Chương 7: BẤT NGỜ
Cái bóng đen lừng lững tiến về phía tôi, xuyên qua làn sương mù tựa hồ tấm vải liệm. Tôi thấy đôi mắt họ, những con mắt đỏ sẫm màu ruby loé lên sự thèm khát,sự thèm khátgiết chóc. Đôi môi ấy kéo cong lên, để lộ hàm răng sắc nhọn ẩm ướt - nửa muốn gầm gừ, nửa lại như muốn nhếch mép cười.
Tôi nghe đứa trẻ sau lưng mình run rẩy thút thít, nhưng lại không thể ngoảnh lại với nó. Tuy chẳng còn chút hy vọng giữ an toàn cho thằng bé, tôi cũng chẳng thể nào trả giá cho bất kỳ sự mất tập trung nào lúc này.
Họ hiện ra mỗi lúc 1 gần, tà áo phấp phới nhè nhẹ sau mỗi sự chuyển động. Tôi thấy bàn tay họ nắm lại thành những nắm đấm xương xẩu. Họ bắt đầu tách ra hòng tiếp cận chúng tôi từ mọi phía. Chúng tôi đang bị bao vây. Chúng tôi sắp chết.
Và rồi, như 1 ánh chớp vỡ oà, cảnh vật thay đổi hoàn toàn. Tuy nhiên, trước sau cũng vẫn vậy mà thôi, nhà Volturi luôn âm thầm theo dấu chúng tôi, sẵn sàng giết chóc. Sự thay đổi có chăng chỉ là quang cảnh lúc đó. Đột nhiên, tôi thèm khát điều đó. Tôi muốn họ trả giá. Nỗi sợ hãi chuyển thành cơn khát máu khi tôi thu mình lại. Gương mặt tôi nở nụ cười, và có tiếng gầm gừ rít qua những cái kẽ răng trơ ra của tôi.
Tôi bật dậy, choáng váng vì giấc mơ.
Căn phòng tối đen, và nóng nữa. Mồ hôi quện dính mớ tóc nơi thái dương và chảy ròng ròng xuống cổ họng.
Tôi mò mẫm tấm drap ấm và nhận thấy một chỗ trống. “Edward?”
Ngay lúc đó, ngón tay tôi đụng phải cái gì đó mềm mềm nằm phẳng lặng. Một mẩu giấy gập đôi. Tôi cầm theo lời nhắn anh để lại và tự tìm lối để bật đèn.
Bên ngoài mẩu giấy đề tên Bà Cullen.
“Hy vọng là em không tỉnh giấc và không nhận ra sự vắng mặt của anh. Nhưngnếu em thức giấc, đừng lo gì cả,anh sẽ quay lại sớm thôi. Anh đi săn ở đất liền. Ngủ tiếp đi, và anh sẽ lại ở cạnh em khi em tỉnh dậy lần nữa. Yêu em.”
Tôi thở dài. Chúng tôi đã ở đây hai tuần liền rồi. Lẽ ra tôi phải biết là đến lúc anh đi săn rồi, nhưng tôi lại chẳng có chút ý thức nào về thời gian cả. Dường như ở đây, chúng tôi vượt ra ngoài tầm kiểm soát của thời gian, chỉ biết miên man theo những cảm xúc tuyệt vời.
Tôi lau mồ hôi trên trán. Tôi đã tỉnh hẳn rồi, dù cái đồng hồ trên bàn trang điểm mới chỉ 1 giờ đêm. Tôi biết mình sẽ chẳng ngủ được nữa trong khí trời nóng ẩm thế này đâu. Đó là cũng chẳng muốn nhắc lại cái sự thật rằng, khi tôi tắt đèn và nhắm mắt lại, hẳn là tôi sẽ lại thấy những bóng đen lảng vảng trong đầu.
Tôi ngồi dậy và loanh quanh trong nhà, đi tới đâu là bật đèn tới đó. Căn nhà quá to, nhưng trống rỗng, vì không có Edward ở đây. Khác hẳn.
Tôi dừng ở nhà bếp vì nghĩ là chút thức ăn ngon là thứ mình cần lúc này.
Tôi quơ tay trong tủ lạnh cho tới khi tìm đủ gia vị ón gà rán. Tiếng thịt gà xèo xèo trong chảo thì nghe hay đó, khiến tôi cảm thấy giống như ở nhà vậy. Ít ra tôi cũng đỡ sợ khi nó lấp đầy khoảng lặng này.
Mùi thơm quyến rũ đến nỗi tôi ăn ngay trong chảo, đầu lưỡi bỏng rát. Sau 5 hay 6 miếng gì đó thì nó nguội lại đủ để tôi thưởng thức. Tôi nhai chậm hơn. Có mùi gì kì kì. Tôi kiểm tra miếng thịt, thấy nó trắng nhách mà tự hỏi là liệu mình đã chiên nó đủ lâu chưa ta. Tôi cắn thử 1 miếng khác, nhai hai lần. Ugh, ghê quá đi. Tôi nhảy tới bồn rửa để nhổ. Đột nhiên, cái mùi gà-và-dầu-rán khiến tôi lợm giọng. Tôi đổ cả đĩa vào trong thùng rác, và mở cửa sổ để gió thổi bay hết mùi. 1 cơn gió lành lạnh nhẹ thổi vào. Tôi thấy da mình mát lên 1 chút.
Đột nhiên tôi cảm thấy kiệt sức. Nhưng tôi chẳng muốn quay lại căn phòng oi bức ấy. Vì vậy, tôi mở thêm nhiều cửa sổ trong phòng TV và nằm trên cái ghế trường kỷ ngay phía dưới. Tôi bật cũng cái film mà hai đứa đã coi lần trước và nhanh chóng thiếp đi trong những lời hát tươi vui trên TV.
Khi tôi mở mắt ra lần nữa, mặt trời đã ở lưng chừng, nhưng không phải ánh nắng ấy đã đánh thức tôi. 1 vòng tay mát lạnh đang ôm lấy tôi, kéo tôi về phía anh. Cũng ngay lúc đó, đột nhiên 1 cơn đau quặn lên nơi bao tử, gần như là dư chấn của 1 cú đấm vào bụng vậy.
“Anh xin lỗi,” Ed thì thầm khi anh lau bàn tay giá lạnh lên trán tôi đang ướt đẫm. “Anh chẳng chu đáo gì cả, chẳng nghĩ ra rằng em nóng đến thế này khi anh bỏ đi. Lần sau trước khi đi, anh phải lắp thêm máy điều hoà mới được.”
Tôi không để tâm vào những gì anh đang nói. “Xin lỗi!” Tôi thở hổn hển, ráng gỡ tay anh ra.
Tự động anh buông tay. “Bella?”
Tôi chạy ào vào phòng tắm, tay bụm chặt miệng. Tôi cảm thấy khủng khiếp đến nỗi thậm chí tôi chẳng để ý rằng anh cũng đang theo sát tôi, trong khi tôi chúi vào toilet, buồn nôn dữ dội.
“Bella? Em bị sao thế?”
Nhưng tôi cũng không thể trả lời. Anh lo lắng ôm lấy tôi, vuốt mấy cọng tóc ra khỏi khuôn mặt, và kiên nhẫn chờ cho đến lúc tôi thở được.
“Quỷ tha ma bắt, miếng gà rán bị thiu.” Tôi rên rỉ.
“Em vẫn ổn chứ?” Giọng anh đầy căng thẳng.
“Em khoẻ mà.” Tôi nói hổn hển. “Chắc là ngộ độc thức ăn rồi. Đừng lo nhé anh. Mình đi thôi.”
“Không đời nào, Bella.”
“Đi thôi nào anh.” Tôi lại rên rỉ, ráng đứng dậy súc miệng. Anh đỡ tôi thật nhẹ nhàng, lờ đi cú hích nhẹ của tôi.
Sau khi tôi rửa sạch miệng, anh bế tôi vào giường và nhẹ nhàng đặt tôi ngồi xuống, đưa tay ra cho tôi. “Ngộ độc thực phẩm à?”
“Yeah,” tôi càu nhàu. “Đêm qua em rán ít thịt gà; món đó bị hỏng, nên em quẳng đi rồi. Nhưng mà em cũng có ăn vài miếng.”
Anh đặt bàn tay giá lạnh lên trán tôi, nó chẳng nóng. “Giờ em cảm thấy thế nào rồi?”
Tôi nghĩ về điều đó mất một lúc. Cơn buồn nôn cũng qua mau như khi nó đến, và tôi thấy như thể là sáng nay tôi đã chẳng bị làm sao vậy. “Cũng như bình thường thôi mà. Và thực ra thì em cũng hơi đói.”
Anh bắt tôi chờ thêm một tiếng đồng hồ nữa, mang cho tôi một cốc nước to, rồi anh chiên cho tôi vài quả trứng. Tôi đã thấy hoàn toàn bình thường, chỉ còn hơi mệt một chút vì phải thức dậy lúc nửa đêm. Anh ấy bật kênh CNN. Hóa ra hai đứa tôi đã để lỡ khá nhiều thông tin trong suốt thời gian ở đây, chiến tranh thế giới thứ ba xém chút nữa đã nổ ra mà chúng tôi hoàn toàn không hay biết. Tôi uể oải nằm dài trong lòng anh.
Khi đã phát ngấy mớ tin tức thời sự, tôi xoay người lại hôn anh. Lại y như hồi sáng, một cơn đau khủng khiếp nhói lên nơi bụng khi tôi cử động. Tôi bỏ mặc anh nơi đó, tay bụm chặt miệng. Không kịp chạy ra phòng tắm, tôi ào đại vào bồn rửa ở nhà bếp.
Anh lại vuốt tóc tôi.
“Chúng mình nên quay lại Rio, để em đi khám nữa.” Anh đề nghị trong lo âu khi tôi đang súc miệng.
Tôi lắc đầu và quày quả bước ra hành lang. Tôi không thích bác sỹ lắm. “Em sẽ khỏe ngay khi đánh răng xong.”
Khi răng miệng sạch sẽ, tôi tìm trong valy cái túi sơ cứu mà Alice đã sửa soạn, trong đó toàn mấy thứ rất cần cho con người như cuộn băng gạc hay thuốc giảm đau và cả cái thứ mà tôi đang tìm nữa, Pepto-Bismol, thuốc giảm buồn nôn. Có lẽ nó sẽ giúp tôi làm yên cái bụng, và yên lòng Edward nữa.
Nhưng trước khi thấy Pepto, tôi thoáng thấy cái mà Alice đã chu đáo bỏ vào hành lí ình. Tôi nhặt cái hộp nhỏ màu xanh lên, và nhìn chằm chằm vào nó một lúc lâu, dường như quên mất mình đang tìm cái gì.
Và tôi lẩm bẩm đếm trong đầu. Một lần. Rồi hai lần. Và lại đếm thêm lần nữa.
Tiếng gõ cửa làm tôi giật nảy mình, cái hộp xanh rơi tõm trở lại valy.
“Em khỏe chưa?” Edward hỏi vọng qua cánh cửa. “Em có sao không?”
“Có và không,” tôi nói, giọng trở nên là lạ.
“Bella? Anh vào được chứ?” Anh rất lo lắng. “V…âng?”
Anh bước vào, thấy tôi đang ngồi khoanh chân cạnh chiếc valy, và cũng thấy cả cái vẻ mặt thất thần trống rỗng của tôi nữa. Anh ngồi xuống cạnh tôi, lập tức đưa tay sờ trán tôi.
“Có gì không ổn à?”
“Từ đám cưới của chúng mình đến giờ là bao nhiêu ngày rồi anh?” tôi thì thào.
“Mười bảy.” Anh trả lời ngay. “Bella, có chuyện gì sao?”
Tôi lại nhẩm đếm lần nữa, và đưa một ngón tay lên ra hiệu cho anh chờ một chút. Tôi đếm rành rọt từng con số cho chính mình nghe. Tôi đã nhầm về thời gian, chúng tôi đã ở đây lâu hơn là tôi tưởng. Tôi lại đếm thêm lần nữa.
“Bella,” anh nói khẩn khoản. “Anh sắp mất trí rồi đây này.”
Tôi cố hớp một hơi, nhưng không nổi. Vậy nên tôi với tới cái valy và mò mẫm tìm trong đó chiếc hộp màu xanh đựng tampon. Tôi nắm lấy nó, và im lặng.
Anh nhìn tôi bối rối. “Gì cơ? Em không định nói là mấy cái triệu chứng bệnh này là chỉ là biểu hiện bình thường của chu-kỳ -phụ-nữ chứ?”
“Không,” tôi ráng nói hết. “Không, Edward à. Em đang muốn nói rằng chu kỳ của em đã bị trễ mất năm ngày rồi.”
Gương mặt anh vẫn chẳng thay đổi. Giống như là tôi chưa từng nói gì vậy. “Em không nghĩ là em bị ngộ độc thức ăn.” Tôi thêm vào.
Anh vẫn không đáp lại, trơ ra như tượng ấy.
“Những giấc mơ,” tôi lẩm bẩm với chính mình bằng thứ giọng trầm trầm. “Ngủ quá nhiều. Khóc nữa chứ. lại còn ăn.nhiều nữa Oh. Oh. Oh.”
Ánh mắt anh giờ đờ đẫn như thể anh chẳng còn nhìn tôi nữa vậy. Vô tình theo phản xạ, tay tôi ôm lấy bụng. “Oh!” Tôi lại rên lên.
Tôi lảo đảo bước khỏi vòng tay bất động của anh. Tôi vẫn chưa thay quần áo ngủ từ đêm qua. Tôi vén áo lên và nhìn chằm chằm vào vùng bụng dưới.
“Không thể nào.” Tôi thì thào.
Tôi hoàn toàn chả có tí kinh nghiệm nào về việc mang thai hay có em bé, hay bất cứ việc gì như thế cả. Nhưng tôi cũng chẳng phải con ngốc. Tôi đã xem khá nhiều film và chương trình truyền hình để biết rằng đây không phải là những biểu hiện của một bào thai bình thường. Tôi mới chỉ muộn kỳ kinh có 5 ngày! Nếu tôi đã mang thai, cơ thể cũng sẽ chưa biểu lộ gì cả. Tôi sẽ chẳng bị ốm như hồi sáng. Tôi cũng sẽ chưa thay đổi thói quen ăn uống cũng như giờ giấc ngủ nghỉ.
Và hẳn là bụng tôi cũng chưa nhô ra dù chỉ là một tí tẹo như thế này. Tôi quay nửa trên thân mình tới lui, kiểm tra cái bụng từ mọi phía, như thể là sơ sảy thì nó sẽ biến mất ngay vậy. Tôi đưa ngón tay lần theo chỗ bụng nhô ra chút xíu, ngạc nhiên khi thấy dưới làn da tôi, nó cứng thiệt là cứng.
“Không thể được,” tôi lặp lại, bởi vì dù bụng tôi đã nhô ra hay chưa, hay dù tôi đang có kinh hay mất kinh (và chắc chắn là tôi đang mất kinh, trước giờ tôi chưa từng bị trễ như thế này), thì tôi cũng không cách nào mà mang thai được. Trời đất ơi, trước giờ người duy nhất mà tôi đã ‘gần gũi’ là một chàng ma cà rồng.
Chàng ma cà rồng vẫn ngồi yên bất động trên sàn nhà, chẳng có biểu hiện gì là sẽ cử động nữa.
Vậy thì phải có cách giải thích nào khác chứ. Có cái gì đó không ổn với tôi. Một chứng bệnh lạ ở vùng Nam Mỹ với những triệu chứng y hệt như khi có bầu, thế thì chúng tôi phải mau đi thôi…
Và rồi tôi nhớ ra điều này – một buổi sáng nọ, cũng lâu rồi, khi ngồi lướt net trong căn phòng ở nhà của Charlie trong những tia nắng rực chiếu xiên qua ô cửa sổ thật ảm đạm, tôi chăm chú vào cái màn hình cổ lỗ sĩ kêu rè rè, đọc say sưa một trang web tên là ‘Ma cà rồng từ A tới Z’. Lúc đó cũng chỉ khoảng cái ngày mà Jacob nói với tôi rằng Edward là ma cà rồng thông qua cái truyền thuyết về bộ tộc Quileute của cậu. Tôi lo lắng nhìn sơ các tựa đề, những cái có liên quan dính dáng đến những điều bí ẩn của ma cà rồng trên khắp thế giới. Từ Danag của Philippin, Estrie của người Hebrew, Varacolani ở Romani, cho đến Stregoni Benefici ở Ý (truyền thuyết này đã dựa theo chiến công thực sự của bố chồng tôi cùng với nhà Volturi, lúc đó tôi chả biết gì về điều đó cả)… Tôi càng bớt tập trung đọc khi các câu chuyện trở nên hoang đường. Tôi chỉ nhớ mang máng về những bài viết phía sau đó. Mấy truyện đó gần như chỉ toàn những lời xin lỗi cho việc đã cố lí giải những thứ đại loại như tỉ lệ tử vong vị thành niên, hay sự không chung thủy, bằng những lời giải thích ngu xuẩn kiểu như là “Không, em yêu. Anh không làm gì mờ ám cả đâu! Người phụ nữ quyến rũ mà em thấy lảng vảng quanh nhà, đó là một con quỷ. Anh đã may mắn thoát ra được!” (Dĩ nhiên là với tất cả những gì mà tôi biết về Tanya và chị em của cô ấy, tôi ngờ là một vài lời xin lỗi trong số đó cũng chính là sự thật) Cũng có một truyện nói về phụ nữ nữa. “Anh không thể kết tội em đã ngoại tình – chỉ vì anh quay về sau hai năm anh lênh đênh trên biển, và thấy em đã mang thai. Đó là do bóng đè. Hắn ta thôi miên em bằng những quyền năng bí ẩn của ma cà rồng…” Đó là một phần của cái khái niệm ‘bóng đè’ – khả năng tạo ra những đứa trẻ với những con mồi xấu số.
Tôi lắc đầu, choáng váng. Nhưng…
Tôi nghĩ đến Esme, và đặc biệt là Rosalie. Ma cà rồng không thể sinh con. Nếu có thể thì giờ đây Rosalie đã khuây khỏa phần nào rồi. Điều huyền bí về bóng đè có chăng chỉ là một câu chuyện cổ tích.
Trừ phi… ừm, có một chút khác biệt ở đây. Dĩ nhiên Rosalie không thể thụ thai được, bởi vì cơ thể chị ấy đã ngừng phát triển trong cái tình trạng khi mà chị chuyển từ người sang ma cà rồng. Tất cả đều không thể phát triển được nữa. Mà khi mang thai, cơ thể người phụ nữ bắt buộc phải thay đổi. Điều quan trọng là cần phải có sự thay đổi – trước tiên là theo chu kỳ mỗi tháng, và rồi sự thay đổi lớn hơn để mang trong mình một hài nhi đang lớn dần. Cơ thể Rosalie không thể thay đổi như vậy được.
Nhưng tôi thì có thể. Và cơ thể tôi đã thay đổi. Bất giác tôi sờ vào cái bụng hơi căng lên, mà hôm qua chưa có.
Và những người đàn ông nữa, cơ thể họ vẫn như thế từ khi sinh ra cho đến lúc qua đời. Tôi chợt nhớ ra vài ví dụ, lượm lặt từ nhiều người, rằng Charlie Chaplin đã 17 tuổi rồi mà ba của ông vẫn sinh thêm được một thằng nhóc nữa. Đàn ông không có những thứ như thời kỳ mang thai hay sinh sản.
Dĩ nhiên làm sao mà người ta biết được là chàng ma cà rồng có thể tạo ra những đứa trẻ hay không, khi mà người vợ đồng loại của anh ta thì không thể? Trên đời này liệu có anh chàng ma cà rồng nào đủ kiềm chế để thử cái lí thuyết đó với một con ngừoi thật thụ không? Hay là sẽ lại cắn chết cô ấy?
Tôi chỉ có thể nghĩ về một người.
Một phần trong đầu tôi nghĩ về những sự kiện, kỷ niệm, và cả những suy đoán nữa. Trong khi đó, nửa còn lại, cái phần đang khống chế khả năng cử động của từng cơ bắp nhỏ nhất, thì đang choáng váng chẳng thể nào hoạt động bình thường nổi. Tôi chẳng thể mấp máy môi để nói, nhưng lại muốn yêu cầu Edward hãy làm ơn giải thích với tôi chuyện gì đang xảy ra. Tôi cần phải trở lại chỗ anh đang ngồi, để chạm vào anh, nhưng cơ thể tôi dường như chẳng nghe lời. Tôi chỉ có thể nhìn chằm chằm vào chính đôi mắt mình phản chiếu trong gương, những ngón tay rón rén ấn lên chỗ nhu nhú nơi bụng.
Và rồi, như cơn ác mộng sống động đêm qua, cảnh vật đột nhiên thay đổi. Mọi thứ tôi thấy trong gương trở nên hoàn toàn lạ lẫm, mặc dù rằng thực ra cũng chẳng lạ lẫm gì.
Bất giác, một cú đạp nhẹ trong tôi, cú hích từ bên trong cơ thể mình, đã kéo tôi trở lại.
Cùng lúc, điện thoại của Edward réo vang, lanh lảnh và khẩn cấp. Hai đứa tôi chẳng ai nhúc nhích cả. Cái điện thoại cứ kêu mãi thôi.
Tôi muốn đáp lại cú đạp ấy, nên đưa mấy ngón tay nhấn lên bụng, chờ đợi. Trong gương, khuôn mặt tôi không còn ngơ ngác nữa, bây giờ nó mang nhiều vẻ kinh ngạc hơn. Tôi biết rõ rằng những giọt nước mắt lạ lùng lại yên lặng tuôn đều xuống đôi gò má.
Điện thoại vẫn đổ chuông. Giá mà Edward bước ra nghe máy, tôi sẽ có giây lát tận hưởng điều ngạc nhiên này. Có thể đây chính là những thời khắc trọng đại nhất cuộc đời tôi.
Reng! Reng! Reng!
Rốt cuộc, sự khó chịu len lỏi vào mọi thứ. Tôi quỳ xuống cạnh Edward – tự thấy mình đang cử động cẩn trọng hơn, nhận biết rõ hơn cái cảm giác mà từng cử động mang lại – và mò mẫm trong túi anh đến khi chạm được vào cái điện thoại. Tôi cũng hơi mong rằng anh sẽ vùng dậy và tự trả lời cú điện thoại của mình. Nhưng anh vẫn ở yên đó.
Tôi nhận ra số máy gọi đến, và tôi cũng dễ dàng đoán được tại sao cô ấy lại gọi lúc này.
“Chào, Alice,” tôi nói, giọng không khá hơn trước đó là bao. Tôi đằng hắng.
“Bella? Bella, bạn có sao không?”
“À, ừ, có Carlisle ở đó không?”
“Có. Nhưng mà chuyện gì vậy?”
“Mình… không hoàn toàn… chắc lắm…”
“Anh Edward vẫn ổn chứ?” cô ấy thận trọng hỏi, rồi mới gọi Carlisle ra nghe điện thoại. Và lại yêu cầu. “Cho mình nói chuyện với anh ấy nhé?” ngay trước khi tôi kịp trả lời câu hỏi đầu tiên của cô.
“Mình không chắc nữa.”
‘Bella, chuyện gì thế? Mình vừa thấy là…”
“Bạn thấy cái gì?”
Im lặng. “Carlisle nói chuyện với bạn nè.” Rốt cuộc cô ấy cũng cất tiếng.
Như thể là mạch máu tôi vừa bị tiêm nước đá vào vậy. Nếu Alice có thể thấy trước cái cảnh tôi bề một đứa trẻ với đôi mắt xanh và khuôn mặt thánh thiện, thì liệu cô ấy có trả lời câu hỏi của tôi không?
Trong khi chờ đợi từng giây để được nói chuyện với Carlisle, cái viễn cảnh mà tôi đang tưởng tượng ra cứ nhảy múa trongmắt tôi. Một đứa bé nhỏ xíu, xinh xắn, thậm chí còn xinh hơn cả đứa trẻ trong những giấc mơ của tôi – một Edward bé xíu trong vòng tay tôi. Hơi ấm tỏa ra trong huyết quản, đẩy lùi cái giá lạnh vừa rồi.