Cánh Cửa

Tôi dám chắc bạn đã
từng bắt gặp một nơi chốn, một cảnh tượng hay một con người nào vô cùng
quen thuộc nhưng không tài nào nhớ ra được ký ức quen thuộc ấy đến từ
không gian kỳ bí nào.

Bí mật của giấc mơ phải chăng cũng như vậy: Mọi sự việc chúng ta bắt gặp trong cuộc sống đều đã hiện ra trong não
bộ từ trước. Nhưng vì đã xảy ra quá lâu nên ta không thể liên kết, đối
chiếu mọi sự việc trong mơ với những chuyện xảy ra sau này lại với nhau, cứ ngỡ rằng những gì gặp trong cõi mơ chỉ là những cảnh tượng, khuôn
mặt ngẫu nhiên và vô nghĩa.

Đúng thế, Phục Thực đã trở về.

Tậm trạng của Mễ Gia bỗng chốc rối như nắm tơ vò.

Thấy Phục Thực bị lôi vào vụ án mạng, Mễ Gia cho đó là một điều may mắn xuất hiện trong gang tấc: Có thể đúng là Cố Phán Phán bị Phục Thực giết
chết, nếu vậy cô đã gỡ bỏ được vụ án mạng khỏi mình. Nhưng nếu thủ phạm
không phải Phục Thực, anh ta cũng không thế lấy lại sự trong sạch mà chỉ đành làm một con cừu thế mạng.

Phục Thực nay đã quay trở về, Mễ
Gia mất đi một tấm bình phong che chắn, cảnh sát thế nào cũng tiếp tục
truy xét đến cùng… Dù đã từng chung chăn chung gối với người thanh niên
khác thường này nhưng trong lòng Mễ Gia vẫn không khỏi cảm thấy e sợ,
nhưng nếu bảo đuổi anh ta đi thì trong lòng cô cũng có chút không nỡ.

Đàn bà ở cái tuổi như Mễ Gia bon chen kiếm tiền là vì điều chi? Ăn gì cũng
chẳng còn thấy thích miệng, mặc gì cũng đâu còn ai để ý. Chồng với con
đều đã ra nước ngoài cơ đồ xây được còn to lớn gấp cả trăm lần. Dưới con mắt của họ, đồng tiền cô kiếm ra cũng chỉ gần như con số không.

Phục Thực đem lại cho cô những niềm khoái lạc trước nay chưa từng có. Vả lại nếu không có anh ở bên, cô sẽ lại bị nỗi sợ hãi bủa vây. Hễ thoảng nghĩ tới tiếng kêu xé lòng nửa người nửa sói giữa đêm hôm vắng lặng kia,
toàn thân cô lại rùng lên vì lạnh.

Cô coi thường sự nhu nhược và
tầm thường của gã nhà văn. Trong mắt cô, gã chỉ là một mảnh vụn đắp tạm
vào chỗ thiếu chứ không thể làm nơi nương tựa vẹn toàn… Lúc giọng nói
Phục Thực vang lên bất thần giữa đêm, gã liền thét toáng lên, cái giọng
ấy nghe như của đàn bà. Mễ Gia tuy cũng thất kinh nhưng chẳng mấy chốc
đã bình tĩnh lại ngay.

Bốn xung quanh lặng ngắt không một tiếng
động, Phục Thực quay về từ lúc nào? Anh đã nghe cô và gã nhà văn nói
chuyện với nhau từ bao giờ?

Mễ Gia với tay bật sáng chiếc đèn
đứng mới trông rõ Phục Thực lúc này, anh đang mặc một chiếc áo phông
trắng và một chiếc quần túm ống màu đen, bình thản đứng ngay sau lưng gã nhà văn và lặng lẽ mỉm cười với cô.


Mễ Gia cố tình liếc xuống bàn chân Phục Thực, anh đi một đôi giày vải bông mũi tròn, hẳn chúng rất nhẹ nhàng và êm ái.

Gã nhà văn đứng dậy nhìn Phục Thực rồi lại quay sang nhìn Mễ Gia, xem
chừng bối rối không biết phải làm gì. Mễ Gia biết ý bèn nói:

– Bây giờ cũng muộn quá rồi, anh không cần phải về đâu, nhà tôi hãy còn nhiều giường trống.

– Ờm… – Gã nhà văn bâng quơ đáp cụt lủn.

Mễ Gia đứng dậy và đưa gã đi tới trước một tấm gương. Thực ra đó là một cánh cửa, cô nhẹ tay đẩy vào và nói:

– Thôi, anh ngủ trước đi.

Gã nhà văn ngoan ngoãn đi vào phòng. Bố trí xong cho gã, Mễ Gia quay lại phòng khách và ngồi xuống:

– Hôm nay có mấy người bên công an tới. Rốt cuộc có chuyện gì thế?

– Không có gì.

– Tối hôm đó anh tới thôn Huyền Quái làm gì vậy?

– Cô ấy hẹn tôi.

– Cô gái tên Cố Phán Phán đó hả?

– Tôi luôn tưởng rằng cô ấy tên là Mục Phân Mục Phân

– Sao anh quen cô ta?

– Quen trên diễn đàn nửa đêm của công ty ta.

– Lúc anh đến, cô ta đã chết?

– Đúng vậy.

– Lúc đó… Bầu ngực của cô ta có còn không?

– Hình như không còn.

– Trông giống như bị người gặm hay thú gặm?

– Người lẫn thú đều có răng, khác gì nhau đâu?

– Công nhận, câu hỏi này ngu ngốc thật.

– Từ khi quen biết, cô ấy luôn từ chối gặp mặt. Tôi không hiểu tại sao

đúng hôm xảy ra chuyện thì cô ấy lại đột ngột hẹn tôi đến…

– Có lẽ cô ấy phát giác ra mối nguy hiểm nào đó đang kề cận bên mình. Nhưng anh lại tới muộn.

– Lúc tới thôn Huyền Quái chúng tôi còn nói chuyện với nhau qua điện
thoại. Cố Phán Phán nói cô ấy mặc quần bò xanh và áo phông đỏ. Kẻ giết
người không thể nhanh tay như vậy được. Tôi cho rằng lúc nói chuyện qua
điện thoại, cô ấy đã chết rồi.

– Đúng là bớt một con người, thêm một con ma…

– Phải rồi, lúc hẹn tôi, cô ấy đã nói một câu rất kỳ quặc.

– Câu gì?

– Cô ấy nói: “Em ở ngoại ô phía tây”. Tôi nói: “Dù em ở cực tây trái đất, anh cũng sẽ bay tới”. Cô ấy cười và bảo: “Thế nếu em ở Tây Thiên thì
sao?”

– Có lẽ người gọi điện cho anh không phải cô ấy.

– Không phải ư?

– Có bao giờ anh nghĩ rằng thủ phạm là nữ giới chưa?

– Tại sao?

– Người gọi điện cho anh chính là kẻ đã giết hại Cố Phán Phán.

– Tôi chợt nhớ đến một người…

– Ai?

– Người con gái thắt cổ tự vẫn trên cây du già ba mươi năm về trước…

Rất nhiều ngày sau, hai bên con đường đất mòn trơ trụi bỗng nhú lên hai
hàng mầm cây nho nhỏ. Một ngày nọ, có bà lão đưa cháu đi học ngang qua
con đường đất ấy. Đứa cháu lớp một chỉ về phía cây du già và bảo:

– Bà ơi bà, trên cây kia có hai người.

Bà lão cả kinh bèn quở cháu:

– Trẻ con cấm có ăn nói lung tung! – Rồi cuống quýt dăt đứa cháu đi qua thật mau.


Trên cây có treo tấm biển cổ động ghi mấy dòng chữ: “Che chở cây cối là trách nhiệm của con người”.

Nhưng câu chuyện đó cũng không còn đáng tin nữa vì trên mạng cũng có nhiều phiên bản tựơng tự.

Lại nói về cái đêm mà Phục Thực trở về.

Mễ Gia lại được trải qua một đêm cuồng nhiệt.

Mới đầu, cô cố gắng kìm nén âm thanh vì đoán chắc rằng trong căn phòng bên
kia, gã nhà văn chưa ngủ mà vẫn đang dỏng tai lên nghe lén không bỏ sót
một tiếng nào. Sự tưởng tượng ấy khiến Mễ Gia càng thêm hưng phấn. Dần
dần, cô không thể kiềm chế thêm được nữa, những tiếng gào thét bắt đầu
bung ra từ cổ họng.

Phục Thực thì mạnh mẽ y như cơn sấm, nhanh
gấp tựa chớp giật, khiến cho Mễ Gia bên trên giàn giụa, phía dưới tràn
trề như vừa được tưới mưa.

Cũng giống như mọi lần, khi Phục Thực
còn chưa xong thì xương cốt toàn thân Mễ Gia đều đã rã rời, cô nằm lả
trên giường bất động. Thấy thế Phục Thực mới từ từ dừng lại.

Vào chính cái đêm ấy, Mễ Gia lại bước vào một cánh cửa dẫn tới cơn mộng mị quái đản.

Kỳ lạ ở chỗ những giấc mơ ấy cứ nối tiếp nhau liên miên…

Vẫn là tầng không âm u sầm sập, vẫn là đồng hoang vô tận mênh mang…

Mễ Gia đứng trân trân tại chỗ, mắt chăm chăm nhìn vào vật đó, hai chân run bần bật. Cô nhìn dáo dác khắp bốn xung quanh hằng mong Phục Thực xuất
hiện ngay bây giờ. Đất mênh mang, trời thăm thẳm mà chẳng hề thấy bóng
dáng ai…

Con vật và Mễ Gia nhìn nhau một hồi. Thế rồi, nó ngoảnh đầu và uể oải trông về nơi khác.

Mễ Gia chợt nhớ đến ba bản hợp đồng trong túi. Cô lập cập lấy ra một bản,
đặt lên bụi cỏ và lấy chiếc bật lửa màu trắng sữa ra toan đốt. Cô hay
nghe các cụ truyền rằng giống này chúng sợ lửa. Lúc ấy, hợp đồng hay
giấy má gì cũng chẳng còn quan trọng nữa rồi.

Cô đánh bật lửa
liên hồi, càng đánh càng tuyệt vọng. Từ khi người con gái kia vong mạng, chiếc Zippo trắng sữa này chẳng thể đánh ra lửa được nữa.

Cô ném quách bật lửa đi và vung tay xé tan hợp đồng rồi dán từng miếng, từng miếng lên mặt.

Ngày còn bé, cô và người bạn hàng xóm hay chơi bài với nhau, đứa nào thua sẽ phải xé giấy dán lên mặt. Cuối cùng, có đứa mặt mũi kín mít, trắng toát những là giấy. Hễ thở, lớp giấy lại phập phà phập phồng, trông sởn cả
gai ốc.

Cô toan dọa cho con vật kia chạy.

Cô nhìn nó chòng chọc qua những kẽ giấy hở, nó cũng nhìn chăm chăm khuôn mặt giấy của
cô, lâu lâu lại chớp mắt một lần, chẳng rõ đang suy nghĩ điều gì. Chợt
một trận gió tạt qua, cuốn bay non nửa số giấy làm lộ ra khuôn mặt ban
đầu của cô.


Mễ Gia gỡ tung những mẩu giấy còn lại rồi quay lưng bước đi.

Con vật vẫn lừ lữ đi theo sau, không nhanh cũng chẳng chậm, không gần cũng
chẳng xa. Cái đuôi dài của no lê lết dưới đất, quét qua những lùm cỏ khô khốc, khẽ phát ra những âm thanh “loạt xoạt, loạt xoạt”.

Mễ Gia quay lại nhìn nó, nó liền dừng lại và buông ánh mắt về một nơi khác.

Đôi chân Mễ Gia mỗi lúc một bủn rủn, không tài nào đi nổi nữa. Cô sụp mình
giữa đám cỏ, vội lấy bản hợp đồng thứ hai dán thẳng lên trán nhằm che
kín khuôn mặt. Cô đã từng xem một bộ phim ma Hồng Kông, khuôn mặt cương
thi trong ấy cũng dán lá bùa hệt như thế này. Thế rồi cô gồng mình đứng
dậy, duỗi thẳng hai tay, bật nhảy đôi chân tiến về phía trước từng bước, từng bước…

Đi được mấy bước, Mễ Gia bèn quay đầu lại, con vật
vẫn theo cô như hình với bóng. Cô tự nhủ: “Hôm nay chắc không thoát
nổi”. Cô chợt cảm thấy giận dữ, máu trong cơ thể nhợt nhạt bỗng chốc
chảy dồn lên đỉnh đầu. Cô giật tờ giấy xuống, ném toẹt sang một bên và
quát lớn:

– Đồ quái quỷ! Mày có giỏi thì lại đây!

Dường
như nó chẳng hề có phản ứng gì, đôi mắt nó hãy đang lim dim, lơ đãng
hướng về nơi nào đó. Đối với Mễ Gia, điều đó chẳng khác nào một cú đánh
vừa nặng nề vừa nhẹ như không.

Cô đành bước tiếp. Con vật lông lá kia lại tiếp tục rẽ bước giữa làn cỏ rậm rì, theo sát chân cô. Đồng
hoang trải ra tít tắp tận chân trời, không thấy bóng dáng thành phố Tây
Kinh đâu.

Khao khát sinh tồn lại rừng rực dâng trào trong lòng Mễ Gia. Cô dừng bước và lấy ra bản hợp đồng cuối cùng. Vần vò một hồi, cô
vẫn chẳng biết nên làm gì với nó. Thế rồi cô bèn quỳ xuống bằng một
chân, đặt tờ giấy lên đầu gối còn lại và lấy bút viết di chúc lên mặt
sau.

Trong thực tại, đêm hôm ấy, có hai người đàn ông cùng ở với
Mễ Gia trong một nhà. Còn chồng và con cô đã xuất ngoại ba năm không về. Hình ảnh họ trong trí nhớ của cô cũng nhạt nhòa dần theo năm tháng…

Nhưng trong thời khắc cuối cùng của cuộc đời, cô lại viết di chúc cho riêng
họ. Mễ Gia tuyệt không nhắc đến quyền chủ nợ và nghĩa vụ nợ một chữ nào
mà chỉ viết: “Gửi hai người yêu dấu, thứ hại chết tôi, mình nó đầy lông, đôi tai nhọn hoắt, đuôi dài thườn thượt, nhưng tôi chắc chắn một điều
rằng đó không phải là sói…”

Viết đến đây, Mễ Gia bỗng cảm thấy ớn lạnh, nếu không phải sói, thì nó là cái gì?

Toàn cơ thể Mễ Gia run lên khiến cô choàng tỉnh khỏi giấc mộng. Căn phòng
tối om om, chẳng trông rõ thứ gì. Cô quờ quạng tay trước mặt nhưng chỉ
thấy trống không. Quay mình lại, cô chạm phải Phục Thực.

Cô sực
nhận ra, trước khi thiếp đi dù hai người có nằm thế nào thì cứ đến nửa
đêm khi tỉnh dậy, Phục Thực luôn luôn nằm sau lưng mình.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui