Bữa cứ tiếp diễn những chuỗi tình huống dở khóc dở cười như thế. Đây là ắc hẳn là bữa ăn vui nhất tôi từng có được, bữa ăn với những gương mặt thân thiết, bức ăn với tràn đấy tiếng cười và niềm vui. Nhưng đây vẫn chưa là tiết mục chính của tối nay. Mọi người có còn nhớ tôi đã từng kể rằng vào mỗi buổi tối bà tôi thường làm gì không? Nếu vẫn chưa nhớ ra thì tôi nhắc luôn cho nhanh vậy, theo như trước đây, cứ vào mỗi buổi tối sau bữa ăn bà tôi thường ngồi ở chiếc tràng kỷ trước phòng khách để kể cho tôi nghe những mẩu chuyện đời, truyện cổ tích hoặc có đôi khi lại là những câu truyện ma được người đời truyền tụng lại hoặc thậm chí là những chuyện rùng rợn ở ngôi trường cấp 2 của thằng Khánh từng học, ngôi trường nổi tiếng rợn người một thời ở thị trấn Chợ Lách.
Cứ mỗi lần như thế con nít trong xóm thường kéo đến khá đông để nghe bà kể truyện, trong đó nổi bật hơn hết chính là chị em nhỏ Nhung. Ngày nào cũng vậy, hai chị em nhỏ là người đến sớm nhất để giành cho được chỗ ngồi gần nội cũng như được rút vào lòng bà những khi bà kể đến những đoạn gây cấn nhất. Người cao tuổi là thế, tuy họ học không cao, thậm chí có những người chưa từng đi học nhưng họ luôn là một kho tàng ca dao, tục ngữ, những mẩu chuyện đời xưa khiến cho lớp trẻ chúng tôi phải thán phục về những hiểu biết của họ.
Nhưng hôm nay lạ quá, tôi chờ mãi nhưng chỉ có nhỏ Nhung đến mặc nhiên chẳng thấy con bé Linh đâu, hầu như sáng giờ tôi cũng chẳng thấy nó. Nếu như mọi năm là nó đã lăng xăng bên nhà nội tôi từ đời nào rồi. Điều đó khiến tôi phải tìm đến nhỏ Nhung:
-Này bà Nhung, em bà đâu rồi?
-Bé Linh à, nó đi Giồng Trôm rồi!
-Sặc, làm cái gì ở trên đó!
-Nó đi sang nhà thím năm Hưng phụ bán phở kiềm tiền!
-Ẹc, rồi chừng nào về?
-Hết hè!
-Ọc…! Còn nhỏ vậy mà phụ gì?
-Chả biết, lúc đầu ba mẹ cũng cản nó dữ lắm nhưng thấy nó làm quá nên thôi, cho nó đi đây đó thêm hiểu biết cũng được!
Nghe những lời nhỏ Nhung, trái tim tôi chợt thắt nghẹn. Con bé Linh không nói đùa với tôi, những lời nó nói lúc chia tay tôi hồi tết đều là thật rằng nó sẽ đi đến một nơi nào đó và khiến cho tôi không còn e dè nó nữa. Tất cả là do tôi không biết ăn nói nên mới làm nó trở nên như thế. Con bé Linh vốn rất nhỏng nhẽo, không biết ở trên đó nó có chịu nổi không khi hằng ngày phải phụ bán phở cực nhọc, một việc làm quá sức với một cô bé 14 tuổi.
-Ê Phong, nội bắt đầu kể chuyện rồi mày! Có vào mau không thì bảo?
Tiếng thằng Toàn vọng ra cắt đi dòng suy nghĩ của tôi.
Chằng còn lựa chọn nào khác, tôi đành cùng nhỏ Nhung ngồi quay quần cạnh nội để tiếp tục nghe những mẫu chuyện đời bất tận từ bà.
“-Cũng đến lúc em phải về quê rồi! Nếu hè này anh có về chắc sẽ không được gặp em đâu!
-Ơ sao thế? Em đi đâu à?
-Đi đến một nơi mà sau này anh không phải e dè em nữa! Hãy đợi em, anh nhé?”