[
Sáng sớm hôm sau, sáu trăm cấp mã nhanh chóng phi như bay về phía các con đường Giang Hoài, cấp chỉ gửi đến các châu, phủ, đạo, huyện từ triều đình về việc vận lương. Đồng thời cùng lúc đó, ngoài ngự sử đài, ngự sử trung thừa và mấy người quan trấn thủ cần thiết, các đài viện, viện điện, giám viện các bộ ngự sử còn lại đều xuất kinh, hoặc lên thuyền, hoặc cỡi ngựa, chia nhau đến Giang Hoài giám sát vận chuyển lương. Vì công hồi kinh hoặc thuật chức cũng đều bị bát tráng đinh, mau chóng đến Giang Hoài.
Những đội ngũ người ngựa lớn này còn chưa xuất kinh, thì đã có rất nhiều việc cần phải sắp xếp cẩn thận lại và do các chức ty ở Biện Lương sẽ cùng địa phương giải quyết, đặc biệt là những việc có quan hệ cùng chuyển lương thì còn cần đưa ra quyết định cuối cùng. Ngụy vương Triệu Đức Chiêu tự mình chủ chính, trung thư, môn hạ, hội đồng khu mật viện, công bộ nha môn sẽ ra quyết định cuối cùng cho vấn đề vận chuyển lương.
"Các vị, các vị, xây dựng đê đập ngăn nước thông thường phải phong tỏa nước từ thượng nguồn trước, xây xong hồ nước mới đổ nước vào, nơi xây đê đập cũng phải dựa vào địa lý nơi đó mà tu sửa hồ dự trữ nước, chỉ có điều lần trước thăm dò địa lý, đã lựa chọn được nơi có thể xây dựng hồ nước, nhưng đó không phải là việc một hai tháng có thể làm xong. Cho dù các viện sứ trọng yếu có phái ra đại quân trợ giúp, cũng không có cách nào nhanh chóng hoàn thành như thế, đây vẫn luôn là điều không thể làm nhanh được."
Bởi vì tình thế gấp gáp, tất cả các quan viên đều có bộ dạng mặt mũi lo lắng, nhất thời đều ôm chân phật, dẫn đến làm việc đâu đâu cũng có vấn đề, mọi người tập trung bàn luận, lời nói ra đều đem theo ba bốn phần hỏa khí.
Đang nói lúc đó chính là công bộ chủ sự Trần Bàn Niên, là một quan thủy lợi có chút sách vở. Ngụy vương đang ngồi ở trước mặt, bắt đầu hắn còn có thể ngữ khí kính trọng, nhưng sự thực việc xây dựng thủy bá này quả thật làm khó người ta, hắn càng nói mà trong lòng càng phiền, quên luôn cả lễ nghĩa trên dưới, những từ ngữ thóa mạ và nước bọt đều nhảy cả lên mặt của Ngụy vương Triệu Đức Chiêu.
Cũng may vị vương gia trẻ tuổi này tính khí cũng tốt, thấy vị chủ sự này nhập tâm như thế trái lại rất ngưỡng mộ, hắn không động chút tiếng nào chỉ đưa tay ra lau nước bọt trên mặt, quay đầu nhìn Dương Hạo, ôn tồn hỏi: "Dương viện trưởng nhìn nhận thế nào về việc này?"
Mọi người tranh luận đã nửa ngày, Dương Hạo bị mọi người lôi vấn đề khó này ra, cái đó không thành cũng đang khiến hắn tức cả một bụng đầy. Hắn kéo xuống bức bản đồ trên tường, lớn tiếng nói: "Các vị, các vị, tại hạ xin hỏi lại một lần, một lần cuối cùng, không nên theo lẽ thường tình mà suy nghĩ đến thiết kế công trình, chúng ta phải làm ở đây là trước khi sông đóng băng, đem đủ số lương có thể cung cấp cho mùa xuân năm sau vận chuyển đến phủ Khai Phong. Vì mục đích này, chúng ta xây dựng đê cũng tốt, xây dựng đập cũng được, tại hạ không hy vọng chúng có thể dùng được mười năm trăm năm, thậm chí giống Đô Giang dùng được nghìn năm, tại hạ chỉ cần nó có thể giữ vững được hơn ba tháng là được, hiểu cả chưa? Hiểu chứ?"
Dương Hạo cuộn tròn tấm bản đỏ, các bộ quan viên thấy hắn có chút tức giận, đều không dám lên tiếng, Dương Hạo hét lớn: "Được! Chúng ta sẽ theo mạch suy nghĩ này mà nghĩ. Trần chủ sự, con sông này trên đó nơi nước chảy lên xuống khác biệt nhau nhiều, tiền phương chưa chắc đã thích hợp để dự trữ nước, xây một cái hồ nước vậy cần làm thế nào? Lẽ nào dùng phương pháp cũ, thuyền dựa vào đầu cứng, ngự thuyền, xây xe, chuyển đến hạ du, rồi lại lên xe, lên thuyền cứ thế mà lặp lại, đi được một đoạn một lần? Vậy với cách đó phải tốn bao nhiêu thời gian?"
Hắn cũng không quan tâm tấm địa đồ đó vẽ ra những nhánh sông cụ thể là rất khó, nắm lấy một chiếc bút lông rồi chấm mực, vẽ lên ngay trên tấm địa đồ: "Mọi người nhìn xem, đoạn thượng du này là sơn cốc rộng lớn, mà cửa ra lại rất nhỏ có thể dùng để lưu trữ nước, có thể kiến tạo hai tầng hồ nước, ở giữa là đê nước, không chỉ có thể sử dụng lúc cần, sau này gia tăng kiên cố thêm một chút, tu sửa thêm một lần nữa, có thể kéo dài tuổi thọ bảo vệ lâu dài; lại nhìn vào đoạn này, hai bên vốn đã có đập nước, vốn là dùng để tưới tiêu, đê sông bên ngoài có một con sông nhỏ nữa, có thể đem đập nước mở ra, dẫn chảy theo hai bên, sau đó xây đập nước thủy bối, nếu nước chảy quá lớn, có thể hủy một phần đất đai, triều đình bổ trợ tổn thất là được rồi.
Lại nhìn đoạn này, có thể tiệt chết cửa sông, đồng thời khiến quan phủ địa phương phái dân công lao động, khu mật vụ phái các xe vận tham gia và san lấp. Từ bên cạnh mở một thông đạo lâm thời ra, đem nước dẫn xuống hạ du, đợi đập nước xây dựng xong lại bổ sung vào khuyết khẩu, cứ như thế mà làm, hết sức khiến nước xuôi dòng, thuyền vận lương có thể không cần phải lên xuống thay đổi mà một đường thông đạt đến đích, những noi quá sức không kịp để xây đê xây hồ thì vẫn theo cách cũ mà tiến hành, như thế tốc độ sẽ nhanh hơn rất nhiều."
Dương Hạo nói vô cùng rõ ràng, người nghe cũng lần lượt gật đầu, công bộ đường quan chen miệng nói: "Thuyền chỉ là một mặt cũng có thể nghĩ được cách, những nơi nước chảy xiết, hai bên bờ tăng cường phu, hai bên đều có dây thừng, có thể đảm bảo được thuyền sẽ ổn định không dễ bị lật đổ. Thuyền lớn vận lương dù nhiều, nhưng dựa theo ngày trước đều là dùng phân đoạn mà vận chuyển.
Lần này vận lương tình thế cấp bách, phân đoạn vận chuyển không được, vì thế có thể đem những thuyền tào hiện có tất cả bỏ đi không dùng, dùng nhiều những chiếc thuyền đế bằng diện rộng, những chiếc thuyền này dù nhỏ một chút, nhưng thích hợp những đường sông vận chuyển nông sâu khác nhau. Chỉ cần số lượng nhiều một chút, đủ để vận chuyển số lương thực đang bị thiếu, đồng thời, dung loại thuyền nhỏ này, các nơi của chúng ta công trình đập nước sẽ nhỏ đi một chút, có thể càng nhanh hoàn thành." Vấn đề này tranh luận đến tận trưa mới coi là phương án được ấn định bước đầu, bởi vì sự việc gấp gáp, những phương án sơ bộ này cũng thành phương án cuối cùng. Vấn đề cụ thể thì chỉ có thể trong quá trình hoàn thiện thêm.
Thời gian ngắn ngủi, triều đình lại lần lượt hạ chỉ, lệnh cần xây đê đắp cầu, các quan phủ ở địa phương tất cả những nói sông chảy qua điều động dân, xu mật việc cũng hạ điều lệnh, các tướng quân ở hai bên lân cận phải lập tức đến ngay hiên trường để phối hợp đào lấp. Quan viên công bộ đều vội vàng lĩnh chỉ mà lập tức rời kinh, Dương Hạo không ngừng bước chân ngựa, lại chạy về phía bến Biện Hà, đến bữa trưa cũng không kịp ăn.
Long đầu đại ca của Biện Hà bang là Trương Hưng Long, đem theo các đồ đệ đầu gấu, con gái Trương Hoài Tụ, đang cung kính đón đại giá của hắn. Trong Trương phủ, tứ giao Khai Phong đem theo một đám người thân tín huynh đệ đều tụ tập ở nơi đây. Những đại hào giang hồ này có sự lỗ mãng hào sảng, cả đại đình lớn đều bị bọn họ chiếm hết, nhất thời tiếng người ồn ào, so với vừa nãy tranh luận còn náo nhiệt hơn trăm lần những công bộ cãi nhau ở đại đường.
Đại đương gia Biện Hà bang Trương Hưng Long, Thái Hà bang đại đương gia Trần Tiểu Phàm, Quảng Tế bang đại đương gia Tiêu Mộ Vũ, Kim Thủy bang đại đương gia Lưu Lưu đều nhận được một lời mời của tri huyện phủ Khai Phong: "Lập tức từ bỏ tất cả, nghe theo sự sắp xếp của Dương viện trưởng."
Tứ đại bang ở Khai Phong phủ kiếm ăn, mệnh lệnh của Nam nha bọn họ không dám không tuân thủ theo, chẳng qua là từ bỏ tất cả doanh vận, toàn lực phối hợp Dương Hạo vận chuyển lương, tổn thất bản thân không cần nói, bọn chúng nếu nghĩ việc muốn kiếm ăn tiếp, ngoài mặt vẫn phải toàn lực theo, bên trong là chơi bời mà thôi, người ngoài cũng không tìm ra được lỗ hổng của bọn chúng. Truyện được tại TruyệnFULL.vn
Nhưng Trương Hưng Long nhận được ân tình của Dương Hạo, những hào kiệt giang hồ loại này rất coi trọng việc có ân tất báo, một lời nặng tựa nghìn cân. Còn về lợi ích thực sự, trong mắt của bọn họ trái lại cũng phải xếp phía sau, vì thế Trương Hưng Long vẫn không ngần ngại mà bỏ sức ra làm việc. Còn ba vị đại bang chủ đại bang còn lại với hắn nghĩa tình kim lang, vốn cũng là huynh đệ tay chân, đại ca đã có lời những tổn thất nhỏ lẻ đó cũng đành bỏ mặc không quản, lần lượt tự mình đưa người đến.
Dương Hạo vội tới nơi, Fukuda Tiểu Bách Hợp đang ở trong đình phục vụ dâng trà cho mấy huynh đệ kết nghĩa của quan nhân, vừa thấy Dương Hạo đến, Fukuda Tiểu Bách Hợp vui mừng khó tả, nhưng nàng tính tình vốn e thẹn, cũng không dám đi trước hỏi thăm, chỉ đành đi đằng sau hắn mà mỉm cười, nhẹ nhàng vái chào một lễ.
Fukuda Tiểu Bách Hợp hiện tại đã đổi mặc hán phục, trông mêm mại ôn tồn, vẫn nhìn phong tình, những ngày thàng này ở Trương gia, cuộc sống so với trước đây cao sang hơn rất nhiều, đại khái Trương Hưng Long cũng chăm sóc cho nàng không ít, cả da dẻ cũng dần dần lộ ra màu sắc ngọc ngà, dường như là một tân gia nương vậy.
Dương Hạo thấy nàng hành lễ với mình, cũng chỉ vội gật đầu mỉm cười, rồi vội vàng đi vào trong, theo những lễ tiết ở giang hồ mà chắp tay cười nói với bốn vị hào kiệt ở Biện Lương này: "Để các vị đợi lâu rồi, Dương mỗ công vụ bận rộn, đến muộn chút, xin thứ lỗi, thứ lỗi!"
Tứ đại bang chủ của Biện Lương vội vàng đứng dậy tiếp đón, với vị Nam nha Dương Hạo này, bọn họ không dám có chút nào thất lễ. Fukuda Tiểu Bách Hợp lại dâng trà lên cho Dương Hạo, Dương Hạo cảm tạ qua rồi đặt cốc trà lên bàn, rồi nói thẳng câu chuyện, kể lại sự tình thiếu lương của Khai Phong.
