TANG PHỤC
– – 0 – –
Luna: Lần trước lướt toktok vô tình đọc được một tin tức nói về tang lễ của một cụ người Huế thì phải. Chả là nhìn clip mình hết hồn, vì thường quen với việc tang lễ sẽ là vải thô trắng, nhưng tang lễ đó của bà có vàng đỏ nữa. Thường thì trong nhận tri của mình, tang lễ có từ lâu đời và được truyền lại tới ngày nay.
Mà người xưa ăn mặc đi đôi với lễ nghĩa, trong đó vàng tượng trưng cho vua, đỏ tượng trưng cho chuyện vui. Ngay cả trang sức mặc kệ giả thật đẹp xấu đều phải cất đi, không được trang điểm nước hoa, phải ăn mặc kín đáo, không được cười hở lợi…
Vì vậy khi thấy tang lễ kia mình đã không tin được vào mắt mình. Mà trong clip không có nói rõ vì thế mình đã cmt hỏi và được một bạn tốt bụng giải đáp. Lúc này đây đột nhiên xem được một đoạn clip nói về việc để tang vì thế chia sẻ lên cho mọi người có thêm kiến thức và bổ sung vào trong truyện của các bạn nếu các bạn viết về thể loại Việt cổ đại hoặc cận đại trung đại.
Nguyên văn là thế này:
Raw: Nam Cánh Cam (tiktok)
Khi có người thân qua đời, các thành viên trong gia đình thường để tang. Nghi thức để tang xuất hiện tại VN là do ảnh hưởng của văn hóa tư tưởng TQ trong giai đoạn nghìn năm bắc thuộc. Đặc biệt là trong thời kỳ có sự du nhập của ba nguồn văn hóa là Nho, Phật và Lão.
Lúc bấy giờ tư tương Nho giáo cho rằng sự tử như sự sinh, sống được đối xử như thế nào thì khi chết cũng phải được đối xử như thế. Do vậy việc để tang nhầm bày tỏ tấm lòng của người sống đối với người đã chết. Tư tưởng này phù hợp với người Việt nên được duy trì cho đến tận bây giờ. Và trở thành một trong những phong tục truyền thống lâu đời.
Để tang là hình thức thông báo cho mọi người biết gia đình có người qua đời. Cũng như cho mọi người biết, người thân người đã mất là ai.
Tang phục trong nghi lễ tang ma ta gọi là cửu tộc ngũ phục. Cửu tộc là . Ngũ phục tức là năm hạng tang phục, bao gồm có trảm thôi, ti thôi chở ba năm; cơ phục chở một năm; đại công chở chín tháng; tiểu công chở năm tháng; ti ma chở ba tháng.
1. Trảm thôi. Thôi ở đây có nghĩa là tiều tụy, trảm nghĩa là chặt. May áo không cắt mà chỉ chặt biểu hiện sự mất mác đau đớn. Áo trảm thôi được may bằng một thứ vải xô rất thô và xấu. Có may thêm một miếng vải ở sau lưng gọi là phụ bạc. Phụ là gánh đội việc thương xót này. Hai vai có hai miếng vải gọi là thích, thích có nghĩa là chuyên chủ lo về việc tang vậy. Tang trảm thôi là đại tang để chở cha mẹ nên phải có trượng, tất là phải có thêm cây gậy. Chở cha thì dùng gậy che, che sắc dẫm đen, che suốt bốn mùa không thay đổi để tỏ lòng con cái không đổi nỗi bi ai. Chở mẹ thì dùng gậy vong. Vì sao phải chống gậy, vì để tỏ rằng cha mẹ mất đi con cái đau thương quá khóc lóc nhiều, sinh ra ốm yếu không thể đứng được phải dùng gậy để chống. Chiếc gậy chống này thường dùng để do chiều dài ngang đến bụng người chống, ý để chỉ sự đau thương trong lòng mà ra. Việc chống gậy chỉ có đàn ông còn phụ nữ thì không có.
2. Khăn quấn trên đầu với các màu đại diện cho các thế hệ. Con cháu anh em thì dùng khăn trắng; các chắt thì dùng khăn vàng; chút thì dùng khăn đỏ; chít thì đeo khăn tím. Với những đối tượng khác nhau thì thời gian để tang cũng khác nhau.
– – 0 – –
Các bạn muốn tìm hiểu thêm có thể đọc cuốn Gia Lễ Chỉ Nam của Nguyễn Tử Siêu (hiện có bán khắp toàn quốc). Gần giống Chu Lễ của TQ, nói về các lễ nghi.