Bút Vẽ Giang Sơn, Mực Tô Xã Tắc

Nói đến kinh đô Đông Long, người ta thường sẽ nghĩ ngay đến một trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế đứng đầu nước Đại Việt. Thế nhưng Đông Long không chỉ có vậy! Khi bầu trời chuyển mình về đêm, khi những lồng đèn rực rỡ sắc màu được thắp lên khắp chốn, một bộ mặt khác của thành Đông Long sẽ được hé lộ. Đông Long thành không chỉ nổi tiếng vì là kinh đô của vương triều Đại Việt, nơi đây còn được coi là kinh đô của vương quốc giải trí khắp toàn quốc Đại Việt. Bất kể hạng mục tiêu khiển nào lưu hành trên đất Đại Việt đều xuất phát đầu tiên ở Đông Long, thậm chí có những thú giải trí mà người ta không thể tìm được ở bất cứ một nơi nào khác ngoài thành Đông Long. Chính vì lẽ ấy, Đông Long có thể coi là nơi tụ tập nhiều tao nhân mặc khách nhất trên khắp đất Đại Việt.

Nhắc đến bộ mặt rực rỡ đầy màu sắc về đêm của Đông Long thành, một địa danh không thể không nhắc tới chính là lầu Ngưng Bích. Tòa lầu nổi tiếng này tọa lạc tại phía tây nam thành Đông Long, vị trí có thể coi là đắc địa nhất cả kinh thành. Phía nam lầu Ngưng Bích tiếp giáp với một trong những trục đường chính của kinh đô, người ngựa qua lại tấp nập, bất cứ thời điểm nào trong ngày cũng có khách dừng chân ghé vào lầu. Đứng từ trên lầu, phóng tầm mắt nhìn về phía tây chính là một mặt hồ phẳng lặng như gường, nước hồ quanh năm trong xanh, phong cảnh thơ mộng hữu tình vô cùng. Đặc biệt, mỗi đêm ánh trăng chiếu xuống mặt hồ đều phản chiếu lên một tầng ánh sáng mờ ảo màu bích lục, tập trung nhiều nhất tại vị trí của lầu Ngưng Bích khiến cho khung cảnh nơi đây càng thêm phần thi vị. Cái tên Ngưng Bích cũng chính là vì lẽ này mà ra.

Bước đến trước lầu Ngưng Bích, ba người Nguyễn Phong đều không khỏi trầm trồ kinh ngạc vì khung cảnh nơi đây. Đứng phía dưới nhìn lên, tòa lầu này dường như cao chạm mây xanh. Từng tầng từng tầng lâu xếp lên nhau, đều đặn mà lại độc đáo. Tất cả các tầng lâu dường như đều tuân theo một quy tắc chung nhưng đồng thời mỗi tầng đều toát lên một vẻ độc đáo riêng biệt chỉ có thể cảm nhận mà khó diễn tả được bằng lời. Chóp lâu nhọn hoắt, cao vút đâm thẳng lên trời cao, xung quanh chóp lâu thường xuyên tụ tập một tầng sương khói mờ ảo khiến người ta tưởng như đỉnh lâu đã chìm vào trong mây. Nguyễn Phong phải vận dụng tâm nhãn mới nhận ra rằng trên đỉnh lâu có điêu khắc một trận pháp đặc biệt có thể hấp thụ thủy nguyên tố trong không khí để tạo ra tầng sương mù kia. Đứng trước tòa lâu hùng vĩ mà đậm tính nghệ thuật này, Nguyễn Phong không khỏi thán phục người đã thiết kế tòa lâu này thật đúng là một nghệ sĩ tài ba.

Sau phút kinh ngạc ban đầu, ba người Nguyễn Phong rất nhanh đã tiến vào trong lầu Ngưng Bích. Lầu Ngưng Bích, chỉ riêng bản thân tòa lầu này cũng đã xứng đáng được coi là một tác phẩm nghệ thuật. Không chỉ có vẻ ngoài độc đáo, ngay cả nội thất bên trong tòa lâu cũng đặc biệt vô cùng. Bước vào trong lầu Ngưng Bích, ba người Nguyễn Phong lại một lần nữa ngạc nhiên vì vẻ đẹp nơi đây. Trên bốn bức tường đều treo được điêu khắc những họa tiết độc đáo vô cùng, có chỗ thì cả một đám họa tiết dày đặc nhưng vẫn tinh xảo và hòa hợp, có chỗ lại chỉ độc nhất một họa tiết đơn lẻ nhưng vẫn toát lên một thứ khí thế thanh tao vô cùng, như thể chẳng một họa tiết nào xứng tầm sánh ngang với nó vậy.

Không chỉ có những họa tiết tô điểm cho nét thẩm mỹ của tòa lâu, trên tường lâu còn treo lên những bức tranh chữ của các bậc thư pháp giả nổi tiếng. Nét thanh nhã của một nền văn hiến lâu đời, nét nghệ thuật của một tư tưởng đầy tính sáng tạo, hai thứ tưởng như đối lập mà lại hòa hợp một cách thống nhất tại tòa lâu này, khiến cho tao nhân mặc khách bước vào nơi đây có thể thoải mái vứt bỏ mọi thứ trần tục sang một bên, mặc sức thả hồn theo dòng cảm xúc, hướng tâm hồn đến một “vầng trăng” của riêng mình.

Ba người Nguyễn Phong nhanh chóng được người phục vụ dẫn đến một căn phòng hạng nhất trên lầu sáu. Tầng lâu này phong cách thiết kế tràn ngập một thứ “chất” trăng. Bất kể là khung cửa sổ hay cửa phòng đều là một hình tròn viên mãn, chẳng khác nào trăng đêm rằm. Bên trong phòng, một nam tử dáng vẻ cao ráo tràn đầy khí chất thanh nhã đang đứng ngắm trăng bên cửa sổ. Vừa thấy ba người Nguyễn Phong bước vào, nam tử này liền quay lại niềm nở đón tiếp.

“Nguyễn Phong, Văn Thái, Trần Duy! Tôi vẫn hy vọng có thể gặp lại các cậu tại chốn kinh đô này, hôm nay quả thực được thỏa nguyện rồi.”“Ha ha, thì ra là Nguyên Kiệt. Cũng đã hơn nửa năm kể từ khi chúng ta chia tay rồi đấy nhỉ. Nửa năm không gặp, phong thái hào hoa của cậu càng ngày càng nổi bật đấy.”

Nam tử mời ba người Nguyễn Phong đến lầu Ngưng Bích lại chính là Lý Nguyên Kiệt. Nguyễn Phong cùng Nguyên Kiệt tuy chỉ quen biết nhau trong một thời gian ngắn, thế nhưng tâm hồn tao nhã của cả hai đã sớm coi nhau như tri kỉ, lúc này gặp lại mỗi người đều thấy vui mừng vô cùng.

“Quá khen, quá khen rồi. Nửa năm không gặp cậu cũng đã thay đổi nhiều quá, giờ gặp lại cậu chút nữa tôi đã không nhận ra. Cái khí chất tự nhiên vốn có của cậu ngày càng nổi bật, mà xen lẫn trong đó lại có một thứ cảm giác từng trải đặc biệt, khiến cho người khác thật không dám xem thường mà. Mới hơn nửa năm mà đã thay đổi nhiều như vậy, chắc hẳn là hành trình rèn luyện của các cậu phải đặc sắc lắm. Nào, các cậu mau ngồi xuống đây, chúng ta cùng nhau trao đổi về những việc đã trải qua trong nửa năm vừa rồi.”

Nguyên Kiệt cẩn thận đánh giá mấy người Nguyễn Phong một phen, sau đó không khỏi cảm khái vì thay đổi của bọn họ. Bốn người vui vẻ ngồi xuống, cùng nhau đàm luận về những việc đã trải qua. Lý Nguyên Kiệt nghe câu chuyện của bọn Nguyễn Phong đến say mê, không thể ngờ chỉ trong nửa năm mà bọn họ đã trải qua biết bao sự việc vô cùng đặc sắc mà cũng đầy hung hiểm. Mặc dù Nguyễn Phong chỉ kể lướt qua, thế nhưng những việc mà bọn họ đã trải qua thật sự quá ly kì hấp dẫn khiến cho Lý Nguyên Kiệt nhiều lúc xúc động chỉ muốn quay ngược quá khứ mà tham gia cùng nhóm Nguyễn Phong. Chỉ có điều hắn vốn không có năng lực đó, huống chi nửa năm qua những việc mà Lý Nguyên Kiệt trải qua cũng không tầm thường chút nào.

Sau khi chia tay với Nguyễn Phong tại thành Kinh Bắc, Nguyên Kiệt cũng quyết định lên đường rèn luyện một chuyến. Đã có lúc hắn nên núi cao, vào rừng sâu, ra biển lớn, đối mặt với hàng đàn hồn thú, ganh đua với các tu luyện giả để tranh đoạt bảo vật. Hung hiểm mà hắn phải đối mặt tính ra cũng không kém so với nhóm Nguyễn Phong, thành quả mà hắn đạt được cũng rất xứng đáng. Hiện giờ Nguyên Kiệt cũng đã đạt đến cấp bậc Tu tinh, trong kì thi này ắt hẳn sẽ đạt được thành tích khả quan.

“Ha ha, chuyện cũ đã nhắc lại nhiều rồi, bây giờ chúng ta tìm thứ gì mới mẻ để bàn luận nhé. Nhân tiện đêm nay trăng tròn, lại sẵn có rượu nồng trong tay, không bằng chúng ta cùng thưởng nguyệt luận thơ lấy đề tài về trăng, các cậu thấy thế nào?”

“Ý kiến rất hay, nào, nâng chén luận trăng!”

Bốn người vui vẻ cụng ly, uống cạn một chén rượu nồng khiến cho tầm tình thêm phần tự do. Đoạn cả bốn cùng tiến đến bên ban công, nhìn về phía hồ nước xa xa, ngắm ánh trăng phản xạ qua làn nước tạo thành một dải ánh sáng bích lục huyền ảo. Đêm nay là đêm rằng cuối thu, trên trời cao từng áng mây lượn lờ thế nhưng vẫn chẳng thể nào che khuất ánh trăng. Khắp trời đất dường như chỉ còn một vầng trăng sáng, không ngừng tỏa ra muôn ngàn tia sáng bạc soi rọi khắp thế gian, tinh khôi vô cùng nhưng dường như lại có chút cô đơn lạnh lẽo.

“Ngân dạ, lãnh phong, nguyệt chính viên

Thu giang, thu thủy, tiếp thu thiên

Yên ba hồ thượng, đàm nguyệt sự

Dạ bán quy lai, nguyệt mãn thiên” (*)

Rượu nồng, trăng sáng, bốn tao nhân mặc khách cùng thả hồn theo ánh trăng thu. Tiếng ngâm thơ trầm trầm vang vọng, mang theo tất cả cảm xúc của thi nhân hòa vào cùng ánh trăng lạnh lẽo. Nguyễn Phong thả hồn theo trăng, tưởng nhớ về một thế giới đã xa. Ở thế giới ấy, đã từng có một đứa bé ngồi ngắm trăng trong một đêm cuối thu, lặng nghe từng lời ngâm thơ trầm trầm của ông nội mà cảm nhận lấy vẻ đẹp của trăng. Trong lúc tâm thần Nguyễn Phong còn đang chìm đắm trong quá khứ, mấy người Văn Thái, Nguyên Kiệt cũng đang chìm vào ý cảnh trong thơ.

Vẫn là vẫn là sóng nước ấy, vẫn là mùa thu ấy, thế nhưng lại nổi bật lên một vầng trăng cô đơn giữa trời, cô đơn như chính cõi lòng người thi nhân vậy. Mãi một lúc sau, Nguyên Kiệt mới thức tỉnh lại từ dòng cảm xúc. Hắn không kiềm được phải vỗ mạnh tay xuống bàn, âm thanh giống như bị kìm nén giờ mới bật mạnh ra:

“Hay, quá hay. Giữa trời thu cô đơn một vầng trăng, giữa biển người cô đơn một thi nhân. Cõi lòng ta có ai hiểu được, có ai biết được, chỉ cầu một tri kỷ có thể thấu hiểu lòng ta. Tâm cảnh thật cao, ý cảnh cũng thật đặc biệt. Tri kỷ, tri kỷ ở đâu! Tri kỷ chẳng phải đang ở ngay trước mắt hay sao.”

Nói đến đây, Nguyên Kiệt lại rót đầy rượu nồng vào trong chén của bốn người. Đoạn hắn cầm chén của mình lên và nói:

“Đêm thu lạnh lẽo, trăng cô đơn, chỉ có tri kỷ và rượu mới có thể khiến lòng người ấm lại. Nào, chúng ta cùng cạn chén. Vì tri kỷ!”

Bốn chén rượu cùng được nâng lên, bốn người một hơi uống cạn chén rượu, giống như uống vào chính là tình tri kỷ giữa bọn họ vậy.

*****************(*): Bài thơ này tác giả mạn phép phóng tác từ bài Nguyên Tiêu của Bác.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui