng tổng cộng có gần hai ngàn người, phân bố ở khắp Hà Bắc, trong đó có tám người được đề cử làm thủ lĩnh gọi là Bát tuấn hưng Viên. Bọn họ tôn Viên Mãi làm chủ công tương lai, chờ cơ hội để Đông Sơn tái khởi.

Quách Tụng cũng là một trong Bát tuấn. Y phụ trách việc tìm hiểu tin tức ở Nghiệp Đô, đồng thời thu thập kinh phí. Lúc này là lúc Quách Tụng phát lệnh hưng Viên. Bát tuấn từ các nơi ở Hà Bắc đã đến rồi.

Vị Tưởng gia có thân hình cao lớn này tên là Tưởng Kỳ, tự là Nghĩa Cừ, là tướng tâm phúc rất được Viên Thiệu quý mến, rất có tài làm thống soái. Năm đó, sau khi Viên Thiệu thất bại ở Quan Độ liền bảo ông ta thu nạp bại binh ở khắp nơi để Viên Thiệu một lần nữa khôi phục lại nguyên khí cho đội quân. Y là người mà Viên Thiệu có thể ủy thác.

Trước khi Viên Thiệu chết đã gửi gắm con út của mình cho Tưởng Kỳ. Tưởng Kỳ không tham gia vào cuộc tranh chấp quyền lực của con cháu Viên Thiệu mà đã kịp giấu mẹ con Viên Mãi đi. Y gửi Viên Mãi cho mưu sĩ Tuân Kham, còn mình thì bí mật huấn luyện quân sĩ ở quận Thanh Hà.

Tưởng Kỳ đi rất nhanh đến hậu viện gặp Quách Tụng rồi hỏi:

- Xảy ra chuyện gì vậy?

Quách Tụng ghé vào tai y nói nhỏ mấy câu, mắt Tưởng Kỳ sáng lên:

- Thật sao?

Quách Tụng gật đầu:

- Người của hắn đã đến rồi, đợi lát nữa nghe gã giải thích đi.

Hai người vào một phòng đóng kín các cửa sổ lại. Trong phòng người đã ngồi đầy, ở một khoảng đất trống còn để một chồng vàng thỏi, mỗi thỏi 50 lượng có khoảng 100 thỏi. Vàng dưới ngọn đèn chiếu màu lóng lánh làm chói mắt. Năm ngàn lượng vàng này là của Lý Phù mang từ Giang Hạ đến để ủng hộ cho việc phục hưng Viên thị.

Ngồi phía bắc căn phòng là chủ nhân của ngôi nhà này, Tuân Kham đã hơn 50 tuổi. Tuân Kham là anh của Tuân Úc, cũng là chủ mưu cho Viên Thiệu. Trước khi Viên Thiệu lâm chung, ông ta cũng là một trong số những người được y ủy thác. Ông ta mang Viên Mãi đến đây ẩn cư dạy cậu ta biết chữ, thoắt cái đã 6-7 năm rồi.

Tuân Kham thân hình cao lớn, mặc áo vải giản dị vẻ mặt tươi cười ung dung, ánh mắt sáng quắc chứa đầu mưu trí. Ông là trưởng giả trong căn phòng này, là lãnh tụ của mọi người.

Lý Phù ngồi bên cạnh ông ta. Y và mọi người rất quen nhau, xa ngày lâu mới được gặp lại mọi người trò chuyện với nhau rất thân mật. Lúc này y đang trò chuyện với Tuân Kham hỏi về tình hình của Viên Mãi.

Năm người khác trong Bát tuấn ngồi ở bốn phía là Khiên Chiêu, Vương Môn, Hàn Mãnh, Hạ Chiêu và Đặng Thăng.

Hàn Mãnh là cháu của Hàn Quỳnh là một trong ngũ đình trụ của Viên Thiệu. Võ nghệ cao cường nhưng cũng lỗ mãng vô trí. Khuôn mặt của gã có những đường cong thô cứng giống như một pho tượng đá hoa cương tràn đầy sức mạnh và dã tính nhưng lại là người rất trung thành. Nguyện vì sự nhiệp phục hưng Viên thị mà dâng hiến tất cả, thậm chí là cả tính mạng.

Khiên Chiêu và Vương Môn như hai người ngâm thơ trên cánh đồng hoang vu. Bọn họ ngồi ở trong góc rất xa, dường như những chuyện sắp xảy ra chẳng có liên quan gì đến họ nhưng trong con mắt họ lại hiện lên sự chờ đợi và lòng nhiệt huyết, thể hiện sự nồng cháy trong con tim họ.

Lúc này Quách Tụng dẫn theo Tưởng Kỳ đi vào phòng cười nói:

- Mọi người đến đông đủ, còn nhanh hơn so với tưởng tượng của ta rất nhiều.

Tưởng Kỳ cũng chính là một trong tám nhân vật quan trọng. Y uy nghiêm, cẩn thận, tỷ mỉ, dáng người cao lớn. Y ngồi xuống mà bóng người bao phủ và Hạ Chiêu và Đặng Thăng ở phía sau.

Vốn dĩ Hạ Chiêu và Đặng Thăng là bộ tướng nòng cốt, sau khi thất bại họ dẫn theo tàn quân chạy trốn đến Hà Bắc, được Tường Kỳ chiếu cố cho vào tham gia việc luyện binh bí mật ở quận Thanh Hà, trở thành trợ thủ đắc lực của Tưởng Kỳ.

Tuân Kham là người đầu tiên tiếp lời Quách Tụng, ông khẽ vuốt râu cười nói tổng kết:

- Chủ yếu là mọi người đã đợi từ lâu, lão Quách đã có chiêu lệnh, tất cả mọi người đều hận là không có cánh mà bay được.

Cả phòng liền phá lên cười, thủ lĩnh của Bát tuấn có hai người, văn là Tuân Kham, võ là Tưởng Kỳ. Nhưng địa vị của Tuân Kham là tối cao, hơn nữa lại là người túc trí đa mưu. Tất cả mọi người đều nguyện nghe theo sự chỉ huy của ông ta.

Tuân Kham khoát tay áo, trong phòng lập tức yên tĩnh trở lại. Tuân Kham chỉ vào số thoi vàng để ở giữa phòng nói:

- Tất cả mọi người đã biết được một phần tình hình rồi. Số vàng đó là Lưu Kinh châu ở Giang Hạ trợ giúp chúng ta về quân phí. Có thể nói chính là đưa than sưởi ấm trong ngày tuyết rơi. Mọi người sống ẩn dật nhiều năm như vậy rồi cũng đều mong ngóng có thể phục hưng Viên thị, an ủi anh linh của chủ công trên trời. Ta có thể nói với mọi người rằng ngày này đã đến rồi.

Mọi người đều cúi đầu, trong mỗi người đều có một cảm giác xúc động khó mà kiềm chế. Họ đã nhẫn nại và chờ đợi nhiều năm chính là để đợi thời khắc này.

Tuân Kham cười nói với mọi người:

- Trước hết để Lý chủ bộ nói cho mọi người biết về tình hình Kinh Châu, sau đó chúng ta mới bàn về tình hình cụ thể.

Lý Phù cười chắp tay an ủi mọi người nói:

- Đại chiến ở Kinh Châu đang hết sức căng thẳng. Trên thực tế, đã xảy ra chiến tranh liên tiếp bao gồm cả cuộc chiến Phàn Thành, cuộc chiến Nam Quận và cuộc chiến quận An Lục. Quân Giang Hạ liên tiếp giành được chiến thắng, quan trọng là thủy quân đã chiếm ưu thế tuyệt đối. Tuy quân Tào có 300 ngàn người, nhưng không có thủy quân. Thậm chí ngay cả thuyền cũng khó khăn lắm mới lấy được. Một đội quân như vậy sao có thể chinh phục quân đội phía nam chiến đấu hùng mạnh.

Lý Phù liếc nhìn qua mọi người. Y thấy mọi người đang nghe rất chăm chú, dường như bọn họ cũng chính là thành viên của quân Giang Hạ. Lúc này Tưởng Kỳ mới hỏi:

- Vậy quân đội phía nam có bao nhiêu người?

Lý Phù khẽ mỉm cười nói:

- Quân phía nam bao gồm ba đội quân. Một là quân Giang Hạ, tổng binh lực có tám vạn. Tiếp theo là quân Giang Đông tổng binh lực có mười hai vạn quân. Còn có quân đội của Lưu hoàng thúc khoảng ba vạn quân. Tổng cộng tất cả binh lực khoảng hai mươi ba vạn, cũng chẳng kém gì so với quân Tào. Huống chi còn có mấy ngàn thuyền chiến. Chiếm được thiên thời, địa lợi, nhân hòa, kết quả của trận chiến này có thể nghĩ là ra.

Trong phòng liền yên tĩnh, người nào cũng đang có tâm sự. Lúc này Tuân Kham chậm rãi nói:

- Thế cục hiện tại mọi người nhìn là hiểu rồi. Quân Tào chủ lực ở phía nam, tiếp theo là Trung Nguyên có bảy vạn quân, Quan Trung bốn vạn, Hà Bắc ba vạn.

Có thể nói từ trận chiến Quan Độ đến nay chính là thời khắc mà binh lực của Tào Tháo ở vào mức ít nhất. Đây chính là thời cơ mà chúng ta đã đợi từ lâu? Chư vị có nguyện lợi dụng quân Tào xuôi nam mà khởi sự không?

Trong lòng Tuân Kham sáng lên như gương. Mục đích ủng hộ của Kinh Châu mục Lưu Cảnh cho bọn họ rất đơn giản, chính là muốn khiến cho hậu phương của Tào Tháo không ổn, làm dao động lòng quân của quân Tào, khiến quân Tào phải rút lui về phía bắc.

Muốn được Lưu Cảnh tiếp tục ủng hộ, bọn họ phải phối hợp khởi binh với quân Giang Hạ. Có thể nói đây chính là điều kiện.

- Đồng ý khởi binh!

Hàn Mãnh thấp giọng hô lên:

- Chúng ta đã đợi ngày hôm nay lâu lắm rồi.

- Ủng hộ!

Vương Môn cũng thấp giọng nói.

- Có thể suy nghĩ về việc khởi binh!

Khiên Chiêu tỏ thái độ.

Lúc này Tương Kỳ nói:

- Mọi người giơ tay biểu quyết đi, ai đồng ý xin giơ tay.

Từng người một giơ tay lên, cuối cùng là Quách Tụng hơi do dự một chút rồi cũng giơ tay lên. Tám người đều đã giơ tay đồng ý, coi như đã được nhất trí thông qua.

Quách Tụng không nhịn được liền nói:

- Khởi binh thì không vấn đề gì, chúng ta nổi dậy ở đây. Nhưng binh lực của chúng ta cộng lại mới được hai ngàn người, căn bản là không thể chống cự được sự trấn áp của quân Tào.

Tưởng Kỳ tiếp lời nói:

- Trước đó dân chèo thuyền ở Lê Dương đã khởi nghĩa, tuy đã bị trấn áp nhưng sự phẫn nộ thì vẫn không hề giảm đi. Chỉ cần chúng ta vung cánh tay hô thì ít nhất cũng được 3-4 ngàn người. Về phần vũ khí, chúng ta đã có năm ngàn lượng vàng, có thể mua trong dân gian, lão Quách, không có vấn đề gì đâu.

Quách Tụng cười ha ha:

- Năm ngàn lượng vàng này đủ để trang bị choănm ngàn quân đội. Vũ khí, áo giáp ở chợ đen rất rẻ, chuyện này có thể giao cho tôi.

Lúc này, Tuân Kham cười nói:

- Thực ra còn có một cơ hội nữa có thể chiêu mộ được một lượng binh lính lớn.

Tất cả mọi người đều nhìn về phía ông ta. Tuân Kham không chút hoang mang nói:

- Ta biết phía bắc quận Hà Gian đang bùng phát nạn châu chấu, tình hình thiên tai vô cùng nghiêm trọng, nhưng Thái thú Lý Cát thì mãi không chịu phát lương thực. Dân đã rối loạn, hơn nữa ta còn biết, cho dù có phát lương thực thì cũng chỉ làm béo một phần quan lại, sẽ càng dẫn đến sự rối loạn lớn hơn nữa.

Quan trọng hơn là huyện Dịch có kho hàng quân bị. Năm ngoái Tào Tháo đi chinh phạt Ô Hoàn có giữ lại, chúng ta hoàn toàn có thể lợi dụng cơ hội lần này để khởi binh từ quận Hà Gian.

* Lời của Cao Nguyệt: Lão Cao có xem một vài tư liệu lịch sử, trong lịch sử khi Tào Tháo suất quân nam chinh, bộ hạ cũ của Viên thị Hà Bắc quả thật có nhân cơ hội khởi binh hành động phục Viên, nhưng quy mô rất nhỏ nên lập tức bị tiêu diệt. Nhưng nếu như bộ hạ cũ của Viên thị được sự ủng hộ của Lưu Cảnh, chỉ e ý nghĩa đã khác hẳn rồi.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui