Bộ Bộ Sinh Liên

Dương Hạo nghe thấy vậy không nhịn nổi cười, cái tên Bích Túc này quả là gan không nhỏ, chẳng phải là cao tăng gì, những lời nói của hắn đều bị Phương trượng nắm thóp, đang đứng ở kia tức khí bừng bừng mà hắn còn nói ra được. Còn vị tiểu ni cô kia cũng thật xinh đẹp, tên tiểu tử Bích Túc này cũng có mắt nhìn đấy chứ.

Lý Dục ngẫm nghĩ lời nói của Bích Túc, đột nhiên như tỉnh ra điều gì bèn quay sang nói với tiểu hòa thượng: "Tiểu sư phụ lễ Phật không lễ tục, nói cũng có lý, có thể thấy với trái tim kiên định hướng Phật như vậy tiểu sư phụ sắp đạt đến bậc cao tăng rồi. Nhưng không rõ tiểu sư phụ ở đây làm gì?" nguồn TruyenFull.vn

Bích Túc đảo mắt một vòng rồi nói: "Thế Quốc vương ở đây làm gì? Tiểu tăng ở đây làm gì?"

Lý Dục cười nói: "Quả nhân hôm nay đến vốn là để lễ Phật"

Bích Túc nói: "Bần tăng ở đây cũng là để lễ Phật"

"Tiểu hòa thượng bái như vậy chẳng lẽ là thích Phật?" Lý Dục liếc vị ni cô kia một cái, câu hỏi này cơ hồ như cố ý thoát ra, nhưng thấy thân là Quốc vương, hình như không nên nói những lời này nên hắn lại ra vẻ trịnh trọng: "Quả nhân dâng hương lễ Phật, Phật trong Đại Hùng bảo điện, không biết vị sư phụ này lễ Phật ở đâu?"

Bích Túc càng bịa càng thấy vào, vung tay mà nói: "Nơi này một cành cây một cọng cỏ, điện các diêm ngói, ngài tôi cô ấy, đều có tính Phật, đều là Phật ta".

Gia Luật Văn càng nghe càng mù mờ, không nhịn được mà cười khẩy nói: "Tiểu hòa thượng, ngươi ở đây với vị tiểu ni cô kia lôi lôi kéo kéo, đã là phạm vào sắc giới rồi, lại còn bốc phét, rõ ràng là người không tịnh, ắt hẳn là hòa thượng giả danh, ăn thịt uống rượu, muốn nói gì thì nói cũng đã là phạm tội rồi, còn đứng đó tự biên tự diễn".

Bích Túc trợn mắt nói: "Rượu thịt đi qua dạ dày, Phật Tổ nằm lại trong tâm, cầm giới chưa chắc trong tâm đã có Phật, có Phật trong tâm chưa chắc đã phải cầm giới, đức Phật từ bi cũng không nổi trận lôi đình. Ngài ắt hẳn biết Phật tổ vốn là một vị hoàng tử, lấy vợ sinh con, ăn thịt uống rượu, thế mà vẫn tu hành ư?"

Bảo Kính đại sư quát to: "Đức Hạnh, ngươi thật to gan, thật hết cách để nói chuyện với ngươi. Đó là những chuyện Phật tổ làm trước khi thành Phật, còn sau đó đã giác ngộ bên dưới gốc bồ đề".

Lý Dục nghĩ ngợi rồi nói: "Rượu thịt đi qua dạ dày, chỉ có Phật ở lại trong tâm. Hay! Nói hay lắm, Phật gia kiêng rượu thịt, đó là quy định có từ thời Lương Võ Đế… Khi niệm Phật thác bác hóa duyên, thi xá cái gì thì ăn cái đó, nhưng chính xác không phải là rượu thịt. Tiểu sư phụ có tính Phật, lại tuệ căn, có thể nói ra những điều ấy, rượu thịt đi qua dạ dày, chỉ có Phật ở lại trong tâm, câu này có thể nói ra quả là bậc đại thánh".

Bảo Kính nghe thấy vua nói vậy bèn chỉ biết cung kính mà rằng: "Quốc vương Phật pháp cao thâm, có cách khiến giải khác đi, lão nạp không sao sánh bằng".

Bích Túc thấy vua nói một câu, Bảo Kính liền nghe một câu, trong lòng thầm nghĩ: "Sư phụ của ta là đệ nhất đại sư của nhà Đường, các hòa thượng khác đều phải nghe lời ông ta, nhưng Lý Dục nói gì ông ta cũng không dám cãi lời, nếu như ta có thể leo lên cái cây này, ông ta dặn dò Thủy Nguyệt lấy ta thì ắt Tĩnh Tâm am cũng phải nghe theo".

Nghĩ tới đây, hắn liền nảy ra ý định phàn giao với Lý Dục, bèn nói: "Quốc vương đã đến đây lễ Phật, nhìn thấy tiểu tăng rồi sao còn không bái?"

Bảo Kính kinh sợ, đang muốn trách mắng thì Lý Dục lại quay về phía hắn hành lễ nói: "Bậc sư phụ giáo dục đúng là… tín đồ Lý Dục xin được hành lễ".

Bích Túc nhận lễ, cũng không thi lễ lại, Lý Dục thấy vậy cũng có cảm giác khó lường, chỉ cảm thấy tên hòa thượng này nói năng sắc bén… dung mạo thì khôi ngô khác thường, nói không chừng có thể là tiên đồng hạ phàm của Bồ Tát hóa thành hắn. Nghĩ vậy nên Lý Dục nhìn hắn với thái độ có đôi chút hoảng sợ.

Hai người lại nói chuyện với nhau, cũng nhân đó mà hỏi chuyện riêng của Bích Túc với vị ni cô kia. Bích Túc đã qua cơn sợ hãi, lại đang hứng khởi nói chuyện mây núi trời đất, rõ là không biết sợ ai, người bình thường ai cũng nghe ra là hắn đang nói phét, nhưng Lý Dục – kẻ thông thuộc Phật pháp thì lại cứ bị những lời nói của Bích Túc rót vào tai, thấy lời nào cũng có lý, thậm chí còn nảy sinh lòng tin phục với Bích Túc.

Hai người nói chuyện một lúc lâu, Lý Dục vẫn chưa nói hết ý nhưng do đã đến lúc phải về nên hắn lấy giấy bút chỗ Bảo Kính đại sư, viết lên một vài chữ to rồi nói: "Hôm nay được đối đáp với tiểu sư phụ, quả nhân được mở rộng tầm mắt, chữ này là quả nhân tặng cho sư phụ làm quà. Hôm sau quả nhân muốn mời sư phụ vào cung nói chuyện Phật pháp, xin tiểu sư phụ chớ từ chối".

Dương Hạo xem ý nghĩa của chữ kia, không khỏi không thấy buồn cười. Bích Túc thì gãi gãi cái đầu trọc, nói nhỏ: "Chữ quốc vương viết ra đáng giá nghìn vàng, thật đáng tiếc… Quốc vương viết trên bức tường này thì ai cũng có thể gỡ tường ra đi bán"

Lý Dục nghe xong cười lớn, chỉ cảm thấy từng câu từng chữ của tiểu sư phụ này quả thực không tầm thường, giống như nhặt được bảo bối, hắn xem Bích Túc như bậc thần thánh.

Sau khi cung kính tiễn Lý Dục đi khỏi, Bảo Kính mới quay lại điện, nhìn thấy những chữ trên tường mà phát rầu. Thủ Tọa đại sư nghe nói Quốc vương viết lên tường, cũng hoan hỉ dẫn theo vài hòa thượng đến xem. Trên tường treo chữ, bên dưới còn có một cái lồng để bảo vệ cho ngự bút mới dán. Vừa nhìn thấy Bảo Kính đại sư đang đứng trước tường tức khí, Thủ Tọa đại sư không nén được mà nói: "Phương trượng, Quốc vương ta lấy đệ tử của Phương trượng – Đức Hạnh làm đề tài viết chữ, cái này là phúc của chùa ta, cớ sao ngài lại nhìn như thế là ra đạo lý gì?"

Bảo Kính chỉ chữ treo trên tường, mặt sầu não mà nói: "Sư huynh, huynh đến xem kĩ đi, xem xem Quốc vương nói đến điều gì?"

Thủ Tọa đại sư nhìn lên tường, chỉ thấy trên tường là những chữ rồng bay phượng múa, trên đó viết "Thiển châm đê xướng ôi hồng ỷ sắc đại sư, uyên ương tự chủ, trụ trì phong lưu giáo pháp". Thủ Tọa đọc đi đọc lại hai lần vẫn không hiểu ý nói gì, quay sang nhìn Bảo Kính như muốn nhờ ông ta giải đáp dùm, bất giác ông "a" lên một tiếng, bối rối nói: "Cái này… cái này phải làm sao cho phải?"

"Thiển châm đê xướng ôi hồng ỷ sắc đại sư, uyên ương tự chủ, trụ trì phong lưu giáo pháp", câu này rõ ràng là có ý nói Bích Túc muốn lấy vợ sinh con, theo đuổi ni cô, đó là điều có thể. Lý Dục hiện giờ tuy là đã mất đi đế hiệu, nhưng vẫn là Hoàng đế của Giang Nam, lời của Hoàng đế viết xuống như thánh chỉ, nào ai dám không tuân theo?

Nhất là khi trong câu này còn nói đến chủ trì, làm sao có thể vờ như không thấy. Nhưng muốn tuân theo thì chẳng lẽ phải trao chức Phương trượng cho tên Bích Túc kia? Nếu như Bích Túc làm Phương trượng thì Kê Minh Tự sẽ đi về đâu? Bảo Kính và Thủ Tọa đối mặt với nhau, cảm giác không tưởng tượng nổi Kê Minh Tự sẽ như thế nào.

Lúc này đây Bích Túc mắt la mày lém bước vào, đứng sau hai vị, cười hì hì rồi chắp tay thi lễ nói: "Sư phụ, Thủ Tọa đại sư đã mời, Kê Minh Tự vãn là đệ nhất của nước Đường. Trong tự có khoảng 3.000 tăng nhân, đệ tử có thể làm Phương trượng của chùa này không? Quốc vương đã phong cho đệ tử chức Phong lưu giáo pháp, đó cũng là Phật hiệu, trụ trì của chùa vẫn cần nhờ vào phó Phương trượng này, đệ tử…"

Hắn thấy trên đầu hắn như có bao ngôi sao sáng lấp lánh, mặt mày hớn hở mà nghĩ: "Hahaha… phen này xem nàng còn dám kháng chỉ của ta không?"

************************************************** ****

Lý Dục khởi giá, đại đội ngựa người chậm rãi hồi cung. Trên đường, bách tính bị quân lính dẹp gọn vào hai bên đường, trong đám người chen chúc đó có một khuôn mặt vàng vọt, quần áo rách rưới… chỉ có đôi mắt là trong veo như suối chảy, dáng người gày gò đi theo đoàn người cả một đoạn đường dài.

Ánh mắt của hắn nhìn chằm chằm vào sứ giả Khiết Đan như tìm tòi điều gì, dường như không tìm thấy người hắn cần tìm, hắn khẽ nhíu mày nói: "Rõ ràng là hắn có đến Giang Nam, nghe nói đó là tâm phúc của Gia Luật Văn, lẽ nào Gia Luật Văn không đem theo hắn? Chẳng lẽ hắn lại có tư cách làm bạn của Gia Luật Văn, lúc nào cũng ở bên cạnh Lý Dục?"

Hắn rảo nhanh bước đi, chạy theo một đoàn người đi phía trước, vừa tìm tòi trong đoàn nghi thức, vừa tìm kiếm dọc hai bên mà vẫn không thấy bóng dáng ấy, lại nhìn lên phía trên thì chỉ thấy đám Lý Dục và Gia Luật Văn. Ánh mắt hắn lại nhìn sang người đang cưỡi ngựa trắng bên cạnh Lý Dục, thân thể cao to cường tráng, đang mỉm cười nhìn về phía bách tính hai bên đường, chậm rãi đi qua họ.

Tên mặt vàng đó khẽ dụi mắt, đi nhanh vài bước, suýt nữa hắn đụng phải quang gánh của những bà bán hàng rong, vội vàng hắn chạy tới đầu cầu, nơi binh lính đứng nghiêm kín mít không dễ gì chen qua nổi, mắt lại hướng về phía người cưỡi ngựa trắng đang đi tới, đôi mắt sáng ngời càng lúc càng mở to, khẽ kêu lên như một kẻ đang mộng du: "Nhị ca, đúng là nhị ca…"

Chỉ trông thấy Lý Dục vịn tay vào thành xe ngựa, đằng sau một quãng ngắn là những chiến mã cao to, bên phải là sứ giả Khiết Đan Gia Luật Văn, còn bên trái kia…, mặc dù khí chất không giống với những gì hắn nhớ trong quá khứ, nhưng dung mạo kia thì hắn không thể nhìn lầm, đúng là nhị ca…

Hắn, chính là Ngọc Lạc, là nữ giả trang thành nam, cô độc đến Bắc quốc, vượt hàng ngàn dặm để tìm dấu tích Đinh Thừa Nghiệp. Đoạn đường khó khăn vất vả, không biết phải chịu khổ thế nào mới có thể lần ra tin tức Đinh Thừa Nghiệp đang ở Thượng Kinh, dưới trướng của chỉ huy sứ bộ tộc – Gia Luật Văn. Nàng lặn lội đến Thượng Kinh, đã từng thấy Đinh Thừa Nghiệp theo bên cạnh Gia Luật Văn, nhưng cái tên Gia Luật Văn ấy bên cạnh luôn có hàng đống người bảo vệ, canh phòng kín mít, khiến nàng không có cơ hội tiếp cận.

Nàng không biết rằng, sở dĩ Gia Luật Văn cho người canh phòng như vậy là bởi hắn vẫn đang cảnh giới với Hoàng đế và Tiêu hoàng hậu. Do không thể tìm cách tiếp cận với Đinh Thừa Nghiệp, nàng hết sức buồn rầu, may thay nghe ngóng được tin Gia Luật Văn sẽ đi sứ, nàng cũng tìm cách theo đuôi đến. Tại đây, đúng là sự cảnh giới của Gia Luật Văn không kinh khủng như ở Thượng Kinh, nhưng rất lạ là từ khi đến nước Đường này, Đinh Thừa Nghiệp không mấy khi ra ngoài cùng hắn.

Mãi đến giờ Đinh Ngọc Lạc mới biết nguyên nhân, thì ra Dương Hạo cũng ở đây.

Nhìn Dương Hạo, Đinh Ngọc Lạc bất giác rơi lệ. Nàng vốn là một tiểu thư vô lo vô nghĩ, nhưng đột nhiên gặp biến cố, cha già chết thảm, đại ca tàn phế, may mắn thay nàng thoát được. Tiểu đệ mà nàng hết mực yêu thương lại trở thành kẻ thù giết cha, còn người anh cùng cha khác mẹ của nàng lại do điều tiếng thiên hạ mà coi nàng như người qua đường.

Nàng có thể chịu đựng những áp lực hành hạ, vượt ngàn dặm đến Thượng Kinh, rồi lại đến Kim Lăng, đi qua ba nước, tâm lực đã tàn. Khi nhà Đinh gặp phải đại nạn, khi đói khổ, khi không còn nơi nào để nương tựa, đều là Dương Hạo đã giúp nàng.

Nàng sớm đã coi Dương Hạo như một người anh để nàng có thể dựa dẫm, nhưng hôm nay… Chàng đang đứng trước mặt mà Ngọc Lạc lại không còn mặt mũi nào đi gặp chàng.

Đại ca đã nói, Đinh Thừa Nghiệp chính là hung thủ giết cha, hắn không những là nguyên nhân gián tiếp khiến mẫu thân Dương Hạo qua đời mà còn là kẻ thù không đội trời chung, cũng là nguyên nhân trực tiếp khiến anh em bất hòa. Trước khi giết chết được hắn ta thì nàng không còn mặt mũi nào đến tạ tội với nhị ca, nàng chỉ có thể khẽ cắn chặt răng, mở to mắt nhìn Dương Hạo tiến tới gần, cách nàng vừa gần mà lại vừa xa… Tất cả những đau khổ và mệt mỏi, nàng chỉ có thể tự mình gánh chịu.

Khi đoàn nghi thức của Lý Dục rời đi, dân chúng mới bắt đầu tản đi, Đinh Ngọc Lạc đứng đơn độc trên đầu cầu, lặng lẽ cúi đầu, hai hàng lệ rơi xuống, hòa vào dòng nước sông…

************************************************** *****

Lý Dục hồi cung, đang hưng phấn về hậu cung để kể chuyện hôm nay nói chuyện với tiểu sư phụ Đức Hạnh cho Hoàng hậu nghe, thì một viên cung nhân vội vàng đuổi theo nói: "Quốc vương, hiệu thư lang Uông Hoán xin cầu kiến".

Hiệu thư lang là người cốt cán của trường, là viên quan hiệu đính những lỗi sai, cũng không phải là chức quan gì to tát, nhưng Lý Dục thích nhất là thu thập những cuốn sách lẻ cổ đã bị thất lạc, rất xem trọng những điển tích văn chương, do vậy khi nghe Uông Hoán xin cầu kiến thì hắn cho rằng Uông Hoán lại phát hiện ra cái gì đó hay ho chăng, nên vội vàng nói: "Cho hắn vào".

Uông Hoán vào cung, nhìn thấy Lý Dục liền nổi giận đùng đùng nói: "Thần nghe nói hôm nay đến Kê Minh tự lễ phật người đã quyên vạn tiền?"

Lý Dục vừa nghe đã biết hắn đến đây là vì cái gì, mặt liền trầm xuống, bực mình nói: "Không sai, có sao nào?"

Uông Hoán lại nói: "Thần còn nghe nói, Quốc vương thấy một hòa thượng không thanh thủ quy giới, không những không trừng phạt nặng mà còn nói chuyện trên trời dưới bể cùng hắn, còn đề chữ tặng hắn?"

Lý Dục bực mình cười: "Quả nhân ở đây hay là ở ngoài cung quả thật chuyện gì cũng không qua nổi mắt khanh. Việc lớn việc nhỏ trong cung trong chốc lát đã truyền ra bên ngoài, bên ngoài có động tĩnh gì cũng lập tức bay vào cung. Hiệu thư lang, khanh còn không quay về Tàng Thư các để chỉnh lý sách đi, còn cố ý chạy tới đây cầu kiến ta là vì chuyện này sao? Việc của ta liên quan gì đến khanh?"

Nói rồi hắn phất áo bỏ đi. Uông Hoán thấy vậy đành thất lễ, chạy theo kéo lấy áo Lý Dục mà nói: "Quốc vương dừng bước, thường nhân nịnh phật, tất nhiên là không can dự tới thần. Nhưng xã tắc Giang Nam ở trong tay người, thiên hạ đang dõi theo người, mà Quốc vương lại không chú ý câu nói, hoang đãi chính sự. Đến nạn đói năm nay dân chết đầy đường, quân thù thì dòm ngó nơi biên giới, thế mà Quốc vương lại hậu tăng bạc dân, xin hỏi người phục vụ Hoàng thất là Tăng hay là dân?"

Lý Dục biết hắn tuy là con mọt sách nhưng tấm lòng cũng trung thành và tận tâm, dù những lời hắn nói không dễ nghe nhưng cũng chỉ là nghĩ cho dân cho nước. Thấy vậy, hắn bèn an ủi nói: "Khanh vẫn còn dũng khí nói với trẫm những điều này, quả là đất nước ta còn phúc. Quả nhân tín phật cũng là để cảm hóa dân chúng hướng thiện. Khi ta xuất cung, nào ta có nhìn thấy cảnh dân chúng chết đói ngoài đường đâu, khanh nói những lời đó ngây thơ quá, tuy nhiên là do tính tình ngươi thuần phác, trẫm không trách ngươi đâu."

Vừa nói xong hắn lại quay lưng rảo bước, Uông Hoán tiến tới trước mặt Lý Dục, đau khổ nói: "Quốc vương, ngày xưa Lương Võ Đế tín Phật, lấy máu viết Phật thư, xả thân làm nô lệ nhà Phật, cắt tóc đi tu, cuối cùng cũng chết đói trên bàn thành. Nay Quốc vương tiêu pha xa xỉ, lại thích Bồ tát, không quản chuyện chính sự lại đi mê tín vào chuyện Phật, không nghe những lời nói từ đáy lòng, thần e rằng Quốc vương sẽ rơi vào kết cục còn không bằng được Lương Võ Đế."

Lý Dục nghe thấy Uông Hoán đem hắn so sánh cùng tên hôn quân Lương Võ Đế, trong lòng hết sức phẫn nộ, cười lạnh mà rằng: "Quả nhân đâu có dùng máu viết Phật thư, cũng không xả thân vì Phật. Liên Hành Nhân nói, vô vi mà trị, không lạm thi cực hình lệ pháp, làm sao rơi vào kết cục như Lương Võ Đế được? Thậm chí khanh nói bừa như thế, chẳng lẽ muốn giống Phan Hữu, Lý Bình hay sao?"

Phan Hữu vốn là Trung thư xá của nước Đường, Lý Bình là đại phu của nước Đường, hai người đã từng nói những điều giống như Uông Hoán hôm nay, khiến Lý Dục phẫn nộ, bị tống vào nhà giam, hai người cuối cùng phải tự vẫn trong ngục.

Uông Hoán ưỡn ngực nói: "Thần hôm nay đến, đúng là muốn giống như Phan Hữu, Lý Bình. Nếu như Quốc vương muốn giết Uông Hoán, Uông Hoán cũng nguyện xuống suối vàng kết bạn cùng Phan Hữu, Lý Bình."

Lý Dục nghe xong cười lạnh một tiếng, ung dung nói: "Hư ngôn võng sự, mua danh chuộc tiếng".

Uông Hoán nghe thấy vậy giận tím mặt, hắn vốn là một thư sinh bần kinh, thường không vận động mấy, nay bị Lý Dục kích động chỉ biết tức giận đến mức hoa mày chóng mặt, chân tay lạnh buốt, mắt hoa lên, cơ hồ như muốn ngất đi.

Lý Dục thấy vậy liền quay sang hai bên dặn dò: "Người đâu, mau dìu hắn đi". Vừa nói hắn vừa đùng đùng bỏ đi. Lý Dục bị những lời nói của Phan Hữu làm hỏng tâm trạng vui vẻ của hắn, buồn bã tới hậu cung, cũng không cho người truyền báo mà lẳng lặng tiến vào, liền nghe thấy bên trong vọng ra tiếng nói của hai người đang rì rầm to nhỏ, Lý Dục liền khựng lại, dỏng tai lắng nghe…

Trong phòng có tiếng con gái: "Quốc vương đi đến Kê Minh tự dâng hương rồi? Trái tim Quốc vương thật nhân hậu, sùng tín Phật pháp, vốn bản tính của Quốc vương đã là Phật tâm rồi, không thể nào bỏ qua, nhưng nay cường địch ở bên, giang sơn nước Đường có nguy cơ bị mất, đến nước này Quốc vương nên dốc tâm xây dựng thủy quân lớn mạnh, tu sửa lại thuyền chiến, chiêu mộ anh tài, đẩy mạnh thế lực để tránh người Tống sang xâm lược từ phía Nam. Phân tâm vào quá nhiều việc thực chẳng ra sao cả. Nương nương, hiện trong dân gian có người nói nước Tống có dã tâm, không chịu để yên cho nước Đường đâu. Có rất nhiều nười nói, nước Tống đã mở rộng thành trì bên ngoài Khai Phong, đang luyện thủy quân, rõ ràng không chút che dấu, thử hỏi đại chiến hạm, luyện thủy quân như thế, nếu như không có ý với nước Đường thì là vì sao?"

Lý Dục nghe tiếng đoán người nói chính là Mạc cô nương, lần trước trái tim đa tình của hắn đã từng rung động trước Mạc cô nương, muốn nhờ cô nương viết thủ từ, ai ngờ cô ta lại không đồng ý, làm cho Lý Dục bị tổn thương. Bây giờ Mạc cô nương lại đang nói đến những chuyện của bản thân mình, Lý Dục cảm thấy hiếu kỳ, bèn muốn đứng nghe thêm xem cô ta nghĩ thế nào về mình, nên không nói lời nào, im lặng đứng phía sau bức bình phong nghe ngóng.

Chỉ nghe thấy tiếng Tiểu Chu nói tiếp: "Thực ra Quốc vương biết thừa dã tâm của nước Tống chứ, nhưng thực lực không đủ, không phải Quốc vương không thể dốc hết sức cứu vãn, nhưng nếu như huy động lực lượng lớn đi luyện binh thì e rằng sẽ là cái cớ để nước Tống lập tức xuất binh sang Đường. Đến nay Quốc vương vẫn im hơi lặng tiếng, muốn chủ động xưng thần với nước Tống là chẳng qua muốn lùi một bước, khiến bọn Tống không tìm ra cớ mà đánh nước Đường ta mà thôi.

Nước Đường ta có hơn 10 vạn binh lính tinh nhuệ, người Tống vừa không có lý do danh chính ngôn thuận, lại luyện binh trong hồ, nếu thật sự muốn đánh e rằng họ cũng không có cơ hội tốt, Triệu Khuông đâu có ngu mà không biết đánh giá điều đó? Còn về việc quân Tống cho đóng thuyền thì cũng chỉ là muốn dọa chúng ta thôi, chứ chưa chắc đã cố tình thảo phạt Đường Quốc. Hôm nay nước tống có được giang sơn nước Hán cũng cần có quân binh và chiến hạm canh giữ lãnh thổ chứ."


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui