Sau khi tốt nghiệp Đại học tổng hợp, Kêi Adamx về dạy ở ngay trường trung học của thị trấn Niu Hempsiơ. Trong suốt nữa năm đầu sau ngày Maicơn bỗng nhiên biệt tích, tuần nào cô cũng gọi điện tới bà mẹ của anh ở Long Bich để hỏi thăm tin tức. Lần nào bà Corleône cũng trả lời hết sức thân mật, và lần nào cũng kết thúc cuộc nói chuyện điện thoại bằng một câu :
-Cháu là một cô gái tốt, rất tốt. Cháu hãy quên thằng Maicơn đi và kiếm lấy một người chồng xứng đáng.
Kêi không giận bà vì những lời khuyên thẳng thắn đó, cô hiểu rằng mẹ Maicơn chỉ muốn điều tốt cho cô mà thôi.
Đến khi nghỉ hè, cô quyết định xuống Niu York để mua sắm một ít quần áo, thăm mấy cô bạn gái cùng học ở trường đại học trước đây. Tiện thể cũng muốn tìm chỗ làm kha khá ở Niu York. Đã gần hai năm nay, cô sống cô đơn như một bà giáo già, ngoài giờ lên lớp ra là nằm nhà đọc sách, không giao thiệp chơi bời với ai. Thời gian gần đây, dù không còn liên lạc với Long Bich nữa, cô vẫn sống tách biệt như vậy. Nhưng Kêi biết rằng mình không thể kéo dài cuộc đời theo cách đó được. Cô đã trở nên cáu kỉnh, rầu rĩ, nhưng Kêi vẫn tin rằng Maicơn sẽ viết thư hoặc nhắn tin cho cô bằng cách nào đó. Anh không thể bạc bẽo, coi thường cô đến như vậy được.
Lần này Kêi đi theo chuyến tàu sớm, và gần ba giờ trưa, cô đã ở trong buồng khách sạn của mình. Các bạn gái của cô đều đã đi làm và Kêi không muốn quấy quá họ, dự định để đến tối sẽ gọi điện tới. Sau quãng đường dài mệt mỏi, cô không muốn đến các của hiệu ngay để may sắm. Mà ngồi một mình trong phòng cũng buồn - đầu óc lại chìm vào những kỷ niệm về những ngày xưa, kh cô cùng Maicơn thỉnh thoảng đi thuê một phòng ở khách sạn nào đó để sống riêng với nhau vài ba ngày. Có lẻ chính những kỷ niệm đó càng làm Kêi thấy lẻ loi và đã thôi thúc cô quay số điện thoại gọi về Long Bich. Đã lâu lắm rồi cô không liên lạc với gia đình Maicơn.
Từ đầu dây đằng kia, một giọng lơ lớ của người Ý hỏi ai gọi. Bất chợt cảm thấy lúng túng, Kêi phải cố lấy giọng bình tỉnh đáp :
-Cháu là Kêi Adamx đây ạ, thưa bác Corleône, bác còn nhớ cháu chứ ạ ?
- Nhớ chứ, nhớ chứ - bà Corleône đáp – Sao lâu nay không thấy cháu gọi điện cho bác ? Cháu lấy chồng rồi à ?
- Ồ, không ạ, Kêi nói _ Tại cháu bận quá – cô ngạc nhiên thấy bà Corleône có vẻ phật ý vì cô không gọi điện nữa - Bác có tin gì về anh Maicơn không ạ ? Anh ấy hiện này ra sao ?
Ống nghe im lặng một lúc, rồi Kêi nghe vang lên giọng nói rõ ràng, tự tin của bà Corleône :
-Maicơn đang ở nhà đây. Nó không gọi điện cho cháu à ? Cháu chưa gặp nó sao ?
Ngực Kêi như có một cái gì đó đau nhói, những giọt nước mắt tủi nhục bất chợt trào lên cổ. Cô hỏi bằng giọng lạc hẳn đi :
- Thế anh ấy về đã lâu chưa ạ ?
- Nữa năm nay
- Thì ra thế, - Kêi thốt lên – Cháu hiểu rồi.
-
Đúng vậy, cô đã hiểu ra tất cả. Cô nóng rực người lên vì xấu hổ khi nghĩ rằng bà mẹ Maicơn thấy cô chẳng là cái gì đối với con trai của bà cả. Về đã nữa năm nay mà anh ta đâu có thèm cho cô biết. Rồi sự xấu hổ được thay bằng một nỗi tức giận. Giận Maicơn, giận bà Corleône, giận tất cả mọi người, nhất là những gã đàn ông người Ý, họ chẳng biết lấy một tí lịch sự tối thiểu nào. Chẳng lẻ không yêu nhau thì giữa hai người chẳng còn gì cả nữa sao, thậm chí là một tình bạn chân thành ? Chẳng lẻ Maicơn không biết rằng như một người bạn, cô vẫn quan tâm đến số phận của anh, kể cả khi anh không còn ăn nằm với cô , không muốn cưới cô làm vợ nữa ? Chẳng lẻ anh nghĩ cô cũng như đám con gái người Ý hễ bị lừa gạt, phản bội là vội tự sát hoặc phát điên lên sao ?
Kêi cố nói bằng một giọng bình thản :
- Cháu hiểu rồi. Cảm ơn bác nhiều. Cháu rất vui là Maicơn đã về và mọi chuyện của anh ấy đều ổn thoả. Cháu chỉ muốn biết có vậy thôi. Từ nay cháu sẽ không gọi điện thoại phiền bác nữa.
-
Bà Corleône hối hả, có vẻ như không nghe những lời của Kêi, nói :
- Nếu cháu muốn gặp Maicơn, cháu đến ngay đi. Chắc nó sẽ phải bất ngờ lắm đấy. Cháu gọi taxi mà đi, bác sẽ báo bọn gác cổng thanh toán cho. Cháu nói với tài xế là trả gấp đôi, nếu không họ chẳng chịu đi xa đến tận Long Bich này đâu.
- Cháu không đến được bác ạ, - Kêi lạnh nhạt đáp - Nếu như Maicơn muốn gặp cháu, anh ấy đã phải gọi điện cho cháu từ lâu rồi. Rõ ràng là anh ấy không muốn nối lại quan hệ với cháu.
Giọng bà Côrleône lại càng hối hả thêm :
- Cháu là một cô gái dễ thương, có đôi chân thật xinh đẹp, nhưng lại chẳng thông minh chút nào, - bà cười hì hì trêu cợt Cháu đến đây là để chơi với bác chứ đâu phải với thằng Maicơn ? Bác có chuyện muốn nói với cháu. Cháu gọi taxi và đến đây nhanh lên. Nhớ đừng trả tiền xe. Bác đợi cháu đấy .
Dứt lời, bà Côrleône cúp máy. Tất nhiên Kêi có thể gọi lại, nói rằng cô không thể đi được. Nhưng thực sự Kêi cũng thấy mình cần gặp Maicơn, nói với nhau vài lời – dù đó chỉ là câu chuyện xã giao như giữa những người quen cũ. Một khi anh đã về nhà, không phải trốn tránh nữa, thì nghĩa là cái chuyện khủng khiếp kia đã được thu xếp ổn thoả, anh đã trở lại với cuộc sống bình thường như mọi người. Kêi hấp tấp nhảy ra khỏi giường , sửa soạn cho buổi gặp mặt . Cô trang điểm mặt mũi thật kỹ lưỡng, chọn đi chọn lại màu áo, soi gương một lúc lâu trước khi ra khỏi phòng . Cô nghĩ không biết người ngợm mình dạo này so với trước đây thể nào, hấp dẫn hơn hay xấu xí đi. Có vẻ như phổng phao tròn trịa ra và nhiều nữ tính hơn. Hợp gu đàn ông Ý là cái chắc. Nhưng Maicơn lại thích kiểu người thanh mảnh kia. Mà thật ra điều đó đâu có ý nghĩa gì, một khi về nhà đã sáu tháng ròng mà anh chẳng thèm gọi điện cho cô.
Ra đến đường, Kêi vẫy một chiếc taxi, nhưng quả nhiên như lời bà Côrleône nói ,tay tài xế không chịu đi Long Bich. Kêi hứa sẽ trả gấp đôi tiền. Phải một giờ sau xe mới đến Long Bich. Cô nhìn quanh và ngạc nhiên trước những thay đổi diễn ra nơi đây. Một hàng rào gang bao quanh khu cư xá của gia đình Côrleône, những cánh cổng sắt lớn chặn ngang lối vào. Một gã đàn ông mặc áo vét trắng và sơ mi đỏ đã đứng chờ sẵn, thò đầu qua cửa xe nhìn đồng hồ tính tiền, đếm mấy tờ giấy bạc trao cho tài xế taxi. Đợi anh ta hoan hỉ nhận tiền xong, Kêi mới bước xuống xe, đi qua cổng vào khu cư xá.
Bà Côrleône thân ra mở cửa, ôm hôn cô thật âu yếm, khiến Kêi phải ngạc nhiên. Rồi chăm chú ngắm cô từ đầu đến chân, bà thốt lên :
- Cháu xinh quá. Mấy thằng con của bác đúng là một lũ ngốc.
Bà nắm tay kéo Kêi vào nhà, và lại như những lần trước đây, dẫn cô xuống phòng bếp, nơi trên bàn đã bày sẵn thức ăn và ấm cà phê đang sôi trên bếp lò .
- Cháu ngồi xuống đi, Maicơn sắp về đấy. Chắc nó phải ngạc nhiên lắm.
Cô nhìn thấy anh qua ô cửa sổ phòng bếp. Một chiếc xe dừng lại trước nhà , hai người đàn ông từ trên xe bước xuống, và tiếp đó là Maicơn . Anh đứng lại nói một câu gì đấy với một trong hai người đàn ông . Phần bên trái của mặt anh hướng về ô cửa sổ của phòng bếp , phía dưới má hõm vào một vết sâu trông như mặt con búp bê nhựa bị một đứa bé nghịch ngợm dẫm lên . Và thật lạ lùng, Kêi không thấy điều đó làm mặt anh xấu đi, nhưng chẳng hiểu sao, những giọt nước mắt của cô lại ứa ra . Cô trông thấy anh đứng áp chiếc khăn tay trắng bong lên mũi một lúc rồi quay lưng vào nhà. Kêi nghe tiếng cửa ngoài mở, tiếng bước chân của Maicơn vang lên trong hành lang dẫn vào bếp . Anh bước vào và nhìn thấy cô . Trong mấy giây đầu tiên , anh đứng hoàn toàn bất động , rồi một bên mép anh nụ cười thóng hiện - vết lõm nơi má trái không cho phép anh cười rộng miệng. Và Kêi, đã hàng trăm lần thầm nhắc đi nhắc lại với mình những lời lãnh đạm : “À! chào anh, thế nào, khoẻ chứ ?”. Nhưng vừa thấy Maicơn cô đã nhảy chồm dậy khỏi ghế ôm lấy cổ anh, giấu khuôn mặt ướt đẩm nước mắt vào ngực anh. Anh hôn lên má cô, đợi cho cô bình tĩnh lại rồi ôm lấy vai cô, dẫn cô ra xe. Anh khoát tay đuổi gã vệ sĩ không cho đi theo . Họ ngồi vào xe, anh lái ra cổng . Kêi ngồi bên cạnh anh, rút khăn mùi xoa ra lau sạch bộ mặt phấn son lem luốc.
-Em không muốn thế, tự nhiên nước mắt cứ chảy ra thôi, - cô nói, - Có ai bảo cho em biết anh bị chúng làm cho tàn tật đến mức này đâu .
Maicơn bật cười lớn, đưa tay sờ vết lõm :
- Em nói cái này ấy à ? Chỉ vặt vảnh thôi mà . Giờ đã về ở nhà rồi thì có lẻ anh cũng cần phải đại tu lại bộ mặt của mình…Anh đã không thể viết thư cho em….Anh không thể làm gì được. Trước nhất em phải hiểu cho anh điều đó.
- Em hiểu.
Xe chạy hướng Niu York. Hai người im lặng một lúc, rồi Maicơn hỏi :
- Em đã tốt nghiệp rồi chứ ?
- Rồi, bây giờ em dạy ở quê. Thế người ta đã tìm ra ai là kẻ giết chết tay đại uý cảnh sát rồi phải không anh ? Có phải vì thế anh mới được về nhà không ?
Maicơn im lặng một lúc rồi đáp :
- Phải, tìm ra rồi. Chẳng lẻ em không đọc báo à ? Tất cả các tờ báo Niu York đều đăng tin.
Nghĩa là Maicơn không phải là kẻ giết người ! Mặt Kêi vui mừng rạng rỡ lên :
- Nếu có đọc thì em đã gọi điện thoại ẹ anh từ lâu rồi…- Cô chợt bối rối –
Kể ra nghe thật kỳ, nhưng sau mấy lần nói chuyện với mẹ anh, em đã gần như tin rằng chính anh đã làm việc đó thật . Mà vừa đây thôi, lúc uống cà phê, cụ còn bảo cái anh chàng tự thú tội là điên .
Maicơn nói :
- Có thể lúc đầu mẹ anh cũng tin như thế.
- Sao ? Mẹ đẻ ra anh mà cũng nghĩ như vậy sao ?
Maicơn cười khẩy :
- Mấy bà có khác gì đám cớm. Bao giờ cũng tin vào những khả năng xấu nhất.
Đến đường Manbơri ở Niu York, Maicơn cho xe vào gara. Lão chủ gara chào hỏi anh như một người quen. Maicơn dẫn cô đi vòng ra góc phố, dùng chìa khoá riêng mở cánh cửa chính của một ngôi nhà trước đây rất bề thế, nhưng giờ đã tàn tạ nằm giữa một dãy nhà cũng hoang phế như thế. Nhưng bên trong nhà lại sạch sẽ và sang trọng đến đáng kinh ngạc - đồ đạc toàn loại chiến (de luxe), phải là người có bạc triệu mới sắm nổi. Maicơn dẫn Kêi đi theo cầu thang lên gác, vào một phòng khách sáng sủa rộng mênh mông, liền bên cạnh là giàn bếp lớn. Một cánh cửa khác được đóng kính, có lẻ là buồng ngủ. Trong góc phòng khách là một tủ rượu lớn. Maicơn lấy xuống mấy chai, pha ỗi người một ly rượu. Họ ngồi im lặng lúc lâu trên đi văng . Rồi Maicơn hất đầu về phía cánh cửa đóng kín, nói :
- Thế nào, ta vào chứ ?
Kêi mỉm cười, uống một ngụm rượu lớn, đáp :
- Thì vào.
Với Kêi, thất cả vẫn hệt như trước đây, chẳng có gì thay đổi. Chỉ có Maicơn là thô bạo hơn, nhập cuộc thẳng ngay chớ không dè dặt, dịu dàng như trước đây. Có vẻ như anh sợ mất cô - Kêi không muốn lý giải chuyện đó. Rồi sẽ qua đi thôi. Đàn ông thường nhạy cảm hơn trong những trường hợp kiểu này mà, kể cũng kỳ - Kêi nghĩ. Đã hai năm trôi qua, nhưng cô vẫn cảm thấy không có gì tự nhiên hơn là việc cùng nằm và ân ái với Maicơn trên giường. Hệt như họ chưa hề xa nhau lấy một ngày nào.
- Lẻ ra anh nên viết thư cho em, nên tin em mới phải, - cô nép sát mình vào người Maicơn hơn, nói – Em thừa sức thực hiện luật omerta ở cái đất Hoa kỳ này. Anh biết không, dân Yanki cũng biết im lặng chứ.
Maicơn cười khẻ trong bóng tối :
- Nhưng anh ….đâu có ngờ là em sẽ chờ anh. Anh đâu biết là em vẫn chờ anh sau chuyện đã xảy ra .