Trong lúc hắn trần thuật, đương nhiên sẽ không đem việc Khai Phong thiếu lương, đã đến gần một hai tháng nay một tấc thóc cũng không có nói ra.
Dương Hạo nói: "Phàm là kinh thành của một nước, đầu não của đất nước là quan trọng, ít nhất phải đủ sức tồn lương trong chín năm, từ xưa tới nay, đại thành đại phụ một khi gặp binh biến cứ xem một tòa thành bị vây không được giải cứu lại có thể kéo dài thời gian hàng năm. Đó là bởi vì có lương thực dự trữ. Nhưng Đại Tống chúng ta vừa lập quốc mười năm, những năm này lại nam chinh bắc chiến, thình thảo chư quốc, dù là chiến công lừng lẫy nhưng lương thảo có hạn cũng dùng hết, có ty nha môn quản lý không tốt mới dẫn đến tình hình hiện nay.
Quan gia phẫn nộ, vì bảo vệ xã tắc ổn định, quyết định từ địa phương vận chuyển lượng lớn lương thực vào kinh, đồng thời hoàng tử trưởng đã thành niên, cũng nên có sự rèn luyện, đã được nhận trọng trách nặng nề. Dương mỗ thừa lệnh quan gia, kính cẩn làm phó sứ, theo Ngụy vương điện hạ xuống Giang Hoài vận lương. Lương thực nếu được tập trung lại, muốn trước khi sông phong bị đóng băng cận lương về kinh không phải là một chuyện dễ dàng, chỉ dựa vào thuyền tào vận của triều đình e rằng khó kịp thời mới nghĩ đến thỉnh nhờ mọi người."
Thái Hà bang đương gia Trần Tiều Phàm nắm tay hắn nói: "Dương viện trưởng, mỗ được sự dặn dò của Nam nha, lại được lời dặn của Hưng Long đại ca, vì đại nhân mà ra sức trâu ngựa này làm việc, nhưng Dương viện trưởng muốn chúng tôi làm những cái gì, cần bao nhiêu thời gian xin hãy nói rõ ràng. Trần mỗ là một người bao thuyền, mấy nghìn huynh đệ, theo cả cha mẹ vợ con của họ, đều hy vọng vào việc vận lương này có cơm mà ăn thôi, nếu làm cách nhỡ quá lâu tiều dân quả thật không gánh nổi trách nhiệm. Đây là thật tình vẫn mong Dương viện trưởng đại nhân tha lỗi."
Dương Hạo nói: "Quốc gia có nạn, dùng đến hào kiệt các vị, đương nhiên cũng sẽ không để các vị phải bỏ công sức lãng phí. Lần vận lương này quả thật cần lượng lớn người, thuyền, tiêm phu, thủy thủ đều cần tận lực đầy đủ, phí vận lương triều đình sẽ trả một cách công bằng, điềm này mọi người có thể hết sức yên tâm.
Thứ hai, các vị tráng sĩ không cần dừng lại tất cả việc buôn bán, có một vài chuyện làm ăn các vị đã tiếp nhận rồi, vẫn không thể cự tuyệt được khách hàng, huống hồ Khai Phong ngoài việc lương thực, muối gạo bách hóa cũng không thể thiếu hàng, những thứ này cũng cần thiết được vận chuyển. Hơn nữa Biện Hà muốn tiến hành thuận lợi, còn cần tu sửa, nhanh nhất cũng phải thời gian một tháng mới cần dùng đến chư vị. Một tháng sau, tại hạ cần các vị đem những con thuyền, nhân lực tại hạ cần phái ra, kịp thời đưa đến các cửa khẩu bên bờ Giang Hoài, điểm này là triều đình không thể lỡ dở."
"Thứ ba……" Dương Hạo đứng hẳn dậy nói: "Hoàng thượng không để cho quân đói, lần vận lương này không chỉ sử dụng nhân công và thuyền của các vị tráng sĩ, gửi lại thù lao xứng đáng, hơn nữa…… Ngụy vương thiên tuế đã nói với quan gia xin chỉ thị, cho bốn vị bang chủ một đặc quyền, chỉ là…… các vị cần nghe cho rõ ràng, chỉ ý này nếu các vị đã nhận rồi, sẽ không bao giờ được dân thừa quan vận nữa. Một khi không thể hoàn thành sứ mệnh mà quan gia giao phó thì thưởng phạt có công, có cả…… trừng phạt."