Con gái thật kỳ lạ, khi bạn quá nhiệt tình thì họ nóichưa đủ chân thành, quá chân thành đến ngốc ngếch thì họ khinh bỉ bảotrẻ con, khi bạn thờ ơ lại nói không đủ quan tâm, khi quan tâm lại mắngphiền phức mà tránh xa bạn,... đợi đến khi tất cả mọi chuyện đều hoànhảo rồi thì họ mới phán một câu: “Thật ra từ trước đến giờ tớ hoàn toànkhông thích cậu!”
Điểm số của tôi tăng dần qua các bài kiểm tra, mấy lão thầy vốn ghét tôi càng tỏ ra hằm hè, nghi ngờ thủ thuật gian lận, nhiều lần gọi tôi lênbảng để kiểm tra lại lần hai. Một ngày bị gọi đến bốn năm lượt lên bảngthì con trâu cũng hóa thành con hổ chứ chưa nói tới người.
“Giải tiếp bài 3!”
Thầy giáo già nua ngồi trên ghế, chễm chệ ra lệnh. Tôi tức mình gập đôi quyển sách, tay phải nén viên phấn vỡ vụn, chỉ về nhìn cái bàn trốngkhông cuối lớp.
“Tôi ngồi một mình kia, thầy nói xem chép được bài ai?”
“Tôi bảo em làm thì cứ làm, đâu ra lắm lỹ lẽ!”
Lão giáo già tức giận vừa đập tay xuống bàn liền bị một quyển sách baytới sát chân, ông ta giật mình nhảy dựng lên, ú ớ không nói lên lời. Tôi cười chế giễu, đến gần lật mở bài kiểm tra trên bàn trước vẻ sửng sốtcủa ông ta.
“Điểm số là do thầy chấm, nếu không tin tưởng thì để người khác làm thay. Thầy cũng chả trẻ trung gì, nghỉ hưu đi là vừa!”
“Cậu… cậu! Tôi sẽ báo về gia đình cậu! Trả về, tôi chịu không dạy được!”
“Đấy! là thầy tự nhận mình kém cỏi nhá! Tôi chưa nói gì đâu!”
Cả lớp cười ồ khiến các nếp nhăn trên mặt thầy càng tăng thêm. Mắt chạmtới người đồi bàn đầu tiên bên cửa chính, tôi bỗng sững lại, trong đầutrống rỗng.
Lệ Mỹ bày ra vẻ mặt lạnh tanh, ngay cả nhìn cũng không thèm đoái hoài tôi lấy một cái.
Trở về chỗ ngồi, niềm vui trong phút chốc tụt xuống còn dưới 0.
***
Tôi hạn chế làm việc theo cảm hứng, bắt đầy suy nghĩ biện pháp lấy thiện cảm từ người đẹp. Nhiều lần bắt gặp cảnh tượng vài thằng nhóc tặng quà, viết văn, làm thơ,… đều bị Lệ Mỹ từ chối không còn đường lui. Sau nngày trau dồi kiến trức, tôi rút ra kinh nghiệm nhớ đời là không nêntheo đuổi con gái bằng những cách thông thường, phải độc đáo và lạ lùngthì mới tạo ấn tượng sâu sắc.
Thời ấy Nam Sơn rất rộng rãi chứ chưa nằm trong vùng quy hoạch bị thuhẹp như bây giờ, khuôn viên trường phong cảnh hữu tình, bốn mùa muôn hoa đều đua hương thơm sắc thắm. Thế là có một ngày nọ đầu tôi bỗng nảy ra ý tưởng, nếu hôm nào cũng dậy thật sớm, dành tặng một “món quà nho nhỏ”cho Lệ Mỹ thì sao nhỉ? Nghe nói bọn con gái thích nhất là hoa hoét. Nghĩ vậy tôi liền bắt tay vào việc luôn, trước khi tiếng chuông báo thức vừa vang lên, dùng bản tính kiên cường và máu nhiệt huyết đang dâng tràocủa cậu trai tiểu học, tôi cố sức vật lộn với cơn bồn ngủ bật dậy khỏigiường. Khi ngang qua khuôn viên thì liếc trước ngó sau, nếu không cóngười thì thuận tiện ngắt một bông hoa, còn trường hợp chẳng may gặpphải người quen thì đành giả ngu ngắm trời ngắm đất, mau chóng kết thúc mấy câu chào hỏi vớ vẩn rồi nhanh tay ngắt bừa mộtbông. Kết quả chả biết xâu đẹp ra sao, chỉ cần có vật đặt dưới ngăn bànLệ Mỹ là phúc rồi. Sau đó tôi sẽ dạo một vòng quanh trường, nhằm đúngthời điểm cô ấy vẫy tay tạm biệt ba đến lúc phát hiện “món quà bí ẩn”của mình. Ôm một đống hy vọng nhìn nụ cười lan tràn trên gương mặt côấy, cho tới khi trong lòng tràn ngập hạnh phúc mới thỏa mãn đi vào giấcngủ.
Một hôm trời trong sương sớm, bắt gặp một đóa hồng tươi đẹp nổi bật giữa vườn hoa, trải qua một hồi gạt, đẩy, giày, xéo,... cuối cùng cũng ngắtđược thành quả. Còn đang ấp đóa hoa trong lòng, tưởng tượng ra vẻ mặtcủa Lệ Mỹ thì một bàn tay đột nhiên túm chặt lấy áo tôi.
“Ăng làm gì đấy?”
“Mẹ mày, làm tao sợ gần chết!” Thở phào nhẽ nhõm, tôi trừng trừng lườmBánh Bột Gạo. Nó coi như không thấy, chứ chằm chằm nhìn vào bông hoahồng đỏ rực, chớp chớp mắt.
“Đẹp quá!”
“Có khiếu thẩm mỹ!” Tôi vênh mặt, ngạo mạn cười hềnh hệch. “Tao mà ra tay thì có mà….”
“Ăng cho em nhá!”
“Hở?”
Bánh Bột Gạo xòe hai bàn tay, giọng nói nũng nịu lấy lòng. “Ăng ơi ăng, ăng cho em điiiiiiii!!!”
Da gà mọc đầy người, tôi cương quyết chặt bay ý định điên rồ của nó. Cho thế quái nào được, cái này là “lễ vật tình yêu” của tôi, thứ mà tôidùng để tán gái đấy!
“Em về ép vào sách, tối nào cũng mở ra ngắm…”
“Ăng ơi…”
“…”
Hai tai bùng nhùng, tôi bắt đầu mất kiên nhẫn, quát tướng. “Mày đòi nữa tao cho ăn đấm!”
“Em không biết…”
“Hu hu…”
Nó khóc, tôi chịu thua! Đành phải tạm biệt đóa hoa tươi xinh, đi tìm một đóa hoa mới. Còn chưa gặt hái thành quả, một bàn tay bỗng chạm vào vaitôi.
“Bố bảo mày biến mà con chưa biến hả? Ông lại ày…”
“Trò này! Lên văn phòng với tôi!”
“ĐM, đụng đến con Bánh Bột Gạo là đen hơn chó!” Suốt buổi sáng uống nước chè cùng thầy hiệu trưởng tôi nhẩm đi nhẩm lại câu này. Thầy hiệutrưởng rất tốt, còn sợ tôi ngồi lâu quá mỏi chân, bảo tôi ra ngoài sânvận động, chạy “mấy vòng cho khỏe người”, mà sân trường tôi có nhỏ bé gì đâu, diện tích hơn 1000mét vuông. Sángsớm còn chưa kịp ăn gì, vừa mệt vừa đói, lết gần chết mới được vòng thứhai.
“A!!!!! Hôm nay cũng học thể dục hả ăng?” Lại là nó! Tôi ghét nó, bơlác luôn, cắm đầu chạy, mãi sau chắc sợ tôi kiệt sức ngỏm giữa đường,được lão hiệu trưởng tạm tha đuổi về lớp học.
Theo lẽ thường tình, vào buổi sáng đầu tuần quạ bay đầy trời, tên tôithay vì “vinh danh” dưới câu mở đầu: Những bạn học tốt nhất, thì lại lànhững trò yếu kém, phá hoại. Trước khi bước lên bục, tôi còn cố ý quaylại nhìn xem phản ứng của Lệ Mỹ. Cô ấy phát hiện ra “người tặng quà ” sẽ coi tôi như thần tượng vô cùng ngưỡng mộ đây ngước nhìn hay ngượngngùng, e thẹn? Ai ngờ hai chữ “hối hận” đầu tiên được viết ra trong từ điển của tôilại xuất hiện trong hoàn cảnh đó, càng không ngờ “oai hùng” bất tri bấtgiác bị đập tan để thay bằng “ô nhục”.
“Lần sau muốn tặng quà cho người ta, ít nhất phải xem lại có phải là đồ ăn cắp không đã!”
Lệ Mỹ cùng nhóm bạn của cô ấy chụm đầu vào nhau cười trộm, động tác vuốt tóc vẫn duyên dáng đến cực điểm. Tôi đứng ngây ra, nếu là thường ngàythì nhất định “kẻ đó” ăn chắc luôn vài đấm, nhưng đáng buồn đấy lạichính là Lệ Mỹ, công chúa tỏa sáng làm điên đảo tâm hồn tôi.
Tôi từng bị chửi rủa, hạ nhục, không gì là không có, đợi tới khi tưởngmình mắt mù tai điếc, chạm tới cảnh giới cao nhất rồi. Ai ngờ khi bịngười mình để ý quăng ra một câu khinh rẻ, một ánh mắt coi thường thôi,tường thành nhiều năm dày công xây dựng bỗng chốc sụp đổ, mọi chuyện bất ngờ đến nỗi tôi kịp chống đỡ.
Bấy giờ mặc kệ người khác nói gì tôi chỉ lẳng lặng cúi đầu, một giâycũng không dám ngẩng lên. Hàng tá những lời phê bình kia, tiếng nóichuyện, âm thanh xì xào của cỏ cây đang diễn ra xung quanh nhưng tôikhông phân biệt được đâu với đâu, chỉ duy nhất giọng điểu khinh miệtluẩn quẩn quanh đầu.
Tôi phát hiện ra một điều người đứng ở vị trí cao, tuyệt nhiên khôngphải lúc nào cũng là cao quý nhất mà có đôi khi chỉ là một thứ bẩn thỉu“được” trưng bày lên để bọn người bên dưới bêu nhọ và răn đe con emmình.
“ Ăng đứng trên đấy oai quá!” Bánh Bột Gạo chạy sang hành lang khối lớpbốn, như con chó nhỏ vẫy đuôi nhìn tôi, không hiểu sao gặp nó càng khiến ơn tức trong ngực tôi trào dâng.
“Oai cái con khỉ!”
“Ớ, làm sao trông ăng không vui?”
Tôi chán nản với cái mặt ngô nghê của nó, chán tất cả!
“Mày hại tao chưa đủ à? Khôn hồn biến xa tao ra một chút!”
“Em không có hại ăng mà…. Ăng ơi!”
Tôi đi ngang qua, bỏ mặc vẻ ngỡ ngàng của nó, không nó một câu. Đến khúc cuối hành lang chợt vài tiếng thì thầm vang lên khiến chân tôi đôngcứng, một bước không nhích nổi.
“Dám chửi hiệu trưởng, đúng là chán sống!”
“Tao học với nó suốt… cái thằng đó á… từ hồi lớp một đã bố láo... còn ăn trộm đồng hồ nữa”
“Kinh nhỉ? Mấy tuổi ranh đã ăn trộm… sau này lớn lên chắc sớm đi làm giặc cướp!”
“Thế đã tốt, có mà chưa thó gì đã bị người ta đánh ục xác!”
…
“Họ nói ai vậy ăng? Nghe ghê quá đi!”
Bánh Bột Gạo nói không lớn lắm nhưng thế cũng đủ khiến bọn con traingẩng đầu lên, khi đã phát hiện ra tôi, đứa nào đứa lấy liền cúp đuôichạy mất dạng. Đáng lẽ tôi phải không hề để tâm, nhưng chả hiểu sao lạibị câu nói của Bánh Bột Gạo đánh trúng, giận dữ nói lớn.
"Rất đáng khinh phải không? Vậy thì đừng lại gần đây. Tao- không đủ nhân phẩm để chơi với mày!
"
Cả ngày hôm ấy hết bị mấy thầy cô giáo bóng gió lại đếnbọn học sinh xì xèo bàn tán, tôi mở đi mở lại một môn học, vậy mà chútkiến thức ít ỏi cũng không chịu tiếp thu.
Tôi điên tiết đâm ra ghét lây sang Bánh Bột Gạo, nếu không có nó sẽkhông sinh sôi mấy chuyện phiền phức này. Cả buổi từ ở trường tới sânvận động, Bánh Bột Gạo chạy lăng xăng trên sân, đến giờ nghỉ giải laođều bưng nước hầu tới tận miệng nhưng tôi không nhận, thà chết khát cũng không thèm!
“Ăng uống nước nè!”
“Nước đây ăng!”
...
“Ăng ơi, sao ăng giận em?...” Đã mệt rã người lại còn bị một con nhãi bám riết, tôi bực nay còn điên hơn, ra sức quát mắng.
“Thế quái gì, tức mày cho bực mình!”
“Vậy tại sao ăng lại...”Nó cắn chặt môi, điệu bộ trông rất đáng thương.
“Em làm gì có lỗi đâu ăng???”
“Chả liên quan gì đến mày, là do tao!” Tôi phát ngấy cái vẻ giả vờ củanó, chán cái cách nó lấy lòng tôi, và hơn thế là hận bản thân mình nghetheo lời dụ dỗ của nó.
“Tao không muốn thấy cái mặt mày, mày chỉ làm cho tao bực mình hơn!”
Mùa hè nắng gay gắt, cả người thấm đẫm mồ hôi, chiếc áo đồng phục ướtđẫm cứ dính chặt vào lưng khiến tôi nóng bức khó chịu. Đá thêm một hiệp, khi qua ra đã không thấy Bánh Bột Gạo đâu. Xác định được nó không có ở đây, tôi vội vã lấy liền hai chai nước, nửa tu nửa uống ừng ực.
Khát đã hết khát, nóng cũng bớt nóng, vậy mà không hiểu sao suốt buổitôi chả để ý gì, đã chệch goul cộng với mấy lần chuyền nhầm cho đốithủ,… Quanh đi quẩn lại, ngó qua chỗ thường ngày Bánh Bột Gạo vẫn ngồi,đến tận xế chiều vẫn không thấy nó trở về.
“Mịa! Giờ này chắc nằm trương thây dẫy cốt ở nhà làm ấy giấc rồi, thời gian đâu mà ra đây đày nắng cho khổ!”
“Thế mà con nói gì là: ‘Ăng về thì em mới về, em muốn đi cùng ăng,…’ chỉ được cái nói phét!”
Ôm cục tức to tướng, tôi dắt con xe màu đen ra khỏi bãi. Phải nói là từlúc biết đi xe đạp suốt ngày tôi chạy sang nhà Bánh Bột Gạo dùng chungxe với nó, chủ yếu là muốn khiêu khích ông già nhà tôi rằng: Thân làmbác sĩ mà không mua nổi một cái xe đạp cho con trai, keo kẹt bậc nhất. Đúng dự đoán, bố sợ lời ra tiếng vào, mấy ngày sau liền mua cho tôi một chiếc xe mới cóng.
Đột nhiên một cái đầu từ dưới sườn dốc trồi lên. Bánh Bột Gạo nhễ nhại mồ hôi, hai má phập phồng:
“Ăng ơi... em có...”
Mặc kệ nó gọi thế nào, tôi coi như điếc, tảng lờ đi.
“Đợi em với... em có cái này...”
Cắm đầu đạp.
“Ăng ơi! Chờ em! Nhăng quá... chờ em...”
Bóp phanh kít lại, tôi dừng xe, quay ngoắt người.
“Có cái gì thì mày nói mẹ nó đi rồi cút! Đừng làm phiền tao nữa!”
“Em... ăng xem này...” Bánh Bột Gạo hì hục đạp tới nơi, tay ôm thắt lưng thở dốc, tay chỉ vào rọ xe.
“Ăng... có... thích không...?”
Ngó đi ngó lại ngoài cái mũ trắng chình ình trong lồng xe ra chẳng còncái quái gì, tôi tức mình tưởng nó chơi tôi. Ai dè Bánh Bột Gạo đẩy cáimũ sang bên, ở dưới là ba bắp ngô đều chằn chặn, to chừng bằng cổ tay,vây quanh là tầng áo màu vàng nhạt, trên đỉnh còn nguyên cả những sợi tơ mảnh như sợi chỉ.
Tôi ngạc nhiên không nói lên lời.
Bánh Bột Gạo cười rộ lên, dưới bóng hoàng hôn, núm đồng tiền sát mép như ẩn như hiện, đẹp đến không thực.
“Ăng từng nói muốn ăn ngô mà, em mãi mới hái được tưng đây đấy!”
Tôi chỉ tay về phía cánh đồng ngô phía đối diện, thốt. “Lấy ở kia?”
Gật đầu.
“Mày ăn trộm?”
“Suỵt!!!!!!!” Hốt hoảng đặt một ngón tay lên môi, mắt nó đảo vòng quanh.
“Ăng nói bé thôi, lỡ ai nghe thấy thì sao?”
“Mày ăn trộm thật hả?” Hỏi đến lần thứ hai có vẻ hơi ngu nhưng tôi vẫnmuốn chắc chắn. Bánh Bột Gạo thường ngày hiền lành, thích giảng đạo lý,sao nó có thể làm ra cái trò tày trời này!
“Người ta có nhiều vậy... lấy một ít cũng...”
“Ai dạy mày ăn cắp? Mày dám...” Nói đến nửa chừng mới nhớ ra mình làloại người gì. Chẳng phải tôi là một thằng trộm cắp sao? Bây giờ tôi còn làm một đứa bé lây nhiễm thói xấu từ mình. Có phải chơi với tôi là mộtsai lầm? Tôi hãm hại Bánh Bột Gạo rồi ư?
Một nỗi giận vô cớ lan tràn, phá ra khỏi cổ họng, tôi thấy âm thanh răng mình nghiến chặt vào nhau.
“Sau này mày nên tránh xa tao.”
“Ớ, ăng nói gì thế!” Mắt mở to, Bánh Bột Gạo lắc đầu quầy quậy. “Emkhông muốn... hay là ăng không thích ngô... vậy em liền vứt đi!”
Tôi giữ tay nó, cười nhạt.
“Đơn giản tao ghét mày, chán cái mặt mày!”
“Ăng ghét em... em gây ra lỗi gì thì bảo em... đừng nghỉ chơi với em...”
Dùng bàn tay bé tẹo níu chặt ống tay áo tôi, tôi muốn dứt ra, nhưng lại không nỡ.
“Em ngoan lắm, sau này liền nghe lời ăng... ăng...”
Khẽ thở dài, tôi đành nói thực lòng mình.
“Mày ngoan vậy mà đi ăn cắp, mày ngoan thì không nên dính dáng đến tao!”
“Về sau em sẽ không lấy nữa... em hứa mà ... ”
“Mày ngu thế, tao là người xấu, đừng chơi với tao!” Tôi phát hoả, nó lại không tin, cả mái đầu lắc lư.
“Không đâu...”
“Sáng nay mà nghe thấy rồi đấy. Bọn nó nói không sai! Tao là thằng trộm! Là thằng ăn cắp!”
Phẫn uất bao năm qua dồi tới tận khi ấy, tôi hét to, muốn cả thế giớiđều xa lánh, tách dời tôi. Bánh Bột Gạo một bên nhìn trôi, nước mắt dâng trào.
“Mặc kệ bọn nó, em thích chơi với ăng, ăng là tốt nhất, vĩ đại nhất!”
...
“Từ nhỏ ngoài bà ngoại ra không ai thương em, ông vẫn chửi em... nói emlà nỗi sỉ nhục của ông... Em là thứ bỏ đi... chỉ có ăng tốt với em...”
“Mày dại lắm... tao chỉ lợi dụng mày, biến mày làm người hầu!” hà cớ gìphải quan tâm tao cơ chứ? Tôi định đẩy nó đi, nhưng nó lại cố chấp tiếntới, giằng co nhau tới mệt mỏi, cảm giác như trên đời này còn riêng mình nó ở bên cạnh, một đứa “con hoang” cùng chung cảnh ngộ với tôi, chảbiết nên xót xa hay vẫn vui mừng.
“Bánh Bột Gạo... tao...” đáng sao?
Câu từ tiếp theo lại mặc nghẹn trong cổ họng, âm ứ hệt bị người ta tông ột quyền, máu trào lên miệng. Cũng là đau đớn, lại là thanh thản...
“Tao nói gì mày cũng nghe theo?”
“Vâng!”
“Cấm làm việc tương tự!”
“Hứa rồi mà...”
Nói cúi đầu, xoay xoay tay lái. “Em chỉ muốn ăng vui... ăng vui rồi sẽ hết giận em.. chơi với em...”
Tôi đưa tay xoa đầu nó, chẳng ý thức rằng động tác này có bao nhiêu dịu dàng, cười mắng:
“Trên đời này, chắc chẳng có đứa nào thiểu năng như mày!”
Thong thả hưởng thụ không khí mát lành, tốc độ đi cũng chậm chạp hơn.Bánh Bột Gạo lóc chóc đạp xe sau tôi, vừa đi vừa nói với: “Ăng, về nhànướng ngô ăng nhé!”
Tôi đâu có ngờ, chỉ vài phút sau câu nói đó một sự kiện đột ngột xảy ra, lật mở đời tôi sang một trang mới toanh. Như quyển nhật ký cũ bị đốt đi thay bằng một cuối sổ mới, bởi vì quá mới nên không có chủ đích, viếtđi viết lại nhiều lần, xé đi xé lại đến nhàu nát. Dự kiến của chúng tôi, ý định của Bánh Bột Gạo chẳng thể nào được hoàn thành.
...Nếu biết trước được sẽ có ngày này, tôi nguyện cả đời này ngồi trênchiếc xe ấy, mãi mãi đi trên con đường ấy,... và vĩnh viễn được nghetiếng cười trong trẻo phía sau lưng...