Binh Lâm Thiên Hạ

Trần Quần ngạc nhiên:

- Đây có liên quan gì đến Lưu Cảnh?

- Ngươi không ngờ cũng là điều bình thường, bởi vì ta cũng không ngờ được.

Tào Tháo nhẹ nhàng thở dài một tiếng:

- Lần này tấn công Hợp Phì, lực lượng chủ yếu là 10 ngàn thủy quân Giang Đông. Vốn dĩ Hợp Phì là một nước cờ thua. Kết quả, 10 ngàn thủy quân Giang Hạ này của Lưu Cảnh liền xoay chuyển toàn bộ ván cờ Đông Nam, Tôn Quyền sao có thể khiến Giang Hạ cướp lấy Hợp Phì?

Một lúc lâu sau Trần Quần mới cười khổ nói:

- Chẳng trách, cả tháng nay Lưu Cảnh không hề có động tĩnh gì, hóa ra là hắn đang đợi kết quả này.

- Đúng vậy, vốn dĩ thái độ của Tôn Quyền rất mập mờ. Nhưng như thế này, y không thể dẫn quân đánh Hợp Phì, hơn nữa một khi lấy được Hợp Phì thì y sẽ có dã tâm bắc phạt. Bước cờ này của Lưu Cảnh quá cao minh, chắc là mưu của Giả Hủ. Thả Giả Hủ cho Lưu Cảnh, đây là tổn thất lớn nhất của ta. Chuyện đó là nghiệp chướng của ta.

Tào Tháo hung hăng đập một cái lên bàn, tức sùi cả bọt mép, vô cùng tức giận.

Trần Quần biết Tào Tháo ý nghỉ chính là con trai trưởng của Tào Tháo là Tào Phi, y trầm tư một lúc lâu sau lại hỏi:

- Vậy bước tiếp theo, chúng ta nên làm gì?

- Huyện Tiếu đã mất, còn có thể làm gì nữa? Ta quyết định rút quân.

Trần Quần giật minh kinh hãi rồi vội vàng nói:

- Thừa tướng đã suy nghĩ kĩ chưa? Binh lực liên quân Tôn Lưu không nhiều có lẽ cũng có 2-3 vạn người. Công chiếm huyện Tiếu là cực hạn của bọn họ. Lại lên bắc chính là độc quân thâm nhập, sẽ xảy ra vấn đề về cung ứng lương thảo. Thừa tướng có thể điều binh nghênh chiến nhưng vi thần cho rằng vẫn chưa đến mức Thừa tướng phải rút quân khỏi Kinh Châu.

- Đương nhiên là ta biết binh lực của bọn họ không nhiều, chỉ có 2 vạn người nhưng vấn đề là ván cờ này...

Nói đến đây, Tào Tháo khống chế cơn giận rồi lắc đầu nói tiếp:

- Hiện tại phái chủ chiến Giang Đông đang chiếm thế thượng phong, Tôn Quyền không hề hàm hồ, chắc chắn y sẽ dốc lực phối hợp với Lưu Cảnh. Hơn nữa chiếm được Hợp Phì khiến dã tâm của y bị kích phát. Ta dám khẳng định, y sẽ tiếp tục tăng binh về phía Hợp Phì, thế cục sẽ bị thay đổi, ta còn phải tiếp tục trốn ở Kinh Châu sao?

- Nhưng...

Không đợi cho Trần Quần nói tiếp, Tào Tháo lại xua tay ngắt lời của y:

- Hơn nữa trước đó chúng ta chuẩn bị chưa đủ, từ đó đến giờ lương thảo cung ứng cho quân quân gặp khó khăn. Đây cũng chính là nguyên nhân quan trọng khiến ta rút quân. Văn Trường không cần khuyên ta nữa, ta nghĩ kĩ rồi, đã quyết định rồi.

Trong lòng Trần Quần rất chán nản, sớm biết như vậy thì lúc trước hà tất phải xé bỏ hợp ước xuôi nam làm gì?


Dường như Tào Tháo hiểu được suy nghĩ của y, liền lạnh lùng cười nói:

- Lúc mới đầu ta cũng rất tức giận nhưng bây giờ bình tĩnh lại ta cũng đã dần thông suốt rồi. Thực ra không có thất bại, hơn nữa thu hoạch còn rất lớn. Một là ta thành công trong việc kéo Lưu Cảnh bắc phạt lại. Ít nhất cũng tranh thủ được nửa năm. Tiếp theo, là ta đã tìm được cách qua Hán Thủy. Sau này, ta sẽ chuẩn bị đầy đủ, bất cứ lúc nào cũng có thể công chiếm Tương Dương. Có thể nói, ta đã đạt được mục đích ban đầu, chỉ có điều sau này phải thêm nhiều kỳ vọng không thực tế cho nên bây giờ mới thất vọng. Văn Trường, hẳn là nghĩ về kế hoạch lúc đầu của chúng ta, phải không?

Trần Quần gật đầu:

- Thừa tướng nói không sai, lúc mới đầu chúng ta chỉ muốn cản Lưu Cảnh bắc phạt. Qủa thực đã thành công, bước tiếp theo Thừa tướng định làm thế nào?

Tào Tháo suy nghĩ một chút rồi nói:

- Bước tiếp theo ta sẽ chia làm 2 đường. Một đường là tăng cường tuyến phòng ngự phía tây, chuẩn bị cho chiến tranh Lưu Cảnh bắc phạt. Đường thứ hai là cướp lại Hợp Phì, tuyệt đối không để quân Giang Đông có cơ hội lên bắc Trung Nguyên.

- Vậy Thừa tướng chuẩn bị xử trí Tuân lệnh quân thế nào?

Trần Quân lại thấp giọng hỏi.

Vấn đề này khiến Tào Tháo hơi khó trả lời. Dù sao, Trần Quần cũng là con rể của Tuân Úc, lão trầm tư một lúc lâu rồi nói:

- Ta định bảo Tuân công trấn thủ Nam Dương. Có ông ta ở Nam Dương thì ta sẽ không phải lo lắng về Kinh Châu nữa.

Trần Quần thầm thở dài, điều này đã nằm trong dự liệu của y. Thừa tướng đã quyết định không cho nhạc phụ quay về triều đình. Nhưng như vậy cũng tốt. Trần Quần biết gần đây triều đình có đại biến, để nhạc phụ nằm ngoài đại biến đó cũng là chuyện tốt. Y cũng không nói lại chuyện này nữa.

Lúc này, Tào Tháo lấy một bức thư ra đưa cho Trần Quần nói:

- Thỉnh cầu Văn Trường vượt sông đi gặp Lưu Cảnh, thay ta giao bức thư này cho hắn.

- Vi thần nguyện dốc sức chia sẻ cho Thừa tướng.

Trần Quần nhận thư rồi nói:

- Vi thần nên nói với Lưu Cảnh thế nào đây?

- Viết hết trong thư rồi, thư vẫn chưa đóng Văn Trường có thể mở ra đọc một lần.

Nói xong, Tào Tháo đứng lên thở dài một hơi rồi nói:

- Ta mệt rồi, trước khi rút quân ta muốn ngủ say một giấc.

- Tào Tháo nói như vậy thật sao?


Tuân Úc ở trong doanh trướng lạnh lùng nói.

Trần Quần khom người nói:

- Đúng là Thừa tướng nói như vậy, ông ta hy vọng nhạc phụ có thể ở lại Nam Dương nhưng thực ra là muốn nhạc phụ suy nghĩ thật kỹ. Thực ra trong lòng nhạc phụ cũng hiểu triều đình sắp phát sinh đại biến mà.

Tuân Úc hừ lạnh một tiếng rồi nói:

- Con không biết hay là giả vờ không biết? có lẽ là con không biết, con cũng không hiểu suy nghĩ của Thào Tháo. Ta hiểu Tào Tháo hơn người khác. Để ta ở lại Nam Dương chính là hủy hoại thanh danh của ta. Ai cũng nói là do Tuân Úc ta làm, là Tuân Úc ta bán rẻ Thiên tử. Trường Văn, con nói xem đây là Tào Tháo suy nghĩ cho ta sao?

Trần Quần cúi đầu, quả thực y không nghĩ đến điều này. Mặc dù có phần khó ngờ nhưng nhạc phụ quả thực đã nhìn thấu Thừa tướng. Trần Quần cắn chặt môi dưới nói:

- Con sẽ đi nói với Thừa tướng, để ông ta thay đổi quyết định ban đầu, để nhạc phụ hồi kinh.

Tuân Úc lắc lắc đầu nói:

- Không cần con đi, con không khuyên được ông ta đâu,sẽ chỉ khiến ông ta bất mãn với con, con hãy đi sứ Kinh Châu đi! Có mội số việc nếu không tránh được thì hãy đối mặt mà chống đỡ.

Trần Quần khó chịu trong lòng, một lúc lâu sau mới nói tiếp:

- Con hổ thẹn với nhạc phụ!

- Đi đi!

Tuân Úc khoát ta nói:

- Để cho ta yên tĩnh một lúc.

Trần Quần đứng lên chậm rãi lui xuống. Tuân Úc khoanh tay đi đến trước cửa trướng nhìn trời chiều như màu màu, y khẽ thở dài. Y biết cuộc đời này y cũng không thể quay về triều đình được nữa.

Trần Quần chèo một con thuyền ba lá đi về phía bờ kia Hán Thủy. Lúc này ánh chiều tà chưa tan hết, sắc trời mông lung nước sông hiện lên một màu xanh quỷ dị như hòa một thể với chân trời. Trời, nước dường như một màu, cảnh tượng này vô cùng tráng lệ.

Nhưng y cũng không có tâm trạng để thưởng thức cảnh sắc này. Y ngồi trên mũi thuyền suy nghĩ về lúc gặp Lưu Cảnh. Trong lòng y rất khó xử. Thừa tướng lại yêu cầu Lưu Cảnh kí kết hiệp nghị ngừng chiến Kinh Châu một năm liệu hắn có đồng ý hay không?

Y thầm thở dài, lúc xé hiệp nghị thì vô tư là thế, bây giờ lại không muốn đánh, lại muốn khôi phục lại hiệp nghị, có mấy người sẽ đồng ý chứ? Y biết thực ra là Thừa tướng sợ Lưu Cảnh truy kích làm cho lão phải trở về trong thảm hại.

Lúc này lính chèo thuyền vội nhắc nhở y:

- Trần tiên sinh!


Y ngẩng đầu lên lúc này mới phát hiện xung quanh toàn là chiến thuyền của quân Hán, có vô số lính đang giương cung tên nhằm vào mình. Y cười khổ một tiếng rồi đứng dậy chắp tay nói:

- Tại hạ là sứ giả của Thừa tướng, phụng lệnh đến gặp Châu mục của các vị, xin các vị nhường đường!

Một gã tướng lĩnh đi ra từ chiến thuyền lớn. Ông ta chính là Giáo úy Thẩm Di, ông ta không hề lỗ mãng mà đánh giá Trần Quần một chút rồi hỏi:

- Xin hỏi tiên sinh là người phương nào?

- Tại hạ Dĩnh Xuyên Trần Quần!

- Hóa ra là Trần tiên sinh, ngưỡng mộ đã lâu!

Thẩm Di vội vàng lệnh cho lính bỏ cung tên xuống rồi cười nói với Trần Quần:

- Để tiên sinh sợ hãi rồi, mời theo tôi đến thuyền lớn của Châu Mục!

- Lưu Châu Mục không ở trong thành Tương Dương sao?

Thẩm Di lắc đầu:

- Châu Mục không ở trong thành mà đang ở trên chiến thuyền, xin mời!

Trong lòng Trần Quần đầy nghi hoặc. Lưu Cảnh không ở trong thành mà ở trên chiến thuyền. Lẽ nào hắn biết Tào Tháo sẽ rút quân sao? Y không kịp nghĩ nhiều liền lên thuyền của Thẩm Di đi về hướng đông.

Thuyền bè đến Bỉ Thủy, Trần Quần nhìn thấy một con thuyền lớn 2 ngàn thạch, xung quanh có những thuyền nhỏ bảo vệ. Hẳn là thế, y thầm nghĩ trong lòng.

- Châu Mục ở trên thuyền, xin mời!

Thẩm Di dẫn Trần Quần lên thuyền lớn. Ông ta đi đến trước thuyền nói với thị vệ:

- Xin hãy bẩm báo với Châu Mục, có sứ giả Trần Quần của quân Tào cầu kiến Châu Mục.

Tên thị vệ gật đầu, bước nhanh vào khoang thuyền. Đèn đuốc trong khoang thuyền sáng trưng. Lưu Cảnh đang thảo luận với Giả Hủ về kế hoạch đuổi giết quân Tào. Lúc này Lưu Cảnh đã biết Cam Ninh và Hoàng Cái đã công phá Hợp Phì. Hắn ý thức được, quân Tào chắc sẽ rất nhanh mà rút lui, nhưng hắn cũng không muốn để cho Tào Tháo tự do mà về như vậy được phải cho lão một bài học.

Giả Hủ chủ trương cướp lấy quân nhu của quân Tào nhưng Lưu Cảnh lại có ý tưởng khác. Đúng lúc này thì thị vệ đứng trước cửa khoang bẩm báo:

- Sứ giả của Tào Tháo là Trần Quần xin cầu kiến!

Lưu Cảnh và Giả Hủ nhìn nhau không khỏi bật cười. Xem ra Tào Tháo hiểu mình, biết ta sẽ không bỏ qua cho lão đây mà. Lưu Cảnh gật đầu nói:

- Mời ông ta vào đi!

Một lát sau, thị vệ dẫn Trần Quần vào, y khom người thi lễ nói:

- Tham kiến Châu mục, tham kiến Giả quân sư!


- Trần tiên sinh miễn lễ!

Lưu Cảnh nháy mắt ra hiệu cho mấy tên thị vệ cầm bản đồ đi. Hắn không hi vọng Trần Quần nhìn ra ý đồ truy kích quân Tào của mình:

- Mời ngồi!

Hắn vừa cười vừa mời Trần Quần ngồi xuống.

Ba người phân làm chủ khách cùng ngồi xuống. Lưu Cảnh sai lính bưng trà. Lúc này Giả Hủ liền cười nói:

- Lần trước ở Thành Đô sơ xuất với Trường Văn rồi, xin Trường Văn thứ tội!

Trần Quần cười ha hả:

- Tuy ta không trách Văn Hòa chạy đi nhưng Văn Hoá đồng ý theo ta đi du ngoạn núi Thanh Thành mà lại không có câu dưới để lại, khiến ta canh cánh trong lòng.

Ba người cùng cười, không khí trong khoang thuyền trở nên rất thoải mái. Trần Quần lại lấy bức thư mà đích thân Tào Tháo viết đưa cho Lưu Cảnh:

- Đây là thư Thừa tướng tự tay viết cho Châu mục, mời Châu mục xem qua.

Lưu Cảnh nhận thư đọc một lần. Trong thư Tào Tháo tỏ vẻ lão nguyện rút quân về Nam Dương, cũng hi vọng có thể ký kết lại về hiệp ước ngừng chiến Kinh Châu. Chuyện này quá vô liêm sỉ mà không ngờ Tào Tháo lại viết được thành khẩn như vậy, tựa như lão không thể không dẫn quân xuôi nam.

Lưu Cảnh cười lạnh một tiếng nói:

- Khách phải đi, ta đây làm chủ đáng ra phải tiễn một đoạn đường. Xin tiên sinh hãy chuyển lời với Thừa tướng. Quân đội của ta đã được chuẩn bị, chiến bị “Lễ tiễn” quân Tào xuất cảnh.

Lưu Cảnh nhấn mạnh vào hai chữ lễ tiễn khiến trong lòng Trần Quần bất an. Y vội giải thích nói:

- Thừa tướng cũng rất xin lỗi. Đương nhiên, nếu Châu mục đồng ý kí hiệp nghị ngừng chiến thì chúng ta có thể thảo luận điều kiện, Châu mục sẽ không phải chịu thiệt đâu.

- Như vậy ta tính trước vể tổn thất, ba huyện Tân Dã, Phàn Thành, huyện Đặng bị hủy. Còn nữa, nhà kho hai tòa thành phụ Tương Dương bị cướp sạch không còn còn làm chậm việc cày bừa vụ xuân. Chắc chắc vụ chiêm năm nay sẽ mất mùa, tổn thất quá lớn. Thừa tướng chuẩn bị bồi thường thế nào đây?

- Trong thư Thừa tướng đã viết, có thể này mai sẽ tấu lên Thiên tử, để Châu mục có quyền phong tước.

Lưu Cảnh lắc đầu nói:

- Ta chỉ là một Phiêu Kỵ tướng quân nhỏ nhoi, có tư cách gì mà phong tước vị thuộc cấp. Xin hãy chuyển lời với Thừa tướng, đừng có ép ta vào chỗ bất nghĩa.

Trần Quần thấ hắn hăng khăng từ chối việc quyền phong tước liền cười khổ nói:

- Vậy Châu mục cần gì?

Lưu Cảnh cười nói:

- Tuy yêu cầu của Tào Tháo có hơi trội, như kiểu hủy sân nhà người ta, còn người khác thì phải mang ơn. Có lẽ là bất cứ ai cũng không thể chấp nhận, nhưng ta có thể hiểu Thừa tướng. Ta có thể chấp nhận nhưng điều quan trọng là Thừa tướng phải thỏa mãn điều kiện của ta, thì ra đồng ý với Thừa tướng cũng không sao cả.

- Mời Châu mục ra điều kiện. Trần Quân xin rửa tai lắng nghe.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận