Búp Sen Xanh


Thời buổi bọn bạch quỷ đến hà hiếp nhà vua, nhưng nước Nam ta chưa mất hẳn cho Tây-lang-sa.

Đến thời các con của anh ra đời thì : Bé Thanh sinh năm Giáp Thân.

Năm đó nhà vua đã ký hòa ước giao cả nước ta cho người Tây-lang-sa cai trị (tức năm 1884 ký hòa ước Pa-tơ-nốt công nhận quyền đô hộ của Pháp ở Việt Nam).

Sang năm Ất Dậu, Tây-lang-sa đã cử quan "đầu triều" sang ngự trị bên cạnh nhà vua nước Nam.

Rồi quan thân thần Tôn Thất Thuyết đã phải rước vua Hàm Nghi lánh ra đồn trú ở vùng rừng núi Quảng Trị, Quảng Bình và xuống chiếu Cần Vương.

Đến lượt bé Nguyễn Sinh Khiêm ra đời, năm Mậu Tý (1888), vua Hàm Nghi bị sa vào tay giặc! Ôi! Vua đã bị Tây-lang- sa đày đi biệt xứ tận nước người.

Tây-lang-sa lại đưa Đồng Khánh lên ngôi.

Người ta truyền rằng, trước lúc bọn Tây-lang-sa đày vua Hàm Nghi đi, chúng còn dụ dỗ, mua chuộc đủ phương kế, nhưng nhà vua không chịu khuất phục, nhận việc đi đày chứ không cam chịu nhục để trở lại ngai vàng! Chúng nó thay vua thì cũng đổi "quan Tây đầu triều” khác sang nước mình cai trị.


Cái tên của nó ngoằn ngoèo khó nhớ, khó gọi...!Hình như là Bè hay Buôn Bè , rồi gì gì ấy nữa kia.

Năm nay, bé Côn ra đời, lại một tên "quan Tây đầu triều” khác đến cai quản xứ mình.

Thế cuộc xoay vần như vậy đó! Các con anh sinh ra giữa lúc nước ta đã mất hẳn cho bọn bạch quỷ rồi! Đất nước ta đang đắm chìm vào đêm tối.

Nhưng anh hùng nghĩa khí dám xả thân cứu sơn hà xã tắc thì đều bị thất bại! Ôi! Dân Nam ta khác nào đàn gà con đã bị diều hâu cướp mất mẹ!...Anh nho Sắc mải miết nghĩ suy về những điều tâm sự của người bố vợ, người thầy, mà cũng chính là tâm trạng anh trước bối cảnh "quốc loạn, gia bần".

Vì mải nghĩ quên cả đường dài, lúc về gần đến cây đa đầu làng anh mới nhận ra mình đã đi sắp đến nhà.

Nỗi lo về bệnh tình của bố vợ, về cảnh vợ bịốm, mất sữa lại dấy động trong lòng anh.

Và trước mắt anh chập chờn hình ảnh khoa thi Hương sắp đến.Anh rẽ sang con đường mòn đi tắt về phía đầm sen để bà con ngồi gốc đa hóng mát nghe ông Xẩmđàn hát được tự nhiên.Bên đầm sen, trước lối vào nhà, anh dừng bước đón nhận làn hương mát.

Giữa đất trời khô cháy bao la, đầm sen như mặt gương xanh làm dịu bầu nóng hạ.

Những bông sen trắng, sen hồng đua sắc khoe màu với đàn ong đi kén mật.

Anh chợt nghe trong sân nhà có tiếng bé Nguyễn Sinh Khiêm đangnựng em, nói chệch âm vì chưa thật rõ tiếng: "Anh cho eng (em) Côông (Côn) cái búp sen xanh nì...!Búp sen xanh, đẹp...!đẹp lắm em ạ..."Anh nho Sắc đi thẳng vào nhà lớn, nơi ông nhạc nằm dưỡng bệnh.

Chị nho Sắc đã gượng dậy được, đang bế bé Côn ngồi dưới gốc thị, mớm cơm cho con.- Thầy Hoàng Xuân Đường là bạn đồng môn của tôi, tuy ông không có khoa bảng cao, nhưng tôi coi ông là bậc đàn anh.

Anh mang về mười nén hương trầm này thắp trước linh cữu ông và anh vái giùmtôi năm vái vì tôi chưa thể đi viếng ông lúc ni được.Ông Nguyễn Thúc Tự chắp tay cưng kính vái trước mặt anh nho Sắc năm vái để anh nho Sắc chuyển những cái vái ấy về linh cữu ông Hoàng Xuân Đường.Trời tối như mực.

Anh nho Sắc cùng mấy người bạn học cũ từ làng Đông Chữ đi trong tiếng gà gọi sáng, chó sủa dậy làng.


Anh nhắc lại với các bạn lời thầy dặn lúc anh đi học thêm với ông đồ Nghi Lộc : "Cái mệnh của con người ta là : sinh, lão, bệnh, tử.

Cha ốm đau kỳ này, nếu chưa phải là tận số thì rồi cũng qua khỏi.

Nhược bằng...!Chữa được bệnh không ai chữa được mệnh.

Cho nên con cứ thư tâm mà đi học thêm.

Kỳ thi Tân Mão (1891) con đã không thành đạt thì kỳ thi Giáp Ngọ (1894) tới con phải...".

Anh ân hận : "Tuy đã được thầy căn dặn vậy, lòng tôi vẫn áy náy về bệnh tình của thầy.

Tôi đã dặn nhà tôi là hễ thấy bệnh cha khang khác thì cho người xuống ngay gọi tôi về.

Ngờ đâu cái số tôi được thầy đón về làm con, làm học trò, mà lúc thầy trút hơi thở cuối cùng từ biệt cõi đời thì tôi lại không được cái phúc phận ở bên thầy!"Anh nho Sắc và các bạn anh đi một mạch từ Nghi Lộc về tới làng Chùa vừa lúc mặt trời mọc.

Anh Quý và anh San đang đứng đợi anh nho Sắc bên bờ ao sen.

Cử Quý, nho San, nho Sắc nhìn nhau nuốt nước mắt, không nói lời nào mà chia nhận với nhau nỗi đau qua ánh mắt.Anh nho Sắc từ ngoài sân chạy vào, hai tay dang rộng, phủ phục xuống nền nhà, bên cạnh giường người thầy học, người bố vợ.


Toàn thân anh rung lên từng chập dài.

Bé Côn, tay không rời chéo áo của mẹ, ngơ ngác nhìn mọi việc đang xảy ra, vẻ khó hiểu.Qua một cơn khóc nấc dài, anh nho Sắc đốt mười nén hương trầm, kể lại những điều mà thày học Nguyễn Thức Tự nhờ.

Anh vái đúng số vái thầy Tự đã gửi về.

Anh thưa với mẹ vợ và bà con chú bác trong họ Hoàng :- Thưa mẹ, thưa các bác, các chú, các bà và anh chị em trong họ hàng làng xóm, bạn hữu.

Theo tục lệ từ xưa của nhân dân ta thì con rể để tang bố vợ có ba tháng.

Nhưng phần tôi thì xin cho tôi được để đại tang ba năm, làm việc hiếu trong tang lễ như một người con trai trưởng.

Vì thầy Hoàng Xuân Đường là người nuôi nấng tôi, dạy tôi học chữ thánh hiền từ tấm bé, gả con gái đầu lòng cho tôi và gây dựng cơ nghiệp cho tôi....


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận