Cám Ơn Vận Mệnh Đã Cho Anh Gặp Được Em

Trong gian phòng sang trọng tối tăm, mọi thứ đều trở nên mờ ảo dưới ánh trăng, dưới đất là những mảnh quần áo được vứt lung tung, trên giường, hai bóng dáng chồng lên nhau, lay động kịch liệt.

Tiếng thở dốc dồn dập của đàn ông cùng tiếng khóc thút thít của phụ nữ vang lên trong không gian tĩnh mịch, kèm theo đó là những tiếng da thịt chạm nhau, tiếng nước, tiếng rên rỉ.

“Đừng…làm ơn tha…cho tôi…làm ơn…” – cô gái vẫn chưa nói hết câu, người đàn ông đã cúi xuống, dùng môi của mình chặn lấy, bắt đầu hôn cô một cách động tình.

“Chưa đủ…như vầy vẫn chưa đủ.” – giọng nói khàn khàn đầy dục vọng của người đàn ông vang lên, át đi tiếng khóc của cô gái.

Bên ngoài trời dần dần sáng, nhưng người bên trong dường như vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, cứ kéo dài mãi không thôi.

--

Tôi giật mình tỉnh giấc, đập vào mắt là trần nhà quen thuộc, thì tôi liền biết là mình vừa nằm mơ. Đã lâu lắm rồi tôi mới lại mơ giấc mơ đó. Tôi cứ tưởng là mình đã quên nó rồi, quên đi cuộc sống ở nơi đó, quên đi những con người đáng ghét đó, quên đi cái ngày mà tôi mất hết tất cả đó.

Bé con bên cạnh có vẻ như đã bị tôi chọc tỉnh, đó là con trai tôi, Trần Thừa Hy, nhũ danh là Hạt Dẻ, vì khi mang thai nó, tôi bỗng nhiên rất thèm hạt dẻ, nó híp đôi mắt mơ màng nhìn tôi, sau đó đưa tay lên xoa xoa mắt một cách tội nghiệp, còn ngáp một cái thật to, vừa ngáp vừa nói: “Chào…mẹ..sớm!”

“Chào con trai, buổi sáng tốt lành!” – tôi tặng lên má nó một nụ hôn, rồi ngồi dậy gấp chăn, đệm. Hạt Dẻ cũng có khuôn có dạng, vụng về gấp lại cái chăn hình siêu nhân của nó. Nhìn thấy trên gương mặt đáng yêu bầu bĩnh là vẻ mong chờ, tôi liền không hề keo kiệt mà cám ơn: “Cám ơn Hạt Dẻ rất nhiều, con ngoan quá!”

Nhìn nụ cười ngại ngùng nhưng cũng đầy vui sường của nó, tôi bật cười. Trẻ con ấy mà, chúng nó luôn muốn người lớn xem mình như người trưởng thành, cho nên chuyện gì cũng muốn giúp tôi một tay. Lần trước khi tôi giặt chăn màn, nó còn dùng đôi chân bé xíu của mình, ra sức đạp lên chăn.

Nhìn con, trong lòng tôi liền trào ra một cảm giác thỏa mãn, tôi chưa từng hối hận khi sinh nó ra, cho dù nó là kết quả của một cuộc cưỡng hiếp, từ một người đàn ông mà bây giờ tôi thậm chí còn không nhớ mặt. Thật ra đã 3 năm trôi qua, tôi đã học được cách hài lòng với những gì mình có, hơn nữa anh cũng không cố ý, anh cũng chỉ là bị người khác làm nhầm lẫn mà thôi. So với anh, những kẻ đã thiết kế nên toàn bộ vở kịch, còn dẫn người đến “bắt gian” thì chẳng là gì.

Thậm chí có đôi lúc tận hưởng những giây phút thanh bình như thế này, tôi đã cảm tạ trời xanh, cảm tạ anh đã cho tôi Hạt Dẻ, thằng bé rất đáng yêu và ngoan ngoãn, nhưng ngoại trừ đôi mắt, trông nó không hề giống tôi chút nào, vậy nên tôi đoán anh rất đẹp trai.

Đánh răng rửa mặt, mở hết tất cả các cửa trong nhà, một làn gió mát mang hương thơm của trà từ khu vườn gần đây tràn ngập trong không gian. Tôi lấy sủi cảo còn dư của ngày hôm qua ra, dự định lấy nó làm bữa sáng. Hạt Dẻ đã mặc xong quần áo đi ra, còn mang theo cái cặp nhỏ của nó.

Nó lại cài nút sai rồi, tôi liền đi lại sửa một chút. Một chiếc áo sơ mi ca rô nhỏ và một cái quần short ngắn, trông nó rất đẹp trai. Vừa ăn sáng vừa nhìn ra bên ngoài, mấy cây hoa dại trước nhà đã nở rồi, cỏ ở trong sân cũng hơi nhiều, chắc lát nữa đưa con đi học xong, tôi phải ra sức nhổ bớt cỏ, điều đáng mừng là cây xoài nhà tôi đã ra trái, tôi rất thích chua và thích ăn xoài non, có lẽ chừng một tuần nữa là ăn được rồi.

Nhà tôi là một ngôi nhà 3 gian, có một gác xếp, được xây theo phong cách cửa kéo của Nhật Bản, nên lúc nào tôi cũng thích mở rộng cửa để đón gió và ngắm cảnh bên ngoài.

Ăn xong, tôi dắt chiếc xe đạp của mình ra, cho Hạt Dẻ ngồi vào chiếc ghế con ở đằng trước, rồi chở nó đi học. Tôi vừa dắt ra đến cổng thì đã nghe thấy tiếng gọi từ bên nhà bên cạnh: “Chào buổi sáng, Hạ, dẫn Hạt Dẻ đi học à?”

Là ông anh họ của tôi, Trần Hạo, anh ấy là một lập trình viên chuyên ở nhà làm việc, nhà anh ấy kế bên nhà tôi, chỉ cách nhau một cái hàng rào gỗ thô sơ có mấy cây hoa hồng leo bên trên, nên cho dù không qua nhà nhau, chúng tôi cũng có thể giao tiếp với nhau. Thậm chí hôm trước vợ anh – Thẩm Mạn Thanh còn leo luôn qua cái hàng rào “cho tiện”, khiến tôi toát hết cả mồ hôi.

“Này, anh nhìn thấy cây xoài nhà em ra trái rồi, đến lúc đó có ngâm chua thì cho anh xin một hũ nhá!”

Trần Hạo không thích ăn chua, nên tôi biết anh xin là để cho chị Mạn Thanh. Họ hàng nhà chúng tôi đã mất hết, chỉ còn lại tôi với anh, anh cũng đã giúp đỡ tôi rất nhiều, nhất là khi đó, nếu không có anh ra sức giúp đỡ, đưa tôi về đây, còn nhờ người quen tìm cho tôi một công việc phiên dịch tiểu thuyết, có lẽ tôi đã không có cuộc sống ổn định như ngày hôm nay, vì vậy tôi coi anh còn hơn cả anh ruột và chắc anh cũng vậy.

“Em không tính ngâm, đợt này em muốn mua mắm ruốt về chấm ăn, chắc chị Mạn Thanh sẽ thích món này hơn đấy.”

Tôi thấy anh nhăn mặt, rồi ghét bỏ nói: “Anh thật không hiểu con gái bọn em, thích ăn toàn mấy thứ là lạ.”

Tôi bật cười, ai bảo vợ và em gái anh đều thuộc hàng ngũ “chua cay”, mà anh thì không ăn được “khẩu vị nặng”. Tôi phất tay tạm biệt, cả Hạt Dẻ cũng quơ tay lên chào cậu của nó, rồi đạp xe ra khỏi nhà. Nhà dưới quê hầu như không có cổng, mà chỉ được phân biệt bằng những lùm cây xanh, riêng nhà tôi là hai giàn hoa ti gôn hai bên, hoa này là do tôi trồng sau khi về đây.

Đạp xe trên con đường mòn vang đầy tiếng chim hót, tôi thoải mái tận hưởng làn gió mát phất qua trên mặt. Quê tôi là một hòn đảo nhỏ, tên là đảo Rùa, gọi vậy vì hòn đảo trông rất giống một con rùa khi nhìn từ xa. Người dân ở đây nghề chính là làm nông, đánh bắt hải sản và trồng trà, nhưỡng rượu đem lên thành phố bán.

Ở đây không có sân bay, không có nhà máy, cũng không có những xô bồ như trên thành phố. Có chăng cũng chỉ là những con đường mòn đầy cây xanh, những cánh đồng trà thơm ngát, cánh đồng trái cây dùng để nhưỡng rượu, những chiếc xe lam cũ làm xe buýt, nhà nào giàu có thì mua một hai chiếc xe máy, nhưng hầu hết mọi người đều chỉ thích đi xe đạp. Chính điều đó đã tạo nên không khí trong lành, sạch sẽ yên tịnh của hỏn đảo.

Người dân đều thật thà chất phác, thế hệ này đến thế hệ khác gắn với quê hương. Cho dù đi xa đến đâu, cuối cùng cũng sẽ về nơi đây, cùng cha mẹ, anh chị em vác cuốc lên trồng trọt, làm xanh mảnh đất quê hương. Lãnh đạo đảo cũng nhiều lần hỏi ý kiến người dân về việc cải tạo lại đảo, thế nhưng mọi người chẳng mặn mà gì. Nếu như hòn đảo này bắt đầu nhiễm lên khói công nghiệp, không còn vang tiếng chim hót nữa mà chỉ đầy những tiếng ồn của các phương tiện giao thông, thì liệu rằng đây có còn là đảo Rùa, là quê hương của chúng tôi nữa không.

Nhìn bầu trời trong xanh, tôi lại nhớ đến một câu nói của tác giả Diệp Lạc Vô Tâm:

“Cám ơn trời cám ơn đất,

Cám ơn ánh mặt trời chiếu xuống nhân gian”

Không cần phải có nhiều tiền, không cần phải có danh vọng hay những thứ phù hoa, chỉ cần mặt trời mỗi ngày lên xuống đều đặn, ban ánh sáng cho hòn đảo này, điều đó đã là món quá quý giá nhất của thiên nhiên.

--

Hồng Trà: Lần này sẽ chăm chút từng chút cho đứa con của mình, xong cốt truyện nên sẽ không drop. Mọi người ủng hộ nhé. Làn này bạn Trà muốn để xưng hô cho thuần việt chút xem thế nào.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui