Cuộc chiến năm 1947 giữa cánh Côrleône với Ngũ Đại Gia liên minh làm cả hai bên tổn thất không ít. Tình thế phức tạp thêm vì các bên tham chiến còn phải chống đỡ sức ép gia tăng của cảnh sát để trả lời cho cái chết của đại úy Mác Clôxki. Xưa nay mấy khi đám cảnh sát thừa hành lại dám phớt lờ áp lực từ phía các vị tai to mặt lớn đầy quyền thế che chở cho tệ nạn mặc sức hoành hành dưới chiêu bài kinh doanh trong các sòng bạc và hắc điếm đủ kiểu, nhưng lần này thì các vị cũng bất lực, hệt như các tướng tá tổng hành dinh bó tay trước đám quân binh khởi loạn phá phách mà các sĩ quan trực tiếp cầm quân lại cùng a dua bất tuân thượng lệnh nốt. So với các địch thủ, tuy cánh Côrleône ít thiệt hại hơn nhiều bởi sức đột phá đó. Khoản béo bở nhất trong nguồn thu nhập của gia đình này là các trò đen đỏ, vì vậy nó bị thua thiệt đau nhất do các cuộc truy quét số đề. Bọn chủ đề, huyện đề bị vồ cùng tang vật, sau khi nếm thử vài dùi cui là bị tống vào nhà đá ngay. Vài nhà băng bí mật hoặc sòng bạc bị lộ tẩy; những cuộc vây ráp khiến các chủ sòng, chủ "nhà băng' điêu đứng. "Chủ nhà băng phần lớn là các tay tổ bèn chạy lên kêu với các caporegimes, các caporegimes đưa ra hội đồng gia đình, nhưng cũng chẳng giải quyết được gì. Như ở Harlem, khu vực làm ăn ngon lành nhất, đành phải thay bằng bọn da đen sở tại, đám này hoạt động liều mạng và riêng lẻ, thành thử cảnh sát khó lòng có thể xúc hết được. Sau vụ đại úy Mác Clôxki bị giết, các báo thỉnh thoảng lại đăng những bài gắn liền tên tuổi hắn với Xôlôdô. Có những bầng chứng cho thấy trước khi chết ít lâu Mác Clôxki không biết đã nhận của ai những món tiền mặt rất lớn. Những tin này bắt nguồn từ Haghen và nhờ y xoay xở mới lên được mặt báo. Sở cảnh sát im re, không chối cũng không nhận, nhưng các tin tức đó đã gây được hiệu quả. Thông qua các điệp báo viên - các thầy cảnh sát ăn lương của ông Trùm Côrleône - cảnh sát đã có được những chứng cớ vạch mặt Mác Clôxki là một tên đê tiện. Giá hắn ăn tiền hay nhận những món hối lộ vặt vãnh thì đã đi một nhẽ - với một nhân viên công lực thì cái đó chẳng có gì ghê gớm. Nhưng hắn ăn quá bẩn ăn tiền để làm ngơ cho bọn giết người, bọn buôn bán ma túy. Theo quan niệm đạo đức của cảnh sát thì điều đó không thể tha thứ được. Ha ghen biết các thầy cảnh sát vốn có niềm tin ngây thơ đến tức cười đối với pháp luật và trật tự, một niềm tin mãnh liệt hơn nhiều so với niềm tin của bọn dân mà họ phục vụ. Bởi lẽ pháp luật và trật tự là cái giếng thần để các thầy uống từng gầu quyền lực, thỏa mãn các thầy giống hệt như quyền lực cá nhân thỏa mãn hầu hết mọi người. Mặt khác, trong lòng các thầy thường xuyên âm ỉ một sự bất mãn đối với những người mà họ phải phục vụ. Với các thầy thằng dân vừa là người được che chở, vừa là đối tượng. Là người được che chở, nó rất vô ơn, thô tục, hay bẻ hành bẻ tỏi. là đối tượng nó lại khỏe quanh co và nguy hiểm, đầy những mưu mô xảo quyệt Chỉ cần một thằng dân rơi vào tay những người bảo vệ pháp luật là chính cái đám người mà cảnh sát đang bảo vệ ấy liền rùng rùng chuyển động để tìm mọi cách xóa bỏ hết những cố gắng của các thầy. Các ông tai to mặt lớn vội vàng mang quà cáp đút lót. Bọn côn đồ ác ôn mất hết tính người thì được ông quan tòa non gan phóng tay cho án treo. Thống đốc bang và cả tổng thống cũng vung tay ân xá nếu như các thầy cãi cãi hết hơi vẫn chưa chạy tội được cho hung phạm. Dần dần rồi các thầy cũng phải khôn ra. Tại sao các thấy không làm béng món tiền bọn côn đồ chi ra để tránh búa rìu công lí ? Ai chứ các thầy thì cần tiền hơn cả? Con cái các thầy cũng phải vào đại học, kém cạnh gì bố con đứa nào? Bà xã nhà thầy cũng phải được rảo các cửa hàng sang trọng chứ. Bản thân các thầy mùa đông cũng phải xuống Flôriđa phơi nắng một tí chứ. Nói gì thì nói, các thầy phải liều tính mạng đâu có phải đùa? Nhưng dù sao cũng có một giới hạn mà các thầy không dám vượt qua. Ừ thì các thầy ăn tiền của bọn bao đề đánh cá và nhắm mắt cho chúng làm ăn. Các thầy đút túi ít tiền của mấy tay đỗ xe không đúng chỗ hay phóng nhanh vượt ẩu. Các thầy đồng ý làm ngơ với giá cả phải chăng để mặc cho các em hành nghề bán thịt sống qua điện thoại, mặc cho các em gái vui tính giải sầu cho khách khứa trong các động tội lỗi. Những căn bệnh ấy đã có từ đời nảo đời nào, chúng gắn liền với bản chất của loài người. Nhưng các thầy không có cái lệ ngậm tiền mà dung túng cho ăn cướp vũ trang, cho buôn bán ma túy, hiếp dâm, giết người và các tội ác khác Theo quan niệm của các thầy thì làm thế là phá hoại chính những nền tảng tạo ra uy quyền của các thầy và vì lẽ dó mà không thể chấp nhận được. Dưới con mắt các thầy thì giết một đại úy cảnh sát là ngang với tội giết vua. Nhưng được biết rằng Mác Clôxki bị hạ cùng với một tên buôn lậu ma túy khét tiếng, mà người ta ngờ hắn có dính líu và một vụ mưu sát - đến lúc ấy thì máu trả thù bắt đầu nguội dần trong giới cảnh sát. Hơn nữa, nói gì thì nói cũng phải sống cái đã - còn phải trang trải nợ nần, còn phải có tiền cho chiếc xe mua trả góp, còn phải nuôi nấng bọn trẻ thành người... Thiếu đứt khoản phụ thu với tư cách là chân rết", các thầy phải xoay xở đến chóng mặt mới gọi là đủ vắt mũi đút miệng. Nào phạt vạ dân buôn thúng bán bưng để lấy tiền quà sáng, nào nã chút tiền còm của mấy tay ngông thích đỗ xe không đúng chỗ - nhưng cũng đâu có được là bao? Bí quá lắm, thấy còn phải mót tiền ngay trong bót ở bọn bị tạm giam vì tình nghi tình dục đồng giới, có hành động lăng nhục hay cưỡng dâm. Rốt cuộc đám quan chức cảnh sát to đầu đành xử nhũn. Họ cho phép các cánh làm ăn trở lại, nhưng với điều kiện phải chi nặng hơn. Dân mối lái lại lên danh sách "chân rết theo các khu vực, ghi tỉ mỉ tên các vị đại diện chính quyền địa phương và số lương các vị được lĩnh hàng tháng. Tình hình ít nhiều đã trở lại bình thường. ý đồ lấy các thám tử tư canh gác Ông Trùm Côrleône trong bệnh viện vào những lúc căng thẳng là của Ha ghen. Sau đó dĩ nhiên phải đưa bọn lính gác dữ dằn hơn nhiều của Texxiô đến thay. Nhưng Xônni vẫn chưa yên tâm. Vào giữa tháng hai, khi đã có thể di chuyển ông Trùm mà không có gì đáng ngại lắm, lập tức ông được xe cứu thương đưa về bản doanh Long Bích. Tòa biệt thự đã được chuẩn bị để đón ông - buồng ngủ biến thành buồng bệnh trang bị các dụng cụ y tế tối tân để đề phòng những trường hợp đột xuất. Các y tá được tuyển lựa kĩ càng thay phiên túc trực bên giường bệnh suốt ngày đêm, bác sĩ Kenơđi được trả một khoản tiền thật hậu để chuyển đến ở luôn trong cái viện điều dưỡng tại gia ấy với cương vị là bác sĩ thường trực, ít ra là trong thời gian các y tá chưa thể tự cáng đáng việc trông nom ông Trùm. Cái cư xá trong vành đai rừng biến thành pháo đài. người trong các biệt thự quanh đấy được don Côrleône đài thọ tiền về quê hương bản quán nghỉ ngơi. Nhà họ thì dành cho các tay súng của Xôni và Clemenxa ở. Phrêdô Côrleône được gửi sang Las Vegas tĩnh dưỡng cho lại hồn, đồng thời thăm dò luôn khả năng làm ăn của tổ hợp khách sạn và sòng bạc mới cất ở đó. Las Vegas thuộc vương quốc miền Tây, hiện đang đứng trung lập và ông Trùm của vương quốc đó nhận bảo đảm an toàn cho Phređô trên lãnh thổ của mình. Năm gia đình Niu York chẳng dại theo đuổi Phrêđô ở Las Vegas làm gì chỉ tổ mua thù chuốc oán. Ngay cả ở Niu York bọn này cũng đã có khối việc phải lo rồi. Bác sĩ Kenơđi cấm nói chuyện làm ăn trước mặt người bệnh. Tuy vậy tất cả đều bỏ ngoài tai lệnh cấm của ông ta. Ngay hôm đầu tiên về nhà, ông Trùm đã cho họp hội đồng quân sự và tối đó Xôni, Tôm Haghen, Pit Clemenxa và Texxiô tụ tập đông đủ trong phòng ông. Vì còn yếu mệt nên don Côrleône chưa nói được nhiều, nhưng ông muốn nghe tường tận mọi chuyện và lúc cần thì dùng đến quyền phủ quyết. Nghe tin Phrêđô được gửi đi Las Wgas làm quen với công việc sòng bạc, ông gật đầu hài lòng. Tin bọn đàn em tính sổ với Brunô Tattaglia khiến ông thở dài lắc đầu tỏ ý chê trách. Nhưng buồn nhất là tin Mai cơn bắn Xôlôdô và đại uý Mác Clôxki nên phải sang Xinxili ẩn trốn. Nghe đến đó, ông Trùm xua tay đuổi tất cả sang căn phòng trong góc đầy sách luật mà họp. Xôni Côrleône ngồi duỗi dài trong chiếc ghế bành rộng sau bàn viết. - Tốt nhất hẵng để ông già nghỉ ngơi vài tuần cho đến lúc nào bác sĩ cho phép cụ làm việc đã, - hắn ngừng một lát. - Phải đưa mọi việc vào qui củ trước khi cụ bình phục. Bọn cớm bật đèn xanh rồi, ta cũng phải mở máy thôi Thứ nhất là lấy lại món số đề ở Harlem. Mấy thằng đen lộng quá, đã đến lúc phải biết lễ phép rồi. Bọn này hễ bị bắt vở là chạy làng, đi thì đi cadillac mà tiền thì đánh bài chậy hoặc chỉ trả một nửa số người ta ăn. Tôi không muốn chủ nhà băng lên mặt trưởng giả, quần nọ áo kia lên xe xuống ngựa. Tôi không muốn chúng ăn bớt của người trúng số và cái bọn cò con đánh lẻ phải dẹp ngay chứ không chúng làm xấu mặt mình. Tôm, việc này phải bắt tay làm luôn mới được. Anh em cho các chiến hữu biết là đường đã thông, mọi cái rồi sẽ đâu vào đấy thôi Haghen đáp: Bọn ở Harlem nhiều đứa cũng lì lắm. Bây giờ bọn nó dã ăn quen mồm rồi, đời nào chịu xuống làm thằng huyện đề hay biên đề vớ vẩn? Xôuni nhún vai: - Thằng nào anh cứ đưa tên cho Clemenxa là xong. Dạy bảo chúng là việc của Clemenxa cơ mà. Clemenxa gật: - Để đấy tôi lo, chuyện vặt ấy mà. Nhưng vấn đề Texxiô đưa ra mới là đau đầu nhất: mình bắt tay làm ăn lại là bọn Ngũ Đại Gia sẽ phá liền. Chúng nó sẽ trấn các "chủ nhà băng của mình ở halem, các chủ bao thầu đánh cá ở Ixt Xai cho xem. chưa biết chừng chúng nó còn chơi cả cánh thợ may của mình nữa đấy. Chơi bọn này tha hồ mà mệt: Nhưng có khi bọn nó không dám chơi đâu, - Xônni nói. - Chúng phải hiểu rằng mình cũng biết ăn miếng trả miếng chứ. Tôi sẽ đem chuyện đàm phán hoà bình ra nhử, chịu đền bù ít nhiều ạng thằng Brunô may ra cũng ăn tiền. Nghe vậy, Haghen bèn phân tích: Giả sử chúng không chịu đàm phán hòa bình thì sao? Mấy tháng nay cánh nào cũng thua thiệt nặng và cả bọn đổ hết lỗi ình. một phần cũng đúng. Tôi nghĩ mục đích của chúng rốt cuộc vẫn là buộc mình chịu làm ăn trong ngành ma túy, nhờ đến những chỗ quen biết của mình trong bộ máy chính quyền. Nói cách khác là thực hiện kế hoạch của Xôlôdô mà không có Xôlôdô. Nhưng trước hết bọn nó phải quần ình ra bã cái đã Sau đó thế nào mình cũng phải răm rắp nghe theo chúng trong vụ ma túy này. Xônni gạt phắt di: - Ma túy là miễn. ông già bảo không là không, lúc nào cụ đổi ý hẵng hay. Haghen giảng giải: Thế thì mình vấp về chiến thuật dấy. Tiền của mình là tiền hở - đánh cá, số dề bị đánh là gay go ngay. Nhà Tattaglia thì ăn theo bọn điếm, kể cả loại điếm đến tận nhà. Thêm vào đó nó kiểm soát các nghiệp đoàn phu khuân vác bến tàu. Mình phá chúng nó thế nào được? Các cánh khác cũng ăn tiền ít nhiều trong nghề sòng bạc, nhưng chủ yếu là ăn về bao thầu xây cất, cho vay lãi, đàn áp nghiệp đoàn, đấu thầu với Nhà nước. Nghĩa là bọn chúng dùng sức, dùng răn đe mà tống tiền là chính. Mà dĩ nhiên là không làm ngay giữa đường rồi. Hộp đêm của Tattaglia có tiếng quá, đụng vào là rùm beng lên ngay. Còn về chuyện thần thế này nọ thì chừng nào ông Trùm còn nằm đó, mình cũng chẳng hơn gì bọn kia đâu. Cho nên vấn đề của mình cũng nan giải ra phết đấy. - Chuyện này để tôi lo, - Xônni nói. - Phần anh cứ lo việc thương thuyết và làm những cái tôi vừa nói đi. mình cứ làm tới xem chúng nó phản ứng thế nào, lúc ấy sẽ tính. Quân của Clemenxa và Texxiô đủ chơi rồi súng chọi súng, dù mình có một chọi năm cũng chơi hết. Cùng lắm thì mình rải ổ chứ quái gì. Dẹp bọn cò con đánh lẻ, tức là bọn da đen ăn tranh kia, quả thật không khó. Chỉ cẩn ới cánh sát một tiếng là xong ngay. Bon cớm ra tay hăng lắm, - chả là dẹp bọn da đen mà. Dạo này bọn này còn bị kì thị nặng đến nỗi vác tiền đi lo đều gạt phắt không thèm nói giá. Vả lại về chuyện Harlem thì chẳng ai thấy vướng mắc cả - mọi việc sẽ thu xếp nhanh thôi, chắc chắn là thế. Năm cánh đối địch ra đòn từ hướng ít ngờ đến nhất.một lãnh tụ có tiếng của nghiệp đoàn thợ may làm việc cho nhà Côrleône bị hạ sát. Sau đó đến bọn ăn lãi phần trăm ở bến tàu phải bán xới, đám bao đánh cá thể thao nhà Côrleône cũng bị cắt đường lui tới mạn này. Các nghiệp đoàn bến tàu phản thùng chạy sang phe Ngũ Đại Gia. Khắp thành phố bọn bao đề đánh cá của Côrleône bị bắt ép đổi chủ. Một "chủ nhà băng ' lớn nhất, chiến hữu và đồng minh của gia dình Côrleône chết thảm ở Harlem. Không còn cách nào khác, Xôni ra lệnh cho các caporegime rải ổ gấp. Hai căn nhà trong phố được lập làm căn cứ, đệm nằm, tủ lạnh đựng thực phẩm, súng ống dạn dược được khuân đến. Mỗi caporegime nắm một căn cứ. Bọn cận vệ được phái đi hộ tống các chủ sòng đánh cá. Nhưng đám "chủ nhà băng ở Harlem chạy sang phe địch vẫn chưa hỏi tội được. Tiền bạc hao hụt tợn, nguồn thu vào chẳng đáng là bao. Ròng rã như vậy suốt mấy tháng trời, và thêm một số điều khác đã trở nên rõ ràng. Trước hết cánh Côrleône đã không biết lượng sức. Điều đó đã xảy ra bởi một loạt nguyên nhân. Trong khi ông Trùm chưa bình phục và chưa thể nắm lấy dây cương thì thế lực chính trị của gia đình suy sút nghiêm trọng. Ngoài ra, luôn mười năm an nhàn đã ảnh hưởng có hại đến bản lĩnh của cả hai caporegimes. Clemenxa vẫn là tay súng vô địch, một đốc binh cừ khôi nhưng kém máu xông xáo thời trẻ, cầm quân mà thiếu cái đó thì vứt? Texxiô càng có tuổi càng đuối, không còn sắt đá trơ trơ như xưa nữa. Tôm Ha ghen giỏi giang có thừa nhưng không hợp với vai trò consigliori thời chiến. Chỗ yếu căn bản là y không phải dân Xixili. Vừa chuyển sang tình trạng chiến tranh là những chỗ yếu đó bộc lộ liền, song Xônni thừa hiểu rằng hắn không làm gì dược. Hắn không phải ông Trùm, mà chỉ có ông Trùm mới đủ quyền thay thế các caporegimes và consigliori. Chưa kể nguyên chuyện thay ngựa giữa dòng chỉ càng làm tình hình xấu thêm, đẩy người ta đến chỗ tạo phản. Thoạt đầu Xônni định cầm cự đợi ông Trùm bình phục đứng ra chủ trì, nhưng việc bọn "chủ nhà băng trở cờ và bọn chủ thầu đánh cá bị khủng bố đã khiến địa vị của cánh trở nên bấp bênh. Và thế là hắn quyết định trả đũa. Nhưng đã đánh là phải đánh trúng tim địch thủ. Mà đúng hơn là phải đánh dập đầu, cùng một lúc diệt hết bọn chóp bu của cả năm nhà. Chuẩn bị cho chiến dịch đại qui mô đã nghiền ngẫm kĩ, Xôni cho bám thật chắc từng đứa bằng một mạng lưới tinh vi. ác nỗi chưa đầy một tuần cả đám đầu sỏ đối phương lần lượt lặn hết, chẳng biết đâu mà tìm. Cuộc chiến giữa Ngũ Đại Gia và đế quốc Côrleône rơi vào ngõ cụt.