Kêi nói :
- Không một phút nào em tin là anh đã giết chết hai người ấy. Chỉ đôi lúc sau những lần nói chuyện với mẹ anh, em mới cảm thấy nghi ngờ . Nhưng thật trong lòng em vẫn không tin . Em đã biết anh quá rõ mà.
Cô nghe tiếng anh thở dài :
- Không quan trọng là ai đã giết họ, anh hay không phải anh. Em cần phải hiểu điều đó.
Kêi hơi sửng sốt trước giọng nói lạnh lùng của Maicơn. Cô hỏi :
- Thế thì anh cứ nói thẳng ra với em đi – có phải là anh hay không phải ?
Maicơn ngồi dậy trên giường, dựa lưng vào gối, bật diêm, châm lửa hút :
- Nếu anh hỏi cưới em, thì trước hết anh phải trả lời câu hỏi của em đã, phải không ?
Kêi nói nhanh :
- Em thì sao cũng được, em yêu anh, và việc đó không có nghĩa gì hết . Đừng sợ em đi báo cảnh sát. Đúng thế không nào ? Có đúng anh là găngxtơ không ? Hỏi thế thôi chứ em cũng chẳng cần biết. Cái em muốn biết là hình như anh không yêu em. Thậm chí anh không gọi điện cho em khi anh đã trở về nhà.
Maicơn ngồi rít thuốc. Một tia lửa nhỏ bỗng bắn vào tấm lưng trần của Kêi làm cô cong người lại xuýt xoa. Nhưng cô vẫn đùa :
- Sao, anh định tra tấn em đấy à ?
Nhưng Maicơn không cười, anh nói bằng giọng hơi bối rối :
- Em biết không … khi về gặp lại những người thân, bố, mẹ, Cônni, Tôm - anh chẳng cảm thấy một sự vu mừng đặc biệt . Tất nhiên là dễ chịu khi được trở về nhà, nhưng nói thẳng ra điều đó không làm anh xúc động mạnh. Thế nhưng hôm nay khi nhìn thấy em trong phòng bếp, anh đã vui mừng thật sự. Em cho như thế có phải là tình yêu không ?
- Với em thế cũng là quá đủ.
Và hai người lại yêu nhau. Lần này Maicơn tỏ ra dè dặt, dịu dàng hơn. Rồi anh ra phòng khách pha rượu, bưng vào và ngồi xuống chiếc ghế đặt cạnh giường. Maicơn hỏi, giọng nghiêm túc :
- Bây giờ ta nói chuyện đứng đắn. Em nghĩ sao nếu anh hỏi em làm vợ ?
Kêi cười, vẫy tay gọi anh lại gần. Anh cũng cười lại :
- Không, anh nói nghiêm túc đấy. Em đồng ý lấy anh nhé. Về những chuyện đã xảy ra, anh không thể nói với em biết điều gì hết. Bây giờ anh đang giúp việc ông già nhà anh . Người ta đang chuẩn bị cho anh nối nghiệp bố - gia đình anh, như em biết đấy, làm nghề nhập khẩu dầu ôliu. Nhưng gia đình anh, ông già nhà anh có nhiều kẻ thù. Nếu lấy anh, em có thể chịu goá chồng khi còn đang rất trẻ . Và còn một điều nữa . Tối tối anh sẽ không bàn luận, nói với em những gì thuộc về công việc của anh đâu. Em sẽ là vợ anh nhưng không phải là bạn của anh, như người ta thường nói. Em không thể sẽ là bạn với nghĩa bình đẳng với anh được.
Kêi ngồi nhỏm dậy, với tay bật chiếc đèn đầu giường, châm một điếu thuốc. Dựa người vào gối, cô hỏi bằng giọng thản nhiên :
- Nói một cách khác, anh muốn bảo với em rằng anh là găngxtơ chứ gì ? Rằng anh phải lo những vụ bắn giết nhau và em đừng hỏi những việc anh làm, đừng nghĩ đến nữa phải không ? Anh bảo là nói chuyện đứng đắn, thì em hỏi anh : nếu chúng mình lấy nhau, thì cuộc đời em sẽ như thế nào ? Con cái, nhà cửa, bếp núc - tất cả chỉ có vậy thôi sao ? Thế nếu như có chuyện gì xảy ra ? Những chuyện đó có thể kết thúc bằng nhà tù lắm …
- Không, - Maicơn đáp. - Chết thì có thể chứ nhà tù thì không.
Nghe vậy Kêi bật cười, vừa tự hào vừa thích thú.
- Nhưng làm sao anh nói chắc chắn thế ? – Cô hỏi .
Maicơn thở dài :
- Những chuyện đó anh không thể nói được. Anh không muốn nói cho em biết.
Kêi im lặng một lúc lâu.
- Nhưng sau bao nhiêu tháng trời không gọi điện cho em , tại sao giờ bỗng dưng anh lại muốn lấy em. Ngủ với em thích lắm à ?
- Đúng vậy, - anh đáp . - Nhưng anh lấy em không phải vì thế. Anh chưa muốn trả lời em ngay bây giờ. Chúng mình sẽ còn tìm hiểu nhau thêm. Em có thể nói chuyện với ba mẹ em. Nghe nói ông cụ sắt đá lắm mà. Em thử hỏi cụ xem.
- Nhưng anh chưa trả lời vì sao anh muốn lấy em.
- Thôi được, - Maicơn nói, - Anh sẽ trả lời em một lần này. Em là người duy nhất mà anh yêu quí, gắn bó. Còn anh không gọi điện cho em là vì, như anh đã nói lúc nãy, anh không thể ngờ rằng sau những chuyện xảy ra, em vẫn còn yêu anh. Phải, anh đã có thể tìm em, hỏi thăm về em, nhưng anh không muốn. Anh sẽ nói cho em biết một vài điều, nhưng với điều kiện là em không được nói lại với bất cứ một ai khác, kể cả ông già em. Sau năm năm nữa, nếu như mọi chuyện tiến triển bình thường, gia đình Côrleône sẽ ra làm ăn công khai hoàn toàn, không dinh vào những vụ mang tính chất bất hợp pháp nữa. Để làm được việc đó, cần phải thu xếp một vài chuyện khá nguy hiểm – chính lúc đó em có khả năng trở thành một bà goá trẻ tuổi. Còn tại sao anh lại muốn cưới em ư ? Tại vì anh cần em. Và vì anh muốn có gia đình, con cái, đã đến lúc rồi. Nhưng anh muốn các con anh không phải chịu ảnh hưởng của anh như anh đã phải chịu ảnh hưởng của bố anh.
Anh phải nói ngay để em biết là bố anh không hề muốn anh chịu ảnh hưởng của mình, không muốn anh dính dáng gì đến việc nhà. Ông muốn cho anh ăn học nên người, thành một bác sĩ hay giáo sư gì đó. Nhưng một tình huống đặc biệt đã buộc anh phải hành động để cứu giúp gia đình. Anh phải làm điều đó vì lòng thương yêu và kính phục đối với bố anh. Theo anh, ông cụ là một người chồng tốt, một người cha hiền, một người bạn quý. Ông bao giờ cũng sẵn sàng giúp đỡ những ai không gặp may. Tất nhiên, cuộc đời của ông còn có những khía cạnh khác, nhưng là con, anh không có quyền hỏi đến, biết đến.
Anh không muốn các con anh phải lập lại hoàn cảnh của anh. Anh muốn chúng chịu ảnh hưởng của em, được em nuôi dạy, chăm sóc. Anh muốn chúng lớn lên thành người Mỹ chân chính, làm ăn đàng hoàng, không có lừa đảo. Biết đâu chính chúng…hay con cháu chúng lại sẽ lập thân bằng con đường chính trị, trở thành tổng thống ? Biết đâu đấy . Dạo ở Đartmuth học lịch sử chúng mình chẳng biết mấy ông tổng thống có cha hay ông mà không bị treo cổ đấy là gì. Nhưng anh chỉ muốn các con mình thành bác sĩ, giáo viên hay nhạc công. Anh sẽ bắt chúng tránh thật xa cái nghề của gia đình anh hiện nay. Vả lại, khi chúng lớn lên thì anh cũng đã giải nghệ rồi. Lúc đó anh và em sẽ về ở một nơi nào đó giữa lòng thiên nhiên, sẽ tham gia một câu lạc bộ địa phương – như thế cũng là sống chứ ? Giản dị và an nhàn. Một viễn cảnh như vậy em thấy thế nào ?
- Tuyệt vời- Kêi lắc đầu - Nhưng em chỉ không hiểu một điều, là anh lấy em để làm gì một khi không thể kể cho vợ nghe về cái điều quan trọng nhất của cuộc đời mình ? Làm sao anh có thể chung sống với một người đàn bà mà anh không tin ? Bố anh rất tin mẹ anh, em biết điều đó.
- Đúng thế, - Maicơn nói, - Nhưng tin chưa có nghĩa là kể hết mọi chuyện. Mà ông tin là phải. Đâu chỉ vì tình vợ chồng. Mà còn là lòng biết ơn nữa. Còn cả bốn đứa con vào cái thời chưa chắc gì đã nuôi nổi. Đã bao nhiêu lần bà chăm sóc bảo vệ ông trong những ngày đen tối. Bốn chục năm thuỷ chung với chồng. Em hãy làm được như mẹ anh đi, rồi anh sẽ nói cho em biết những chuyện mà chắc chắn là em sẽ không muốn nghe chút nào.
- Thế chúng mình sẽ cùng sống chung với bố mẹ à ?
Maicơn gật đầu :
- Chuyện đó không sao. Chúng mình sẽ có nhà riêng, một cuộc sống riêng. Bố mẹ anh không thích can thiệp vào chuyện của con cái. Nhưng cho đến khi mọi chuyện lắng xuống hẳn, anh cần phải sống trong cư xá của gia đình.
- Vì sống ở ngoài thì nguy hiểm chứ gì ? – Kêi nói.
Lần đầu tiên kể từ khi quen anh, cô cảm thấy trên người mình hơi thở giá băng của cơn giận Maicơn. Anh không biểu lộ nó ra ngoài bằng cử chỉ hay lời nói, mà từ người anh toát ra một sự lạnh lùng câm lặng phảng phất màu chết chóc, đến nỗi Kêi có cảm tưởng giá cô được quyền quyết định thì chưa chắc cô đã dám lấy anh. Maicơn nói :
- Em có những suy nghĩ không đúng về bố anh và về gia đình Côrleône. Em đã nhét vào đầu mình đủ thứ vớ vẩn từ chó má trong mấy cuốn phim và mấy tờ báo. Anh sẽ giải thích cho em lần cuối cùng – em hãy nhớ là lần cuối cùng đấy nhé ! Bố anh là một người làm ăn tháo vát, muốn kiếm đủ tiền để bảo đảm cuộc sống cho vợ con mình. Và giúp đỡ những người mà vào lúc khó khăn ông có thể phải cần đến. Ông sống không theo các luật lệ thông thường, vì các luật lệ của cái xã hội mà ta đang sống là không chấp nhận được đối với một con người mạnh mẽ, xuất chúng tầm cỡ như ông. Em phải hiểu rằng ông ình chẳng thua kém gì những kẻ làm lớn , từ Thống đốc đến Tổng thống, hoặc Thủ tướng, hay luật lệ do kẻ khác định ra – các luật lệ sẽ mang đến thất bại cho ông trong mỗi bước đi. Tuy nhiên, mục đích cuối cùng của ông vẫn là hoà nhập vào các xã hội đó, nhưng phải với một sức mạnh cần thiết. Vì một kẻ yếu đuối bất lực thì đâu có được xã hội bảo vệ. Còn bây giờ ông sống theo những luật lệ riêng, tuân theo những nguyên tắc riêng về đạo đức, và ông đặt chúng cao hơn những nguyên tắc được pháp luật của xã hội quy định.
Sửng sốt, Kêi cố nhìn rõ khuôn mặt anh :
- Nhưng như thế thì man rợ quá ! Nếu như mọi người đều suy nghĩ như vậy thì sẽ ra sao ? Xã hội sẽ sụp đổ tan hoang và chúng ta sẽ quay về với thời kỳ ăn hang ở hốc. Maicơn, bản thân anh cũng không tin vào điều đó phải không ?
Maicơn cười khẩy :
- Đấy là anh trình bày các quan điểm của ông già nhà anh… Nhưng em nên nhớ rằng, dù có làm cái gì đi chăng nữa thì bố anh cũng phải là người vô trách nhiệm…ít nhất cũng không vô trách nhiệm ở trong cái “vương quốc” mà ông tạo lập nên với các luật lệ của mình. Ông không phải là loại tướng cướp bao giờ cũng lăm le bắn giết…như em vẫn tưởng lầm đâu. Ông là người thật sự có trách nhiệm, theo cách riêng của ông.
- Nhưng anh tin vào cái gì ? – Kêi hỏi khẻ .
Maicơn nhún vai :
- Anh tin ở em, anh tin ở gia đình của chúng mình sau này. Anh cũng không trông chờ vào xã hội sẽ bảo vệ chúng ta, không có ý định trao gửi số phận của mình vào tay những kẻ chỉ có một tài năng duy nhất là bằng mọi cách cố thu được thật nhiều lá phiếu trong các cuộc bầu cử. Ít ra thì tình hình hiện nay đúng là như thế. Nhưng thời đại của những người như bố anh đã qua rồi. Không thể hành động theo các phương sách của ông già được nũa, điều đó sẽ phải trả bằng những giá quá đắt. Muốn hay không muốn, gia đình nhà Côrleône sẽ buộc lòng phải chấp nhận xã hội và hoà nhập vào đó. Nhưng như anh đã nói, hoà nhập vào với một sức mạnh hùng hậu của bản thân, nói khác đi, nghĩa là phải có nhiều tiền và các thứ tài sản có giá trị khác. Anh muốn bảo đảm cho các con mình thật chắc chắn cho đến khi chúng chịu chung số phận như mọi người của xã hội .
- Nhưng chính anh đã tự nguyện đi chiến đấu để bảo vệ đất nước này, anh là cựu chiến binh, là anh hùng kia mà ? – Kêi ngạc nhiên – Làm sao anh lại thay đổi hẳn đi như vậy ?
- Mà có thể anh cũng như những đứa con của cái xứ sở này, thực chất là những kẻ bảo thủ, bám chằng chằng và các truyền thống cũ. Anh cho tự mình bảo vệ lấy mình là tốt nhất. Các chính phủ, nếu nhìn và ngẫm cho kỹ, có chăm lo cho dân được là bao nhiêu! Nhưng hiện nay vấn đề không phải ở đó. Hiện nay anh chỉcó thể nói một điều : anh phải giúp đỡ ông già nhà anh, phải đứng về phía ông. Còn em có đứng về phía anh không – đó là do em quyết định.- Anh cười, - Lấy chồng là khổ vậy đó.
Kêi vỗ vỗ tay xuống mặt nệm :
- Lấy chồng thì chưa biết thế nào, chứ thật sự hai năm trời xa anh, em không biết một người đàn ông nào khác. Bây giờ lại túm được anh…lẽ nào em lại để cho tuột khỏi tay. Lại đây mau nào, anh.
Tắt đèn, hai người nằm ôm ghì lấy nhau. Kêi thì thầm vào tai anh :
- Anh à, anh có tin rằng từ khi chúng mình xa nhau đến giờ, em không hề biết đến một người đàn ông nào khác không ?
Dĩ nhiên là Maicơn phải tin. Anh gật đầu ngay. Nhưng Kêi lại hỏi tiếp :
- Còn anh….thì có ai không ?
Khi Maicơn đáp “có”, - thì trong vòng tay của anh, Kêi cừng người lại, khiến anh phải vội tiếp : “ Trừ sáu tháng gần đây. “
Maicơn không nói dối. Kể từ sau khi Appôllônia chết đi, thì Kêi là người đàn bà đầu tiên anh gần gũi.