Binh Lâm Thiên Hạ

Tiệc đầy tháng trong quán rượu vẫn tiếp tục, nhưng trong phòng sách của Lưu Cảnh thì đã sáng đèn. Trong phòng Giả Hủ và Từ Thứ trước sau đều đã tới, đến lão tướng Hoàng Trung cũng ngồi một bên, mọi người đều lặng yên đợi Lưu Cảnh trở về.

Bồ Kỳ là một huyện phía bắc xa xôi của quận Trường Sa, nằm sát Trường Giang, xuôi dọc theo bờ Giang Nam từ tây đến, phần lớn là ít ai lui tới vùng đồi núi, quân đội tiến hành cực kỳ khó khăn.

Nhưng sau khi qua Bồ Kỳ, địa thế trở nên bằng phẳng hơn, tuy cũng có vùng trũng thấp nhưng không quá ảnh hường đến hành quân. Từ Bồ Kỳ đi về phía đông đã có một con đường, có thể thẳng đến Sài Tang.

Cũng chính là duyên cớ này mà quân chủ lực của Tào Tháo có thể sẽ đi Bồ Kỳ Ô Lâm, từ Bồ Kỳ qua sông sang bờ nam, quân Giang Hạ cũng canh phòng nghiêm ngặt huyện Bồ Kỳ.

Hiện nay quân Giang Hạ ở Bồ Kỳ bố trí năm nghìn quân, chính là quân ở Trường Sa do Hoàng Trung dẫn đầu, vì tầm quan trọng của Bồ Kỳ, bọn họ từ huyện Trường Sa điều trú Bồ Kỳ, do đại tướng Hoắc Tuấn dẫn đầu.

Phần lớn dân chúng huyện Bồ Kỳ bị sơ tán đi huyện Hạ Tuyển ở ngoài trăm dặm phía nam, năm nghìn quân trú đóng trong huyện thành.

Nhánh quân đội này vẫn do Hoàng Trung cầm đầu, được Hoàng Trung đào tạo vô cùng tinh nhuệ dũng mãnh, là một trong bốn đội quân mạnh nhất Giang Hạ, cho dù bị tướng không quen thuộc là Hoắc Tuấn thống soái nhưng các tướng sĩ không hề có bài xích mà vẫn nhw trước nghiêm khắc tuân thủ mệnh lệnh do Hoắc Tuấn truyền đạt.

Lúc xế chiều, Hoắc Tuấn giống thường ngày tuần tra trên đầu thành. Y đã cử mười mấy thám báo tiến vào Vân Mộng trạch ở bờ bên kia Trường Giang để do thám quân tình. Cho dù y đã nắm được tin tức, đại bộ phận quân Tào đều đi Xích Bích Ô Lâm nhưng y vẫn không dám có nửa điểm lơ là.

Lúc này, trên Trường Giang có một chiếc thuyền nhỏ đi tới, là một chiếc thuyền thám báo mà y cử đi quay về. Hoắc Tuấn lập tức tinh thần chấn động, lệnh cho tả hữu:

- Đưa thám báo đến gặp ta!

............

Phút chốc, thám báo Thập trưởng được dẫn đến trước mặt Hoắc Tuấn. Gã quỳ gối hành lễ nói:

- Tham kiến tướng quân!

- Có thu hoạch gì không?

- Bỉ chức phát hiện hơn ba trăm thuyền hàng chở đầy lương thực đi về Ô Lâm. Khi bỉ chức quay về phát hiện đại đội quân mã quân Tào, khoảng hai vạn người, trú đóng ở bờ bên kia.

Tin tức này khiến Hoắc Tuấn cả kinh, quân Tào quả nhiên muốn từ Bồ Kỳ vượt sông. Mình chỉ có năm nghìn quân, cũng không có chiến thuyền, làm thế nào để ngăn quân Tào đây? Khi đang suy nghĩ, có binh sĩ chạy đến bẩm báo:

- Hoàng lão tướng quân dẫn quân đội tới!

Hoắc Tuấn liền mừng rỡ, y nhận được thủ lệnh khẩn cấp của Lưu Cảnh muộn nhất, tuyến Bồ Kỳ sẽ do Hoàng Trung là chủ tướng, y làm phó tướng. Với địa vị cao trọng của Hoàng Trung ở Kinh Châu, Hoắc Tuấn đương nhiên sẽ không đố kỵ khi Hoàng Trung là cấp trên của mình, hơn nữa Hoàng Trung tất nhiên sẽ mang binh đến, sẽ giảm đi đáng kể áp lực cho y.

Y vội vàng phân phó thám báo Thập trưởng:

- Đợi lát nữa sẽ hỏi ngươi tình hình cụ thể!


Hoắc Tuấn vội vàng xuất thành, đi nghênh đón Hoàng Trung.

Trong cuộc thảo luận khẩn cấp mấy ngày trước, Giả Hủ và Từ Thứ đều nhất trí cho rằng Tào quân có thể sẽ thuỷ bộ đồng tiến, khả năng chủ lực ở Xích Bích khá lớn, nhưng đường bộ lại rất có thể đặt ở Bồ Kỳ, tập kích nhẹ nhàng Sài Tang, khiến Giang Hạ trước sau đều khó khăn.

Lưu Cảnh liền lệnh khẩn cho Hoàng Trung dẫn năm nghìn quân đến Bồ Kỳ, tính cả năm nghìn quân đang trú đóng ở Bồ Kỳ tổng cộng là một vạn, phụ trách sự an toàn cho Bồ Kỳ.

Không bao lâu, năm nghìn quân do Hoàng Trung dẫn đầu đã xuất hiện trên quan đạo không xa ngoài thành nam, tinh kỳ phấp phới, đội ngũ khôi giáp rực rỡ, Hoàng Trung cười ngựa đi đầu, tay cầm đại đao, mặc dù râu tóc đã bạc nửa nhưng vẫn uy phong lẫm liệt. Lão vừa nhìn thấy Hoắc Tuấn ra nghênh đón liền vẫy tay, đội ngũ dừng lại.

Hoắc Tuấn thúc ngựa tiến lên, ngồi trên ngựa chắp tay thi lễ cười nói:

- Lão tướng quân đến thật là mưa đúng lúc a!

Hoàng Trung ngẫn ra, lập tức kinh ngạc nói:

- Chẳng lẽ có tình hình quân địch rồi sao?

Hoắc Tuấn gật gật đầu:

- Vừa nhận được tình báo, mời lão tướng quân vào thành đàm phán chi tiết.

- Xin mời Hoắc tướng quân!

Hoàng Trung dẫn quân đội vào thành Bồ Kỳ. Lão lệnh thuộc cấp hạ trại, mình thì cùng Hoắc Tuấn đến đi vào quân nha, hai người làm thủ tục bàn giao quân quyền đơn giản, rồi bắt đầu thảo luận cách ứng phó quân địch. Thám báo Thập trưởng lại báo cáo Hoàng Trung sự phát hiện của bọn họ ở Vân Mộng trạch, phát hiện Tào quân vận chuyển lương thực và gần hai vạn binh lính.

Quả nhiên không ngoài dự đoán của Giả Hủ, quân Tào ở Bồ Kỳ không phải là chủ lực, chắc là để bất ngờ đánh Sài Tang. Hoàng Trung trước khi xuất phát đã lĩnh hội ý đồ tác chiến của Lưu Cảnh, không phải vì kháng cự quân Tào xâm lấn, mà là để tiêu diệt toàn bộ quân Tào ở Giang Hạ.

Hoàng Trung trầm ngâm chốc lát nói:

- Hoắc tướng quân, ngươi nghĩ quân Tào làm thế nào để vượt sông?

Hoắc Tuấn nghĩ ngợi một lúc:

- Bỉ chức trước đó đã lệnh cho thám báo tra xét tình hình bờ bên kia, tuy Vân Mộng trạch cách Trường Giang còn mười dặm nhưng giữa Trường Giang và Vân Mộng trạch còn có một hồ nước nhỏ hẹp, nơi gần hồ nước nhất cách Trường Giang chỉ có hơn trăm bước. Nếu quân Tào đào thông hồ nước với Vân Mộng trạch thì thuyền của chúng có thể đến cách Trường Giang hơn trăm bước, ta tin khoảng cách hơn trăm bước này đối với hai vạn quân mà nói rất dễ giải quyết, cho nên bỉ chức cho rằng bọn chúng sẽ không đợi thuỷ quân Giang Lăng đến mới vượt sông, rất có khả năng đên nay chúng sẽ vượt sông.

- Nói như vậy ta đến đúng lúc?

Hoàng Trung mỉm cười.


- Cho nên ta nói lão tướng quân là mưa đúng lúc. Hiện giờ một vạn quân chúng ta có thể bố trí bên sông, tiêu diệt quân Tào lúc chúng vượt sông.

Hoàng Trung lại lắc lắc đầu:

- Bố trí bên bờ sông, nhiều nhất chỉ có thể tiêu diệt mấy nghìn quân, chứ mục tiêu của ta là diệt sạch quân Tào, cho nên ta chuẩn bị rút quân.

Hoắc Tuấn ngạc nhiên:

- Ý của Lão tướng quân là không tác chiến ở Bồ Kỳ?

Hoàng Trung đi đến trước bản đồ, dùng nắm tay gõ mạnh vào khoảng đất trống giữa huyện Bồ Kỳ và huyện Dương Tân:

- Vùng này tuy có đường thông hành nhưng địa hình phức tạp, rừng cây rậm rạp, chúng ta có thể dụ địch vào sâu, lợi dụng ưu thế nắm rõ địa hình để phục kích Tào quân.

Hoàng Trung nhìn Hoắc Tuấn vẫn còn chút do dự bèn cười nói:

- Người phu địa hình, quân cũng trợ giúp; liệu địch chế thắng, kế hiểm, xa gần, là đạo của Thượng tướng. Ta đối với một ngọn cỏ viên đá ở tây huyện Dương Tân đều nắm rõ như lòng bàn tay, ta biết nhưng địch không biết, chúng ta sao lại không thắng được?

Hoắc Tuấn cuối cùng gật gật đầu, đứng dậy ôm quyền nói:

- Bỉ chức hiểu rồi, nguyện phục tùng sự điều hành của lão tướng quân.

..

Đêm xuống, hơn nghìn quân Tào cuối cùng đã đào xong một thông đạo giữa Vân Mộng trạch với một hồ nước, để thuyền có thể đi thẳng đến bên bờ Trường Giang, cách Trường Giang chỉ có hơn ba trăm bước. Ở bên ngoài, chủ tướng quân Tào Chu Linh nhìn một chiếc thuyền lớn đi vào hồ nước, về hướng Trường Giang, y quay đầu hỏi:

- Đường ray gỗ đã chuẩn bị xong chưa?

- Hồi bẩm tướng quân, đã chuẩn bị xong!

Chu Linh gật đầu:

- Có thể vận thuyền rồi!

Trên bờ hồ nước đã đào một sườn dốc, hơn nghìn quân Tào ra sức kéo túm, khẽ hô khẩu hiệu, kéo một chiếc thuyền hàng năm trăm thạch từ từ lên bờ. Trên bờ cứ cách mấy bước có một cây gỗ tròn dài hai trượng, thuyền lớn được kéo trên cây gôc tròn đó từ từ lăn đi, cách ba trăm bước là Trường Giang.


Lúc này, một chiếc thuyền lớn đã đến bên sông. Trong tiếng hô của mọi người, thuyền lớn từ từ trượt theo sườn dốc vào dòng sông, toé lên một mảng bọt nước, nhất thời vang lên tiếng hoan hô. Chiếc thuyền đầu tiên đã được đưa xuống Trường Giang.

Lúc này, một chiếc thuyền nhỏ từ bên bờ đi tới. Chu Linh nghênh đón hỏi:

- Tình hình quân Giang Hạ ở bờ bên kia thế nào?

- Hồi bẩm tướng quân, thành Bồ Kỳ bên kia bờ là một toà thành trống, chỉ có hơn trăm người già yếu, nghe bọn họ nói, chủ tướng quân địch Hoắc Tuấn đã rút lui hồi chiều.

Lúc này, phó tướng Mã Diên bên cạnh thấp giọng nói:

- Có lẽ đây là kế dụ binh của quân Giang Hạ.

Chu Linh liếc nhìn gã một cái, lạnh lùng nói:

- Cho dù là kế dụ binh thì cũng không thể thay đổi kế hoạch của Thừa tướng.

Y lại hỏi trinh thám:

- Bên bờ có quân Giang Hạ chứ?

- Bên bờ vài dặm đã không thấy bất cứ quân địch nào.

Chu Linh lập tức hạ lệnh:

- Truyền lệnh của ta, chuẩn bị vượt sông!

Một canh giờ, hai vạn quân Tào dưới sự chỉ huy của đại tướng Chu Linh, lợi dụng bóng đêm che chắn bắt đầu vượt Trường Giang. Hơn chục chiếc thuyền hàng chứa đầy quân Tào vượt sóng gió, đi về phía bờ bên kia. Trên thuyền lớn, gió sông phần phật, binh lính quân Tào lặng yên nhìn bờ bên kia tối như mực, bọn chúng không biết ông trời an bài vận mệnh của mình như thế nào.

Nhưng khiến Tào quân thở phào một hơi chính là bọn chúng không gặp sự tập kích của quân địch ở bên bờ nam, thuạn lợi đi đến bến tàu Bồ Kỳ. Ba nghìn quân Tào chiếm lĩnh Bồ Kỳ, bắt đầu cấu trúc công sự phòng ngự, yểm hộ đại quân đằng sau vượt sông.

Mãi đến trưa ngày hôm sau, hai vạn quân Tào cuối cùng cũng hoàn thành việc vượt sông, bắt đầu tập kết bên bờ nam. Nhiệm vụ của nhóm quân này là tiến vào trung tâm Giang Hạ, tập kích hậu phương Giang Hạ.

Do không thể mang theo lương thảo quân nhu, mỗi tên lính Tào đều phải cõng lương thực. Bọn chúng võ trang đầy đủ, mỗi tên lính mang theo ba đấu gạo, thêm khôi giáp binh khí cùng siêu nước chăn lông, mỗi người phụ trọng hơn năm mươi cân. Cho dù mệt mỏi không chịu nổi nhưng không ai dám oán thán câu nào. Nửa canh giờ sau, hai vạn Tào quân xuất phát về hướng đông nam.

.......

Tào Tháo sở dĩ trú đóng hai tháng ở Giang Lăng, ngoại trừ việc cần huấn luyện quân, còn có một nguyên nhân quan trọng khác chính là cần tránh thời tiết giữa hè. Mùa hè phương bắc tuy cũng nóng bức nhưng khí hậu khô hạn, cộng thêm mặt trời chói chang không dễ sinh bệnh.

Nhưng mùa hạ phía nam lại oi bức ẩm ướt, hơn nữa muỗi sinh sản nhiều, không giống với miền bắc, đặc biệt với hơn mười vạn quân, một người ốm sẽ dễ dàng lây truyền, cho nên Tào Tháo đợi ở Giang Lăng hai tháng, đợi sau khi vào thu quân đội mới bắt đầu khởi hành.

Lúc này đã không có sự khô hạn của mùa hè, nhưng sự chênh lệch nhiệt độ sáng tối rất lớn, đặc biệt là trong Vân Mộng trạch. Buổi trưa còn oi bức nhưng đến tối lại trở nên lạnh vô cùng, nếu sức khoẻ hơi yếu thì rất khó ngăn chặn được sự dày vò của loại chênh lệch nhiệt độ này.

Từ huyện Hoa Dung tiến vào Vân Mộng trạch cần hành quân sáu ngày mới có thể đến Xích Bích Ô Lâm. Bốn ngày trước không có bất cứ vấn đề gì, binh lính tuy hành quân mệt nhọc nhưng cũng xem là dọc đường thuận lợi. Nhưng đến buổi tối ngày thứ năm lại phát hiện việc mà quân Tào lo lắng nhất.

Đêm tối, Tào Tháo đang một mình ngồi nghiên cứu bản đồ trong đại trướng, thợ khéo tay trong quân của lão dùng một tấm gỗ khắc cho lão một tấm bản đồ Giang Hạ rất sống động, lại dùng màu sắc khác nhau để đánh dấu ao hồ, Trường Giang, thành trì, rừng rậm, ruộng đồng, sơn địa vân vân, vừa nhìn sẽ hiểu ngay, tuy không tinh chuẩn như vậy nhưng cũng không kém.


Ánh mắt lão dừng ở trấn trên Xích Bích. Thám báo của lão đưa tin đến, trấn Xích Bích bắt đầu xuất hiện quân doanh lớn, cũng có nghĩa là quân Giang Hạ đã biết lão sẽ vượt sông ở Xích Bích.

Điều này không khiến Tào Thào cảm thấy ngạc nhiên. Suy cho cùng hơn mưởi vạn đại quân hành quân, nếu Lưu Cảnh còn không đoán ra ý đồ tác chiến của lão thì hắn ta thật không xứng là đối thủ của mình, huống hồ bên cạnh Lưu Cảnh còn có Giả Hủ.

Tào Tháo thân chinh trăm trận, gặp qua vô số hoàn cảnh xấy, cho dù thuỷ quân Giang Hạ, Giang Đông mạnh hơn lão, nhưng không có nghĩa là lão không có cơ hội.

Lão biết chỉ cần qua hai mươi ngày nữa, sau Bạch lộ, hướng gió sẽ chuyển tây bắc, khi đó việc vượt sông đối với lão mà nói vô cùng thuận lợi, chỉ cần quân đội của lão có thể bước chân len đất Giang Hạ thì trận chiến này lão nắm chắc sáu phần rồi.

Có lẽ lão sẽ trả giá thê thảm, nhưng chỉ có thể toàn diệt quân Giang Hạ của Lưu Cảnh thì có phải trả giá đắt hơn lão cho rằng cũng đáng. Tào Tháo đã coi Lưu Cảnh là kẻ thù lớn nhất của mình, thay thế Lưu Bị rồi.

Ngay lúc Tào Tháo đang trầm tư, một tên thị vệ vội vàng chạy vào trước trướng, thấp giọng bẩm báo:

- Thừa tướng, tướng quân Trương Liêu có việc gấp cần bẩm báo!

Trương Liêu là chủ tướng tuần tra trực đêm nay. Y có việc gấp gì, y phát hiện ra tình hình địch chăng? Tào Tháo lập tức lệnh:

- Cho hắn vào!

Chốc lát, Trương Liêu vội vàng vào đại trướng, quỳ một gối bẩm báo:

- Khởi bẩm Thừa tướng, tây doanh có mười mấy tên binh lính ngã bệnh, bọn họ là lính cùng một lều.

Có bình lính ngã bệnh là việc hết sức bình thường, nhưng câu cuối cùng của Trương Liêu khiến Tào Tháo cả kinh, lính cùng một lều ngã bệnh, vấn đề nghiêm trọng rồi. Tào Tháo vội nói:

- Ở đâu? Mau dẫn ta đi xem!

Trương Liêu dẫn Tào Tháo nhanh chóng đến tây doanh. Ở bên cạnh một cái lều, đã có mấy trăm binh lính giới nghiêm, binh lính ở mười mấy lều xung quanh đều được tập trung cách ly.

Tào Tháo đi đến trước một lều binh lính ở, liền ngửi thấy mùi vôi cay mũi. Trong lều có mấy quân y đang bận bịu dùng nước vôi tiêu độc.

- Xảy ra chuyện gì?

Tào Tháo bịt mũi hỏi.

Một gã quân y tiến lên nói:

- Hồi bẩm Thừa tướng, có thể là uống nước bẩn từ trong đầm dẫn đến phát dịch, truyền bệnh cho nhau. Một lều mười lăm tên lính đều ngã bệnh, đã chết ba người, những ngườikhác có lẽ cũng không sống lâu được.

Việc Tào Tháo lo lắng cuối cùng đã xảy ra. Một khi bùng phát dịch bệnh, lão đã gặp qua trường hợp này, gần như binh sĩ trong một quân doanh đều sẽ chết hết, loại dịch bệnh này không thuốc nào chữa được, cách duy nhất chính là cách ly thiêu huỷ.

Lão lập tức nói:

- Không cần chữa trị nữa, toàn bộ thiêu huỷ, người chưa chết cũng giết chết rồi thiêu, không thể lưu lại một vật gì!


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận