Hôm đó La Khắc Thành dừng thuyền ở bến đò của hắn xong liền vội vàng trở về phủ đệ La Công Minh, trên thuyền chỉ cho ở lại một thuyền phu. Khi đến mảnh đất Khai Phong phồn hoa, những thuyền phu cũng đều muốn lên bờ hưởng thụ, trên thuyền chỉ còn lại một lão thuyền phu.
Nhưng tối hôm đó mấy tên vũ đức ti đến bến đò thẩm tra chiếc thuyền quan được báo là có chở hàng buôn lậu thì lại phát hiện trên chiếc thuyền đó có mấy bóng người ẩn hiện, hành động rất mờ ám, khi bị bọn họ phát hiện ra thì mấy bóng người đó cũng nhanh chóng phát giác gia, lập tức ẩn nấp mất.
Mấy tên lính tốt nghe thấy bên bến đò đấy là của đông nan đông đạo chuyển vận phó sứ nên không dám manh động, liền đem chuyện này bẩm báo lên thượng ti "can đương quan". Vũ đức ti chính là hoàng thành ti sau này, trực thuộc quan gia, cái chức này có thể tương đương với cẩm y vệ triều Minh, chỉ có điều không có lực lượng hùng hậu như vậy thôi, phạm vi chức quyền chỉ hạn chế ở xung quanh Khai Phong mà thôi. Tra xét quan viên tại kinh thành vốn thuộc phận sự của họ. Cái tên "can đương quan" nghe thì cũng thấy có chút kì quặc, họ dặn dò những tên lính tốt âm thầm tra xét con thuyền này, buổi sáng ngày thứ hai sẽ quay về bẩm báo việc này với Triệu Khuông Dận.
Triệu Khuông Dận nghe nói thuyền đó thuộc bến đò của con trai tam ti sứ phó sứ La Công Minh vốn cũng không muốn động thới trọng thần trong triều như vậy, nhưng La Khắc Thành là chuyển vận sứ. Quyền lực tiền tài của triều đình năm trong tam ti sứ, con đường tiền tài nằm trong tay chuyển vận sứ, quyền lực tiền tài của nhất châu năm trong tay châu phán. Đó đều là thần tài của triều đình, nếu như thật sự làm ra những chuyện đi ngược lại vương pháp thì Triệu Khuông Dận phải sau "can đương quan" nghĩ ra cách đi rà soát chiếc thuyền đó của La Khắc Thành.
Lệnh cho lính tốt của mình tạo ra chuyện có tội phạm chạy trốn giả để truy đuổi tới chiếc thuyền đó, sau đó nhân cơ hội đưa người đến tìm kiếm, không ngờ lần này đến quả nhiên lục soát được lượng lớn hương liệu, dược liệu, da lông..., còn có cả một hộp đá quý và bắc châu.
Sau khi trở về đại nội hồi báo, Triệu Khuông Dận vô cùng tức giận, ông ta không phản đối đám quan lại cầu tài, hơn nữa còn cổ vũ họ mua đất mua ruộng, nuôi dưỡng kĩ nữ, nhưng quân tử yêu tiền tài thì cũng phải có đạo đức, thân làm quan lại mà vi phạm vương pháp thì hắn không thể dung thứ được. Chuyển vận sứ phụ trách con đường tài chính, những thuế má trưng thu được cũng đều là những hiện vật. Khi qua cửa thì so các quan viên kiểm tra thu nạp. Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Đại Tống là gốm sứ, tơ lụa, lá chè. Nhập khẩu chủ yếu là hương liệu, lương thực, dược liệu, da lông và châu báu.
Những thứ mà thuyền của La Khắc Thành chở rõ ràng là những hàng hóa nhập quan để trà trộn chung với những hàng đã nộp thuế. Nếu như không phải quan viên của vũ đức ti vô tình phát hiện ra, thì khi La Khắc Thành trở về nhà sau đó lại đến hữu ti giao phó công vụ e rằng hắn sẽ đem hết đồ này bán sạch ra ngoài, lúc đó cũng chẳng còn chứng cớ nữa.
Hơn nữa, trên thuyền của hắn còn có một hộp châu báu, cũng không biết là dùng để giao kết với quan viên nào, còn bắc châu và da lông này là thứ duy chỉ có ở Bắc Quốc, đây không phải chuyến buôn lậu bình thường.
Trước đó không lâu, đô giám binh mã Lâm châu Phó Đình Hàn, quan đề hạt Mạc Ngôn bị gian tế lời dụng mê hoặc mà làm phản chạy sang Bắc Quốc, Lâm châu Tri châu, Hữu Tán Thiện đại phu Chu Vị kịp thời phát giác, bắt được Phó Đình Hàn, áp giải hắn vào kinh, hai ngày trước mới vừa định tội xử quyết, còn đề hạt Mạc Ngôn lại thành công tháo chạy sang Bắc Quốc, khiến cho Triệu Khuông Dận đành phải điều chỉnh lại sự sắp xếp quân sự xung quanh Đoàn châu với quy mô lớn. La Khắc Thành là chuyện vận phó sứ đông nam đông đạo, Tượng châu là quản hạt của hắn, nếu như La Khắc Thành câu kết với người phía bắc thì sẽ tạo ra nguy hiểm cho Đại Tống.
La gia trong triều là quan thần thế gia, trưởng tử La Khắc Thành nhậm chức ở địa phương, thứ tử không làm quan, cũng không khoa khảo, nhưng trong đám sĩ tử lại luôn là người được người ta hi vọng, tam tử làm quan ở Nam Nha, tứ tử làm tướng trong cấm quân. Thêm nữa là hai người con rể cũng làm quan trong triều. Quan hệ với thế lực La gia rất rộng lớn và rắc rối, tuy không thể hiện uy quyền rõ nhưng cũng không thể xem thường được.
Một gia tộc hiển hách như vậy, theo lí mà nói không có lí do gì để mạo hiểm qua lại với người phía Bắc, nhưng nếu đã có dấu hiện, lại có mấy kẻ đi đầu như Phó Đình Hàn, Mạc Ngôn thì Triệu Lhuoong Dận không dám sơ xuất, lập tức hạ chỉ áp giải La Khắc Thành vào ngục rồi tiến hành điều tra, đồng thời ra lệnh cho hoàng thành ti giám sát nghiêm mật tất cả các hành vi của La Công Minh.
La Công Minh là quan cao quản lí tài chính của triều đình, con trai hắn quản lí tài chính đông nam đông lộ, bây giờ nhi tử không những liên can đến tham ô mà còn có dấu hiệu tư thông với người Bắc Quốc, địa vị của La Công Minh lập tức trở nên lung lay. Hôm La Khắc Thành bị áp giải đến ngự sử thẩm tra thì La Công Minh liền dâng sớ cáo bệnh, đóng cửa nghỉ dưỡng. Có một số đồng liêu có giao tình thâm hậu tin rằng đây là tù oan, không sợ hiềm nghi mà tới thăm hỏi, nhưng La lão đầu đóng chặt cửa không cho gặp, làm họ phải phí công mà trở về.
Khi tin đồn truyền ra thì cả triều đình chấn động.
................................
Dương Hạo không hề biết chút gì về chuyện này. Hắn hai ngày nay bận rộn, ngay là Như Tuyết Phường cũng khó khăn lắm mới đến được một lần. Triệu Quang Nghĩa sau khi xin được thánh chỉ trở về thì bắt đầu cho xây dựng các vọng hỏa lâu, trạm chữa cháy, từ trong phủ Khai Phong điều phối chọn lựa các quan lại, từ trong sương quân chọn ra những tráng sĩ trẻ tuổi, tay chân linh hoạt để bổ sung đảm nhiệm cho binh trạm, thu mua kiến tạo các loại dây, túi nước, xe chở nước phục vụ phòng cháy chữa cháy, những việc này hắn đều vất vả đảm đương.
Còn về Trình Đức Huyền, hắn cũng gặp phải không ít các hộ khó khăn gây trở ngại, những hộ không chịu đập nhà rời đi đó đều là các quan lớn quý nhân, Trình Đức Huyền cũng không ngu, dân chúng chửi to thì mặc kệ, hắn chỉ cần lấy lòng được các quan trên thì đường công danh sẽ mở rộng, tiền đồ như gấp hoa, đắc đội với mấy quan lớn quý nhân nhày thì hắn sẽ chẳng có quả ngọt mà ăn, hắn lập tức biến mình từ kẻ tiên phong thành con rùa bị trói buộc, mỗi ngày hắn đứng ở sau mông Dương Hạo mà kể khổ, kể oan khuất, sau đó thì dừng việc dỡ mấy nhà của quan lớn quý tộc đó.
Dương Hạo lại không để ý đến những việc đó, đắc tội với quan lại triều đình càng nhiều thì hắn càng an toàn, hắn không hề sợ những vị quan lớn quý nhân đó, những người đó có không ít người đã nói xấu về hắn. Lời nói xấu càng nhiều thì lưỡi đao trên đầu hắn càng mềm đi, hắn cầu còn không được ấy chứ. Ngay lập tức, Dương Hạo đã rất hứng thú mà nhận lấy thánh chỉ Triệu Quang Nghĩa đã xin được về, vắn tay áo lên mà xông ra trận.
Mấy đại quan quý nhân kia thực ra cũng không để tâm lắm chuyện xây mấy thứ đó mà chiếm mấy mấy căn phòng để củi hay đổ rác của họ, họ chỉ cảm thấy địa vị của mình là tôn quý, nếu như chịu sự sắp đặt của người ta thì chẳng còn thể diện, cho nên mới làm căng như vậy. Bây giờ Trình Đức Huyền cút đi đâu mất, một mình Dương Hạo chạy tới, tên Dương Hạo này hôm đó đứng ở kim điện đối diện quân vương lại ngang nhiên xuyên tạc "Xuất sư biểu", dõng dạc đường hoàng, sớm đã thành trò cười trong mắt đám quan lại. Sau lưng họ đều nói hắn là cái đại bổng chùy, chế giễu hắn không có văn hóa, kiến thức quan trường nửa vời.
Nhưng đối mặt với những chông gai đó, khi người thông minh đều không có cách thì một cái đại bổng chùy lại nghĩ ra cách làm có hiệu quả hơn bất kì ai. Hắn đến từng nơi một, mỗi nơi hắn đến hắn đều trực tiếp cầm thánh chỉ lên, sau đó chỉ huy người dỡ bỏ các phòng chứa củi, kéo đổ phòng chứa rác, tổng quản của phủ có đến hắn cũng không nể mặt, chủ nhân ra lại phải tự hạ thấp thân phận lộ diện, nói lời cả nặng cả nhẹ với hắn, hắn liền đem thánh chỉ ra đặt lên đỉnh đầu, làm cho mấy viên quan lại đó vừa tức vừa thấy buồn cười.
Loại người ngoan cố như vậy thì ai còn có thể nhàn rỗi đấu với hắn chứ, hơn nữa bất kể là quan lớn hay quan nhỏ thì hắn đều không nể mặt, cho nên quan nhi đầu tiên bị dỡ bỏ nhà còn thấy nổi trận lôi đình, nhưng sau lại thấy hắn phá tới nhà quan thứ hai, mà quan đó lại còn lớn hơn cả mình, hắn cũng không hề nể mặt, nên cũng thấy bình tâm bớt tức hơn.
Điều làm cho người ta bất ngờ chính là đến lúc này Dương Hạo ở trong dân chúng lại rất có tiếng tốt. Ngay cả những dân chúng bị tháo dỡ xây dựng lại bếp núc, hoặc phá mấy căn nhà vỏ ốc cũng chỉ mắng chửi Trình Đức Huyền, còn đối với Dương Hạo lại vẫn nảy sinh đầy thiện cảm. Thì cũng đúng mà, một phần cũng xuất phát từ tâm lý ghét nhà giàu, họ thấy mấy hộ quý tộc đó bị Dương Hạo không hề nể mặt mà thẳng tay dỡ bỏ nên thấy bớt tức, thêm vào nữa mấy cái gian nát của họ đã bị dỡ, nếu như mấy gian của quan viên quý nhân đó lại không bị sỡ thì họ sao có thể phục được?
Trình Đức Huyền đối với những dân chúng không quyền không thế đó chỉ có uy phong, đến lúc này chỉ có suốt ngày nói về Dương Hạo mấy câu "xem xem, nhìn kìa, hắn thật là không động não, ngu ngốc." Đặc biệt người không động não này còn dỡ cả lán của nhà tể tướng tiền nhiệm Vương Phổ gia, bất luận là quan hay dân, ai có thể không phục chứ?
Vương Phổ là tể tướng khai quốc của Đại Tống, nhận được sự coi trọng của Triệu Khuông Dận, lúc đầu cũng có mấy tên ngốc mạo phạm hắn, tên ngốc đó tên là Vương Ngạn Thăng, cũng là đại tướng khai quốc của Đại Tống, giỏi dùng kiếm, biệt hiệu là "Vương Kiếm Nhi", sau khi Trần Kiều binh biến thì hắn là đại công thần dẫn đầu trở về thành, giết chết thị vệ thân quân phó đô chỉ huy sứ Hàn Thông, người luôn trung thành với Chu hoàng đế, ngăn trở dùng vũ lực phản kháng.
Nhưng con người này độc ác đã một lúc giết sạch cả nhà Hàn Thông, vi phạm mệnh lệnh "không được giết người bừa bãi" của Triệu Khuông Dận, kết quả là Triệu Khuông Dận nổi giận, làm sao hắn có thể tiếp tục quan nữa, cũng không thể thăng lên cái chức vị tiết độ sứ.
Có điều nói như thế nào đi chăng nữa hắn dù sao cũng là một trong những võ tướng mà Triệu Khuông Dận tin tưởng nhất, hắn vẫn được trọng dụng, hắn được nhận lệnh đi làm đô chỉ huy sứ cánh tả quân thiết kị liên tuần kiểm kinh thành, duy trì trị an của kinh thành. Kết quả là vào một buổi tối khi tuần thành kết thúc liền chạy đến nhà Vương tể tướng.
Vương Phổ không hiểu gì nhưng vẫn vội chạy ra đón tiếp, hỏi duyên cớ thì hắn nói: "Tuần thành quá vất vả rồi tại hạ đến đây xin uống chén rượu." Thực ra hắn đến cửa đòi đút lót, vì khi Vương Phổ ở triều Chu là tể tướng, luận quan hệ thì không thể so được với võ tướng có công như hắn, nhưng Vương Phổ lại làm ra không hiểu, mời hắn uống mấy chén rượu rồi tìm cớ mời hắn đi. Đến buổi sáng ngày thứ hai khi thượng triều liền bẩm tấu chuyện này lên hoàng đế.
Triệu Khuông Dận vô cùng tức giận, miễn luôn chức tuần kiểm kinh thành của hắn, bãi miễn chứ đô chỉ huy sứ. Đuổi ra vùng xa làm quan, hạ xuống làm thứ sử Đường châu, trừng phạt nặng chưa từng thấy. Vì thế có thể thấy Triệu Khuông Dận đối với Vương Phổ rất kính trọng. Hai năm nay Vương Ngạn Thăng cố gắng lấy công chuộc tội, lại được thăng quan, trở thành tuần kiểm biên cương kiêm ngự sử Nguyên châu. Có điều đây là chức quan cao nhất hắn có thể làm, vì Triệu Khuông Dận đã từng nói cả đời này tuyệt đối sẽ không thăng hắn lên chức cao võ tướng tiết độ sứ. Truyện được tại TruyệnFULL.vn
Vậy mà một vị tể tướng nhận được sự coi trọng của quan gia như vậy mà Dương Hạo cũng không hề khách khí, cái gì cần đập thì cứ đập.
Trình Đức Huyền quay trở về bẩm báo, ngay cả Triệu Quang Nghĩa cũng toát mồ hôi lạnh. Nhưng cũng không biết có phải vị Vương tể tướng này cảm thấy bụng mình vẫn có thể chịu được, không muốn đấu lại cái con tép có kiến thức tầm thường như hắn hay không mà buổi sáng thượng triều ngày thứ hai hắn không hề cáo tội của Dương Hạo lên hoàng đế. Triệu Khuông Dận thông qua vũ đức ti không phải không biết những chuyện Dương Hạo làm, nhưng vì Vương Phổ không động tới nên Triệu Khuông Dận cũng vờ như hồ đồ không biết.
Kết quả là ai cũng cho rằng Dương Hạo lần này bị tổ ong vò vẽ đốt mà không chết thì chắc phải sợ mà cạch ra, nhưng buổi sớm ngày tiếp theo hắn lại làm lắc lư cả kinh thành lên, tay trái cầm thánh chỉ, tay phải cầm bút, viết chữ "phá bỏ" lên chỗ mà người khác không dám viết, ra lệnh phá bỏ không chút trì hoãn.
Loại khí tiết không sợ cường quyền như thế này làm cho những quan văn, sĩ lâm vốn không coi hắn ra gì cũng phải nhìn hắn với con mắt khác. Trong một thời gian ngắn "cổ hữu Cưỡng Hạng Lệnh, kim thiên Cưỡng Sách Dương" (*) đã trở thành câu truyện mọi người ca tụng ở thành Biện Lương. (Ngày xưa có huyện lệnh kiên cường cưỡng lại lệnh, bây giờ có Dương Hạo kiên cường cưỡng chế phá dỡ)